thuc-tam-gia-1-thichtruyenvn.jpg

Thực Tâm Giả

Tác giả: Tân Di Ổ

Chuyên mục: Truyện Ngôn Tình

Chương: 36 | Full

Thể loại:

Nguồn: Sưu tầm

Đọc Truyện

thuc-tam-gia

“Nguyện thiếp như đèn quân như gương”

Trước hết nói đến Phương Đăng. Phương Đăng khác với rất nhiều cô gái trước đây của Tân Đại, cô xuất thân không bình thường, bước vào tình cảm đầu đời cũng không bình thường. Khó nói Phương Đăng là người tốt, nhưng cũng không thể chê cô là người xấu. Có lẽ đúng như cô tự nhận xét về mình – không tốt lành gì, nhưng không tự nhiên tổn thương người khác. Lớn lên với danh phận “con gái sâu rượu”, thậm chí là “cháu gái kỹ nữ”, rất khó để Phương Đăng có suy nghĩ và tâm hồn đơn thuần trong sáng như những bé gái cùng trang lứa. Ở cô gái này, cô dường như không để người ta nhìn thấy sự cô đơn của mình, chưa từng rơi nước mắt vì bị người ta xa lánh, chưa từng cảm thấy tủi thân, chưa từng rụt rè đối diện với cuộc sống… Dường như với cô, đã mất đi sự đợi chờ, khi một con người không mong cầu có được điều gì, họ thường có thái độ bất cần như thế. Phương Đăng cũng vậy, cô hiểu rất rõ, dù mình có cảm thấy cô đơn đến dường nào, cũng không ai muốn làm bạn với mình, vì vậy, cô ngang nhiên đối mặt. Đó là cách sống của cô – cũng là thứ sau này cô dạy cho Lục Nhất – mở mắt ra – nhìn quá trình sự việc tiếp diễn trước mặt mình.

Có thể nói, dù hoàn cảnh gia đình không tốt, nhưng Phương Đăng là cô gái thông minh, hiểu chuyện, một cô gái tốt.

Cho đến khi cô gặp Phó Kính Thù.

Phương Đăng tự ví mình là đèn, còn anh là gương. Là một ngọn đèn, Phương Đăng phải vĩnh viễn bảo vệ tấm gương kia, vì anh mà chiếu sáng. Từ khi cô tự nguyện gắn kết cuộc đời mình vì Phó Kính Thù, nắm lấy bí mật của anh, từ khi Phó Kính Thù nói với cô – cô là một bản sao khác của chính anh – cũng là lúc Phương Đăng ký vào tờ giao ước của số mệnh – mặc dù cô không hề hay biết. Vì Phó Kính Thù, cô dụ dỗ Lục Ninh Hải, mặc dù lúc này anh chưa bao giờ nói yêu cô, mà có khi, cả đời Phương Đăng cũng không nghe được câu nói đó. Thật ra thì lúc đó, Phương Đăng nghĩ, nếu đổi lại anh là cô, anh cũng sẽ làm như vậy, cam tâm tình nguyện mà làm, vui vẻ mà làm.

Phó Kính Thù chưa hề nói yêu cô, nhưng điều anh nói lại còn “đáng sợ” hơn nhiều. Bạn có đồng ý với tôi, nếu bạn yêu một người, anh ta nói với bạn “anh xem em là người nhà, là thân nhân duy nhất của anh” – bạn sẽ cảm thấy thế nào? Đừng dối lòng là bạn không vui, không chết mê trong hạnh phúc. Phương Đăng cũng vậy thôi, đừng quên, khi đó cô chỉ là một thiếu nữ mười sáu tuổi, cô đã tự nguyện bước vào con đường đen tối, bước vào vực sâu không lối thoát, vì với cô, Phó Kính Thù là người cô yêu, người bạn, người thân – là tất cả. Khó trách Phương Đăng, nhưng chúng ta cũng không thể trách Phó Kính Thù, dĩ nhiên, vì thời điểm đó tôi nghĩ Phó Kính Thù thật lòng khi nói ra những lời nói ấy.

Nếu không có sự xuất hiện của Lục Nhất – không, phải nói là, nếu không có quyết định sai lầm của Phó Kính Thù, đem Phương Đăng đẩy vào tay Lục Nhất, để cho cô hiểu ra, cái tình cảm mà cô đã dâng cả mười mấy năm thanh xuân kia, lại không thể bằng với thân phận người của Phó gia mà Phó Thất cả đời đeo đuổi.

Nếu nói Phó Kính Thù là gương, Phương Đăng là đèn, thì Lục Nhất là ánh mặt trời. Ánh mặt trời kia rọi vào con đường đen tối mà cô đã và đang đi qua, rọi vào miệng giếng sâu âm u ma mị mà cô chôn đời mình vào đó. Ánh mặt trời hay tiếng chim sơn ca kia đã giải thoát cô, đem đến cho cô ý nghĩa của cuộc đời… Suốt bao nhiêu năm qua, cuối cùng Phương Đăng cũng tìm thấy một người vì cô mà nấu một bữa ăn, vì cô gọt vỏ một quả táo, vì cô mà nấu bát canh giải rượu, vì cô mà làm một bài thơ…Khi Lục Nhất nằm trong vòng tay cô, trút đi hơi thở sau cùng, ánh mặt trời kia cũng hoàn toàn tắt lịm. Cho đến khi cầm USB trong tay, ý định trả thù le lói trong đầu, cô mới bàng hoàng phát hiện, Phó Kính Thù – cũng chính là mình – hay nói đúng hơn là một Phương Đăng khác. Cô vì anh mà sống mà chết, anh vì cái danh phận Phó gia nguyện hy sinh cả cuộc đời mình.

Nhưng có lẽ, đến phút sau cùng, cô cũng không thể hiểu, thứ cô yêu chẳng qua chỉ là chiếc màn đỏ thắm ở tầng hai Đông lâu ngày đó, là ánh sáng chói lọi phía sau lưng người đàn ông ấy, là chậu hoa mỹ nhân bên bệ cửa sổ năm nào… bởi vì trong ngần ấy năm, cô đã dùng những thứ này để nuôi dưỡng tình yêu của mình, tự an ủi bản thân, tự đi qua cay đắng, tự sinh, tự diệt.

Cũng như câu chuyện mỹ nhân ngư mà Dương Dương nghe được từ Minh Tử.

Mỹ nhân ngư thỏa hiệp với quỷ dữ, để có được đôi chân tìm đến với người cô hy vọng yêu mình hơi cả đấng sinh thành. Nhưng giây phút đầu tiên khi ánh thái dương nở rộ, cũng là ngày hoàng tử cưới người con gái khác – nàng tiên cá tội nghiệp kia sẽ hóa thành bọt biển, vĩnh viễn chìm sâu dưới đáy đại dương.

Trong quá trình diễn biến câu chuyện, Tân Đại đã để cho độc giả thấy một điều, đó chính là nhân quả. Phương Đăng, cô tự đẩy mình vào sự bi thương chứ không phải một số mệnh nào, như Phật tổ nói, chồn hoang nhỏ móc tim cho hồ ly đá, nhưng cũng phải thay hồ ly đá chịu sự trừng phạt đến một nghìn năm. Dù muốn hay không, cha con Lục Ninh Hải kẻ trước người sau cũng vì cô mà chết, chính Phương Đăng dạy cho A Chiếu dùng nắm đấm đánh người, cũng chính cô đã góp phần đẩy tham vọng Phó Kính Thù lên tột đỉnh – cô đã thành toàn cho anh tham vọng đó, cô đã xoay chuyển vận mệnh cho anh.

Phó Kính Thù – thứ anh có hôm nay chính là do Phương Đăng một tay dâng tặng. Nhưng cuối cùng, cô cũng đã lấy đi thứ anh quý nhất – đó chính là bản thân anh. Phó Kính Thù có sự nghiệp, có được cái danh phận Phó gia mà anh muốn, có được sự công nhận mà anh cần. Nhưng người ở bên anh – hay chính là một Phó Kính Thù khác – thì cả đời chỉ nhìn về ánh mặt trời xa xưa để nở một nụ cười bình an, toại nguyện.

“Nguyện thiếp là đèn – chàng là gương

Đêm đêm lưu quang cùng sáng tỏ”

Đọc Truyện

Thử đọc