vu-dong-can-khon-1-thichtruyenvn.jpg

Vũ Động Càn Khôn

Tác giả: Thiên Tàm Thổ Đậu

Chuyên mục: Tiên Hiệp

Chương: 0 | Full

Thể loại:

Nguồn: Sưu tầm

vu-dong-can-khon

Tiếp theo sau sự thành công của bộ truyện đầu tay Đấu Phá Khung Thương, Tác giả Thiên Tằm Thổ Đậu lại cho ra đời tiếp bộ truyện Vũ Động Càn Khôn. Truyện được đánh giá là xuất sắc so với những bộ tiên hiệp, huyễn huyễn cùng thời kỳ. Được lão Đậu Đậu viết khá chắc tay.

Bộ truyện mở đầu với thiếu niên Lâm Động, thuộc Lâm gia, là một gia tộc nhỏ, xa xôi có thể được coi là một chi ngoại tộc của Lâm Thị Gia Tộc – Một trong tứ đại thị tộc của Đại Viêm Vương Triều. Phụ Thân Lâm Động trong trận chiến tộc hội, đã bị Lâm Lang Thiên đánh trọng thương, kết quả làm cho Lâm gia rơi vào vực sâu.

Thất bại sẽ bị mọi ánh mắt dè biểu, khinh thường.

Lâm Động Tu luyện hà khắc, để đột phá cực hạn chính mình. Muốn trong tộc hội đạt được thành tích cao, vì trả thù cho cha, và cũng để lấy lại thể diện cho Lâm gia.

Sau khi trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, Lâm Động đã đánh bại được tuyệt thế thiên tài của gia tộc – Lâm Lang Thiên. Nhưng hành trình của hắn chỉ mới bắt đầu, khi xuất hiện Dị Ma, một chủng tộc kỳ dị đến từ thời viễn cổ, âm mưa đánh chiếm cả vị diện, là quê hương của Lâm Động.

Hệ thống tu luyện:

1.Nguyên Lực

Thối thể: từ nhất trọng đến thập trọng. Thối Thể chính là tu luyện thân thể, làm cho thân thể mình dần dần cường hóa, từ trong ra ngoài. Khi gân, cốt, tủy trong cơ thể được cường hóa đến trình tự nhất định, cũng là lúc phát sinh ra một tia nguyên lực, mà khi xuất hiện nguyên lực tức là đã chân chính trở thành một Tu Luyện Giả.
Địa Nguyên cảnh – Thiên Nguyên cảnh – Nguyên Đan cảnh (có tiểu viên mãn và đại viên mãn)

Tạo hoá tam cảnh: Tạo Hình cảnh -Tạo Khí cảnh – Tạo Hoá cảnh.

Niết bàn cảnh: nhất kiếp đến cửu kiếp.

Sinh tử cảnh: Sinh huyền cảnh – Tử huyền cảnh.

Luân hồi cảnh: Chuyển luân cảnh – luân hồi cảnh (nhất kiếp đến tam kiếp luân hồi).

Tổ cảnh.

Vị diện chủ.

2.Phù sư

Là một loại nghề nghiệp đặc thù có thể đem Nguyên Lực thiên địa ngưng tụ thành phù văn đặc dị. Mà những phù văn này bởi vì mỗi cái đều có cấu tạo khác nhau, nên có năng lực khác nhau.

Phù sư: Nhất ấn – Nhị ấn – Tam ấn – Tứ ấn – Ngũ ấn.

Linh phù sư.

Tiên phù sư.

Phù tông cảnh.

Thần cung cảnh.

Nhân vật trong Vũ Động Càn Khôn:

Nam chính: Lâm Động. Là một thiếu niên bình thường, sinh ra trong một gia đình sa sút. Trong thế giới của cường giả, mạnh được yếu thua, Lâm Động bị khinh thị và chế giễu. Với quyết tâm không ngừng nghỉ của mình, hắn lao vào luyện tập điên cuồng cuối cùng bước lên con đường đỉnh cao thiên hạ của cường giả.

Nữ tử: Lăng Thiên Trúc, Thanh Đàn, Ứng Hoan Hoan.

Ngoài những cảnh chiến đấu, trong truyện có khá nhiều đoạn tình cảm thực sự cảm động. Cuối truyện một nữ tử đã chủ động hi sinh thân mình để Lâm Động có thể bước lên cảnh giới cao hơn.

“Hắn đã cứu cả thế giới, nhưng lại không cứu được người mình yêu.”

“Ta phải đi hết luân hồi, chỉ để gặp lại nàng.”

Cảm nhận:

Khi đọc Vũ Động Càn Khôn, nếu các đạo hữu không quá quan tâm đến chuyện thắng thua giữa từng nhân vật, phe phái. Mà đứng ở góc độ cảm quan thường tính, thì hành trình tu tiên trong truyện cũng chính là hành trình trưởng thành của một con người. Miệt mài đấu tranh với chính nội tâm xấu xa ẩn dấu trong tâm khảm của mình, đấu tranh với với bản năng, với cái nên làm và cái muốn làm, giữa phần làm con và phần làm người.

Đánh giá:

Đây là bộ truyện thuộc thể loại Huyễn Huyễn điển hình, có kết cấu, nội dung khá cổ điển. Tình tiết trong truyện hợp lý, văn phong rõ ràng, mạch lạc. Điểm trừ là mối quan hệ giữa Lâm Động và các nữ tử trong truyện thì cũng khá đa tình, giống Tiêu Viêm trong Đấu Phá Khung Thương. Trong truyện có nhiều phân đoạn chiến đấu mãn nhãn, ấn tượng, làm cho người đọc phải dõi theo liên tục.

Thử đọc