Quả nhân có bệnh - tập 71

Tác giả: Tùy Vũ Nhi An

Ta ngẩn người, lui lại nửa bước, ngẩng đầu nhìn Bùi Tranh. " Ta với hắn quá thân cận sao?" !
"Vừa rồi, hắn là đi tìm nàng đi." Bùi Tranh cúi đầu nhìn lại ta, như cười như không, "Nàng, bụng dạ dễ mềm, ta lo nàng rốt cuộc vì mềm lòng mà ..."
Ta phất tay cắt lời hắn, lãnh đạm nói: "Ngươi cũng có phần khinh thường ta quá rồi!"
Cũng là khinh thường chính ngươi.
Bùi Tranh bất đắc dĩ cười nói: " Con đường này chưa từng sóng yên gió lặng, nàng ở bên cạnh ta, ta mới có thể yên tâm."
Ta lắc đầu nói: "Ngươi nói sai rồi."
Bùi Tranh biết điều chữa lại: "Được, là ta ở bên cạnh nàng."
"Được" Ta hài lòng gật đầu, lại nói, "Việc của Tô Quân, ta tự quyết định, hắn rốt cuộc vẫn là thần tử của ta, là thần tử đồng điện, kiêng kỵ lẫn nhau, chuyện của hắn, ngươi đừng hỏi đến nữa."
Bùi Tranh hơi giật mình, lập tức cười khổ nói: "Bệ hạ nói như thế nào thì là thế ấy."
Ta thấy sắc mặt hắn không tốt, lương tâm trỗi dậy, nhẹ giọng nói: "Ngươi vẫn nên chăm sóc chính mình đi, nói ta say thuyền, sợ người thực sự say là ngươi, không bằng lên giường nghỉ ngơi đi?
Bùi Tranh lắc đầu nói: " Thế lại càng khó chịu, không bằng có người nói chuyện, dời sự chú ý. Mấy ngày trước, trên con thuyền kia, ta gần như không chợp mắt, cũng chỉ có ôm nàng mới thấy yên ổn một chút. Giờ lại ở trên thuyền người khác ..."
Bùi Tranh thở dài, "Cũng chỉ có thể cố chịu mà thôi."
Bệnh này của hắn, cũng thật là phiền toái, lòng từ bi trỗi dậy, ta nói: "Đừng để người ngoài phát hiện, ta cho ngươi ôm một lúc."
Khóe mắt hắn cong lên, cúi người ôm lấy thắt lưng ta, hai tay vòng dưới cánh tay ta, ta cũng chỉ có thể vòng tay ôm lấy hắn, sức lực hắn quá lớn, ta bị hắn ôm, mũi chân gần như đã rời khỏi mặt đất. Hắn vùi đầu trong tóc ta, hít một hơi, khẽ thở dài: "Như thế này mới là ôn hương nhuyễn ngọc ôm trọn trong lòng."

Chú giải:
(1) Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão: Câu này vốn có nguồn gốc là từ bài "Kích cổ" (Đánh trống) của Bội Phong trong Kinh thi.
Hán Việt
Kích cổ
Kích cổ kỳ thang, Dũng dược dụng binh.
Thổ quốc thành Tào, Ngã độc nam hành.
Tùng Tôn Tử Trọng, Bình Trần dữ Tống.
Bất ngã dĩ quy, Ưu tâm hữu sung.
Viên cư viên xử, Viên táng kỳ mã.
Vu dĩ cầu chi, Vu lâm chi hạ.
Tử sinh khiết thoát, Dữ tử thành thuyết.
Chấp tử chi thủ, Dữ tử giai lão.
Hu ta khoát hề! Bất ngã hoạt hề!
Hu ta tuân hề! Bất ngã thân hề!
Dịch thơ:
Đánh trống
Tiếng trống đánh thùng thùng vang dậy. Đứng lên binh khí hãy cầm mau,
Đắp thành xây cất ấp Tào, Riêng ta chinh chiến đi vào miền Nam.
Theo Tử Trọng đại binh hùng dũng, Đã hợp cùng Trần Tống giao hoà.
Trở về e chẳng cùng ta, Đau sầu rười rượi xót xa nỗi lòng.
Tại nơi ấy mà dừng ở lại. Chiến mã cùng nơi ấy mà mất đi.
Kiếm tìm mà đến mấy khi, Ở trong rừng núi thì tìm được ngay.
Lúc tử sinh hay khi cách biệt, Chẳng bỏ nhau lời quyết thệ rồi.
Cầm tay nàng hẹn mấy lời: "Sống bên nhau mãi đến hồi già nua".
Ôi lời hẹn trước khi xa cách, Đành phụ nàng ta thác từ đây!
Đáng tin lời hẹn bấy nay, Không thi hành được mảy may với nàng.
Người dịch: Tạ Quang Phát (Thi Viện)
(2) Bài từ mà bạn Tranh nhắc tới ở trên có tên là "Thoa đầu phượng" của Lục Du
Vốn dĩ mình chỉ định tìm hiểu qua loa nguồn gốc của mấy câu kia thôi, ai dè đọc được một thiên tình sử éo le, nên xin trích dẫn ở đây.
Năm Tống Cao Tông Thiệu Hưng thứ 14, Lục Du và Đường Uyển – em họ cũng là thanh mai trúc mã của mình – kết duyên vợ chồng, tình đầu ý hợp. Sau bởi vì Đường Uyển tài hoa hơn người, hai vợ chồng thân thiết, quyến luyến khiến Lục mẫu không hài lòng, Lục Du bị mẹ bức bách phải ly hôn. Tình cảm giữa hai vợ chồng vô cùng thắm thiết, không muốn phải xa nhau, ông liên tục cầu xin mẫu thân, nhưng đều chỉ nhận lại những lời quở trách. Dưới sức ép của lễ giáo phong kiến, dù đã cầu xin đủ kiểu, nhưng cuối cùng hai vợ chồng vẫn rơi vào tình cảnh "nắm tay nhau, lệ tuôn ngàn hàng". Lục Du không thể trái lệnh mẫu thân, vạn bất đắc dĩ, hai vợ chồng phải nén đau thương mà chia lìa.Sau đó, Lục Du theo ý mẫu thân, lấy một cô gái họ Vương làm vợ, Đường Uyển cũng vì bị phụ thân bức ép mà tái giá lấy một người cùng quận là Triệu Sĩ Trình. Cuộc hôn nhân viên mãn của hai người trẻ tuổi cứ như vậy bị chia rẽ.
Năm CN 1155, (năm Thiệu Hưng thứ 25) sau thi thất bại trong kỳ thi hội lễ bộ, Lục Du đến Thẩm viên du ngoạn, cõi lòng sầu muộn ông một thân một mình tản bộ tới phía sau hoa viên Thẩm gia. Đang lúc đang một mình đối ẩm, mượn R*ợ*u giải sầu, lại bất gặp vợ chồng Đường Uyển.
Mặc dù ông và Đường Uyển đã chia lìa nhiều năm (10 năm), nhưng tình cảm trong lòng với Đường Uyển vẫn chưa hề phai nhạt. Ông nghĩ, ngày trước Đường Uyển là vợ yêu của mình, mà nay đã thuộc về kẻ khác, thật giống như dương liễu trong cấm cung, chỉ có thể ngắm mà không thể chạm vào.
Nghĩ đến đây, nỗi đau khổ nhất thời dày vò tâm can, ông buông chén R*ợ*u, đang muốn rời đi, không ngờ lúc này Đường Uyển được sự đồng ý của Triệu Sĩ Trình, đến mời ông một chén R*ợ*u, Lục Du thấy hành động này của Đường Uyển, cảm nhận được thâm tình của bà, hai hàng lệ đau thương tuôn chảy, ngẩng đầu uống hết chén R*ợ*u đắng.
Sau đó, ở trên bức tường vôi trắng múa Pu't đề lên "Thoa đầu phượng" – bài từ thiên cổ có một không hai này.
Thoa đầu phượng
Hồng tô thủ,
Hoàng đằng tửu
Mãn thành xuân sắc cung tường liễu.
Đông phong ác,
Hoan tình bạc,
Nhất hoài sầu tự,
Kỷ niên ly tác.
Thác! Thác! Thác!...
Xuân như cựu,
Nhân không sấu,
Lệ ngân hồng ấp giao tiêu thấu.
Đào hoa lạc,
Nhàn trì các.
Thệ hải minh sơn tuy tại,
Cẩm thư nan thác
Mạc! Mạc! Mạc!...
Lục Du
Thoa đầu phượng
Tay mềm yếu,
R*ợ*u Hoàng Đằng
Thành xuân sắc, liễu xanh tường
Gió đông ác,
Ân tình bạc
Nỗi lòng buồn bã,
Tháng năm tan tác
Sai! Sai! Sai!
Xuân như cũ,
Người hao gầy
Khăn lụa hồng đẫm lệ hoen
Hoa đào rơi,
Bến vắng lặng
Núi thề còn đây,
Thư tình khó đề
Đừng! Đừng! Đừng!
Năm 1156, Đường Uyển lại tới thăm Thẩm viên, nhìn thấy bài đề từ của Lục Du, không khỏi cảm động, sau đó bèn viết tiếp bài "Thoa đầu phượng" này.
Nghe nói lúc ấy chỉ thêm vào hai câu "thế tình bạc, nhân tình ác", sau này người đời sau đã thêm vào.
Thoa đầu phượng
Thế tình bạc,
Nhân tình ác,
Vũ tống hoàng hôn hoa dị lạc.
Hiểu phong càn,
Lệ ngân tàn.
Dục tiên tâm sự,
Độc ngữ tà lan.
Nan! Nan! Nan!
Nhân thành các,
Kim phi tạc,
Bệnh hồn tằng tự thu thiên tác.
Giác thanh hàn,
Dạ lan san.
Phạ nhân tầm vấn,
Yết lệ trang hoan
Man! Man! Man!
Thoa đầu phượng
Đời bạc bẽo,
Nhân tình ác
Mưa tiễn hoàng hôn hoa tan tác
Gió khô khan,
Lệ đã cạn
Tâm sự muốn ngỏ,
Độc thoại miên man
Khó! Khó! Khó!
Người phiêu bạc,
Nay đã khác
Tựa tơ lòng thắt tâm can
Tiếng tù vang,
Đêm sắp tàn
Sợ người vấn hỏi,
Nuốt lệ giả vui
Giấu! Giấu! Giấu!
(@quan4.net)
Dịch thơ
Thế tình bạc,
Nhân tình ác.
Hoa rụng hoàng hôn, mưa lác đác,
Gió mai khô khan,
Ngấn lệ đã tàn.
Muốn chép tâm sự,
Một mình bóng xế lan can.
Than, than, than !
. . . . . . . . . . . . .
(Nguyễn Hiến Lê dịch)
Trong câu thơ, Đường Uyển hết lòng bày tỏ nỗi niềm nhớ thương vô hạn với Lục Du, khóc thương cho nỗi ưu tư mà thành bệnh, vốn đã trải qua một thời gian dài chịu giày vò về tinh thần, nay lại chịu thêm đả kích này nữa, cả thân lẫn tâm không thể nào chịu đựng được nữa, không lâu sau thì bà qua đời trong sầu muộn.
Lục Du nghe tin, đau khổ cực độ, trong lòng giữ một vết thương quá sâu, cả đời khó có thể quên. Từ đó Thẩm viên trở thành nơi gửi gắm nỗi nhớ nhung của ông với Đường Uyển, thành nơi vương vấn trong lòng ông. Lúc tuổi xế chiều ông được quay lại thành, phàm là những ngày Thẩm viên mở cửa, ông đều vào tưởng niệm. Vào một ngày khi Đường Uyển đã qua đời được 40 năm, Lục Du lại một lần tới thăm Thẩm viên. Thẩm viên nay, cảnh còn người mất, Lục Du nghẹn ngào xúc động, lại đề bài "Thẩm viên":
Thẩm viên 1 (kỳ1)
Thành thượng tà dương hoạ giác ai,
Thẩm viên phi phục cựu trì đài.
Thương tâm kiều hạ xuân ba lục,
Tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai.
Dịch nghĩa
Bóng xế thành hôn ốc gợi sầu,
Thẩm viên đau nữa bóng đài ao!
Dưới cầu sóng biếc trông đứt ruột,
Ðây bóng hồng soi thoảng lúc nào ?
Thẩm viên 1 (kỳ 2)
Mộng đoạn hương tiêu tứ thập niên,
Thẩm viên liễu lão bất xuy miên.
Thử thân hành tác kê sơn thổ,
Do điếu di tung nhất huyễn nhiên.
Dịch nghĩa
Mộng ૮ɦếƭ hương tàn bốn chục năm,
Thẩm Viên liễu cỗi hết tơ xanh.
Thân này ví có làm đất núi,
Người cũ đâu còn lệ chảy nhanh.
Đến năm 79 tuổi, một đêm trong mộng ông nhìn thấy Thẩm viên, lúc tỉnh lại viết hai câu:
Thẩm viên 2 (kỳ 1)
Lộ cận thành nam kỷ phạ hành,
Thẩm gia viên lý tối thương tình;
Hương xuyên khách tụ mai hoa tại,
Lục trám tự kiều xuân thuỷ sinh.
Dịch nghĩa
Đường mé thành nam khách ngại ngần,
Cảnh trong vườn Thẩm xiết bao tình.
Hương ***g tay áo, hoa mai cũ,
Trám lục bên cầu, ánh nước xuân.
Thẩm viên 2 (kỳ 2)
Thành nam tiểu mạch hựu phùng xuân
Chỉ kiến mai hoa bất kiến nhân
Ngọc cốt dĩ thành tuyền hạ thổ
Mặc ngân do toả bích gian trần.
Dịch nghĩa
Đường thành nay lại gặp xuân rồi
Chỉ thấy hoa mai chẳng thấy người
Xương ngọc đã thành bùn dưới suối
Bụi tường còn khoá mực pha phôi.
Tới năm 84 tuổi, Lục Du vẫn còn bận lòng với Thẩm viên, tản bộ trong Thẩm viên lại viết nên áng "Xuân du"
Xuân du
Thẩm gia viên lí hoa như cẩm
Bán thị đương niên thức Phương Ông.
Dã tín mĩ nhân chung tác thổ,
Bất kham u mộng thái thông thông.
(Bài này mình không tìm thấy phần dịch thơ nên tạm giải nghĩa một chút: Trong vườn Thẩm gia, hoa nở rực rỡ, nửa là năm ấy cũng quen Phương Ông (là tên hiệu của Lục Du) . Cuối cùng cũng đã có thể đối mặt với sự thật là nàng qua đời , chỉ không cam lòng những năm tháng tươi đẹp trước đây khi có nàng lại ngắn ngủi như vậy)
Thi nhân vì thương nhớ Đường Uyển, ở nơi tình cờ gặp gỡ là Thẩm viên đã lưu lại hơn 10 áng văn thơ.
Tình yêu tha thiết không thể tỏ bày, đau thương mà khiến người ta hâm mộ này, đã trở thành áng thơ tình thiên cổ có một không hai.
Chuyện tình Lục Du – Đường Uyển khá nổi tiếng, web ở VN cũng nhắc tới rất nhiều, Lục Du cũng là một trí sĩ yêu nước, cuộc đời ông ba chìm bảy nổi, ai quan tâm có thể tìm hiểu thêm.
Nguồn: http://zhidao.baidu.com/question/92381950
Phần dịch thơ mình lấy trên thivien.net và quan4.net.
Không biết bạn Tranh nhắc tới bài từ này là có ý gì?
(3) Bá vương ngạnh thượng cung: cụm từ này thì gặp nhiều rồi nhỉ, cơ mà hôm nay mình mới nổi hứng tìm hiểu nguồn gốc một chút.
Cụm từ này xuất phát từ một điển cố về trận giao tranh giữa Sở Bá Vương – Hạng Vũ và Hán Vương – Lưu Bang.
Sở Hán giao tranh liên miên không dứt, binh sĩ khốn khổ, cả người già yếu cũng phải tham gia vận chuyển. Sở vương bèn nói với Hán vương là: "Thiên hạ đại loạn bao năm, đều chỉ bởi hai người chúng ta. Ta muốn cùng Hán vương quyết chiến một trận, định thắng bại, chớ để già trẻ trong thiên hạ phải lầm than thêm nữa". Hán vương cười nói: "Ta chỉ có thể đấu trí, không thể đấu lực". Sở vương lệnh cho binh sĩ ra khiêu chiến. Bên phía Hán, có một người rất giỏi cưỡi ngựa, bắn tên là Lâu Phiền, ba lần Sở đưa người ra giao chiến đều bị tên này bắn ૮ɦếƭ. Sở vương giận dữ, tự mình mặc giáp cầm kích ra khiêu chiến. Lúc Lâu Phiền giương cung định bắn, Sở vương trợn mắt hét lớn khiến hắn không dám nhìn, tay không dám cử động, run lẩy bẩy mà chạy vào thành. Hán vương hỏi kẻ đó là ai, biết là Hạng Vũ thì thất kinh. Sở Vương muốn quyết chiến với Hán Vương một trận, nhưng mà Hán vương lại do dự so tính thiệt hơn, Sở vương giận dữ, ra đòn. Hán Vương không nghe thấy, bị Sở Vương giương cung bắn trúng, Hán vương bị thương, lại phải rút vào trong thành."
Bá vương ngạnh thượng cung: ý là chỉ cưỡng gian. Bá vương chỉ người khỏe mạnh, sức lực dẻo dai. Ngạnh thượng cung là chỉ cây cung rắn chắc, phải dùng lực rất lớn mới kéo được, ngay cả người khỏe mạnh như Sở bá vương, cũng phải dùng sức mới kéo được cung, tên được bắn ra như vậy nhất định là "cường tiễn". Cổ nhân, thường dùng "cường tiễn" để thay cho "cưỡng gian", vì hai từ này có cách phát âm giống nhau. Tại sao phải dùng một từ năm chữ thay cho một từ hai chữ, bởi cưỡng gian ở đây nghĩa không tốt, là từ nên tránh.
Vì vậy, "bá vương ngạnh thượng cung" là một loại húy ngữ, dùng thay cho "cưỡng gian".
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc