Phớt Lờ Tất Cả Và Bơ Đi Mà Sống - Chương 08

Tác giả: Huge Macleod

19. Tránh xa Đội quân Bình nước.
Đội quân này rất vui vẻ, nhưng sớm muộn thì họ cũng sẽ xen vào việc của bạn thôi.
Trở lại thời tôi mới lơ ngơ vào làm việc cho một công ty quảng cáo lớn, tôi rất khó chịu khi “Đội quân Bình nước” cứ kêu ca suốt ngày. “Đội quân Bình nước” là khái niệm của tôi dùng để gọi những kẻ thời đó vẫn được phép tồn tại trong ngành. Đã nhiều năm sau khi bước qua thời kì sung sức của mình, cả lũ nhân viên sáng tạo hạng hai vẫn bị đám giám đốc sáng tạo vắt kiệt đến tận giọt cuối cùng, và đến khi không còn gì nữa thì vứt bỏ không thương tiếc. Suốt ngày lượn lờ tới chỗ cái bình nước nóng lạnh và say xỉn khi đi ăn trưa về đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện.
Làm đêm và tăng ca vào cuối tuần tuy nhàm chán nhưng lại có tiền. Vắt, vắt, vắt.
Tôi nhớ có những tuần người ta có thể dễ dàng bỏ ra nửa tiếng đồng hồ mỗi ngày để nghe Ted ca cẩm.
Trước đây phòng làm việc của Ted có cửa sổ nhưng bây giờ chỉ còn là một ô lập phương mà thôi, kể từ sau cuộc gặp kinh hoàng với khách hàng X. Ngày nào anh cũng ghé qua ô của tôi ít nhất một lần và bắt đầu ca cẩm. Ca cẩm, ca cẩm, ca cẩm… về bất cứ chuyện gì: Josh Cậu-Bé-Vàng là nhà văn vớ vẩn và rởm đời ra sao… hoặc họ đã mua mẫu quảng cáo của Tiểu-Thư-Quần-Lót-Khêu-Gợi chứ không mua của anh như thế nào, “mặc dù mẫu của tớ tốt nhất phòng và bất cứ thằng khốn nào ở đó cũng đều biết.”
Như tôi đã nói, bất cứ chuyện gì.
Những câu chuyện như thế cứ kéo dài đến vô tận… buôn buôn bán bán… Rõ khổ! Ted ạ, tớ rất quý cậu, cậu rất tuyệt vời, nhưng cậu ngậm miệng lại giùm tớ cái…
Giờ đây nhìn lại, chính tấm gương của Ted đã dạy cho tôi một bài học sâu sắc – hồi đó tôi vẫn còn quá trẻ và ngây thơ nên chưa học được gì cả - rằng có thể văn phòng của bạn sẽ tràn ngập các giải thưởng quảng cáo hiện hữu, giải thưởng Clio và One Show[5](những giải thưởng hoành tráng của ngành), nhưng có thể sự nghiệp của bạn vẫn chìm sâu dưới hố bùn. Đừng hiểu sai ý tôi – sự nghiệp của tôi ở đấy thực sự là một thảm họa. Đây không phải là trường hợp một người nhóm A chế giễu nhóm B, mà là một người nhóm C chế giễu nhóm B.
Tôi đang ăn trưa với John, một cộng sự xấp xỉ tuổi tôi. Chúng tôi vào công ty cùng một thời điểm. Bữa trưa của chúng tôi là đồ ăn Thái rẻ tiền và trông đẹp mắt ở quán ăn ngay dưới chân công ty.
[5] Hai giải thưởng thường niên của Mỹ nhằm tôn vinh các tác phẩm sáng tạo trong thiết kế và quảng cáo
Tôi nói: “Tớ phải nghỉ việc thôi.”
John nói: “Tớ nghĩ cậu thích công việc ở đây cơ mà.”
Tôi đáp: “Tớ thích. Nhưng lý do duy nhất họ muốn giữ tớ ở đây là vì tớ vẫn còn trẻ và chấp nhận lương thấp. Nhưng khi một trong hai yếu tố đó không còn nữa thì tớ chỉ là đồ bị thịt mà thôi.”
“Giống như Ted,” John nói.
“Ừ, cậu ta và phần còn lại của Đội quân Bình nước.”
John bật cười: “Đám Bình nước.”
Vậy là chúng tôi được dịp cười đám đồng nghiệp già tội nghiệp, đen đủi ở công ty.
Thành thực mà nói, chúng tôi chẳng đồng cảm đến thế. Có thể đời họ không ra gì, nhưng ngày xưa họ cũng đã từng có những giây phút vinh quang. Họ đã từng giành được nhiều giải thưởng, từng bay tới quần đảo Bahamas để quay chương trình quảng cáo giấy vệ sịnh với các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng, vân vân. Không giống như đám trẻ chúng tôi. John và tôi chỉ mới ra trường được vài năm và vẫn chưa tạo được dấu ấn trên lĩnh vực mình vừa đặt chân vào, dù chúng tôi không kém đam mê và hi vọng so với bất cứ ai đang hiện hữu trên đời.
Thỉnh thoảng, chúng tôi bán được vài quảng cáo trên báo, một số trang tạp chí, nhưng truyền hình là thứ nằm ngoài tầm với. Cho đến này, công ty chúng tôi đầu quân vẫn chưa tạo điều kiện cho chúng tôi tỏa sáng. Đấy là lỗi của chúng tôi hay lỗi của họ? Có thể mỗi bên có một phần lỗi, nhưng lúc đó chỉ toàn “Lỗi của họ, khỉ thật!” Tất nhiên, mọi việc đều là “Lỗi của họ, khỉ thật!” khi bạn hai mươi tư tuổi.
Chừng một năm sau thì tôi nghỉ việc. John tiếp tục ở lại công ty vì lý do nào đó, vài năm sau cưới vợ và nhanh chóng có con. Bỗng nhiên phải gánh vác cả gia đình, anh không thể để người ra đuổi việc mình được. Tay giám đốc sáng tạo biết điều này và bắt đầu gây sức ép.
“John này, anh không ngại phải làm việc vào cuối tuần đấy chứ? Tốt. Tôi biết là anh không ngại mà. Chúng ta ai nấy đều biết cả nhóm phụ trông cậy vào tài xoay xở của anh thế nào trong giai đoạn cam go này mà – đấy là lý do vì sao chúng tôi đánh giá anh cao như vậy, John, phải không nào?”
Lần cuối cùng tôi nhìn thấy John là khi anh đang làm việc ở cái công ty nhỏ bé, kinh khủng này với thu nhập chỉ bằng một phần mức lương cũ của anh. Hóa ra công ty lớn đã tống cổ anh ra đường sau khi đứa con thứ hai của anh ra đời được một tuần.
Chúng tôi lại ăn trưa cùng nhau trong nhà hàng Thái đó vì tình bạn ngày nào. Chúng tôi rất vui vẻ, nói đủ thứ chuyện nghệ thuật thường ngày như trước đây. Cuộc trò chuyện rất thú vị, chỉ bị phá hỏng bởi duy nhất một điều: khi tôi nhìn John, từ “Bình nước” không ngừng nhảy vào trong đầu tôi, như một vị khách không mời.
20. Hát bằng giọng của chính mình.
Picasso là một tay tô màu khủng khi*p. Turner không thể nào vẽ người cho ra hồn người được. Kĩ năng phác họa đối xứng của Saul Stainberg phát khi*p lên được. T.S.Eliot làm việc như một tay viên chức. Henry Miller là nhà văn thất thường đến bừa bãi. Bob Dylan hát như bò rống hoặc chơi guitar như bật bông.
Nhưng điều đó không ngăn được họ, đúng không nào?
Vì vậy, tôi nghĩ rằng câu hỏi tiếp theo sẽ là “Tại sao lại không?”
Tôi không biết. Tại sao lại có? Chẳng có ai thạo hết mọi nghề được cả. Các họa sĩ có thực tài, những doanh nhân thật sự thành công, đều tìm cách phá vỡ những hạn chế của bản thân, hướng lợi thế vào những điểm yếu của mình. Turner vẽ người không đẹp, vì vậy ông không còn cách nào khác ngoài nâng cao chất lượng cho dòng tranh phong cảnh vốn đã không gì sánh được. Nếu Bob Dylan có thêm chút tài nghệ kĩ thuật, chắc hẳn ông đã không cảm thấy cần phải đưa nhiều sức mạnh và âm hưởng vào ca từ của mình đến vậy.
Đừng đổ lỗi. Hãy ngậm miệng lại và bắt tay vào việc. Thời gian không chờ đợi ai cả.
21. Chọn phương tiện nào không quan trọng.
Lợi thế lớn nhất của mỗi phương tiện cũng chính là điểm yếu ૮ɦếƭ người của nó. Mỗi loại phương tiện là một chuỗi các thỏa hiệp cơ bản; không cái nào “cao hơn” cái nào. Một bức tranh nào có làm được gì nhiều, nó chỉ hiện diện trên tường mà thôi. Đấy là điểm mạnh nhất mà cũng là yếu nhất của nó. Phim là sự kết hợp giữa âm thanh, chuyển động, nghệ thuật nhi*p ảnh, âm nhạc và diễn xuất. Đấy là điểm mạnh nhất mà cũng là yếu nhất của nó. Văn chương chỉ sử dụng từ ngữ và sắp xếp chúng theo dạng tuyến tính để chuyển tải quan điểm. Đấy là điểm mạnh nhất mà cũng là yếu nhất của nó, v.v…
Hồi đại học, tôi theo chuyên ngành tiếng Anh. Tôi chẳng thích thú gì với việc dạy học, viết lách, hay môi trường đại học, chẳng qua bộ môn này có thể giúp tôi đạt được điểm cao. Hơn nữa, tôi thích đọc sách và viết báo, vì vậy, nó cũng có ích cho tôi.
Hầu hết bạn bè tôi đều là dân Khoa học Xã hội, nhưng cũng chỉ chung nhau được ở mỗi điểm đấy. Chẳng bao giờ chúng tôi thực sự lên lớp cùng nhau. Đúng thế, chúng tôi chỉ gặp nhau vào buổi tối và cuối tuần, nhưng tôi chẳng hòa nhập lắm với các bạn trong lớp.
Vì vậy, thật sửng sốt khi tôi gặp các bộ môn nghệ thuật: mỹ thuật, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc, v.v… Có vẻ như mọi người sống rất thân thiết với nhau. Dường như tất cả bọn họ đều làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ cùng nhau. Rất nhiều mối dây gắn bó. Rất nhiều tinh thần hợp tác. Rất nhiều quan hệ loạn luân. Rất nhiều lời đồn về sự bất khả xâm phạm trong nghề nghiệp của họ.
Thế đấy, mỗi bức biếm họa chỉ cần một người vẽ thôi. Cũng giống như viết lách vậy. Không cần Nối Vòng Tay Lớn. Vậy là toàn bộ cái chủ nghĩa xã hội cổ vũ tình dục này khá xa lạ với tôi, mặc dù có nhiều điểm tỏ ra hấp dẫn.
Trong suốt năm thứ hai ở đại học, tôi bắt đầu công bố các bức biếm họa của mình, và không chỉ dừng lại ở báo tường của nhà trường. Đột nhiên, tôi thấy việc gặp các cô gái trở nên dễ dàng. Tôi cảm thấy rất vui, dám chắc với các bạn như vậy, nhưng cuộc sống thì vẫn không có gì thay đổi.
Theo tôi, bạn bè cho rằng vẽ biếm họa là việc rất cầu kì, nhưng thực sự điều đấy chẳng ảnh hưởng gì đến tình bạn của chúng tôi cả. Chẳng qua đấy là việc tay trái, cũng như người ta phục chế xe cũ hoặc làm một cái phòng tối để rửa ảnh thôi.
Nguyên tắc vẽ biếm họa của tôi từ trước đến nay vẫn là để có một cuộc sống bình thường, làm một thằng bình thường, có một thú vui kinh khủng bên lễ. Nó không hẳn là khoa học tên lửa.
Thái độ này tỏ ra khá xa lạ đối với những nghệ sĩ mà tôi tiếp xúc. Hình thức nghệ thuật mà họ chọn dường như đã trở thành tôn giáo đối với họ. Rất nghiêm túc. Rất quan trọng. Nó là một phần lớn trong bản sắc của họ, và gần như đối với họ sự phụ thuộc vào việc họ có khả năng theo đuổi để biến ước mơ trở thành một nghề đủ sức mang lại những thành quả tốt đẹp hay không, v.v…
Đừng hiểu sai ý tôi, tôi biết một số nghệ sĩ cực kì thông minh. Vài người trong số họ hiện đang rất nổi tiếng. Và nếu bạn có tài năng đặc biệt, tôi có thể thấy được nhu cầu theo đuổi tài năng đó một cách nghiêm túc trở nên quan trọng đến thế nào.
Nhưng giờ đây nhìn lại, tôi cũng thấy rất nhiều bạn trẻ dở hơi đã xác định sai lý do khi gắn bó với “Nghệ thuật!” của mình. Không phải vì họ có điều gì đó thực sự độc đáo và khôn ngoan để nói, cũng không phải vì họ có tài năng gì đáng kể, mà vì nó thú vị. Vì nó gợi cảm. Vì nó thời thượng. Vì nó khiến họ có cái để nói ở những tiệc tùng bia bọt, Vì nó dễ hơn là phải suy nghĩ xem kiếm đâu ra một công việc tử tế sau khi ra trường.
Tôi vẫn phân vân về điều này. Một mặt, tôi nghĩ răng cũng tốt thôi khi lớp trẻ quậy một chút vì những tham vọng cao đến điên rồ, biết đâu lại có vài đứa thành công, biết đâu lại có vài đứa vươn lên được. Tuổi trẻ vốn thế, và tôi nghĩ rằng điều này thật kì diệu.
Mặt khác, tôi cũng muốn bảo các bạn trẻ này hãy thận trọng để khỏi xác định sai lý do khi chọn những bộ môn nghệ thuật khó nhằn. Khi còn trẻ anh còn bay bổng được, nhưng khi tuổi trẻ chưa kịp trôi qua thì Quỷ sứ đã đến đòi nợ rồi. Và điều này chẳng bao giờ tốt đẹp cả. Không ít lần tôi phải chứng kiến điều này xảy ra với những người hết sức dễ thương, và khi đấy thật sự rất đau lòng.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc