Ngõ Ô Y - Chương 58

Tác giả: Diêm Linh

Chiến sự đang hồi nước sôi lửa bỏng, nhưng đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi của viện quân triều đình. Ngoài tiền tuyến càng có nhiều thương binh thì tin tức liên quan đến chiến trường cũng dần một ít, không phải vì rơi vào thế bí, mà là không dám truyền tin về, sợ hậu phương rối loạn.
Đại thái thái không rời khu thương binh ở tuyến đầu nửa bước, trong khi lại đưa con dâu, cháu dâu đến phòng giặt và phòng vải ở hậu phương, ngoài mặt là vì hậu phương thiếu người, các nàng cũng không làm nổi chuyện nặng nhọc ở tiền tuyến, song thực chất là sợ lỡ xảy ra sự cố bất ngờ, không dám để bọn họ mạo hiểm.
Canh bốn sáng ngày mồng một tháng Năm, có người gõ ba cái lên cửa tre ở phòng vải. Trong phòng đặt hai chiếc giường cho bốn người ngủ, theo thứ tự là chủ tớ Tiểu Thất và chủ tớ Phàn di nương; Hồng Phất và Tuệ Châu – nha đầu của Phàn di nương lần lượt ngồi dậy, không khoác y phục, Hồng Phất ở gần bàn, sờ tìm cái đánh lửa, Tuệ Châu cầm đèn tới cho nàng thắp. Cách cánh cửa, hai cô gái thấp giọng hỏi bên ngoài là ai.
“Đại thái thái từ tiền tuyến trở về.” Người trả lời là bà tử họ Khương ở nhà chính.
Lúc này Tiểu Thất và Phàn di nương đã ngồi dậy, hai người nhìn nhau qua ánh đèn tù mù, cùng trông thấy nét kinh hãi trong mắt đối phương, đêm hôm khuya khoắt bỗng về tới đây, liệu có phải đã xảy ra chuyện gì không.
Hồng Phất và Tuệ Châu nhanh chóng tìm y phục hầu hạ hai người mặc, đồng thời lấy một chiếc đèn ***g hơi nhàu ở sau cửa thắp lên, bốn người lần lượt rời khỏi phòng.
Khương bà tử ở bên ngoài vội đi tới nhận lấy đèn ***g, soi đường cho các nàng.
Năm người nối đuôi đi vào phòng vải. Đại thái thái Hắc thị ngồi ngay ngắn trên ghế dài giữa đống lụa, có hai bà tử đang quỳ dưới đất lau vết thương trên đùi bà, bên cạnh là một mũi tên dính máu to bằng ngón tay cái – hình như mới được rút ra, bà Lương cầm vải ướt lau mồ hôi trên trán Hắc thị.
Dù tái mặt nhưng Hắc thị không hề rên la, lúc trông thấy Phàn di nương và Tiểu Thất, đuôi mắt bà còn cong lên, hé môi cười mỉm, “Bất cẩn trúng mũi tên, không sao.”
Phàn di nương và Tiểu Thất rảo bước đi tới, rồi lại không biết phải làm gì.
“Cơ thể hai đứa nặng nề, có giúp cũng không giúp được, ngồi xuống đi, ta có lời muốn nói.” Đoạn, bà chỉ vào hai chiếc ghế tre cạnh đó.
Phàn di nương và Tiểu Thất nhìn nhau, ngoan ngoãn ngồi xuống.
“Ta đã sai kẻ dưới đưa người ở phòng lớn phòng ba tới sông Tiểu Thương, khéo lúc này đã đi được nửa chặng, hai ngươi ở xa, tin tức đến muộn nhất, lát nữa nói chuyện xong, xe ngựa đã được chuẩn bị, hai ngươi cũng lên đường đi.” Rành rành là sự tình cấp bách, ấy vậy mà giọng của Hắc thị lại rất nhẹ nhàng, nhẹ tới nỗi khiến người ta có cảm giác bà chỉ đang bố trí một chuyện đơn giản.
Nhưng cho dù là như vậy, tim Tiểu Thất và Phàn di nương vẫn đập mạnh, các nàng biết tới sông Tiểu Thương có nghĩa gì, nghĩa là bờ Trường Hà khó phòng thủ, mà chồng các nàng lại đang ở tiền tuyến.
Thấy hai người im lặng, sự ôn hòa trong mắt Đại thái thái chậm rãi biến mất, “Nếu không muốn thì cứ coi đấy là mệnh lệnh đi.”
Tình hình lúc này, người có đầu óc sẽ không khóc trời khóc đất, dù hai cô gái có khó chịu đến đâu thì vẫn phải gật đầu.
Xe ngựa đã được chuẩn bị xong xuôi, dưới chỉ thị của Hắc thị, các bà tử nhét một đống chăn dày vào xe.
Bốn cô gái lần lượt lên xe, chừa ra chỗ trống thoải mái nhất ở giữa, nhưng bỗng phát hiện bà tử đứng ngoài đang kéo rèm xe lại.
“Bá mẫu không đi ạ?” Tiểu Thất quỳ xuống bên rèm, nắm cạnh cửa, hỏi Hắc thị.
Trong ánh đuốc lập lòe, Hắc thị mỉm cười, kiêu ngạo nói, “Bao giờ chồng con của hai ngươi đều ở tuyến đầu, thì đến lúc đó hai ngươi không cần rời đi nữa.”
Rèm xe buông xuống, chặn lại vẻ kiêu ngạo bên ngoài, cũng che khuất sự kinh ngạc ở trong.
Phàn di nương tựa vào vách xe, im lặng không lên tiếng, Tiểu Thất ngồi cạnh cửa cũng giống vậy.
Cỗ xe lọc cọc tiến về phía trước, hai chiếc đèn gió treo trên mui đung đưa trong màn sương, tựa như đôi mắt vô thần cô quạnh.
Trong xe yên tĩnh tới mức đến tiếng hít thở cũng không có.
“Ai?!” Bất thình lình có tiếng quát từ xa vọng đến.
“Trường Môn tả hậu.” Một thị vệ hộ tống cỗ xe đọc to khẩu lệnh người bình thường không hiểu.
Đối phương đáp “Trường môn hữu”, sau đó không thấy hai bên có thêm động tĩnh nào.
“Phu nhân nhìn kìa, là Ô Nhĩ Thanh!” Hồng Phất bỗng nhiên chỉ ra ngoài cửa sổ.
Nghe thấy ba chữ Ô Nhĩ Thanh, Tiểu Thất lập tức dịch tới trước cửa, nhìn theo hướng Hồng Phất, thấy Ô Nhĩ Thanh đứng trong nhóm chiến mã ven đường, hai tai dựng thẳng, miệng nhai rơm cỏ.
Trông thấy Ô Nhĩ Thanh, Tiểu Thất vịn khung cửa ngó nghiêng nhìn quanh, đáng tiếc đèn gió trên xe không thể soi xa, không nhận rõ ai là ai trong bóng tối mịt mùng ngoài kia, tìm mãi tìm mãi, rốt cuộc cũng trông thấy bóng dáng thân thuộc dưới gốc cây hương thung bên đường. Bóng lưng ấy đang ngồi dưới đất, tựa vào thân cây, qua hai bờ vai xụ xuống là có thể nhận ra hắn mệt mỏi tới nhường nào.
Nàng không gọi hắn, chỉ nhìn bóng lưng qua lớp lụa màu xanh lam bên ngoài rèm cửa không chớp mắt, từ xa tới gần rồi từ gần ra xa, cho đến khi ánh đèn không còn chiếu nữa, cho đến khi bầu trời hửng sáng, nàng vẫn nằm đó trông ra ngoài cửa sổ.
Ông trời ơi, con chưa từng tin ông lần nào, nhưng lần này, con đành giao chàng cho ông, xin ông phù hộ chàng bình an quay về, từ rày về sau con nhất định sẽ bái tạ ông.
***
Xương cốt chất bên bờ Vô Định
Nàng chinh phụ ngóng tình trong mơ*
(*Trích từ bài Lũng Tây hành của Trần Đào.)
Những ngày ở sông Tiểu Thương vừa qua, Tiểu Thất cứ chìm hoài trong niềm sầu bi. Hễ nghe thấy tiếng khóc bên ngoài là lòng nàng lại nhói lên.
Ngày hôm trước, vị phu nhân đanh đá có tiếng ở Hắc gia gào khóc xé ruột xé gan trên đường chính, bởi tướng công mà nàng ta tính đấu đá đến hết đời đã ngã xuống bờ Trường Hà, không bao giờ còn có thể chọc giận nàng ta được nữa. Chỉ trong một đêm tóc mai hóa bạc trắng, oán khí tích tụ giữa hàng lông mày đã biến mất, mà buồn rằng trong mắt nàng ta cũng chẳng còn sức sống. Cứ có người nhìn là nàng ta lại lẩm bẩm “việc gì lại khổ thế, nào có phải kẻ thù”. Nghe bảo đấy là câu nói cuối cùng của chồng nàng ta trước khi rời nhà.
Tiểu Thất cũng đến thăm một lần, rồi từ lúc trở về cứ mơ thấy Lý Sở, không phải cảnh máu chảy đầm đìa thì cũng gãy tay gãy chân, nói chung đều là thảm trạng, dọa nàng sợ tới nỗi tối về không dám nhắm mắt, thức trắng đến độ quầng thâm rõ ràng.
Hồng Phất thấy cứ tiếp tục như vậy không ổn, nghĩ đủ cách vỗ về nàng, cuối cùng phát hiện ban ngày để nàng dành nhiều thời gian chơi với Hằng Nhi, tới khi mệt thì có thể yên tâm đi ngủ.
Mồng mười tháng Năm, cuối cùng cũng nhận được tin tức đầu tiên từ tiền phương, nói là Lý lão thái gia đã tới tiền tuyến, kiểm soát quân trướng cùng tướng lĩnh phòng thủ Hắc Tuấn Sơn ở Đại Uyển Khẩu.
Lập tức sông Tiểu Thương dấy lên bàn tán, ai cũng biết rõ như thế có ý nghĩa gì, lão đại Tần Xuyên đã tới, tức đã chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng.
Chiều ngày hôm ấy, không hiểu vì sao mà Tiểu Thất lại rất thả lỏng, chưa tới giờ Hợi đã tựa vào đầu giường say giấc, thậm chí còn chiêm bao kỳ quái. Trong mơ nàng thấy mình đi trên con đường dát bạch ngọc, hai bên đường là những khóm tràm liễu đỏ rực, nàng cảm thấy đẹp, đang định giơ tay ngắt một đóa, bỗng lúc này có một tiểu đồng xinh xắn xuất hiện bên cạnh nàng, nói với nàng không được hái hoa, nếu hái thì cha nó sẽ không về nữa, nàng nghe thế lập tức rụt tay về, tiểu đồng kia cũng biến mất, nàng ngoái đầu, trông thấy Lý Sở đứng gần đấy mỉm cười nói với nàng, hắn sẽ về ngay thôi.
Nàng tin lời của hắn, tuy chỉ là giấc mơ nhưng từ đó trở đi, nàng không còn mất ngủ nữa.
Sáng sớm ngày mười sáu tháng Mười, người ở nhà chính đến mời Tiểu Thất, nói Đại thái thái đã về, muốn gọi nữ quyến trong nhà đến ăn chung bữa cơm.
Tiểu Thất sửa soạn chuẩn bị, chọn bộ đồ vải hơi cũ, một cây trâm gỗ đuôi phượng, cầm theo hai hộp bánh nếp và một làn dưa leo, cùng hai lão di nương và hai người Mai, Triệu đến nơi nhà chính đang ở.
Nhà chính nằm trên phiến đất có hàng rào tre bao quanh, vì không gian trong nhà nhỏ nên bàn ăn được kê cạnh luống rau ngoài sân, tuy nói là bàn nhưng thực chất chỉ dùng mấy chiếc ghế ghép lại thành bàn tạm, xung quanh xếp mấy chiếc ghế gập, phải chấp nhận thôi, vì bàn ghế hay ván cửa có thể dùng được trong nhà đều đã gom góp lại cho đại quân cả rồi.
Khi Tiểu Thất và những người khác đến, thức ăn đã được bày sẵn trên bàn, bát đĩa không còn là đồ sứ thượng hạng, mà tất cả đều được thay bằng đồ sứ thô viền xanh. Nghe nói đấy là lệnh của Đại thái thái, bây giờ đang trong chiến tranh, chớ chú ý nhiều như vậy.
Tiểu Thất dẫn nữ quyến đến chỗ Đại thái thái thỉnh an trước, nhân tiện kiểm tra vết thương trên đùi bà.
Vui nhất chính là Hằng Nhi, hai mươi ngày ở chung với tụi nhỏ phòng lớn và phòng ba nên đã thân thiết, vừa gặp nhau đã đuổi bắt chơi đùa trong sân, chơi tới mức quên cả trời đất.
Đại thái thái là người cuối cùng bước ra khỏi nhà, ngồi xuống bàn, nhìn cháu chắt chơi đùa trong sân đầy trìu mến, mấy bà mẹ định gọi tụi nhỏ về, nhưng Đại thái thái ngăn lại, bảo cứ để chúng chơi.
“Hôm nay gọi mọi người đến chủ yếu là vì hai việc, một là để thưởng, những ngày qua các ngươi không màng vất vả, bận rộn ở tiền tuyến, ổn định lòng quân, cũng trấn an lòng dân, để người ngoài thấy được quyết tâm cùng tồn vong với các tướng sĩ biên thùy của nhà ta. Hai là tư tâm của ta, ta vào Lý gia đã ngót nghét ba mươi bảy năm, chưa một ngày nào dám buông lơi, nhưng chỉ hôm nay, cuối cùng cũng có thể say sưa một lần.” Rồi bà ra hiệu cho bà Lương rót R*ợ*u cho mình.
Chúng nữ nín thở nhìn thật kỹ sắc mặt Đại thái thái, hòng tìm ra dấu vết nào đó, muốn biết đây rốt cuộc là Đoạn Trường tửu hay Khánh Công tửu*.
(*Đoạn Trường tửu là loại R*ợ*u tiễn đưa người/chuyện đã qua, Khánh Công tửu là loại R*ợ*u mừng.)
Rồi lại rót đầy bát R*ợ*u lớn khác, Hắc thị đỡ bên chân bị thương, chầm chậm đứng dậy, cầm bát lên rồi nghiêng xuống, R*ợ*u chảy ra tựa như thác nước, Hắc thị dịu dàng cất giọng, “Bát R*ợ*u này, kính chư vị dũng sĩ của Tần Xuyên ta đang chống địch!”
Nữ quyến rối rít đứng dậy, nhìn chất lỏng trong bát đổ tung tóe mà không một ai lên tiếng.
Kính xong một bát, bà Lương ôm vò R*ợ*u đi tới rót thêm bát nữa, “Bát này, kính tất cả nữ quyến của quân Tần Xuyên ta.”
Hắc thị nhìn ba chiếc bát, hai mắt như phủ sương.
Lòng các nữ quyến chùng xuống, có người gan nhỏ đã lau nước mắt.
Hắc thị im lặng, ừng ực uống cạn R*ợ*u trong bát, nước mắt trào ra theo nụ cười bên môi.
Bà Lương cất tiếng giải thích, “Các thiếu phu nhân, nương tử, chúng ta đã bảo vệ được Đại Uyển Khẩu rồi!”
Tiểu Thất lập tức bụm miệng, rất muốn cười nhưng sao mắt lại cay cay, những người khác cũng không khá hơn là bao, người khóc kẻ cười, đám đông bên bàn như những kẻ ngốc, khiến đám trẻ xúm quanh vỗ tay pha trò.
Hắc thị giơ tay che mắt, ngồi xuống ghế gập, cuộc chiến lần này không lấy đi trượng phu và con trai của bà, nhưng lại đưa em trai duy nhất của bà đi xa, bà phải vui hay nên buồn đây?
Trong tiếng cười nói hân hoan, bà Lương đỡ Hắc thị tới hậu viện, Hắc thị dựa vào gốc cây dâu già, khóc thật to.
“Tổ mẫu, tổ mẫu đau bụng ạ?” Vân Nhi con trai Phàn di nương đang dẫn Hằng Nhi bắt sâu trong luống rau, nghe thấy tiếng khóc, hai đứa lẹt xẹt đi tới gốc cây dâu.
Hằng Nhi nhỏ thua Vân Nhi một tuổi, chỉ mới bập bẹ học nói, cụ cậu học anh họ ngồi xổm xuống trước mặt Hắc thị, lặp lại câu cuối của nó, “Đau bụng bụng?”
Hắc thị dừng khóc, nhìn hai đứa cháu trước mặt.
Vân Nhi giơ tay sờ bụng tổ mẫu, vì lúc thằng bé đau, nhũ mẫu cũng xoa cho nó như thế, Hằng Nhi đứng bên bắt chước, cũng giơ bàn tay bé nhỏ của mình xoa bụng Hắc thị.
Xoa trái xoa phải, hai đứa nhỏ quên luôn dự tính ban đầu, vừa xoa vừa nhìn lên cười ngốc nghếch, chúng cảm thấy chơi như vậy rất vui.
Hắc thị thở dài, sờ gáy hai đứa cháu, “Tổ mẫu không đau.”
Bà Lương đỡ Hắc thị đứng dậy, đồng thời vẫy gọi nhũ mẫu và bà tử đang đứng gần đó tới dẫn tụi nhỏ đi.
***
Sau khi trận chiến ở Đại Uyển Khẩu khiến nguyên khí quân đội Tần Xuyên tổn thương nặng nề, cuối cùng triều đình cũng điều binh đến viện trợ.
Liên quân Liêu Hán đã tiến hành đợt tấn công cuối cùng trước khi binh mã triều đình đến, nhưng thủ tướng Hắc Tuấn Sơn đã vững vàng chống trả, đồng thời sử dụng chiến pháp phân hóa xen kẽ của Lý Sở ở Dương Thành, thành công đánh úp liên quân Liêu Hán trên bờ Trường Hà. Không để đối phương tiến vào biên giới Tần Xuyên, cũng không để binh mã triều đình chiếm công trạng trước.
Lý Trấn Đạo đứng đầu Tần Xuyên phản ứng rất nhanh, vào ngày liên quân Liêu Hán lùi bước, ông lập tức dâng tấu lên triều đình, bẩm năm nghìn gia quân Tần Xuyên đã tổn thất nặng nề, xin được tự tước phiên hiệu.
Kinh thành không ngờ ông lại xin rút gia quân sớm như thế, việc Tần Xuyên có gia quân là do chính Chu Thái tổ chấp thuận, dù triều đình vẫn luôn vắt óc tìm cách triệt bỏ, nhưng không thể bảo triệt là triệt ngay được, phải qua ba bốn bận mới có kết quả. Còn Lý Trấn Đạo thì hay rồi, nói thẳng một câu nhà ta không còn người đánh, giữ lại phiên hiệu cũng không có ích gì, bệ hạ ngài cứ triệt bỏ đi, dù không triệt thì ta cũng hết người. Đồng thời cũng tuyên bố với toàn thể Đại Chu quốc rằng: Tần Xuyên ta đã hết lòng hy sinh vì Đại Chu quốc, nhà sắp ૮ɦếƭ hết đến nơi ròi!
Có được chiến công như vậy, những thế hệ sau này đừng hòng đả động đến địa vị của Lý gia.
Dương mưu tức là thế nào? Chính là đây chứ đâu, bày cả ra đó cho ngươi xem, nhưng ngươi vẫn phải chấp nhận bước vào.
Hay nên nói là gừng càng già càng cay, sau khi nhận được tấu chương của Tần Xuyên, vị ở trong cung mắng liền ba câu lão cáo già! Sau đó còn ban một đạo chiếu phạt đại tướng đi tiếp viện tội chậm trễ, thực chất là muốn nói ngươi đi tiếp viện thì đi nhanh lên, ngay đến một công lao cũng không giành được, thế thì cần ngươi làm gì nữa?!
Tần Xuyên gây ra động tĩnh quá lớn, gần như cả nước đều biết tới chiến công của Lý gia, gì mà toàn gia xông pha tiền tuyến, phụ nữ già trẻ lớn bé để tang, không ban thưởng lớn thì đúng là phụ lòng trung thành của họ.
Cho nên sau khi chiến sự qua đi, đầu tháng Sáu, Tần Xuyên được ban thưởng nườm nượp, Lý gia chính thức được phong Hán vương, về cơ bản khác với tước “Vương” ban đầu, tước “Vương” ngày trước vốn dĩ không thể cha truyền con nối, nhưng bây giờ chí ít có thể giữ nguyên nội trong ba đời. Nhân tiện Hắc gia cũng được tước Quận công, Tần Xuyên lại thêm một “Công” nữa.
Điều này khiến Ngụy gia cũng trải qua cảnh tương tự với Lý gia chấn động, bụng nhủ lão già Lý Trấn Đạo đúng là có bản lĩnh, từ nước cờ ૮ɦếƭ mà cũng xoay vần thành ván cờ sống, nhận được nhiều hơn rất nhiều so với cái ngày Ngụy gia bọn họ triệt bỏ phiên hiệu năm xưa.
Giữa tháng Sáu, Lý Trấn Đạo đích thân dẫn con cháu và một số quan lại ở Tần Xuyên lên kinh nhận thưởng, cũng nói rõ sau này Lý gia sẽ ở lại kinh thành thường xuyên, một lần nữa động thái này đã chạm đến dây thần kinh nhạy cảm của triều đình.
Ba nhà Lý, Ngụy, Mạc là công thần khai quốc của Đại Chu, từ những ngày đầu khi Đại Chu kiến quốc, bọn họ vẫn luôn sống tại đất riêng của mình, dù có phủ đệ ở kinh thành nhưng con cháu không chuyển đến ở. Triều đình cũng từng giục mấy bận, nhưng cả ba nhà đều lấy lý do từ chối, thực chất là không nỡ rời bỏ địa bàn của mình. Nhưng đấy là cấm kỵ của nơi tập quyền trung ương, đồng thời cũng là tâm bệnh của Chu đế, ảnh hưởng từ những ngày đầu dựng nước còn chưa rõ ràng, nhưng theo thời gian trôi, mâu thuẫn ngày càng gay gắt, gần như sắp biến thành quốc gia có “nước trong nước”, uy hiếp hoàng quyền nặng nề. Trong thâm tâm của ba tộc trưởng đều biết, sớm muộn gì cũng phải động thủ, nhưng bọn họ vẫn đang tìm kiếm cơ hội có lợi nhất.
Xui xẻo là cơ hội này đã để Lý gia giật trước, Lý Trấn Đạo lợi dụng cơ hội phân ưu với hoàng đế, kéo cái dây thần kinh này.
Hẳn lúc này Tây Đô và Trường Ninh đều đang mắng mỏ đây.
Nhà họ Lý không để vào mắt chuyện này, dù sao thì khi kiếm lợi hay thọc gậy bánh xe, hai nhà kia chưa bao giờ nương tay, như nhau cả thôi.
Chuyện sắc phong được tiến hành vào cuối tháng Sáu, Lý Sở theo Lý Trấn Đạo vào cung, được Lý Trấn Đạo yêu cầu tạm thời ở lại kinh thành, phòng có thể trở về nội phủ nhậm chức bất cứ lúc nào.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc