Ngày Xưa Có Một Con Bò - Chương 05

Tác giả: Camilo Cruz

BÒCŨNG CÓ BA, BẢY LOẠI

Cuốn sách này đãhoàn toàn thay đổi cái nhìn của tôi đối với thế giới. Sau một thời gian dàinhìn lại những gì mình đã làm, tôi nhận thấy lẽ ra mình đã có thể đạt được nhiềuhơn nếu không sở hữu những con bò khiến tôi hài lòng với những mục tiêu nhỏnhoi trong cuộc sống. Mặc dù có nhiều khả năng, tôi lại phí phạm phần lớn đờimình vào những lý giải như “Bố mẹ đã không cung cấp tài chính và ủng hộ tôi đầyđủ, cho nên phải vất vả lắm tôi mới tốt nghiệp”. Khi ra nước ngoài, tôi lại trốnsau những con bò khác: “Thăng tiến ở xứ lạ quê người đâu phải chuyện dễ dàng”hay “ở đây họ không thích người nước ngoài”. Lúc nào tôi cũng cho mình là nạnnhân. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng tôi mới chính là người có thể thay đổi cuộc đờimình. Bài học quan trọng nhất mà tôi đã học được là không có trở ngại nào lớnhơn các giới hạn mình tự đặt ra cho bản thân.

- Lillan, Mexico City, Mexico

Ít lâu trướcđây, một người bạn lớn lên từ một nông trại ở Pennsylvania đã cho tôi một cái nhìn sinh động vàchính xác về việc vì sao một số người không nhận thức được những niềm tin tiêucực của mình.

Bạn tôi nói: “Ừ, Camilo này, sự thật là nhữngcon heo không hề biết rằng tụi nó hôi rình!” (Tôi cho rằng bò cũng thế.) Khôngcần phải giải thích thêm gì nữa.

Đôi khi, giữa nhữngbuổi thuyết giảng của tôi, có người tiến đến chỗ tôi, cười tươi rói và rất tự tin nói vớitôi: “Thưa tiến sĩ Cruz, tôi đã suy nghĩ về những điều ông vừa nói, và tôi nghĩrằng mình không hề có con bò nào cả”. Khi nào nghe những lời như vậy, tôi đềunghĩ đến câu nói buồn cười của bạn tôi, và tôi cho người ấy vài ý kiến để bảolà họ không vô ý bỏ qua điều chính yếu.

Đây chính là điềutôi muốn diễn giải trong chương này. Tôi muốn cho các bạn xem một số trong nhữngcon bò mà nhiều người thường có, vớihy vọng bạn nhận ra và tránh xa chúng. Hãy nhớ: không phải tôi chỉ cho các bạncác bạn thấy những con bò này để rồibạn bỏ chúng vào hành trang của mình đâu nhé! Tôi bảo đảm là bạn có rất nhiềubò kiểu này. Mục đích của tôi là làm cho bạn hiểu rằng có rất nhiều loại bò.

Con Bò Mang Tên“Tôi Có Sao Đâu”

  • Tôi có sao đâu. Thiếu gì người còn khôngđược như tôi.
  • Tôi ghét công việc tôi đang làm. Nhưngtôi không thể phàn nàn gì... Ít ra thì tôi còn có việc để làm.
  • Có thể tôi không phải là người hạnh phúcnhất trong hôn nhân... Nhưng ít ra thì chúng tôi cũng không gấu ó nhau suốtngày.
  • Có lẽ chúng tôi không giàu, nhưng chúngtôi luôn đủ ăn.
  • Tôi chỉ đậu sít sao, nhưng ít ra thìcũng không rớt. Có lẽ cũng nên thừa nhận rằng tôi không thông minh như nhữngngười khác.

Mối nguy hiểm lớnnhất của những con bò “Tôi có saođâu” là người ta nghĩ rằng họ KHÔNG SAO và hài lòng với cuộc sống mà không thấylý do gì phải cải thiện. Hãy nhớ lại sự thông thái trong lời nói của vị huấnluyện viên nọ. Kẻ thù của Vĩ đại là Tốt.

Việc tìm một lýdo để bào chữa cho sự tầm thường của mình đã khiến chúng ta chấp nhận nhữnghoàn cảnh và tình huống mà đúng ra khó lòng được chấp nhận.

Đối với Laura, mộtphụ nữ trong độ tuổi ba mươi, con bòcủa cô ấy là: “Mặc dù tôi thù ghét công việc của mình, tôi không bỏ được vàkhông dám liều bắt đầu lại từ đầu hoặc tìm việc gì đó tốt hơn.”

Nỗi sợ này giữcô ở lại với cái công việc tầm thường vốn đe dọa đến sức khoẻ tinh thần và cảmxúc của cô. Sau mười năm làm công việc đó, Laura cảm thấy chán ngấy với nó. “Ýnghĩ rằng phải tiếp tục làm công việc đó đến mãn đời khiến tôi khiếp hãi, nhưngtôi chẳng biết làm gì khác”.

“Khi nhận ra rằngnỗi sợ chính là con bò của mình,” Laura kể, “tôi tin hơn bao giờ hết rằng chínhcái công việc này đã trói buộc tôi vào một cuộc sống mà ở đó tôi không sao cóthể khám phá những chân trời mới. Tôi cần phải hành động ngay, nếu không tôi cónguy cơ bị kẹt vĩnh viễn vào công việc không có lối thoát này. Thật không dễquyết định. Tôi ảm thấy bất an, nhưng tôi vẫn quyết định xin nghỉ việc.”

“Bây giờ, tôi sốngkhỏe khoắn hơn hẳn,bình an hơn với chính mình, và tôi đã lấy lại sự tự tin. Những căng thẳng màtôi phải chịu đựng hầu như đã tan biến. Nhưng điều thú vị là tôi đã nhận ra rằngnỗi sợ của mình không có căn cứ. Tôi đã từng được đề nghị những công việc tốthơn, và đã thu xếp để nghỉ ngơi một thời gian, một điều mà trước đó tôi đãkhông dám làm vì sợ túi tiền không kham nổi.”

Câu chuyện củaLaura chỉ là một trong những ví dụ cho thấy rằng chỉ một con bò đơn lẻ cũng có thể làm nảy sinh một chuỗi những cảm xúc tiêucực có thể hủy hoại nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, cáihay là chỉ cần giết một con bò, cô ấyđã có thể mở ra không chỉ một cánh cửa.

Con Bò Mang Tên“Đâu Phải Tại Tôi”

  • Suy cho cùng, cũng vì tôi không được họcđại học nên tôi mới long đong như thế. Điều tệ hại là bố mẹ tôi đã không nhìnxa trông rộng nên đã không đầu tư cho việc học của tôi.
  • Tôi không thành công vì chồng/vợ tôi chảbao giờ ủng hộ bất cứ điều gì tôi làm.
  • Nếu mẹ tôi không ly hôn, có lẽ cuộc đờitôi không lao đao đến vậy.
  • Nền kinh tế trì trệ là nguyên nhân khiến công ty của tôikhông phát triển nổi. Giá như chính phủ có thể hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhiềuhơn.
  • Tôi chẳng bao giờ gặp được thầy giỏi. Chẳngbao giờ tôi cảm thấy mình được động viên đầy đủ hoặc được khuyến khích để làm bấtcứ điều gì trong đời.

Conbòngáng đường Louis là cái ý tưởng cho rằng anh ta cần sự ủng hộ vô điều kiện củagia đình để phát triển. “Tôi cảm thấy như mình đã dùng cả cuộc đời để làm vừalòng gia đình và bạn bè,” Louis kể. “Lần nào sắp tiến hành một công việc mới,tôi đều phải luôn sẵn sàng lắng nghe những lời chỉ trích, những lời tư vấn màtôi chẳng yêu cầu, và hằng hà sa số những lời khuyên về những gì nên làm. “Đừngngốc vậy chứ. Làm sao cậu có thể từ bỏ công việc như vậy để dấn thân vào một cuộcmạo hiểm mới. Đừng vô ơn như vậy chứ. Hãy nghĩ đến những người thất nghiệpngoài kia. Cậu biết gì về kinh doanh nào? Một công việc tẻ ngắt còn tốt chán sovới không có việc làm…”

“Tôi luôn muốn lậpmột công ty riêng, thế nhưng ngoài những lời chỉ trích kia, tôi lại còn luôn ởtrong một tình thế có thể trở thành trở ngại lớn nhất đối với tôi. Tôi có mộtcông việc cũng tạm được - con bò chínhyếu - mang lại sự ổn định, mức lương-cao-hơn-mức-trung-bình, và một ông sếp tốt. Nhưng khát vọngcủa tôi là quá cao mà công việc đó không thể nào đáp ứng cho tôi được.

“Công việc tàm tạm của tôi cũngchính là con bò lớn nhất, và tôi đã sẵnsàng vất bỏ nó. Tôi lấy hết can đảm và thành lập công ty riêng của mình. Tôi bỏngoài tai tất cả những lời chỉ trích nhắm vào tôi.”

“Giờ đây, sausáu tháng, mọi việc đã trở nên tốt đẹp hơn cả sự mong đợi, và khiến cho nhữngngười bạn đã từng ngăn cản tôi bắt tay vào cuộc phiêu lưu này nay quay sangkhuyên tôi nên tiếp tục. Tôi nghĩ rằng có một số điều mà bạn không bao giờ nhậnthấy nếu bạn không sẵn lòng thay đổi.”

Tôi cũng giốngnhư Louis; tôi đã có “một công việc tốt” trước khi gây dựng công ty riêng hơnmười lăm năm trước Bất cứ công việc nào tôi đã làm trước đó cũng đủ là lý do đểtôi không phải lao vào bất cứ cuộc phiêu lưu đầy hiểm nguy nào như việc khởi đầumột công ty riêng, đặc biệt trong lĩnh vực mà vào lúc đó chính tôi cũng khôngbiết rõ. Nhưng trước đó rất lâu, tôi đã hiểu rằng, cũng như con bò trong câu chuyện của chúng ta, một“công việc tốt” đôi khi có thể kiềm hãm chúng ta nếm trải những thành tựu lớn.

Annette, một giáo viên, cũng gặp con bò “đâu phải tại tôi”.

“Thông thường,khi một giáo viên làm những điều gì đó mới mẻ, hoặc muốn cải thiện bản thân,cái cỗ máy “miệng lằn lưỡi mối” bắt đầu khởi động. Bạn sẽ nghe những lời nhậnxét từ đồng nghiệp như ‘Bả tưởng bả là ai? Bả muốn lấy le với ai vậy?” Ngay cảkhi chỉ có hai người khởi động cỗ máy lời ra tiếng vào này cũng đã đủ làm cho bạnnản lòng không nhấc bước lên nổi. Bạn cũng sẽ xuôi theo chiều gió và tiếp tục vớiđường xưa lối cũ. Suốt một thời gian dài, tôi nói với mọi người là ở cái trườngđó chẳng thể đi đến đâu cả. Tôi trách các đồng nghiệp của mình vì tôi chẳng đạtđược gì cả. Rồi một ngày, tôi cảm thấy rất rầu rĩ, không phải vì thái độ của họ,mà vì chính tôi, vì tôi đã để người khác chi phối suy nghĩ và hành động củamình. Tôi tự bảo mình: “Annette,đừng biện minh nữa. Hãy hành động đi!”

Lý do lớn nhất đểtiêu diệt con bò “đâu phải tại tôi”là hầu hết những gì xảy ra cho bạn đều do chính bạn tạo ra, nếu bạn thật sựnghiêm túc với vấn đề đó và thành thật với chính mình. Không phải do bố mẹ bạn,hay sếp của bạn,hay nền kinh tế, hay bất cứ ai hoặc thứ gì khác. Chính bạn. Ngay cả những cảmxúc tiêu cực mà chúng ta có thể nếm trải - và thường đổ lỗi cho người khác đãgây ra những cảm xúc ấy - cũng do chính chúng ta tạo ra. Có lẽ, lời nói sau, đượccho là của EleanorRooservelt, thể hiện điều này rõ nhất: “Không ai có thể làm cho bạn cảmthấy mình thua kém mà không có sự đồng ý của bạn”.

Cũng giống như vậy,không thể trách rằng lời phê bình của bạn bè là nguyên nhân làm bạn thất bại,chỉ trừ khi bạn đồng ý cho lời phê bình của họ có giá trị cao hơn ý kiến hoặc hìnhảnh của chính mình. Trời mưa không thể là nguyên nhân làm hỏng kế hoạch của bạnhoặc làm bạn thấy khó chịu - như người ta thường nghĩ vậy - chỉ trừ khi bạn chorằng thời tiết là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn trong ngàyhôm đó. Vậy nên, như bạn thấy đấy, luôn luôn là lỗi của chúng ta.

Con Bò Mang Tên “Niềm Tin Sai Lầm”

  • Bốtôi nghiện R*ợ*u, có lẽ tôi sẽ giống ổng thôi.
  • Tôikhông muốn làm nhiều tiền, vì tiền nhiều chỉ tố làm hư thân.
  • Vìtôi không được đi học, có lẽ tôi chẳng làm nên trò trống gì.
  • Tôisẽ không bao giờ mở công ty riêng. Không tưởng tượng nổi những thứ nhức đầu mà sếp tôi phải gánh hàngngày.

Một lần nữa, những điều trên giống như những con bò nguy hiểm vì một lý do đơn giản:những niềm tin sai lầm là những tuyên bố sai sự thật nhưng vì một lý do nào đó,chúng lại được tin như thật.

Ngay sau sự thành công của bộ phim bom tấn Rocky, Sylvester Stallone được phỏng vấn vềmột cảnh độc trong phim. Trong cảnh đó, nhân vật Rocky kể: “Ông già tôi, vốn không phải là ngườisâu sắc, nói rằng vì tôi không có đầu óc, tôi nên làm việc tay chân.”

Stallone, người viết kịch bản, thú nhận rằng ông cũng thườngxuyên nghe những điều tương tự từ cha mình. Ông thường nghe những điều đó từlúc còn nhỏ và cuối cùng ông bắt đầu tin rằng mình chính là người không có đầuóc và chỉ nên làm việc chân tay. Niềm tin sai lầm này khiến ông không thể nhậnra năng lực thật sự của mình. Cuộc đời của ông bắt đầu thay đổi kể từ khi ôngkhông còn tin vào những điều như vậy nữa và bắt đầu tin vào bản thân.

Điều thú vị là suy nghĩ mới của ông được tiếp sức bằng ảnhhưởng từ người vợ tương lai của ông, bà Adrian. “Mẹ thường nói với tôi điều ngượclại. Mẹ nói vì tôi không to cao, tốt hơn tôi nên sử dụng đầu óc của mình nhiềuhơn,” bà kể.

Tin vào bản thân chính là khả năng nhận thấy thế mạnh vàtài năng của mình, để rồi xác nhận, thừa nhận và bắt đầu sử dụng những thế mạnhvà tài năng đó.

Niềm tin sai lầm có thể khiến chúng ta sống hoài cuộc đờitầm thường nếu không cố gắng vượt lên chính mình. Hiệu ứng của việc giải phóngbản thân ra khỏi những con bò nàycũng đủ để bạn nhìn thấy được một thế giới với những cơ hội mới mà bạn không ngờđến.

Con Bò Mang Tên “Thật Mà, Đây Đâu Phải Biện Bạch”

  • Tôimuốn tập thể dục nhiều hơn, nhưng gần nơi tôi ở chẳng có phòng tập nào.
  • Ướcgì tôi đạt được chỉ tiêu doanh số bán hàng, nhưng tôi nghĩ kế hoạch của công tychẳng thực tế tí nào. Chúng tôi nên mừng vì ít ra công ty cũng còn làm ăn lây lất.
  • Tôichưa muốn làm chuyện gì mới cho đến khi tôi sẵn sàng một trăm phần trăm.
  • Tôimuốn đọc thêm sách nhưng chẳng có thời gian.
  • Tôimuốn thử yêu lần nữa, nhưng chỉ khi nào mọi thứ khác trong cuộc sống được giảiquyết ổn thỏa đã.

Hãy nhớ rằng bất cứ khi nào bạn thốt ra câu nói “tôi muốn…nhưng…” thì bất cứthứ gì theo sau chữ nhưng đều có thể là những con bò.

Jonathan tự cho mình là người cầu toàn. Theo quan điểm của riêngtôi, sự cầu toàn là một trong những conbò tệ hại nhất. Một lần nữa, lý do chỉ đơn giản thế này: Đó chính là một con bò, nhưng được ngụy trang dưới lớp vỏ“chất lượng thỏa đáng”. Và khi đó, nó trông có vẻ như một đức tính chứ không thểlà một thói xấu.

“Nếu chuyện đó đáng làm, thì phải làm cho đến nơi đến chốn,còn không thì thà đừng làm. Tôi là vậy đó.”

Bạn đã nghe người nào nói như vậy chưa? Làm sao có thểkhông đồng ý được? Vì điều đó mang đầy tính trách nhiệm, sự tận tụy, và sự cốnghiến cao độ để đạt được cái tốt nhất. Vấn đề ở đây là đối với nhiều người trongchúng ta, nó trở thành một lời biện bạch như bất cứ một lời biện bạch nào khác.Nó làm chúng ta tê liệt vì chúng ta cảm thấy như thể mình chưa bao giờ hoàntoàn sẵn sàng.

Thật ra cách duy nhất để làm điều gì đó thật tốt là phảithực hành nhiều và nắm bắt mọi cơ hội để tiến hành việc đó ngay lập tức. Nóicách khác, lời phát biểu đúng nên là “nếu chuyện đó đáng làm, thì ta nên làm từbây giờ, dẫu không được tốt, nhưng ta nên làm cho đến lúc thành thục mới thôi.”Cho nên ta phải khởi động càng sớm càng tốt. Và tiến hành với khả năng sẵn có.

Sự cầu toàn của Jonathan nghe giống như sau: “Tôi yêu cầu mọi thứphải đạt chất lượng, đối với hàng hóa tôi mua, với dịch vụ tôi cần, với thái độvà sự thực hiện công việc của những người khác cũng vậy. Và tôi đặc biệt đòi hỏichính bản thân mình. Tôi luôn đòi hỏi mình đạt đến một tiêu chuẩn cao hơn nhữngngười khác.”

“Dĩ nhiên,” anh ta nói với tôi, “tôi mở rộng những đòi hỏinày sang cả vợ con mình. Đã có lúc tôi ép con trai làm bất cứ việc gì cũng phảithật hoàn hảo, đến nỗi tất cả những lời nhận xét của tôi đều là những lời la mắngvà chỉ trích. Tôi nhận thấy mình luôn luôn vạch ra những sai sót và khuyết điểm.Dần dần, mối quan hệ của chúng tôi trở nên xấu đi. Con trai tôi đã phải chịu áplực liên tục. Vô tình, tôi truyền cả con bò tệ hại này sang cho nó khiến nó bắtđầu phát cáu.”

“Cuối cùng tôi nhận ra rằng mình không cần đòi hỏi sự cầutoàn từ con cái vì muốn chúng hiểu được tầm quan trọng của sự tuyệt hảo. Và bạnbiết không? Giờ đây tôi không đòi hỏi hay chỉ trích nữa, con trai tôi bắt đầu tựmình hiểu rằng nó không bao giờ nên thỏa hiệp với sự tầm thường, và đó chính làbài học tôi muốn dạy con.”

Jim, giám đốc điều hành của một công ty y tế lớn, cũng tựnhận mình là người cầu toàn. Anh ta đã ngạc nhiên phát hiện ra rằng chính con bò - sự cầu toàn - đã hủy hoại sự nghiệpcủa mình. Với kiến thức căn bản trong kinh doanh, anh ta không hề giao những việcquan trọng cho ai hết, mà tự mình làm tất cả. Anh ta từng nói: “Nếu bạn muốn đượcviệc, hãy tự mình làm lấy”. Thậm chí ngay cả khi giao việc, anh ta cũng quản lývà kiểm soát chặt chẽ đối với mọi quyết định được đưa ra.

Anh ta mang trên mình một con bò khổng lồ của sự cầu toàn, và cảm thấy rất tự hào. Anh tanhìn nhận nó như huy hiệu của sức mạnh và sự tự lập. Nhân viên của anh ta lạinghĩ khác. Họ gán cho anh ta cái nhãn “ác ôn”, “có cách lãnh đạo kinh khủng,”và không thể gần gũi với người khác”, cũng vì sự thiếu tin tưởng vào khả năng củanhân viên. Vấn đề của anh ta cũng không xa lạ gì trong giới các nhà quản lý vàchủ doanh nghiệp. Con bò cầu toàn dầndà làm tê liệt bấtcứ một tập thể nào và cuối cùng hủy hoại toàn bộ doanh nghiệp.

Con Bò Mang Tên “Tôi Cảm Thấy Bất Lực”

  • Tôikhông giỏi những việc như vậy.
  • Tôinghĩ rằng không phải ai cũng có thể thành công.
  • Tôimập là do gene ditruyền rồi. Còn có thể làm gì được nữa.
  • Khómà bỏ được thói quen xấu từ hồi nhỏ đến giờ.
  • Cũngtại tôi hay mắc cỡ. Mà nhà tôi ai cũng vậy.

Hầu hết những hạn chế chúng ta có đều là do những ý tưởngphi lý về khả năng của chính mình.

Lần đầu tiên tôi xuất bản cuốn sách này bằng tiếng TâyBan Nha, tôi mang đến độc giả của tôi cơ hội chia sẻ với tôi những con bò mà họ đã xóa bỏ được nhờ đọc cuốnsách này. Tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện của Rodrigo, một anh bạn trẻ ởArgentina đã kể về chiến thắng của cá nhân mình. Có lẽ câu chuyện của anh cũngchẳng lấy gì làm to tát đối với những ai muốn từ bỏ một đam mê hoặc kết thúc mộtmối quan hệ tủi hổ, nhưng tôi nghĩ rằng đây là hiện tượng chung của nhiều ngườivẫn hay cho phép con bò “Tôi cảm thấy bất lực” chi phối cuộc đời họ.

Con bò của Rodrigocó tên “Tôi khiêu vũ dở tệ,” anh ấy viết. “Sau khi đọc cuốn sách củaông, tôi nhận ra khả năng khiêu vũ của mình sẽ không bao giờ khá hơn nếu cứ ngồiyên mà không làm gì khác. Tôi quyết định đăng ký một lớp học khiêu vũ. Tôi chọnhọc điệu salsa, mộtnhịp điệu hoàn toàn xa lạ với tôi. Lúc đầu, tôi nhảy thật chẳng giống ai. Mộtthời gian sau tôi mới có thể thả lỏng cơ thể, nhưng khi làm được vậy, cảm giácthật thoải mái. Bây giờ tôi tự nhận thấy mình khiêu vũ khá tốt.”

Đừng thừa nhận bất cứ hạn chế nào mà không tìm hiểu chúng.Có lần, trong khi đang nói chuyện với một nhóm sinh viên về đề tài này, và để kếtluận, tôi hỏi một sinh viên có phải anh ta là một cầu thủ ném phạt giỏi không.Cậu ấy trả lời không chút đắn đo: “Dạ không đâu, không phải em. Em không giỏimôn bóng rổ.”

“Em thử chưa?” tôi hỏi.

“Dạ chưa. Chưa bao giờ.”

“Vậy làm sao em biết được em không giỏi? Có khi em lại cónăng khiếu với nó nữa. Nhiều khi nó còn dễ hơn em tưởng nhiều.”

Và tất cả bọn họ hiểu ra vấn đề. Bạn không thể giả địnhlà bạn không giỏi thứ gì đó chỉ vì bạn chưa thử qua. Chúng ta chỉ có thể học hỏivà rút tỉa kinh nghiệm bằng hành động thực tế. Vậy nên nếu bạn muốn loại trừ con bò này, bạn phải hành động.

Khi tôi đang viết về phần này và liên tưởng đến Rodrigo cùng khả năngkhiêu vũ của anh ta, và về anh bạn trẻ không giỏi môn bóng rổ, tôi nhìn thấy mộtthành ngữ, hoàn toàn tình cờ, mà tôi nghĩ rằng nó là gốc rễ của những kỳ vọngthấp như vậy. Câu thành ngữ đó, mặc dù sống sượng, lại cho ta một cái nhìn thấuđáo về tính cách của những người không bao giờ sẵn sàng nắm bắt bất cứ cơ hộinào, mà chỉ để cho con bò “Tôi cảm thấybất lực” bịt mắt không cho mình nhìn thấy những năng lực thật sự của bản thân.Câu thành ngữ đó là: “Thà im lặng để họtưởng mình ngu còn hơn nói ra để họ biết mình ngu thật”.

Bi kịch ở đây, dĩ nhiên, là sự giả định ngầm rằng chúngta chẳng có tài cán gì, rằng có thử thì cũng chẳng được gì, và rằng nếu có làmthử thì cũng chỉ chuốc sự bẽ bàng vào thân. Đó cũng chính là thứ đã khiến Rodrigo bỏ qua nhiều cơ hộicho đến khi anh tự hỏi “Tại sao không thử xem?”

Con Bò Mang Tên“Triết Gia”

  • Vấn đề không phải thắng hay thua; mà làbạn đã thi đấu như thế nào.
  • Nếu Thượng Đế muốn tôi thành công, Ngườisẽ chỉ cách cho tôi. Vấn đề của tôi là kiên nhẫn đợi.
  • Thật không may là tôi không được sinh ratrong bọc điều.
  • Thành công không phải do bạn biết cáigì, mà là do bạn quen biết những ai, mà tôi thì chẳng quen ai cả.
  • Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét láđa.

Tôi gọi đây lànhững con bò “triết gia” vì chúngminh họa mức độ chúng ta sẽ đạt tới trong quá trình tìm kiếm những diễn giải đầyvẻ uyên thâm để bảo đảm cho những lời biện bạch của bạn không mang vẻ… biện bạch.

Tôi có một ngườiquen thường hay nói những câu cửa miệng như “Vấn đề không phải bạn biết cái gì,mà là bạn quen biết những ai” để giải thích vì sao trong sự nghiệp, anh ta cứgiậm chân tại chỗ hoài. Không phải vì anh ta không học thêm để bắt kịp xu thếphát triển, cũng không phải vì anh ta không bao giờ tự giác làm bất cứ thứ gì ngoàiphạm vi công việc được giao. Đối với anh ta, không được thăng tiến là bởi vìanh ta không phải con ông cháu cha trong công ty.”

Đối với Carla, con bò của cô ấy là “Vấn đề không phảithắng hay thua, mà là bạn đã thi đấu như thế nào”, vốn không có vẻ gì là mộtcách sống tồi. Nếu bạn không xem xét conbò này kỹ lưỡng, bạn sẽ chỉ nhìn thấy ở nó những phẩm chất cao quý. Tuynhiên, hãy thử phân tích các hậu quả của việc sở hữu con bò này.

Làm sao bạn cóthẻ chơi hết sức mình nếu bạn cho rằng thắng hay thua cũng chỉ như nhau? Tôi phảinói rằng trong nhiều buổi hội thảo của tôi, nhiều khán thính giả tỏ ra rất khóchịu với đề tài này. Đối với một số người, cái châm ngôn này đã ăn sâu vào tiềmthức của họ đến nỗi họ tỏ ra khó chịu vì tôi đã quá xem trọng chuyện thắngthua. Thậm chí một số người còn cho rằng chuyện thắng thua đã bị thổi phồng.

Tôi không có ý tỏra giáo điều với các bạn về vấn đề này. Điều quan tâm duy nhất của tôi là chúngta tìm hiểu xem liệu khưkhư với những suy nghĩ như vậy là có lợi hay có hại.

Trong một buổi hộithảo đặc biệt, tôi nhớ đã từng hỏi các thính giả lúc đó: “Nếu chuyện thắng thuathực sự không quan trọng với bạn, thì có bao nhiêu người trong số các bạn ở đâykhông thấy buồn vì mình thua thiệt trong cuộc sống?”

Không có mộtcánh tay nào giơ lên.

Bạn thấy đó, nếunhững mất mát của bạn chỉ là thua một ván cờ, thì có lẽ cũng chẳng đáng bậntâm. Nhưng chúng ta không dễ dàng chấp nhận viễn cảnh thất bại khi mục tiêu, mơước và hạnh phúc của mình đang bị đe dọa.

Vấn đề lớn nhấtcủa lối suy nghĩ này là một khi bạn bằng lòng với nó trong bất cứ lĩnh vực nàocủa cuộc sống, bạn cũng sẽ chấp nhận chúng như những nguyên tắc hướng đạo trongnhững lĩnh vực khác.

Ngoài ra, trướckhi bạn quá nhanh nhảu quyếtđịnh chấp nhận một chỉ dẫn mới mẻ nào đó, hãy cân nhắc nguồn gốc của nó. Hãynghĩ xem ai đã thốt ra câu nói như vậy? Tôi nghĩ người nói điều đó với bạnkhông phải người đã chiến thắng.

Thật sự mà nói, con bò này là tượng đài siêu lớn tượngtrưng cho sự tầm thường.

Mặc dù không cốý, Carla lại trởthành nạn nhân của lối suy nghĩ xoa dịu nỗi đau khi nghĩ đến thắng lợi đạt đượcchính là ở chỗ bạn đã làm hết sức mình.

“Ý tưởng phi lýnày đã cản trở khả năng và ý chí chiến đấu của tôi,” cô ấy nhớ lại. May thay,cô ấy đã có thể xua đuổi con bò đóđi. Bây giờ, nếu chưa đạt được kết quả mong muốn, cô ấy sẽ tìm chỗ sai, thay đổichiến thuật, tìm sự hỗ trợ, và thử lại lần nữa. Chiến thuật mới của cô ấy làlàm bất cứ thứ gì có thẻ cho đến khi đạt được nhiều mục tiêu, tất nhiên là nằmtrong khuôn khổ quy tắc và các giá trị đã đề ra. Hoan hô!

Con Bò Mang Tên“Tự Huyễn Hoặc Mình”

  • Tôi bỏ thuốc lúc nào mà chẳng được. Chỉlà tôi chưa quyết định bỏ đó thôi.
  • Tôi không phải là người để nước đến chânmới nhảy; chỉ là vì khi có áp lực tôi làm việc mới có hiệu quả.
  • Tôi chẳng ngại vì mình quá béo. Vả lạitôi có nhiều cái khác để người ta yêu.
  • Không phải tôi hay chửi mắng con cái. Chẳngqua thương thì cho roi cho vọt thôi.
  • Đâu phải tôi khoái nhậu. Anh đã nghe ngườita nói đến việc ăn nhậu để duy trì mối quan hệ xã hội chưa?

Bạn thấy có mộtmẫu số chung trong tất cả những phát biểu này chứ? Tất cả chúng đều ru ngủchúng ta để chúng ta tin rằng mình thật sự chẳng có vấn đề gì cần phải thay đổi,có chăng thì cũng chỉ là chuyện nhỏ, hoặc chuyện ngoài tầm tay. Thường chúng tađưa ra những lời biện bạch này khi không muốn loại bỏ một thói quen xấu, chẳnghạn như tính hay trì hoãn, nghiện thuốc, nhậu nhẹt hoặc tính háu ăn.

Trước đây, tôi từngnhận được một email của Cathy,một phụ nữ trẻ, kể với tôi cách cô ấy chiến thắng tình trạng béo phì của mình.Để tránh phải giải quyết vấn đề tăng cân, cô ấy bịa ra cả một bầy bò để khỏi cảmthấy xấu hổ về chuyện mập ù của mình. “Mình đâu có mập, chỉ hơi mũm mĩm một chút”, “Đó làdo di truyền mà”, “Chỉ tại mình to xương”, “Có phải lỗi của mình đâu, trong giađình mình ai chẳng to con?”.

Bất hạnh thay,không có lời lẽ nào trong số này là thỏa đáng, và cô vẫn cảm thấy khổ sở. Cathy hiểu rằng khi nàocòn có người nào hoặc thứ gì đó để cô đổ lỗi cho vấn đề béo phì của mình, cô sẽkhông bao giờ có thể giảm cân và lấy lại sự tự tin với vóc dáng thon gọn được.Cuối cùng, cô quyết định hành động.

“Tôi quyết địnhloại bỏ vĩnh viễn những con bò đó;tôi đi bơi và tập aerobicsdưới nước. Tôi ăn uống điều độ hơn, và tôi tin rằng mình sẽ thành công.Tôi cảm thấy khỏe hơn về mặt thể chất và tin sẽ sớm đạt được vóc dáng mình mongmuốn”.

Tuyệt vời! Hãynhớ rằng tất cả những con bò mà tôiđã nêu ra đều có một điểm chung, đó là chúng trói buộc bạn vào một cuộc sống tầmthường. Việc thủ tiêu những con bò bằngvới sự loại bỏ tất cả những câu nói đó ra khỏi vốn từ ngữ của bản thân, và điềunày trong tầm tay bạn. Đây là lựa chọn của chính bạn. 

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc