Hôn Nhân Giấy - Chương 32

Tác giả: Diệp Tuyên

Tiểu Ảnh gặp lại Trần Diệp trong trận mưa tuyết đầu tiên.
Trong siêu thị ấm cúng, Tiểu Ảnh đang nhăm nhăm kiếm đồ ăn vặt, bỗng nghe thấy một giọng nói quen thuộc vang lên bên cạnh:
- Tiểu Ảnh, em vẫn thích ăn mấy đồ ngâm đầy chất bảo quản này à?
Tiểu Ảnh ngẩng đầu lên, thấy Trần Diệp tay xách một giỏ đồ đứng đằng sau lưng cô. Ngay lập tức, cô cúi đầu xuống nhìn giỏ đồ trên tay anh, chỉ có dầu gội đầu, sữa tắm và một chiếc khăn mặt. Chẳng hiểu sao, Tiểu Ảnh lại hồi tưởng đến buổi chiều của nhiều năm trước, dưới ánh nắng ấm áp, cậu sinh viên tay bưng chậu rửa mặt, trong đ nào là dầu gội đu, sữa tắm với khăn mặt, đứng trước mặt cô với bộ dạng tội nghiệp. Tiểu Ảnh nhếch mép cười, Trần Diệp cũng vô thức cười theo:
- Em cười gì?
- Em nhớ lại lúc mới gặp anh, anh nhớ nhầm ngày nhà tắm mở cửa, cũng bê ngần này thứ trước cửa nhà tắm nữ. – Tiểu Ảnh cười khúc khích. – Ngần ấy năm trôi qua rồi mà em vẫn không quên được cảnh tượng đó.
Nghe thấy câu ấy, Trần Diệp bỗng lặng người, đứng đực cạnh Tiểu Ảnh, nhìn cô đang mỉm cười quay lưng lúi húi nhặt lấy túi kẹo bảy màu đang chọn suốt nãy giờ. Trông cái túi màu đỏ quen thuộc, tim Trần Diệp bỗng đập thình thịch, dường như không thể ngăn nổi dòng chảy ký ức năm năm trước. Lần đầu gặp nhau, anh tập đàn trong phòng, còn cô ngồi kế bên, nhấm nháp từng viên kẹo đủ màu sắc.
Sau đó, họ yêu nhau, cô vẫn rất thích ăn kẹo màu. Cô vừa ăn vừa nhét đủ thứ kẹo, với đủ loại màu mè, vào miệng anh mà nói: “Màu tím ngon nhất, vị nho đấy; màu đỏ vị dâu tây cũng được, em ghét màu xanh lắm, cứ đăng đắng thế nào…” Anh đã giấu cô là từ sau khi ra nước ngoài, không ít lần anh mơ thấy cô đang ăn những viên kẹo bảy màu.
Giờ đây, họ là những người lạ với nhau, nhưng cô vẫn không bỏ được sở thích ăn kẹo. Trần Diệp hơi run rẩy, hơi trầm ngâm. Lựa xong kẹo, Tiểu Ảnh ngoái lại, trông thấy Trần Diệp như thế liền cười:
- Em cứ tưởng anh quay về Áo rồi.
- Hơn một tháng nay anh đi lưu diễn. – Trần Diệp đón lấy chiếc xe đẩy trong tay Tiểu Ảnh, đặt giỏ đồ của mình vào rồi đẩy cùng. Tiểu Ảnh không tỏ thái độ phản đối, vẫn dạo bước đi bên anh.
- Khi nào anh đi về? – Tiểu Ảnh quay sang hỏi.
Trần Diệp cười:
- Sao lại hỏi là “đi về”? Nhà anh ở đây còn về đâu
- À ừ nhỉ! – Tiểu Ảnh giật mình. – Thế khi nào anh lại qua nước ngoài.
Trần Diệp vô cảm nhìn cô:
- Em muốn anh đi lắm à?
- Em tưởng anh phải học hai bằng thạc sỹ, chẳng nhẽ không định lên lớp à? –Tiểu Ảnh thắc mắc. – Nói chung cũng phải có công có việc đàng hoàng mà làm chứ.
- Thế trong mắt em bây giờ anh không đàng hoàng à? –Trần Diệp càng chẳng biết nói sao. Anh thở dài, cuối cùng thẳng thắn nói: Anh sẽ nói cho em một tin không mấy vui, cô giáo Cố à, trường mình đã mời anh về làm giáo viên rồi, về sau chúng mình sẽ gặp nhau thường xuyên đấy, cho dù em có đồng ý hay không?
- Hả? – Tiểu Ảnh thốt lên. – Mời về á?
- Ừ! - Anh gật đầu. – Khoa nhạc còn cho anh một căn nhà trong khu tập thể giáo viên trường, anh muốn ở một thời gian rồi mới đi.
- Ở một thời gian? –Tiểu Ảnh càng ngạc nhiên hơn. – Anh tính về nước thật à?
- Cũng không hẳn! – Trần Diệp mỉm cười. – Còn một năm nữa mới tốt nghiệp, anh vẫn chưa quyết định có về nước hay không?
- Thật ra, người như anh cho dù về học viện âm nhạc Trung ương thì cũng chắc gì theo được nghề giáo viên? Anh về làm gì? –Tiểu Ảnh nhìn anh. – Đừng phí phạm, không phải em muốn anh đi, mà là thấy nếu anh về thì sẽ bị mai một.
- Cám ơn lời khen! – Trần Diệp cười bình thản. – Thật ra anh cũng đã tính rồi, học sinh như anh ra nước ngoài ba năm, tay nghề tiến bộ cũng nhiều, cũng thi vào trường top đầu, cũng coi như là đạt thành quả ưu tú. Thế nhưng, từ “ưu tú” tới “kiệt xuất”, từ “kiệt xuất” tới “bậc thầy” cũng còn xa lắm. lại, người biết chơi đàn chẳng thiếu, nhưng những người nghĩ được như anh thì quá ít, chỉ là đỉnh của kim tự tháp mà thôi.
Nghe xong, Tiểu Ảnh im lặng vài giây. Một lúc sau mới khẽ nói:
- Lần trước, Hứa Tân nói ưu điểm của em là biết bản thân mình muốn gì. – Tiểu Ảnh nhìn Trần Diệp, mỉm cười. – Thật ra, em cũng giống anh, về bản chất, đều là những người sống rất thực tế, tuy đầu óc cũng có những suy nghĩ lý tưởng, nhưng con người thì lại sống trong thực tế. Những người như chúng ta vì quá thực tế nên nhiều lúc không thể không cân đong đo đếm, suy đi tính lại, Trần Diệp này, thật ra những người sống thật với bản thân lại thường hạnh phúc. Anh cứ làm những gì anh thích, cho dù gặp phải khó khăn, bế tắc nhất thời, thậm chí trong một thời gian dài không tìm thấy lối đi, thì cũng đừng sống chỉ cho cái thân xác không ૮ɦếƭ mà phải sống cho vui, để khi bước chân khỏi thế gian này cũng cảm thấy thỏa mãn hạnh phúc, không còn gì nuối tiếc cả.
Cô ngập ngừng một lúc:
- Em hy vọng anh sẽ vui vẻ, không nuối tiếc.
Lúc đó, thời gian như ngừng trôi.
Trần Diệp nhìn Tiểu Ảnh với chút kinh ngạc, dường như chưa bao giờ anh nghĩ cô sẽ nói thế này.
Lúc còn yêu nhau, cô là một cô nhóc ngây thơ, thích vừa ăn kẹo vừa nghe anh đánh đàn, ánh mắt ngập tràn hạnh phúc và ngưỡng mộ. Lần họ gặp lại nhau, cô ngồi trong đám đông lạnh lùng điềm tĩnh lắng nghe; giây phút gặp gỡ ngắn ngủi, cô chỉ buông lại câu: “Lâu lắm không gặp”. Lúc anh ngồi nghe giảng, cô là một người giáo viên điềm tĩnh, mẫn tiệp… Cô thay đổi rồi, mà dường như không phải thay đổi, cô có còn là cô không?
Giữa không gian siêu thị rộng mênh mang, Trần Diệp vẫn không dám nói: anh quay về là để tìm cô.
Thế nhưng giờ anh đã rõ, muộn rồi, muộn lắm rồi – muộn ngay từ ngày anh rời bỏ cô đi. hiểu cô, anh biết những người con gái như cô sẽ không cần theo đuôi ai, cũng chẳng cần dựa dẫm vào ai. Những ngày tháng ấm áp, bình lặng, vụn nhặt, giản đơn… anh không thể cho cô.
Anh nghĩ, cô cũng đã sớm nhìn thấy những nỗi bất lực trong mắt anh. Anh xa quê hương tròn ba năm, sao bỗng quay về như không thế này?
Ban nhạc đẳng cấp thế giới, lưu diễn suốt ngày, được tung hô giữa hoa tơi và bóng bay… cuộc sống có gì mà ấm áp, thế nhưng đây lại là cuộc sống anh muốn. Thành hay bại cũng vậy, anh đều không quay về.
Tóm lại, giữa họ bây giờ như chim với cá, càng lúc càng xa cách.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc