Già Quá Sớm, Khôn Quá Muộn - Chương 22

Tác giả: Gordon Livingston

Dường như quá hiển nhiên để đề cập và gán cho sự giao tiếp thân mật liên quan đến sự khuyên bảo và những lời chỉ dẫn. Đôi khi, tôi hỏi các bậc cha mẹ về những đứa trẻ để theo dõi số phần trăm về sự giao tiếp của chúng bao gồm cả sự phê phán hay định hướng (cái sau là một biến thiên của cái trước). Tôi đã quen nghe con số này lên đến khoảng 80 hay 90 phần trăm. Đôi khi, không có gì đáng ngạc nhiên khi sự giao tiếp giữa chính các bậc cha mẹ cũng đạt được cùng một con số. 

Làm thế nào để phản ứng đúng đắn khi người khác bảo ta phải làm gì? Hầu hết mọi người thường phản ứng lại sự chỉ dẫn đó bằng sự ương ngạnh. Dù sự phản ứng của chúng ta có vẻ hiếu chiến (Còn lâu tôi mới làm!) hay mang tính chất thụ động (Tôi quên rồi!) kết quả là ai nấy đều tức điên người. Chúng ta không phải là những người dễ bảo. Hầu hết mọi người trong chúng ta đều là con cháu của những dân tộc đã từng trải qua những cuộc hành trình đầy hiểm nguy để theo đuổi tự do và sự tự quyết và sẵn lòng hy sinh rất nhiều thứ nhằm bảo vệ những lý tưởng đó. Chúng ta là những người đã được lập chương trình từ trong huyết thống để đòi quyền tự quyết! 

Tuy nhhiên, chúng ta vẫn đang cố dạy dỗ người khác là họ phải làm gì. Khao khát của chúng ta là kiểm soát người khác và tin rằng chúng ta biết phải làm mọi việc thế nào và mọi người phản ứng ra sao khi họ bị ra lệnh. Điều này lại càng đúng với các bậc làm cha mẹ. Thậm chí trong xã hội coi trẻ em là trung tâm như chúng ta (có người gọi đó là «xã hội bị trẻ em ám ảnh»), chúng ta vẫn nghĩ chúng ta biết rõ hơn ai hết làm thế nào để «hướng dẫn con cái chúng ta để chúng có thể đạt được mức trên trung bình về mọi thứ với tư cách là sinh viên, vận động viên...», và điều này đầy rẫy trên các báo chí Mỹ. 

Tôi thường yêu cầu những người đang có xung đột với những người xung quanh rút lui hay giảm bớt sự phê phán để xem liệu điều đó có cải thiện được môi trường hay không. Thật đáng ngạc nhiên là câu hỏi này có vẻ là quá cấp tiến so với quan niệm của họ. Họ thường nghĩ: «Nếu tôi từ bỏ việc phê bình và hướng dẫn những người xung quanh thì mọi sự sẽ hỗn loạn lên ngay! Công việc hàng ngày sẽ chẳng có ai làm, bát đĩa sẽ chất đống lên, phòng chẳng có ai dọn đẹp, nhà sẽ đổ, công việc sẽ bị thờ ơ, học hành ở trường sẽ bê bết, sau đó sẽ là lạm dụng thuốc, hoang thai, và một cuộc sống đầy tội lỗi. Tôi không thể để cho những điều kinh khủng như vậy xảy ra được!» Điều này thật là kinh khủng, ý tưởng cho rằng bất cứ một sự thư giãn nào trong tiêu chuẩn sẽ là bước khởi đầu cho sự thất bại, xuống cấp, và sự sụp đổ của nền văn minh mà chúng ta đã biết. 

Quan điểm nói chung là bi quan này về bản chất tự nhiên của con người chứng tỏ rất nhiều điều về những gì bạn đã phải trải qua trong thời thơ ấu. Chẳng hạn «những cặp vợ chồng kinh khủng» có những giây phút đáng sợ nhất khi nhớ lại sự căng thẳng nội tâm trong thời thơ ấu lúc họ buộc phải trả lời «không» với sự áp đặt của bố mẹ. Những nỗi đau lòng gắn với thời vị thành niên khi họ học làm người lớn mà lại vấp phải áp lực không tránh khỏi của bố mẹ để đòi quyền tự quyết. Đây là phản ứng thông thường với những ai đã từng bị bố mẹ lắc đầu không tán thành mỗi khi họ muốn thảo luận về những vấn đề quan trọng của mình. Và giống như hầu hết những điều mà ta mơ ước trong cuộc sống, những ao ước của chúng ta nói chung được hiện thực hoá. 

Có một cách nhìn khác về những xung đột nổ ra giữa cha mẹ và con cái thì đây là những cuộc ᴆụng độ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực dựa trên kết luận rằng nhiệm vụ hàng đầu của việc làm cha mẹ là tạo ra tính cách và hành vi của con cái thông qua những hướng dẫn không ngừng nghỉ được làm cho có trọng lượng hơn qua những qui định và sự trừng phạt. Trong khi cách tiếp cận này đôi khi có hiệu quả, thường thì nó sản sinh ra những đứa trẻ trái ngược với lòng mong mỏi của cha mẹ. 

Sự phản kháng thụ động là sự trốn chạy cuối cùng của việc không có quyền lực. Những người công nhân trong đây chuyền lắp ráp không thể nào làm chậm lại được. Trẻ em, những người bị sự hạn chế về kích thước cơ thể và khả năng về tâm sinh lý và kinh nghiệm cũng ở trong thế yếu khi bị so sánh với bố mẹ, chỉ có thể bày tỏ sự bất hạnh của mình bằng cách không làm cái mà người ta sai họ. Công việc ở trường tồi tệ, quên làm những công việc vặt hàng ngày, sự chậm trễ kinh khủng, xu hướng muốn lờ những lời chỉ dẫn đi- đó là những ví dụ thông thường nhất về những hành vi phản kháng thụ động khiến cha mẹ phát điên. Sự đáp lại thông thường nhất của cha mẹ là cứ khăng khăng giảng giải, hướng dẫn, và trừng phạt trong một nỗ lực tuyệt vọng muốn «khiến cho lũ trẻ lắng nghe» mình. 

Tôi thường hỏi mọi người liệu rằng họ có thực sự nghĩ rằng việc thiếu hiểu biết về trẻ em cũng là một phần của vấn đề hay không. Họ có tin rằng những bài học càng được lặp lại nhiều thì càng có tính thuyết phục hay không? Hay liệu rằng vấn đề nằm trong bản chất lặp đi lặp lại và đáng phê phán của mối quan hệ? 

Không có gì đáng ngạc nhiên, những ai có thói quen muốn kiểm soát hành vi và tính cách của con cái thì cũng có vấn đề với chồng hoặc vợ họ. Không khí hôn nhân của họ có đặc điểm tiêu biểu bởi những cuộc tranh giành quyền lực, cãi nhau về những việc không quan trọng và cả hai đều có cảm giác là không ai thèm nghe ai. Một lần nữa, tôi yêu cầu mọi người tưởng tượng một tình huống trong đó sự phê bình và hướng dẫn cùng được đưa ra đồng thời. Những người đã quen với việc đưa ra cho người bạn đời của mình một lô nhiệm vụ thường thấy khó có thể thay đổi được, họ thường nói: «Anh ta/ cô ta quên hết cả rồi!» 

Những người hay phán xét người khác nói họ thường lớn lên trong những gia đình có thói quen này. Họ thấy khó thích ứng với việc làm quen và thực hiện một lối giao tiếp khác với mọi người. Làm như vậy tức là chúng ta đang yêu cầu họ thay đổi những thói quen đã có từ lâu. Những nỗ lực thật sự và rất nhiều thiện chí tỏ ra rất cần thiết trong trường hợp này. Thiện chí thường khó có được trong những mối quan hệ đã từ lâu được xây dựng trên sự thù địch và không tán thành lẫn nhau. Dễ hơn nếu chúng ta tiếp tục một điều mà chúng ta đã quen làm, thậm chí khi nó đã được chứng minh là chẳng có tác dụng gì. 

Ý tưởng về việc chúng ta có thể sống mà không có sự phê bình và hướng dẫn mọi người xung quanh mình là một ảo tưởng đối với nhiều người. Nếu người ta có thể thuyết phục một người nào đó không làm điều này, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn thì kết quả là nó trở thành một thói quen khác. Niềm tin vào kỷ luật có nguồn gốc từ khái niệm của Đạo Thiên Chúa về Tội Tổ tông đã khiến cho tất cả chúng ta khi sinh ra đã có sẵn một vết nhơ trong tâm hồn mà chúng ta phải rửa sạch với sự giúp đỡ của cha mẹ hoặc nhà thờ. Chúng ta cần phải được cứu giúp để không làm những điều tự phát. Lý do tại sao mọi người dễ dàng thoả hiệp với những người có quyền lực đó là vì nỗi sợ «Giá của tội lỗi là cái ૮ɦếƭ». Đây là lý do tại sao những niềm tin sâu xa và mạnh mẽ nhất đều được dạy dỗ khi người ta còn thơ bé. Vấn đề không chỉ là bạn thành công hay thất bại mà là tâm hồn vô đạo đức của người ta. 

Dù chúng ta có sùng đạo hay không, tất cả chúng ta đều bị một ảo tưởng này hay ảo tưởng kia nắm bắt ở một mức độ nào đó rằng trẻ em là những tờ giấy trắng mà cha mẹ là người có quyền in lên đó những luật lệ qui định của mình. Đó là công việc của chúng ta để dạy lũ trẻ mọi điều mà chúng cần để có thể thành công khi đối mặt với sự hứng khởi bất chợt từ bên trong hay những ảnh hưởng từ bên ngoài đang đe doạ huỷ diệt những điều tốt đẹp của chúng. Nhiều bậc phụ huynh sợ rằng họ sẽ không đáp ứng nổi nhiệm vụ, họ sẽ thất bại và con cái họ sẽ lầm lạc. Rất thường xuyên khi chúng ta nỗ lực để trở thành những giáo viên giỏi, chúng ta đã truyền tất cả những nỗi lo lắng, sự không chắc chắn và sợ hãi thất bại cho con cái chúng ta. 

Mục tiêu chủ yếu của việc làm cha mẹ, bên cạnh việc giữ an toàn và yêu thương chúng, là truyền cho chúng một cảm giác hy vọng rằng trong thế giới bất ổn này, người ta vẫn có thể có hạnh phúc. Tất nhiên là chúng ta làm điều này qua những ví dụ mà chúng ta nói với chúng. Nếu chúng ta có thể bộc lộ những phẩm chất cá nhân của chúng ta về sự cam kết, lòng quyết tâm, và sự lạc quan thì rồi chúng ta đã làm xong công việc của mình và có thể đem những cuốn sách về lời khuyên giành cho cha mẹ để làm nhiên liệu đốt lò hay thảm chùi chân được rồi. Cái chúng ta không thể làm được là mong đợi rằng con cái chúng ta, những đứa trẻ bị phê phán luôn miệng, bắt nạt, và thuyết giáo lại nghĩ về bản thân một cách tốt đẹp và tin tưởng vào tương lai.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc