Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế - Chương 43

Tác giả: Nhiều Tác Giả

MỌI VIỆC CẦN BẢO HIỂM, LẤY MƯỜI THẮNG MỘT
Chẳng bao lâu đã tới hạ tuần tháng 10. Căn cứ vào thực lực của mình, Đình Nhi có thể tham chiến được rồi.
Trước khi thi, tôi đưa chau đi xem phòng thi. Thí sinh tham gia kỳ thi này lên tới năm sáu ngàn người, ngồi đầy Hội trường lớn Trường Đại học Tứ xuyên. Đại đa số đều đã tốt nghiệp chính quy hoặc tuổi đã lớn, Đình Nhi dường như là người ít tuổi nhất trong số đó, nên rất được chú ý. Bên cạnh chúng tôi là một nghiên cứu sinh Trường Đại học Tứ Xuyên, mày râu nhẵn nhụi, có vẻ lão luyện. Anh ta phát hiện Đình Nhi là lớp “hậu sinh”, tò mò nói chuyện với cháu một lúc, rồi quay sang hỏi tôi: “Con gai bác bé thế này đi ra nước ngoài, bác có yên tâm không?” Tôi vừa cười vừa gật đầu: “Em cũng cố gắng được, cần phải thích ứng mà!”
Ngày đi thi, mẹ cùng với Đình Nhi đến Trung tâm thi TOEFL, cốt tránh cho cháu gặp sự cố trên đường để đến nới thi được thuận lợi. Gia đình chúng tôi có thói quen các việc quan trọng đều phải có thêm “bảo hiểm”.
Nhưng hôm thi kết thúc, tin tức Đình Nhi mang về không được tốt lắm. Cháu ấm ức bĩu môi nói: “Xúi quẩy quá. Trình tự kỳ thi này khác xa với kỳ thi thử. Báo hại con, mấy đề mở đầu làm không tốt. Lúc làm phần thứ hai, tư tưởng chuẩn bị một chút cũng không có”.
Nhiều năm nay, sau khi thi xong một môn Đình Nhi vẫn hay phàn nàn, mình làm không tốt, đề này làm không lý tưởng, đề kia có thể làm sai. Chúng tôi đều hiểu, đây là biểu hiện làm việc gì cũng muốn hoàn mỹ của Đình Nhi. Phần lớn các trường hợp trên khi đã có kết quả vẫn luôn đạt tốt. Vì thế lần này chúng tôi cũng quen với lối nói đó.
Nhưng chúng tôi cũng không dám chủ quan. Lần này vốn là một cuộc thi quan trọng, thi không tốt thì toàn bộ kế hoạch sẽ bị phá sản. Chúng tôi thà tin rằng, kỳ thi TOEFL này không tốt chứ không thể lạc quan mù quáng, xây dựng kế hoạch trên cát.
Thành tích của kỳ thi TOEFL lần này sớm nhất cũng phải đến tháng 12 mới có thể thông qua điện thoại vượt đại dương gửi đến. Lần thi TOEFL tiếp theo là sau hơn hai tháng nhưng thời hạn ghi tên chỉ sau 4 ngày nữa. Nếu thật sự lần này thi không tốt thì phải quyết định ngay có cần phải thi một lần nữa hay không.
- Con định thế nào? – tôi hỏi.
- Tháng Giêng thi lại lần nữa đi, ba ạ! – Đình Nhi do dự trả lời.
Tôi biết cháu do dự là vì sao rồi, phí ghi tên thi TOEFL mỗi lần là 665 nhân dân tệ. Đình Nhi là người con ngoan, cháu muốn thi lại lần nữa nhưng lại không muốn ba mẹ vì mình mà tốn tiền vào những việc không cần thiết.
- Được, ba sẽ đi ghi tên dự thi cho con. – Tôi cười đồng ý. Dù cho mẹ nói rằng không cần thiết nhưng vẫn ủng hộ Đình Nhi, chuẩn bị kĩ “lấy mười thắng một”.
Những ngày chờ đợi thành tích thi TOEFL, Lưu Diệc Đình đã phải trải qua hai tháng rất bận rộn, gian khổ nhất từ trước tới nay. Mỗi ngày sau khi hoàn thành tất cả nhiệm vụ bắt buộc của nhà trường, những giây phút ngắn ngủi còn lại giữa giờ học, sau khi ăn cơm, đêm khuya sau hiệu lệnh đi ngủ… Tất cả đều tập trung cho việc xin du học.
Rất nhiều loại biểu mẫu, từng bài Essay (làm văn, tùy 乃út). Bài này cần 5.000 chữ, bài kia cần 300 chữ, các loại yêu cầu thay đổi bất thường. Từng câu từng chữ đều suy đi nghĩ lại, cân nhắc đạt đến chuẩn mực mới thôi. Ví như: “Giá thử bạn viết một tự truyện dài 300 trang, xin giao nộp trang 277”; “Giá thử bạn làm một nhân viên tuyển sinh cần đòi hỏi một vấn đề gì đó, bạn hỏi vấn đề gì? Tự trả lời, số chữ không hạn chế”; “Bạn đối với triển vọng cuộc sống năm thứ nhất đại học. Làm thế nào để nhà trường biết đến sự tồn tại của bạn?”; “Thảo luận về một vấn đề, một địa phương, trong nước và nước ngoài mà theo bạn là quan trọng và đáng quan tâm…”
Nhà trường hi vọng thông qua việc nêu lên rất nhiều loại vấn đề để đạt được mục đích là dùng các loại phương thức về thành tích, số điểm, tư liệu khách quan khác để tìm hiểu được bạn. Vào những ngày đó thường đến 3, 4 giờ sáng Đình Nhi mới đi ngủ, có lúc mệt quá nước mắt nhỏ trên máy tính, nhưng đến sáng mẹ vừa gọi dậy, cháu liền dậy ngay để đến lớp tự học. Cứ như thế, cháu cắn răng chịu đựng, không chỉ hoàn thành kế hoạch xin du học mà còn đạt thành tích tối ưu trong học tập, khi thi hết lớp cao trung và trong kỳ thi đại học vẫn xếp hàng đầu. Điều vui mừng hơn nữa là, thành tích thi TOEFL ở Hoa Kỳ báo về đạt 640 điểm, đủ theo yêu cầu cần thiết. Giúp Đình Nhi kiểm tra lại điểm thi TOEFL là người cậu họ đang là nghiên cứu sinh ở Hoa Kỳ. Trung tâm phục vụ thi cử về giáo dục EST thuộc cơ quan tổ chức thi TOEFL mở một đường dây điện thoại chuyên về kiểm tra và trả lời thông tin về vấn đề này.
Qua điện thoại đường dài quốc tế mất 10 đô-la, có thể biết được kết quả sớm. Gần đến lúc trả lời qua điện thoại, người cậu họ liền nối với EST vừa hỏi, điện thoại đã vang lên 640 điểm làm Đình Nhi vui mừng khôn tả.
Hơn nửa tháng sau, tôi đến Trung tâm thi của Trường đại học Tứ Xuyên nhận thông báo thành tích thi TOEFL của Đình Nhi, nhân tiện hỏi luôn một thầy giáo của trung tâm: “Lần thi này của trung tâm có bao nhiêu người đạt số điểm 640?” – “Rất ít, chỉ một hay hai phần trăm là cùng” - thầy giáo trả lời.
Trong một tập thể đông học sinh tốt nghiệp chính quy và nghiên cứu sinh, Đình Nhi thi đạt thành tích như thế này thật là tuyệt vời.
Thầy giáo còn tò mò hỏi thêm: “Thế con bé của bác được bao nhiêu điểm?” – “640” – Tôi cười to đầy tự hào trả lời thầy.
Đại cục đã được định đoạt!
MỘT QUYẾT ĐỊNH RẤT ĐÁNG MỪNG
Theo thứ tự điền vào biểu mẫu của Đình Nhi, Trường Đại học Harvard vốn xếp sau cùng là vì biểu mẫu của Harvard rất nhiều. Họ yêu cầu và kiến nghị thí sinh cung cấp tài liệu đều vượt qua tất cả các trường khác. Các trường khác đặc biệt lưu ý: “không nên gửi cả bó giấy chứng nhận được thưởng”, “không gửi băng ghi âm, băng ghi hình”… Harvard, trái lại tiếp nhận tất cả các loại có thể chứng minh được năng lực của thí sinh.
Lúc ấy, đối với các trường trong mục tiêu đã chọn, công việc làm đơn bắt đầu hết sức bận rộn. Tốc độ vận chuyển của Đình Nhi đã từ xe chở hàng biến thành xe đua. Chỉ tính chuyện chạy thật nhanh chứ không thể dừng lại để xem phương hướng nữa. Thời gian hết hạn nộp biểu mẫu của Đại học Harvard khó có hi vọng điền kịp. Mẹ cháu vô cùng lo lắng hỏi Đình Nhi:
- Có phải con quyết định không học Đại học Harvard nữa phải không?
- Nếu con ghi tên vào Harvard, rất có khả năng con không được nhận vào học. Nhưng nếu con không ghi tên vào Harvard con sẽ ân hận suốt đời! - Đình Nhi nói.
- Đã đành như thế, nhưng tại sao con không điền vào biểu mẫu?
- Mẹ xem con còn có thời gian nào đâu! - Đình Nhi ấm ức, - Mỗi tuần chỉ có tối thứ bảy về nhà con mới được dùng máy tính, dù không tắm không ngủ cũng không thể điền hết chừng ấy biểu mẫu! – Nói xong cháu vội vã đi ngay.
“Đúng thế!”, bây giờ quyết định thành bại không phải là sự quyết tâm mà là vấn đề thời gian. Xem ra, ba mẹ chỉ lo làm mọi việc sinh hoạt nhỏ nhất cho Đình Nhi, cũng không thể lo đủ, mà phải nghĩ ra một biện pháp khác giúp cháu chạy đến đích.
Nếu Đình Nhi có thể mỗi tối trở về nhà dùng được máy tính trong vòng mấy giờ, sáng sớm hôm sau lại đến trường kịp buổi tự học sáng, có lẽ sẽ giải quyết được vấn đề chăng? Nhà lại cách trường khá xa, dù đi xe đạp hoặc xe buýt, cũng phải mất hơn một giờ. Hơn nữa sau buổi tự học ban đêm của Đình Nhi, cũng không còn xe buýt nữa. Trong lúc mệt mỏi như thế, đi xe đạp về không an toàn. Mẹ đã nghĩ ra một phương án rất hay. Mỗi ngày mẹ dùng taxi đưa đón cháu, như thế hàng ngày Đình Nhi có thêm 4 giờ làm việc hữu hiệu, lại rất an toàn. Nghe nói vậy, cháu vui mừng reo lên: “Mẹ là một thiên tài!”
Mẹ nói: “Vậy con phải ghi tên vào Harvard!”
Đình Nhi cảm thấy cách làm của chúng tôi rất có lý, liền gật đầu đồng ý. Trước một quyết định trọng đại, dù không phải cháu tự quyết định nhưng cháu rất nhạy bén nắm lấy phương án đó và đã thực thi rất hoàn hảo. Đến như ngài Larry thường khen phán đoán của Đình Nhi vô cùng nhạy cảm và chuẩn xác.
Cứ như thế, các biểu mẫu khai của Harvard được hoàn thành rất sớm. Đối với Đình Nhi, xin vào Harvard thực sự là một quyết định vô cùng hạnh phúc.
“VŨ KHÍ BÍ MẬT” CỦA BA MẸ
Vì sao trong hoàn cảnh khó khăn muôn bề, chúng tôi vẫn quyết tâm tạo cho Đình Nhi vượt qua mọi hiểm nguy. Hơn nữa còn ủng hộ Đình Nhi sớm sử dụng tiền học chính quy trong nước của gia đình cho, để dùng vào việc khai thác các hạng mục xin du học ở Hoa Kỳ?
Nguyên nhân quan trọng thứ nhất là chúng tôi rất hiểu Đình Nhi có một năng lực chịu đựng về tâm lý trội hơn người bình thường và có một thể chất rất bền bỉ. Đây là một tố chất rất quan trọng mà từ thời học tiểu học, chúng tôi đã chú ý bồi dưỡng cho cháu. Tuy nhiên, lúc ấy Đình Nhi hãy còn chưa đánh giá được giá trị quan trọng của tố chất đó.
Hồi đó, chúng tôi dự kiến đến một ngày, cháu sẽ phải đứng trước một thử thách đối với năng lực chịu đựng tối đa. Thế là chúng tôi đã dạy dỗ sớm cháu bài học – rèn luyện sức chịu đựng tối đa. Nhảy dây, ném tuyết, chạy bộ, bơi cự ly dài. Một lần lại một lần nữa, sự sắp xếp cứ đều đặn bình thường như thế, tạo cho cháu qua sự tôi luyện về sức chịu đựng tối đa của cơ thể và tâm lý. Và rồi, trong dòng chảy vô tình của thời gian, dù về mặt thể lực hay tâm lý, Đình Nhi dần dần có được sức chịu đựng rất bền bỉ, dẻo dai.
Nguyên nhân thứ hai cũng quan trọng không kém là năng lực bảo đảm cần có để Đình Nhi vượt qua khó khăn giành thắng lợi. Trong quá trình Đình Nhi xin học đại học ở Hoa Kỳ, chúng tôi hết sức chú trọng chế định ra một loạt biện pháp khoa học đảm bảo hậu cần và cũng có tác dụng giúp đỡ rất quan trọng. Nếu không, có lẽ cháu chỉ có thể chịu đựng một hai tháng rồi sẽ xì hơi, phải từ bỏ công việc và ước mơ.
Có thể trong thời gian hai tháng, thường xuyên mỗi ngày cháu chỉ ngủ 3, 4 giờ, mà vẫn có thể hoàn thành được việc học tập với hiệu suất cao. Các trình tự rất phức tạp của việc xin học ở Hoa Kỳ đã thành công. Rất nhiều người quen biết nghe điều này, đều kinh ngạc.
Nếu ngủ không đầy đủ thực là một khó khăn rất lớn.
Nhưng chúng tôi rất tự tin khi thực hiện một loạt biện pháp khoa học hữu hiệu có thể giúp Đình Nhi từ một trạng thái mệt nhọc cực độ sẽ dịu đi một cách tương đối đều. Dù mỗi ngày chỉ ngủ 3, 4 giờ, liên tục trong 2, 3 tháng, vẫn đảm bảo hoạt động đều.
Những biện pháp này nghe có vẻ giản đơn nhưng hiệu quả rất rõ ràng.
Biện pháp thứ nhất là kiên trì luyện thể dục, dù vất vả mệt nhọc đến đâu, mỗi ngày yêu cầu Đình Nhi đảm bảo một số lượng vận động nhất định. Là vì khi học tập căng thẳng, sức ép chịu đựng lớn nhất không phải là cơ bắp mà là đại não. Nếu muốn làm cho đại não giảm mệt nhọc thì cần phải thông qua hoạt động thể dục nhằm làm giảm sự căng thẳng của tế bào não, thay đổi niềm hưng phấn trong đại não. Đại não của con người là một thiết bị tự động hóa đặc biệt. Lúc mệt mỏi quá độ, gần đến giới hạn chịu đựng, liền tự động chuyển sang trạng thái tự bảo vệ, giống như máy lạnh lúc phụ tải quá nóng sẽ tự động tắt máy. Trình tự này của đại não được gọi là ức chế bảo vệ. Đến giai đoạn này, đại não tự động từ chối làm nhiều, thế là nảy sinh sự ngáp dài liên tục, hiệu suất công việc thấp, mơ màng buồn ngủ, chính là để bảo vệ mình không bị tổn thương.
Đình Nhi tiếp thu lý thuyết đó của chúng tôi, dù giai đoạn căng thẳng nào cũng hàng ngày tập chạy đều, giữa giờ học lên xuống các cầu thang hoặc tập đứng lên ngồi xuống. Kết hợp giữa động và tĩnh, làm cho đại não trong trạng thái thay đổi hưng phấn tránh được hiện tượng “đứt giây cót”.
Dinh dưỡng cũng là một biện pháp hữu hiệu, nếu ta so sánh đại não như một chiếc xe hơi, vật chất dinh dưỡng là nhiên liệu cho máy chạy phát điện. Về mặt này trong nhiều năm chúng tôi đã tìm tòi nhiều quy luật dần trở nên quen thuộc, dễ dàng chế biến cho phù hợp. Về ăn uống đã luyện thành thói quen tốt, thực hiện nhu cầu ăn uống theo khoa học dinh dưỡng. Bắt đầu từ lớp một, lớp hai tiểu học, trong thức ăn trẻ em khác có thể dùng các loại thức ăn ngon theo khẩu vị, ăn theo đủ kiểu, Đình Nhi đã có thói quen hỏi: “Bữa ăn hôm nay có những anbumin nào?”
Trong quá trình làm đơn xin du học, chúng tôi cố gắng thực hiện một thực đơn rất bổ dưỡng cho đại não, gồm nhiều chất anbumin và vitamin dễ tiêu hoá, ngoài ra tất cả các loại hoa quả đều rửa sạch, tiêu độc, cầm lên là ăn được ngay, vừa giảm bơt thời gian vẫn an toàn. Loại thức ăn này làm cho đầu óc của Đình Nhi luôn tỉnh táo, hoạt động lanh lợi.
Một biện pháp khác mà trước đã đề cập tức là “dùng tiền mua thời gian”. Trước đây, vốn là bồi dưỡng cho Đình Nhi năng lực tự lập, đi học hoặc trở về đều đi xe buýt, mỗi lần từ túi to đến túi nhỏ đến quần áo thực phẩm đều tự cháu tìm cách mang theo. Bây giờ, mỗi buổi tối hàng ngày, mẹ đều đến phòng thường trực đợi Đình Nhi hết buổi học để cùng đi xe taxi về nhà. Đình Nhi vừa lên xe liền dựa vào vai mẹ ngủ gật, mỗi lần có thể ngủ được 15 phút, tiết kiệm được 45 phút trên đường đi.
Nhưng mẹ cháu là một người có bản lĩnh, không hề vì Đình Nhi mệt mỏi mà làm dao động lòng quyết tâm của mình. Tục ngữ có nói: “Từ bất chưởng binh”. Lúc trẻ đang cần phải xung phong lâm trận, chỉ cần không làm cho “giây cót” bị đứt, chúng ta không bao giờ để lý trí phục tùng sự yếu mềm và thương cảm của nội tâm.
Do nhiều năm hun đúc tinh thần đó, Đình Nhi đã bồi dưỡng được tính cách mạnh mẽ, không bao giờ khuất phục trước bất kỳ một khó khăn nào.
Ngoài ra, trong những năm đó chúng tôi còn tìm được thực phẩm dưỡng sinh, hồi phục sức khỏe rất công hiệu. Thông qua thực nghiệm nhiều lần của bản thân mình, nghe nói các đệ tử của Mã Tuấn Nhân, bao lần sáng tạo những thành tích tuyệt vời về chạy đường dài, - một nhân tố quan trọng là Mã Tuấn Nhân đã tìm được phương thuốc hay “canh ba ba” (biệt thang) có tác dụng hồi phục mệt mỏi nhanh. Chúng tôi phát hiện đúng là có một số thực phẩm giảm nhẹ rõ rệt sự mệt nhọc của đại não, khiến cho họ chịu đựng được sự hao phí về thể lực và trí lực mà người thường không chịu đựng nổi.
Điều này làm cho Đình Nhi trong quá trình làm đơn xin du học thêm mạnh mẽ gấp bội.
PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trên các biểu mẫu của Đại học Harvard có một mục đề tự chọn: “Có muốn được phỏng vấn trực tiếp hay không?”. Đình Nhi không do dự đánh một dấu đồng ý trên ô đó. Cháu rất muốn có cơ hội gặp trực tiếp đại diện của Trường Harvard. Cháu tin người phỏng vấn trực tiếp của Harvard có đôi mắt tinh đời.
Rất nhiều trường đại học, trong danh sách chỉ nam chiêu sinh đều nhấn mạnh nhiều lần: “Kiến nghị phỏng vấn trực tiếp và thăm nhà trường”, “Rất mong được phỏng vấn trực tiếp và thăm nhà trường”, “Rất mong được phỏng vấn trực tiếp”. Đối với nhân viên chiêu sinh có kinh nghiệm, có lúc chỉ 30 phút phỏng vấn ngắn ngủi so với mười mấy trang tài liệu còn có thể thuyết minh thuyết phục hơn.
Người phỏng vấn trực tiếp (Interviewer) là người trực tiếp nói chuyện với người có đơn xin học trong cuộc phỏng vấn, cũng là người có kết luận trực tiếp về một con người cụ thể nào đó muốn xin học, đang ngồi trước mặt kia. Họ là tai và mắt của Hội đồng chiêu sinh, đối với việc có được nhận hay không, họ có ảnh hưởng không thể coi nhẹ. Cho nên lúc này làm đơn xin du học, có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp, bạn nên hết sức thận trọng.
Phỏng vấn trực tiếp người làm đơn xin học, nói chung là người như thế nào? Nếu người làm đơn trực tiếp thăm trường đại học, người phỏng vấn trực tiếp đương nhiên là quan chức của Văn phòng Chiêu sinh trường này. Như vậy trong nhiều trường hợp, địa điểm phỏng vấn không tổ chức trong khuôn viên nhà trường, thậm chí không ở trên đất Hoa Kỳ. Nếu người xin học ở các nơi tương đối tập trung, các trường đại học Hoa Kỳ còn có thể gửi mấy thầy giáo đến hỏi một vòng, còn nếu người xin học ở trên khắp toàn cầu, nhà trường trực tiếp cử giáo viên đến phỏng vấn là rất khó khăn. Thế là, nhiều trường đại học Hoa Kỳ hình thành một truyền thống – dùng học sinh tốt nghiệp của trường đó làm người phỏng vấn. Những tốt nghiệp sinh đó vừa nắm vững yêu cầu chiêu sinh của nhà trường vừa có tình cảm sâu sắc với “trường mẹ”, thực là những người được chọn rất thích hợp. Khách quan, công bằng là tiền đề thứ nhất không thể thiếu.
Trung tâm Chiêu sinh năm 1998 của Trường Đại học Harvard đã công bố họ tên, điện thoại, hộp thư điện tử của hơn 80 người phỏng vấn trực tiếp của hơn 30 quốc gia nằm ngoài Hoa Kỳ và nói rõ chỉ có thể sau ngày 15 tháng 9 năm nay mới có thể bắt đầu liên hệ với nhân dân được phỏng vấn trực tiếp. Các địa điểm họ phân bố gồm có quần đảo Bahamas, Sao Paulo và Costa Rica, nhưng đông nhất vẫn là các nước phát triển phương Tây, chỉ riêng ở Đức đã có 11 người xin được phỏng vấn trực tiếp của Đại học Harvard, nhiều hơn so với số người được phỏng vấn trực tiếp ở Châu Phi và Châu Á gộp lại. Việc này trên thực tế cũng phản ánh số lượng và tỷ lệ chiêu sinh của Trường Harvard trong các nước không giống nhau.
Phỏng vấn trực tiếp cuối cùng là phỏng vấn những gì? Rất nhiều học sinh Trung Quốc có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp rất lấy làm hứng thú. Nói chung, là hoàn toàn giống như một cuộc nói chuyện phiếm tùy hứng, không câu nệ hình thức, không hạn chế đề tài. Nhưng lúc này bạn nên chú ý, người phỏng vấn một mặt dùng sắc mặt dịu dàng làm cho bạn giảm căng thẳng, khích lệ bạn nói ra những điều tai nghe mắt thấy và sự từng trải của bản thân, trình bày những suy nghĩ và kiến giải của bạn, thỉnh thoảng uốn nắn câu chuyện khỏi lệch hướng, mặt khác rất chú ý lắng nghe mỗi câu nói của bạn, tìm cách đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm, tiềm lực và năng lực tu dưỡng của bạn… Lúc bạn ra về, anh ta còn phải viết một báo cáo tỉ mỉ kể cho “trường mẹ” về tất cả những gì anh ta quan sát được ở bạn, trong đó bao gồm một kết luận quan trọng: Bạn có thích hợp với trường hay không?
Có thể nói, phỏng vấn trực tiếp là một lần “kiểm tra” toàn diện trong không khí nhẹ nhàng và thân thiện.
Nói tóm lại, người phụ trách phỏng vấn của các trường đại học nổi tiếng là những người có cảm giác nhạy bén, sắc sảo, nhiều kinh nghiệm, quan sát của họ đối với người xin phỏng vấn không phải là hết sức sâu sắc thì cũng là gần đúng, một chín, một mười. Vì thế ý kiến của họ rất được “trường mẹ” coi trọng.
Biểu mẫu yêu cầu phỏng vấn căn cứ vào thời gian đã gửi đến Harvard, nhưng nhìn vào tờ thông báo công bố người phỏng vấn Harvard, cột của Trung Quốc chỉ đánh một ngôi sao. Điều này có nghĩa là Harvard trước mắt chưa xác định được người phỏng vấn ở Trung Quốc. Đình Nhi trước đó cũng đã yêu cầu được phỏng vấn, nhưng đều được trả lời: “Xin lỗi, chưa tìm được người phỏng vấn ở Trung Quốc.”
Không biết Harvard có thể tìm được người phỏng vấn ở Trung Quốc hay không?
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc