Đứa Trẻ Giấy - Chương 14

Tác giả: rain8x

“Vì Véronique đã nhận tội, đã có kẻ cam tâm tình nguyện giơ đầu chịu báng, thừa nhận tất cả việc làm sai trái, thì cảnh sát đương nhiên có thể kết án. Nhưng dù sao cũng vẫn còn một vài người bán tín bán nghi, họ cho rằng Véronique chỉ chịu khuất phục trước áp lực từ phía cảnh sát, rằng bà ta còn chưa khai hết mọi chuyện và có vấn đề về thần kinh”.
“Nếu đúng bà ta giết con mình rồi đem bỏ vào tủ lạnh, thì chắc chắn là vấn đề về mặt thần kinh rồi!” - Tôi nói.
“Này, anh chị gì kia, hai người về Đại Đường à?” - Nhân viên bán vé lớn tiếng nhắc nhở.
Tôi định thần lại, hóa ra đã đến nơi rồi. Tôi vội vàng ôm theo mối hoài nghi về vụ án liên quan đến xác của hai đứa trẻ được tìm thấy trong tủ lạnh bên Hàn Quốc xuống xe với Hà Tịch.
Bên ngoài trời lất phất mưa. Mưa rất nhẹ hạt, được những làn gió thổi đi muôn nơi, lọt cả vào trong cổ áo.
Đúng thật là có sương mù, cả vào mùa này trong năm thì quả là vô cùng hi hữu.
Làn sương lãng đãng, kết thành từng đám, nơi mỏng đến mức gần như chẳng thể nhận biết, chỗ dày đến mức như ta đang bị bịt mắt. Mới chỉ hơn bảy giờ sáng, chốc nữa khi mưa tạnh, mặt trời lên, sương mù cũng sẽ tan đi; còn bây giờ, thôn làng tựa như một thị trấn chìm trong sương mù đang cất giữ trong mình một bí mật khó nói ra thành lời.
Tôi tự cười giễu bản thân, những điều được nghe, được thấy trong mấy ngày gần đây, cũng khiến tôi có phần nơm nớp lo sợ, chẳng phải đây chỉ là một thôn làng bình thường thôi sao?
Đi men theo con đường bữa trước, chỉ cần nhìn qua tôi đã tìm ra đường dẫn đến thôn 2.
Sau khi đi qua nhiều ngôi nhà nhỏ, ngôi nhà của Hoàng Chức đã thấp thoáng hiện lên xa xa phía trước. Vậy nhưng khi càng tiến gần về phía ấy, sương mù cũng càng lúc càng dày đặc hơn.
Gió phả từng đám sương mù lên mặt tôi. Hít vào một hơi sâu, tôi ngửi thấy mùi nước sông thoang thoảng. Lúc đó tôi mới chợt bừng tỉnh, nhìn thẳng về phía trước không xa là một con sông, ở hai bên bờ sông đương nhiên sương mù sẽ dày hơn.
Ngôi nhà nhỏ xập xệ của Hoàng Chức đây rồi. Tôi đột nhiên nhớ lại chuyến viếng thăm lần trước, cùng lời bà cụ nói với mình.
Bà nói chỗ này rất nhiều ám khí, nhiều đến nỗi bà chẳng dám bước chân qua cửa.
Nghĩ ngợi một lúc thì thấy trong vòng mấy năm gần đây, những người sống trong ngôi nhà này đã lần lượt ra đi từng người một, chẳng phải vì mất tích thì cũng vì đã qua đời. Cho đến giờ, thì nó đã hoàn toàn trống vắng, không một bóng người.
Tôi bất giác rùng mình.
Tôi vòng ra lối cửa sau, cánh cửa hỏng khóa vẫn được dựng lại một cách tạm bợ, để lại một khe hở hẹp, qua đó có thể nhìn vào một góc tường của nhà kho trống huếch trống hoác bên trong. Mấy ngày hôm nay, sau khi Hoàng Chức ૮ɦếƭ, hẳn đã có không ít người về đây. Tôi đoán chủ yếu là cảnh sát, chứ người trong thôn chắc chẳng dám mò đến.
Tôi không định vào trong nhà, vì đây chẳng phải là mục đích chuyến đi ngày hôm nay của chúng tôi, mà chỉ là do xúi giục của một cảm xúc nào đó, tôi đã bước vào trong nhìn ngó. Ban đầu Hà Tịch không nói gì, khi thấy tôi đi quanh nhà một lượt, cô mới hỏi: “Là nhà Hoàng Chức à?”
Tôi gật đầu: “Ta đi chỗ khác tìm người hỏi thăm đi. Ồ, anh đã có ứng cử viên đây rồi!”
Từ nhà Hoàng Chức đi ra, rẽ ở khúc quanh, xa xa phía trước tôi đã thấy một bóng người ẩn hiện.
Đến thật gần, bóng dáng còng còng ấy dần hiện ra rõ hơn sau làn sương mù dày đặc.
Không sai, tôi lại gặp bà cụ đó. Hệt như lần trước, bà đang ngồi trước cửa nhà mình nhặt rau.
Tôi bước đến trước mặt bà cụ, lên tiếng chào hỏi.
Bà tạm ngừng việc đang làm, ngẩng đầu lên nhìn tôi một cái. Động tác đó, ánh mắt đó vẫn hệt như lần trước, chẳng khác gì.
“Gì, anh hỏi gì?” - Bà cụ chậm rãi hỏi.
Thật đúng là, tôi quên bà không hiểu tiếng phổ thông, giống như lần trước, bà phải hỏi lại tôi.
Trong chớp mắt, tôi có cảm giác như dòng thời gian đang quay ngược trở lại. Trong bầu không gian kì lạ tại thời khắc này ở cái xóm nhỏ này, ngay đến thời gian cũng trở nên bất định.
Ảo giác lạ này khiến tôi nhất thời chẳng kịp định thần, quên cả việc trả lời bà cụ.
Bà cụ hơi nheo mắt, vết chân chim nơi đuôi mắt tỏa ra thành những nếp nhăn hằn sâu.
“Chà, hóa ra là cậu, anh chàng phóng viên đó!” - Bà đã nhận ra tôi.
Rồi bà hướng ánh mắt sang phía Hà Tịch, người đang đứng cạnh ở phía sau tôi. Bộ cảnh phục khiến nếp nhăn nơi đuôi mắt trên mặt bà sâu thêm mấy phần.
“Cảnh sát.” - Bà lẩm bẩm câu gì đó, rồi đặt rổ rau sang bên, đứng dậy.
“Có chuyện gì?” Bà nhìn tôi, rồi lại lia mắt nhìn sang Hà Tịch.
“Là chuyện về Hoàng Chức ạ, lần trước bà nói mình là người biết cô ấy từ hồi còn nhỏ, cháu có vài thắc mắc muốn được hỏi bà.” - Tôi nói.
“Được, được, ồ, mời anh chị vào trong ngồi, vào trong đi!” - Vừa nói bà vừa mời chúng tôi vào trong, còn chuyện chúng tôi có mang thẻ ngành hay không, bà hoàn toàn chẳng nghĩ đến việc yêu cầu được xem, với những người dân bình thường, “lớp vỏ” ngụy trang này đủ để nói lên tất cả.
Kết cấu nhà cửa ở nông thôn đa phần đều giống nhau, so với nhà Hoàng Chức, đồ đạc được bài trí trong phòng khách lớn ở đây cũng chẳng hào nhoáng gì, song chí ít còn tốt hơn nhà cô ấy nhiều.
Bàn bát tiên, ghế làm từ gỗ đào, sa lông, ấm trà, ti vi màn hình lớn, nói chung là mọi đồ dùng thiết yếu đều đủ cả, trên tường còn treo bức tranh trang trí cỡ lớn. trang trí cỡ lớn.
“Để tôi đi rót trà cho anh chị”.
“Bà ơi, chúng con không cần đâu ạ”.
“Cần chứ, cần chứ!”
Bà cụ quay người đi xuống bếp, song lại mang hai lon Coca cola lên bảo: “Trời nóng quá, uống cái này đỡ hơn”.
“Bà ơi, chuyện là vậy, cô ấy là người thuộc Sở cảnh sát thành phố, về điều tra vụ án liên quan đến Hoàng Chức!” - Tôi giới thiệu qua Hà Tịch với bà. Về cơ bản câu nói này của tôi cũng chẳng phải là câu nói dối.
“Mấy bữa trước có vài anh cảnh sát đến đây, cũng có một số người từ Thượng Hải về, nhưng cô thì đây là lần đầu phải không nhỉ?” - Bà cụ hỏi Hà Tịch.
Hà Tịch gật đầu.
“Cô ấy muốn hỏi bà mấy câu về chuyện liên quan đến Hoàng Chức lúc còn sống trước kia”.
“Cô cứ hỏi, cứ hỏi đi!” - Bà cụ liên tục gật gù, thái độ vô cùng hợp tác.
“Em hỏi đi, đã biết mình muốn hỏi gì không?” - Tôi bảo Hà Tịch.
Hà Tịch gật đầu. Vừa lên tiếng cô ấy đã làm tôi giật bắn mình.
“Về xác ૮ɦếƭ đó, điều cháu muốn biết là…” - Hà Tịch chưa nói hết câu đã bị tôi đánh tiếng ho cắt ngang. Cũng may, Hà Tịch chỉ nói được tiếng phổ thông, tiếng Thượng Hải bản địa thì cô ấy chỉ có thể nghe hiểu mà không biết nói.
“Là vậy ạ, vì cô ấy chỉ nói được tiếng phổ thông nên cháu sẽ đứng ra hỏi thay, cháu đi cùng cô ấy về đây phỏng vấn, cô ấy định hỏi gì cháu đều biết cả. Cô ấy muốn biết thêm một số chuyện về người đã qua đời, tức Hoàng Chức ấy ạ, phía cảnh sát nghi ngờ cái ૮ɦếƭ của cô ấy có liên quan đến đứa con đã mất tích”.
“Là con bé Chu Tiêm Tiêm hả?”
Tôi gật đầu.
“Con bé đó đến một tiếng cũng chẳng nói, thích nhất là được lủi vào góc tối, đi lại không phát ra tiếng động nào, hệt như người ૮ɦếƭ vậy. Tôi thấy có khi nó còn tà ác hơn mẹ nó nữa!” - Bà cụ thốt lên những điều hoàn toàn chẳng có chút căn cứ gì với vẻ mặt căm ghét, dù việc Chu Tiêm Tiêm đã mất tích cả mấy tháng cũng chẳng thể làm dấy lên chút lòng cảm thông, trắc ẩn nào từ phía bà cụ. Lần trước đến đây tôi đã cảm thấy bà chẳng yêu mến gì Chu Tiêm Tiêm, không ngờ bà lại có thành kiến sâu sắc vậy.
“Hoàng Chức còn sinh đứa con nào khác không bà?” - Hà Tịch hỏi.
Tôi vừa dịch lại câu hỏi của Hà Tịch sang tiếng Thượng Hải cho bà cụ, vừa thầm tự lắc đầu. Hà Tịch quả có phần thẳng đuột ruột ngựa, ban đầu tôi định hỏi về Chu Tiêm Tiêm trước rồi mới lái dần sang vấn đề này.
“Không, ba năm trước cô ta có mang thai một lần nhưng bị sinh non”.
Lần sinh non này hẳn là chỉ lần sinh ra đứa trẻ giấy đó.
“Ngoài lần đó ra, cô ấy còn mang thai thêm lần nào khác nữa không, bà cố nhớ hộ cháu xem, thông tin này rất quan trọng với việc phá án”.
Chẳng cần nghĩ ngợi gì, bà cụ đã lắc đầu: “Chắc chắn là không, đều là người cùng một thôn, lại ở gần nhau thế, nhất định không thể nào sai được. Kết hôn được ba năm, cô ta sinh con bé Chu Tiêm Tiêm, sau được tổ chức sinh đẻ kế hoạch hóa của thôn đến vận động, nên cô ta đã đi đặt vòng tránh thai. Ba năm sau, do có vấn đề nên mới đi bệnh viện tháo vòng ra. Rồi vừa tháo vòng thì cô ta có thai, chính là lần sinh non đó đấy, rồi sau đó cô ta mắc bệnh tâm thần. Với cái số đen đủi, xúi quẩy thế thì người đàn ông nào còn dám gần gũi cô ta chứ”.
Tôi nhìn Hà Tịch, Hà Tịch gật gật đầu, nói: “Vậy đúng rồi, cô ấy từng đặt vòng tránh thai, thời gian tháo vòng xem ra cũng trùng khớp. Ở đa phần phụ nữ, cổ *** của họ đều bị viêm nhiễm, lại thêm vòng tránh thai, nên để càng lâu càng viêm tấy, cô ấy nói không ổn là vì vậy”.
“Có thể khẳng định cô ta đã mang thai hai lần. Với cái vóc người gầy nhẳng đó thì cô ta có bầu mọi người sẽ nhận ra ngay, muốn giấu cũng chẳng giấu được, không thể trật đi đâu!” - Bà cụ lại nói.
Vóc người Hoàng Chức rất gầy nhỏ, nói Véronique sở hữu vóc người to cao nên có thể che giấu việc mình mang bầu phần nào còn tin được, chứ Hoàng Chức thì chẳng thể nào.
Theo kết quả xét nghiệm của cảnh sát Pháp, hai đứa trẻ kia qua đời cách đây tầm ba năm, nên dù nhầm lẫn thế nào, cái xác đã đông cứng của đứa trẻ là con Hoàng Chức, được tìm thấy trong tủ lạnh bên Hàn Quốc, cũng không thể ra đời trước Chu Tiêm Tiêm. Và sau khi Chu Tiêm Tiêm ra đời, Hoàng Chức đã đặt vòng tránh thai, khoảng ba năm sau mới bỏ vòng ra thì liền mang thai đứa trẻ giấy, rồi tiếp đó là phát bệnh tâm thần, nên chẳng người đàn ông nào còn dám lại gần cô ấy nữa.
Như vậy chỉ còn lại một khả năng: Một trong hai đứa trẻ Cournot phát hiện thấy trong tủ lạnh nhà mình chính là anh em sinh đôi với đứa trẻ giấy, kẻ đã hút cạn người anh em song sinh với mình, và biến đứa kia thành một tờ giấy!
Những điều Hoàng Chức nói trong bệnh viện ba năm về trước hóa ra là thật. Trong bụng cô ấy còn một đứa trẻ khác!
Nó nói lên điều gì?
Tôi thực sự chẳng thể tin vào cách suy luận theo logic này: Lẽ nào một bệnh viện lớn cao cấp như vậy, lại rắp tâm đánh cắp con của sản phụ.
Dù là để lừa bán hay lý do nào khác, thì đây cũng là một vụ scandal động trời!
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc