Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi - Chương 24

Tác giả: Andrew Matthews

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN NÓI

“KHIẾU ĂN NÓI CỦA TÔI LÀ Ở CHỖ TÔI KHÔNG NÓI GÌ CẢ”
Robert Benchley
Angela được chồng tặng một chiếc nhẫn kim cương. Cô rất xúc động. Đó là một khoảnh khắc lãng mạn. Cô nhìn sâu vào mắt anh và nói: “Anh yêu, nó đẹp lắm. Em rất thích! Em sẽ luôn giữ gìn nó như báu vật!” Trả lời cô anh ta nói: “Em nên giữ! Anh mất cả gia tài để mua đó!”
Ở trường hợp này nếu không nói gì thì có phải hay hơn không? Bạn có thể học được một trong những bài học quan trọng của cuộc sống khi bạn giữ im lặng. Nếu nhận xét của bạn không giải quyết được việc gì hay làm cho ai đó cảm thấy dễ chịu hơn thì hãy im lặng.
CÓ NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI KHÁC KHÔNG MUỐN NGHE!
Người khác không muốn nghe bạn than thở về chồng bạn, về chứng đau lưng hay nghẹt mũi hay chuyện nợ nần tiền bạc. Lần tới nếu bạn chuẩn bị phàn nàn về cái gì thì hãy tự hỏi. “Tại sao mình lại nói cho người ta nghe chuyện này?” Bạn cảm thấy thế nào nếu James Bond cứ phàn nàn về νũ кнí của mình? Nếu siêu nhân mà khổ sở vì thời tiết thì có mất giá không? Chúng ta cũng vậy.
Chúng ta ngưỡng mộ những người có thể mỉm cười khi mọi việc khó khăn, có thể đối mặt với sự thất vọng mà không giận dữ. Không cần biết bạn có bao nhiêu bằng cấp, ăn mặc thời trang hay không, sống trong biệt thự hay nhà thường… Nếu bạn là người hay ՐêՈ Րỉ thì bạn chẳng có gì lôi cuốn. Nếu bạn muốn gây ấn tương, chẳng hạn với ông chủ hay bạn trai thì hãy đợi đến lúc có biến cố gì đó lớn để bạn xử lý mà không có một lời phàn nàn nào cả. Bạn sẽ được họ chú ý! Vì ít người làm được điều đó. Họ sẽ có ấn tượng với sức mạnh của bạn và muốn cộng tác với bạn. Về việc rền rỉ và than vãn thì những điều sau đây là cái không ai muốn nghe:
a) “Tôi đau đầu”.
b) “Chồng tôi ngáy suốt đêm”.
c) “Tôi hết tiền rồi”.
d) “ Cuộc sống không công bằng. Ai cũng không tốt với tôi”.
e) “Chân tôi lại bị sưng”.
f) “Ngày sinh nhật của bạn làm tôi tốn tiền quá”.
g) “Tôi đang bực muốn ૮ɦếƭ đây”.
h) “Tôi ghét chính tôi. Tôi xấu, tôi tẻ nhạt”.
i) “Tôi bị cảm, coi chừng anh cũng bị”.
j) “Ngày thứ sau tới là tận thế”.
Người khác ghét nghe những câu bắt đầu bằng “Bạn nên…”. Bạn cũng không thích người khác khuyên mình khi mình không hỏi xin lời khuyên, hay khi khuyên quá trễ…
Bạn mới mua bộ đồ mới và khoe với ông anh: “Xem này đẹp quá hả anh. Chỉ có 200. 000 đồng”. Nhưng anh ta nói: “Xấu tệ. Mà nếu tao mua thì chỉ 140.000 đồng thôi”.
Tôi có một cô bạn mà khi gọi điện cho cô, cô cứ cằn nhằn thế này: “Sao anh không gọi cho em? Anh có biết bao lâu rồi không? Tại sao anh không gọi cho em hả?” Bạn biết vì sao tôi không gọi cho cô ta rồi đó.
Những câu bắt đầu bằng “Bạn nên…” mà chẳng ai cần nghe là:
a) “Bạn nên làm theo cách này”.
b) “Lẽ ra bạn nên bán nhà vào tuần trước”.
c) “Bạn nên bắt chước mình: xin việc đi, rồi ăn kiêng, bỏ thuốc và đi nhà thờ…”
d) “Đáng lẽ hôm qua anh nên có mặt ở đây”.
e) “Lẽ ra bạn nên nói với tôi…”
f) “Anh không nên xấu hổ với chính mình”.
Cha tôi luôn biết cái gì nên giữ đừng nói ra. Tôi còn nhớ khi tôi 18 tuổi, đang học kẻ biển hiệu tại một trung tâm mua sắm gần nhà. Đó là một ngày nhiều gió, tôi đang dùng mộtt cái thang to và nặng nề leo lên mái nhà. Có một vài chiếc xe đậu cách đó vài căn. Cha tôi ngẫu nhiên đi ngang qua và nhìn thấy cái thang. Ông nói: “Gió có thể thổi bay chiếc thang và nếu nó ngã vào chiếc xe, phải tốn cả mớ tiền để đền. Nếu bố là con, bố sẽ buộc nó lại”. Tôi cho rằng mình không phải là ông nên tôi không buộc thang lại. 5 phút sau, tôi vừa leo lên và bước ra khỏi thang thì nghe một tiếng sầm. Tôi nhìn xuống và thấy chiếc thang đang nằm ngang trên một chiếc Toyota. Chiếc xe bẹp dúm và chúng tôi tốn cả gia tài để bồi thường.
Khi tôi kể lại cho bố tôi nghe, ông không nói: “Đáng lẽ con phải làm điều cha bảo”, hay “Con ngốc quá”. Ông chỉ gật đầu. Ông biết tôi đã học được bài học. Ông biết, mà dường như lúc nào ông cũng vậy, rằng đôi khi tốt nhất là đừng nói gì cả.
ĐÚC KẾT: Chúng ta không phải lúc nào cũng nên nói cái gì. NHIỀU LÚC NGƯỜI KHÁC ĐÁNH GIÁ BẠN CAO HƠN VÌ NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG NÓI.
KHI BỊ XÚC PHẠM
Những người chín chắn không buồn bực vì những nhận xét tồi tệ của người khác. Người này người kia sẽ nói điều này điều nọ vào lúc nào đó để kiểm tra chúng ta – những nhận xét như “Anh ta làm việc chăm chỉ !” hay “bạn ăn nhiều quá!” hay “Ai cũng biết bạn cưới anh ta vì tiền!”Đôi khi người ta nói vì ghen tỵ, nhưng thường thì họ muốn nhìn thấy phản ứng của bạn. Dù cho động cơ có là gì, cách tốt nhất là bạn nên mỉm cười hoặc không nói gì cả hoặc tỏ vẻ đồng ý với người nói!
Lần tới nếu người hàng xóm của bạn nhìn thấy bạn đi chiếc xe mới và anh ta nói: “Anh không làm việc cật lực mà sao họ trả công anh cao vậy!”, bạn mỉm cười và nói “Như thế không tuyệt sao!” Bạn không cần phải giải thích về tinh thần trách nhiệm hay việc làm thêm ngoài của bạn. Bạn không cần phải chứng minh nó. Chỉ mỉm cười và quên chuyện đó đi.
Khi chị dâu của bạn ՐêՈ Րỉ: “Em lúc nào cũng thong thả!” thì hãy ra vẻ đồng ý với chị ấy. “Vâng, em thích sống thong thả!” Khi chị họ của Fred nói: “Chắc cậu phí tiền cho cái hồ bơi đó lắm”, Fred chỉ mỉm cười và nói: “Đúng vậy! Em ghét mấy cái hồ bơi rẻ tiền!” Đừng cho phép bạn bực mình. Tấn công những người đó bạn chẳng được gì.
Nếu bạn đi dạy hay diễn thuyết trước đám đông, bạn sẽ gặp phải những người hay có những nhận xét về cá nhân. Cũng vậy, bạn đừng biện hộ hay chống đối mà vui vẻ đồng ý với họ. Nếu bạn cứ cố tự vệ trước đám đông thì bạn sẽ phải bỏ cuộc! Hoặc là đồng ý, hoặc là phát triển lấy kỹ năng nghe có chọn lọc và chỉ bám vào cái mà bạn đang muốn nói.
ĐÚC KẾT:Chỉ những người nhỏ nhen mới hay nhận xét ích kỷ, và chỉ có họ bị xúc phạm. Hãy là một người cao thượng.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc