Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi - Chương 12

Tác giả: Andrew Matthews

Bạn giận dữ là điều tự nhiên. Thật không may là hầu hết chúng ta đều được cha mẹ, thầy giáo dạy cho là phải xử lý cơn giận và khi ai đó la lên hay giận dữ là họ thường trở nên bối rối và lúng túng.
Đa số chúng ta đều cho rằng: “Không nên giận dữ, không nên biểu lộ nỗi bất bình của bạn”. Khi trưởng thành, chúng ta học được cách không giận dữ với người khác nữa. Thay vì thế, chúng ta còn trừng phạt mình vì điều này.
VÍ DỤ - Bạn và tôi đi chơi với nhau. Bạn nói chuyện liên hồi và tôi thì không thể chen vào câu chuyện được.Tôi bực bội và giận dữ rằng tại sao bạn không ngậm miệng lấy một phút.
Tôi nói với bạn là: “Tôi giận anh vì…” Có lẽ nói như vậy thật không hay, vì thế tôi dành cả buổi tối chê bai bạn, áo quần bạn, công việc của bạn, bạn bè của bạn, và tôi tìm mọi cách làm cho buổi tối của chúng ta hỏng bét.
VÍ DỤ - Bạn có vẻ chẳng quan tâm gì đến việc tôi làm. Bất cứ lúc nào tôi nói về sở thích hay kế hoạch của tôi thì bạn đổi đề tài khác. Tôi biết là người dễ thương thì không nổi cáu vì thế tôi rất chán, có thể trong một tuần, thậm chí một, hai năm…
Cùng với cảm giác chán nản của tôi là bệnh đau đầu, đau bao tử, v.v.. Vì thế tôi bệnh nhưng ít nhất tôi không nổi giận.
VÍ DỤ - tôi rất buồn vì nhiều chuyện và nhiều người trong cuộc đời tôi. Nhưng tôi không muốn giận dữ với họ vì họ sẽ không thích tôi. Vì thế tôi phải nuốt nỗi giận vào trong. Tôi không thể bộc lộ ra ngoài nên tôi phải tự phạt mình.
Tôi đã đơn giản hóa những ví dụ trên nhưng đó là đại diện cho những mẫu quen thuộc nhất. Có thể là khó bộc lộ cơn giận và nó sẽ làm cho người khác bực bội tạm thời, nhưng khi chúng ta biểu hiện nó ra, sẽ có cơ hội để giải quyết vấn đề hơn. Đè nến và bất bình chỉ gây thêm vấn đề khác.
v Làm sao tôi bộc lộ cơn giận của tôi
Nên hiểu là không ai thích cơn giận dữ nhưng bạn đang giận vì lợi ích của tất cả những người khác. Tương tự:
- Hãy chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình. Hãy nói: “Tôi cảm thấy rất giận về…” hơn là nói “Mày ngu quá!”
- Nếu cần thì đợi một vài phút (hay vài giờ) cho nguôi giận rồi nói cho minh bạch
- Hãy phản ứng tích cực với người bạn giận, chẳng hạn: “Em cảm ơn anh đã đến đón em và em biết là anh rất khó chịu khi phải đến trễ hai tiếng đồng hồ. Em rất giận. Em không phê bình anh. Em chỉ muốn anh biết cảm xúc của em:”
Trước khi xử lý đề tài giận dữ, suy nghĩ phải nên đè nén hay bộc lộ, có hai khía cạnh mà cái thứ nhất tôi đã đề cập ở trên. Tôi muốn bàn sâu hơn khía cạnh này trước khi sang khía cạnh thứ 2.
Thứ nhất là chọn lựa để giận dữ một cách tỉnh táo bằng cách này, bạn có được một biện pháp kiểm soát có ý nghĩa. Nói cách khác bạn giận dữ rất giận dữ nhưng: Bạn hoàn toàn kiểm soát xúc cảm của mình.
Đó là một cách thông minh để thoát khỏi môi trường nóng giận để bước sang một giai đoạn bình tĩnh. Có thể chỉ cần đi dạo một vòng. Nhưng dù có đi đâu cũng nên phát biểu cho được quan điểm của mình. Bạn không định đứng ngoài cuộc. Bạn chỉ nhượng bộ để kiểm soát tình hình
Lúc này cũng là lúc quan trọng, bạn phải nhận ra rằng bạn không phải là S***g đạn, chỉ nghỉ ngơi lấy sức và đâm đàu vào trận chiến. Thật ra, bạn chỉ đang có giải quyết mẫu thuẫn chứ không phải đi tìm chiến thắng.
Bộc lộ nỗi giận dữ là hợp lý, miễn là bạn luôn tỉnh táo.
Một điểm khác tôi muốn bàn về việc bộc lộ cơn giận là không được đi lạc khỏi nguồn gốc gây ra cơn giận, nghĩa là bạn không quàng nguyên nhân vào và phải tỏ ra nghiêm túc với xúc cảm của mình.
Một lần nũa, bạn muốn giải quyết sự việc chứ không phải lập thành tích. Không được nhắc lại chuyện cũ đã dứt điểm hay xếp xó cách đó lâu rồi.
Cũng nên tránh lôi người khác vào cuộc dù họ có vẻ liên quan. Cách này là phương tiện tệ hại để ghi điểm. Nó sẽ làm cho vấn đề xấu hơn, làm cho bạn khó tìm được giải pháp và quan hệ sẽ dễ rạn nứt hơn.
ĐÚC KẾT: Khi bạn giận dữ, người khác không thích nhưng rồi họ sẽ vượt qua nhanh chóng và hai bên sẽ hiểu nhau hơn. Nếu bạn không hề giận tức là bạn trừng phạt chính mình – vấn đề không được giải quyết và tác hại sẽ lớn hơn.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc