Cái Cười Của Thánh Nhân - Chương 20 (hết)

Tác giả: Thu Giang, Nguyễn Duy Cần

Phần Sáu Mươi Mốt: Nuôi Gà Đá
Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi gà đá.
Được mười hôm, Vua hỏi. Kỷ Sảnh thưa:
- Chưa được. Gà hăng lắm! Chưa thấy gà khác đã muốn đá rồi!
Cách mười hôm nữa, vua lại hỏi. Kỷ Sảnh thưa:
- Chưa được. Gà còn hơi hăng. Trông thấy gà khác đã muốn đá rồi!
Cách mười hôm nữa, vua lại hỏi. Kỷ Sảnh thưa:
- Được rồi! Gà bây giờ, cho nghe thấy tiếng gà khác, cũng không cho vào đâu. Trông như gà gỗ, mà thực, có đủ các ngón tay. Gà khác trông thấy nó cũng đủ sợ, phải lùi chạy ngay!
Phần Sáu Mươi Hai: Lẽ Tất Nhiên Phải Vậy
Trang Tân bảo Sở Tương Vương:
- Nhà vua (ngồi xe) bên tả có Châu Hầu, bên hữu có Hạ Hầu sau xe có Yên Lăng Quân và Thọ Lăng Quân. Bốn người đó chuyên dâm loạn, xa xỉ, không lo việc nước, Dĩnhđô tất nguy mất.
Tương Vương bảo:
- Tiên sinh già rồi lẫn chăng? Hay là muốn rủa nước Sở đấy?
Trang Tân đáp:
- Tôi thực tâm thấy tất nhiên phải như vậy, không dám rủa nước Sở. Nếu nhà vua cứ sủng ái bốn người đó mãi như vậy, thì nước Sở tất mất! Tôi xin được lánh qua Triệu, ở đó một thời gian để quan sát những biến cố của nước Sở.
Trang Tân qua Triệu ở năm tháng. Quả nhiên Tần chiếm những đất Yên, Dĩnh, Du, Thượng Thái, Trần của nước Sở, Tương Vương phải chạy tróc tới thành Dương, sai người kỵ mã dẫn đường qua Triệu đón Trang Tân, Trang Tân bằng lòng đi.
Trang Tân tới, Tương Vương bảo:
- Quả nhân không biết dùng lời khuyên của tiên sinh, nay sự thế đã như vậy, làm sao bây giờ?
Trang Tân đáp:
- Tôi nghe tục ngữ có câu: "Thấy thỏ rồi mới nghĩ tới chó săn, cũng không phải là muộn, mất bò rồi mới lo rào chuồng cũng chưa phải là trễ". Tôi nghe nói xưa kia vua Thang và vua Vũ chỉ có trăm dặm đất mà hưng thịnh lên được, vua Kiệt, vua Trụ có cả thiên hạ mà bị nguy vong. Hiện nay nước Sở tuy nhỏ, cắt chỗ dài bù vào chỗ ngắn thì cũng còn được vài ngàn dặm, chứ nào phải trăm dặm mà thôi.
Nhà vua không thấy con chuồn chuồn kia ư? Nó có sáu chân bốn cánh, bay lượn giữa khoảng trời đất, cúi mổ con muỗi, con ruồi để ăn, ngửa hứng nước sương ngọt ngào để uống, tự cho rằng chẳng lo lắng gì cả, vì không cạnh tranh gì với ai, có ngờ đâu một đứa nhỏ cao năm thước lấy mật làm keo bôi vào tơ, cột cỡ đầu cái gậy dài bốn nhẫn mà bắtđược con chuồn chuồn, chuồn chuồn rớt xuống đất, bị kiến ăn thịt. Con chuồn chuồn còn là vật nhỏ.
Đến như con chim sẻ vàng kia, cúi thì mổ những hạt gạo trắng, ngửa thì đậu ở trên cây rậm rạp, hăng hái vỗ cánh, tự cho là chẳng lo lắng gì cả vì không cạnh tranh với ai, có ngờ đâu rằng có công tử vương tôn nọ, tay trái giương ná tay phải cầm đạn, bắn nó ở chỗ cao mười nhẫn, đem về làm chim mồi bắt chim sẽ khác, ban sáng nó còn bay nhảy trên cây rậm mà tối lại bị xào nấu với muối giấm, chỉ trong khoảnh khắc đã rớt vào tay cậu công tử nọ. Con sẻ còn là vật nhỏ.
Đến như con hộc vàng kia bay lượn trên sông biển, đậu ở cái đầm lớn, cúi thì mổ con lươn con cá chép, ngửa thì ăn của nấu, cây hoành, hăng hái vỗ cánh mà lướt luồng gió mát, bay lượn trên cao, tự cho rằng chẳng lo lắng gì cả vì không cạnh tranh với ai. Có ngờ đâu người thợ săn sửa soạn mũi tên và cây cung màu đen buộc sợi dây tơ vào cây tên bắn nó ở chỗ cao trăm nhẫn, nó bị trúng mũi tên nhọn, bị sợi dây tơ kéo về (phía người thợ săn) và rớt xuống đất trong buồng gió mát: Ban sáng nó còn bay lượn trên sông biển mà buổi tối đã bị nấu nướng trong cái đỉnh cái vạc rồi. Con hộc vàng còn nhỏ.
Đến như việc Thái Linh Hầu cũng vậy. Phía Nam, ông ta đi chơi miền Cao Pha, phía Bắc ông ta leo núi Vu Sơn, uống nước suối Như Khê, ăn cá sông Tương, tay trái ôm hầu non, tay phải đỡ ái thiếp, cùng với họ rong ruổi ở trong miền Cao Thái mà không lo gì việc nước cả. Có ngờ đâu Tử Phát được lệnh của Sở Tuyên Vương bắt trói ông ta bằng sợi dây tơ đỏ, đem về cho Tuyên Vương.
Việc của Thái Linh Hầu còn là việc nhỏ. Đến việc của nhà vua, ngồi xe, bên trái có Châu Hầu, bên phải có Hạ Hầu, sau xe có Yên Lăng Quân và Thọ Lăng Quân, ăn lúa gạo của đất được phong, chở vàng trong kho do bốn phương tiến cống, cùng với bọn đó rong ruổi ở miền Vân Mộng, mà không lo gì việc quốc gia thiên hạ cả. Có ngờđâu rằng Nhương Hầu phụng mệnh vua Tần, đem binh lại đóng đầy thành Mãnh Tái mà nhà vua phải trốn ra khỏi thành đó.
Tương Vương nghe xong, mặt tái mét, toàn thân run rẩy, rồi cầm viên ngọc khuê trao cho Trang Tân, phong cho Trang Tân làm Dương Lăng Quân, và cho hưởng đất Hoài Bắc.
Phần Sáu Mươi Ba: Nhất Thống Sơn Hà
Mùa hạ, tháng năm sau khi đã diệt dược Sở Bá Vương, Hán Bái Công cho đặt tiệc R*ợ*u ở cung nam thành Lạc Dương thiết đãi quần thần.
R*ợ*u uống được vài tuần, Bái Công nói:
- Ớ liệt hầu và các tướng, Trẫm hỏi câu này, ai nấy đều nên nói cho thực, không giấu giếm: Trẫm dở dĩ được thiên hạ là vì sao? Hạ Hạng sỡ dĩ mất thiên hạ là vì sao?
Cao Khởi, Vương Lăng thưa:
- Hạng Võ sỗ sàng và khinh người, Bệ hạ nhân hậu và yêu người. Bệ hạ sai người đánh thành ςướק đất, hễ ai lấyđược đâu thì ban cho đấy, đó là cách cùng thiên hạ cùng lợi chung. Hạng Võ ghét kẻ tài, ganh người hay, kẻ có công thì hại, người hiền thì ngờ vực, được trận không cho ai công, được đất không cho ai lợi. Sở dĩ mất thiên hạ là vì thế.
Bái Công mỉm cười bảo:
- Các ông chỉ biết một mà chưa biết hai. Nay như vận ở chốn trung quân, quyết thắng ra ngoài nghìn dặm, ta đâu bằng Tử Phòng, trấn thủ quốc gia, vỗ về trăm họ... ta đâu bằng Tiêu Hà. Cầm quân trăm vạn, đánh đâu thắng đấy, phá đâu lấy đấy, ta đâu bằng Hàn Tín. Ba người ấy đều là bậc hào kiệt trên đời, ta đều biết dùng cả ba, cho nên ta lấyđược thiên hạ, Hạng Võ chỉ có một mình Phạm Tăng mà không biết dùng, cho nên ૮ɦếƭ về tay ta.
Vậy ta phạt các khanh một người một chung R*ợ*u.
Phần Sáu Mươi Bốn: Vay Lúa
Trang Tử nghèo túng... sang Giám Hà Hầu vay lúa. Giám Hà Hầu nói:
- Tôi có cái ấp sắp nộp tiền lúa. Tôi sẽ giúp ông trăm lượng. Có được không?
Trang Tử giận:
- Hôm qua, khi Châu đến đây, giữa đường nghe có tiếng kêu, ngoảnh lại trông, thì thấy một con cá đang vùng vẫy trong cái vết bánh xe. Châu tôi hỏi:
- Cá đến đây làm gì?
Cá nói:
- Tôi là thủy thần ở bể Đông, ông có thể giúp tôi một chén nước mà cứu tôi không?
Châu tôi nói:
- Để tôi qua chơi bên phía Nam nước Ngô nước Việt, rồi khi về, tôi sẽ lấy nước Tây Giang về đón người. Có được không?
Cá giận nói:
- Tôi đang cần nước, ông chỉ cho tôi một ít là đủ sống. Nay nói như ông, đợi đến lúc ông về thì đến hàng cá khô, sẽ thấy tôi nơi đấy!
Phần Sáu Mươi Lăm: Học Bắn Cung
Kỷ Xương vào hầu Phi Vệ, xin học phép bắn cung.
Phi Vệ bảo:
- Anh phải học không được chớp mắt trước, rồi sau mới học bắn được.
Kỷ Xương vâng lời trở về, ngày ngày nằm dưới cái khung cửi của vợ, giữa chỗ gọng máy đưa lên xuống. Hai năm sau, thành quen mắt, cho dù cho cái đầu dùi đâm vào, cũng không chớp mắt nữa.
- Chưa được. Anh còn phải học nhìn. Bao giờ nhìn vật nhỏ như to, nhìn vật tối như sáng, thì bấy giờ đến đây, ta sẽ dạy.
Kỷ Xương lại vâng lời trở về, bắt một con rận treo trước cửa sổ, ngày đêm nhìn vào. Sau mười hôm mỗi ngày nhìn thấy một to. Sau ba năm, nhìn thấy to bằng cái bánh xe. Bấy giờ trông vật gì cũng to như núi, như gò cả. Kỷ Xương bèn làm một chiếc cung nhỏ bằng sừng, mũi tên bằng đầu kim, bắn trúng giữa bụng con rận. Đến thưa chuyện với Phi Vệ. Phi Vệ mừng bảo:
- Anh đã học được rồi đó!
Phần Sáu Mươi Sáu: Đi Săn
Trang Châu đi chơi ở rừng Điêu Lăng, thấy một con chim tước lạ ở phương Nam lại. Cánh rộng bảy thước, mắt tròn một tấc, ***ng ở trán Châu, mà đậu ở bụi cây lật.
Trang Châu nói:
- Chim nầy là chim gì vậy? Cánh to mà không bay, mắt lớn mà không thấy. Bèn dùng dằng dừng bước. Lấy đạn ra mà nhắm bắn. Bỗng thấy một con ve, vừa được bóng mát mà quên cả thân. Một con bọ ngựa, lấy lá che thân, chồm đến muốn bắt mà quên cả thân. Còn phía sau, con tướcđang vồ bắt nó mà quên cả thân mình...
Trang Châu giật mình:
- Ôi giống vật vốn làm lụy nhau... Hai loài như gọi lẫn nhau: Cái mất đi sau cái được.
Rồi bỏ viên đạn mà chạy trở về... Người coi rừng đuổi theo mà mắng nhiếc!
Trang Châu về nhà. Ba tháng không vui.
Lạn Thư theo hỏi:
- Thầy làm gì mà ít lâu nay không vui?
Trang Châu nói:
- Ta giữ hình thể mà quên chân thân. Ta mãi nhìn nước***c bên trên mà quên nhìn nước trong dưới đáy vực. Vả chăng, ta nghe thầy ta dạy: "Vào chỗ nào, thì theo cái tục chỗ đó." Nay ta sang chơi Điêu Lăng mà quên hẳn thân ta. Con tước lạ bay sát trán mà ta quên cái thân của nó. Người coi rừng đem ta mà sỉ nhục. Nên ta không vui.
Phần Sáu Mươi Bảy: Giàu Sang
Người nước Tề có hai vợ, cùng ở với nhau một nhà.
Anh chồng ngày nào cùng ra đi no say rồi mới về. Người vợ cả hỏi anh uống với ai, thì chồng đáp là ăn toàn với bậc cao sang.
Vợ cả bảo vợ lẻ
- Chồng chúng ta ra đi thì no say rồi mới về, hỏi ăn uống với ai thì đáp là ăn uống toàn với những bậc giàu sang. Vậy mà chưa từng thấy một người giàu sang nào tới chơi nhà cả! Tôi muốn rình xem anh ấy đi đâu.
Hôm sau dậy sớm, vợ cả lẻn theo chồng, đi khắp nơi chẳng thấy ai đứng nói chuyện với chồng mình. Sau cùng thấy người chồng tới đám cúng mả ở ngoại ô phía đông mà xin ăn cơm thừa canh cặn, chưa no lại nghểnh lên đi tìm chỗ khác. Gã được no say là nhờ cách ấy.
Người vợ cả về bảo người vợ lẻ:
- Chồng chúng ta là người cho chị em mình trông cậy suốt đời mà nay như vậy đó.
Vợ cả kể việc xấu của chồng với người vợ lẻ, rồi hai người cùng ôm nhau khóc ở giữa nhà mà người chồng không hay, vẫn hớn hở đi vào, hiu hiu lên mặt với hai vợ như thường lệ.
Cứ như người quân tử xét ra thì những kẻ hầu phú quý danh lợi mà vợ cả, vợ lẻ không cho là đáng thẹn, phải khóc với nhau, thật là ít có vậy.
Phần Sáu Mươi Tám: Pháp Thuật Cao Cường
Ngày xưa Phật cùng các đệ tử đi qua một khu rừng, vừađến một mé sông... thấy có một đạo sĩ du già ngôi ở cội cây...
Phật hỏi:
- Ông ở đây bao lâu và đã tu chứng được gì?
Đạo sĩ nói:
- Tôi tu đã bốn mươi năm và đã có được phép khinh thân, đi qua con sông mà không cần đến ghe xuồng gì cả!
Nói xong, đạo sĩ niệm chú, nhún mình bay là là trên mặt nước và vượt qua sông nhẹ như chiếc lá... trước những cặp mắt vô cùng thán phục của các đệ tử Phật.
Phật mỉm cười, nói với đạo sĩ:
- Tưởng gì lạ lùng, chứ để đi qua con sông mà phải tốn công tu luyện đến bốn mươi năm, thật phí công uổng sức vô ích quá! Chỉ với đồng tiền nhỏ bé này, người đưa đò sẽ đưa chúng ta qua sông một cách rất là dễ dàng.
Hết
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc