Cái Cười Của Thánh Nhân - Chương 12

Tác giả: Thu Giang, Nguyễn Duy Cần

Phần Hai Mươi Lăm: Cầu Cho Bạo Chúa Sống Lâu.
Có một lão bà ở Syracuse. Lúc bấy giờ vua Dennys trị dân tàn bạo một cách không thể nói.
Thiên hạ đều cầu khẩn cho vua chóng ૮ɦếƭ.
Thế mà lão bà sáng nào cũng vào giáo đường cầu nguyện cho bạo chúa sống lâu. Hơn nữa lại còn vái lạy thần linh, nếu có làm ૮ɦếƭ xin làm ૮ɦếƭ mình thay cho hôn quân.
Vua biết tin lấy làm lạ lùng quá, bèn vời lão vào hỏi cho rõ lý do. Lão bà nói:
- Tôi nay không có xuân xanh nữa! Trước đây, khi tôi còn trẻ, nước tôi đã phải gặp hôn quân vô đạo, thật là khổ sở vô cùng. Tôi cầu nguyện cho nước thoát khỏi hôn quân. Sau đó kẻ hành thích vua khác lên kế nghiệp. Ngờ đâu lại tàn bạo hơn vua trước. Tôi lại nghĩ, giả sử vua này ૮ɦếƭ đi, thì có lẽ nhân dân thoát khỏi lầm than. Hay đâu vua ấy qua đời, thì đến bệ hạ lên ngôi, thiên hạ lại lầm than nhiều hơn các đời vua trước nữa. Lấy đó mà suy, thì đời sau chắc hẳn vua lại còn tàn ác hơn đời này. Sở dĩ tôi cầu nguyện đem thân này thế cho nhà vua được trường thọ là để trì hoãnđược cuộc thay đổi ấy ngày nào hay ngày đó!
Lời bàn:
Câu chuyện bắt đầu là đã có sự bất ngờ. Và từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, ta đi đến một bất ngờ vô cùng hài hước này: Trong khi ai ai cũng đều cầu mong cho bạo chúa ૮ɦếƭ đi, lại có một bà lão vái van cho bạo chúa sống lâu, và nếu cần, ૮ɦếƭ thế cho bạo chúa.
Nhất là câu giải thích cuối cùng của lão bà, thì quả là điều mà không ai tưởng tượng. Phải chăng đó là lời nói của một tâm hồn tuyệt vọng hay một tiếng cười nghịch ngợm chua chát, vô cùng can đảm, để mà đùa cợt với cuốc đời?
Sau hồi ngạc nhiên và thỏa mãn với câu "chửi" táo bạo vào mặt hôn quân, ta cảm thấy có một ý vị sâu sắc trong lời nói đầy kinh nghiệm và "khôn ngoan" của lão bà. Lúc bà còn trẻ tuổi, bà cũng tin rằng hễ Gi*t được bạo chúa thì thay đổi được cuộc diện xã hội tức khắc. Nhưng, qua bao nhiêu lần thay đổi, bà lại thấy xã hội này càng điêu linh thống khổ hơn. Nay bà đã già rồi, với bao kinh nghiệm đã trải qua, bà không còn ảo vọng nữa.
Phần Hai Mươi Sáu: Quên Thầy
Ngày kia, có một người đi tìm thầy học đạo.
Gặp một người hướng dẫn, ông này căn dặn:
- Hãy kiên tâm ngồi tịnh nơi đây. Đúng năm nữa sẽ gặp mặt Thầy.
Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã gặp Thầy chưa?
- Thưa, đã gặp.
- Vậy, cứ tịnh thêm năm nữa, sẽ nghe thầy dạy đạo cho.
Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã nghe Thầy truyền đạo chưa?
- Thưa đã được Thầy truyền rồi.
- Vậy bây giờ hạy tịnh thêm năm nữa, đến khi nào không còn nghe Thầy nói nữa, bấy giờ anh mới chứng được đạo.
Lời bàn:
Lời nói cuối cùng của người hướng dẫn quả rất bất ngờ đối với phần đông những kẻ xưa nay đi tìm Đạo vẫn có thành kiến "Không thầy đố mầy làm nên".
Thầy, dưới hình thức một người đã đắc Đạo, những sách vở kinh truyện, những giáo điều tôn giáo, luân lý... Trong con đường tìm Đạo tuy cần, nhưng chỉ cần lúc banđầu mà thôi. "Có" Thầy, nhưng rồi phải "quên" Thầy và sau cùng "mất". Thầy thì mới chứng được Đạo. Aurobindo Ghose có nói "thầy là một cần thiết", Thầy cũng là một trở ngại". Ông thầy giỏi là người không có đệ tử, tức là người đã giúp cho đệ tử mình không cần dùng đến mình nữa. Ở Thiên Đức Sung Phù sách Trang Tử có viết: "Khổng Tử dường như chưa phải là bậc chí nhân! Ông ta làm gì mà đông đệ tử thế? Vậy chứ ông không biết rằng đối với bậc chí nhân, có nhiều đệ tử là tự tạo cho mình có nhiều gông cùm xiềng xích sao? Người đệ tử phải thoát khỏi ông Thầy, mà ông Thầy cũng phải thoát khỏi đệ tử của mình mới là người đắc Đạo".
Ngày kia Phật chỉ trăng nói với đệ tử: "Kìa là mặt trăng, nhìn theo ngón tay ta mà thấy. Nhưng đừng quên: Ngón tay ta không phải là mặt trăng". Có thấy ngón tay, có nhìn theo ngón tay, và có quên ngón tay... thì mới thấy trăng.
Mỗi người của chúng ta giống một cái chuông, mà ông Thầy của chúng ta cũng là một cái chuông. Nhờ hiện tượng cộng hưởng mà tiếng chuông của ta nổi lên cùng tiếng chuông của ông Thầy, nhưng tiếng chuông của ta không phải là tiếng chuông của Thầy. Cho nên ta mới nói "đồng thinh tương ứng". Cũng như mắt trời gọi ánh sáng giúp cho trăm hoa đua nở, nhưng cây nào trổ hoa nấy.
Phần Hai Mươi Bảy: Thịt Cừu Non
Một con cừu non, ngày kia, đến bên vòng tay Thượng Đế, nũng nịu:
- Thưa Ngài, tại sao tất cả loại thú ăn thịt đều chọn con làm món ăn thích nhất của chúng?
Thượng đế cười bảo:
- Biết sao bây giờ, con! Chính Ta đây, nhìn thấy con, Ta cũng sinh dạ muốn ăn con thay!
Lời bàn:
Câu chuyện u mặc trên đây của Ấn Độ Giáo muốn nói lên một thực tại siêu hình của Tạo Hóa.
Người ta thường cho rằng tạo hóa hiếu sinh, nhưng người ta cũng đã quên tạo hóa cũng hiếu sát
Cái cười của thượng đế đây làm cho chúng tôi liên tưởng đến cái cười của Án Tử: Cảnh Công nước Tề đi chơi núi Ngưu, trèo lên mặt thành, ngắm trông rồi tràn nước mắt vừa khóc vừa nói:
- Đẹp quá! Thật là thịnh vượng! Thế mà nỡ nào một tuổi một già, bỏ nước này mà ૮ɦếƭ đi. Giả sử xưa nay, người ta cứ sống mãi, quả nhân quyết không nỡ bỏ nước Tề.
Lũ Sử Không, Lương Khưu Cứ thấy vua khóc, cũng khóc theo.
Một mình Án Tử đứng bên cạnh cười.
Cảnh Công hỏi:
- Quả nhân hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn. Không và Cứ đều theo quả nhân mà khóc, một mình nhà ngươi cười là nghĩa làm sao?
Án Tử thưa:
- Nếu người giỏi mà giữ mãi được nước thì Thái Công, Hoài Công đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ được nước này, thì Linh Công, Trang Công đã giữ mãi. Mấy ông vua ấy mà giữ mãi, thì vua nay chắc đang mặc áo tơi đầu đội nón lá, đứng giữa đồng mà lo việc ruộng nương, có được đâu chỗ này mà lo đến cái ૮ɦếƭ. Chỉ vì hết đời này đến đời kia, thay đổi mãi đến lượt nhà vua, mà nhà vua lại than khóc thật là kì lạ quá! Nay tôi thấy vua bất thức, bầy tôi lại siểm nịnh hùa theo, cho nên tôi cười
Cảnh Công nghe nói lấy làm thẹn, rót chén rượu tự phạt, rồi phạt Không, Cứ, mỗi người một chén.
Nếu Tạo hóa chỉ hiếu sinh mà không hiếu sát, thì sông biển chỗ đâu mà cho loài thủy tộc sống, mặt đất này còn chỗ đâu cho người vật ở...? Cái luật sinh nằm trong cái luật sát. Chính ngay trong cái ૮ɦếƭ mới thấy nháng lên một cái Sống vô tận của Đất Trời.
Phần Hai Mươi Tám: Đôi Dép Da
Ngày xưa, bên Ấn Độ, có một nhà vua cảm thấy đau thương cho dân trong nước bị trầy chân hay đứt chân vì gai góc đá sỏi gồ ghề của mặt đất bèn cho vời quần thần đến ra lệnh:
- Trẫm không thể chịu nổi khi thấy con dân trong nước bị đá sỏi gai góc làm thương tổn đôi chân mềm mại. Vậy, hãy cố gắng cho lót bằng da thú tất cả mặt đất trong nước cho ta.
Một hiền giả cao niên trong nước khuyên vua:
- Theo ngu ý, thì tại sao bệ hạ không cho thi hành một cách giản dị và dễ thức hiện hơn, là truyền cho nhân dân mỗi người hãy cắt hai miếng da vừa với đôi chân. Như thế, kết quả cũng như nhau: Không ai bị đá sỏi gai góc làm tổn thương đôi bàn chân của mình nữa cả.
Vua nghe nói phải. Và nhờ đó mới có bày ra đôi dép da.
Lời bàn:
Giọng u mặc trong bài văn trên thật là một thứ u mặc thượng thừa, vì nó đã đặt ra một vấn đề vô cùng quan trọng của nhân sinh: Sự đối xử của con người với sự vật bên ngoài. Hay nói một cách rõ ràng hơn, nó đưa ra cho chúng ta hai phương pháp thức trị nội của Đông phương Đạo học và phương thức trị ngoại của Tây phương Khoa học.
Cả hai phương thức, tuy khác nhau về phương tiện, nhưng mục tiêu đều phục vụ con người với một lòng thương yêu chân thành.
Theo Đông phương Đạo học, bắt con người thích ứng với thiên nhiên dễ hơn và giản tiện hơn là bắt thiên nhiên chiều theo con người. Nói một cách khác: Mùađông mắc áo lạnh dễ hơn là bắt đừng có một mùa đông.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc