Cái Cười Của Thánh Nhân - Chương 05

Tác giả: Thu Giang, Nguyễn Duy Cần

Phần Bốn: Mù Rờ Voi
Xưa kia có một ông vua ngồi buồn, cho bắt tất cả người mù trong thành đem về hợp lại một chỗ.
Vua cho đem ra một con voi, bảo các anh mù rờ vào, và tả lại cho nghe họ đã hình dung con voi ra sao?
Sau khi mọi người đã rờ xong, vua kêu hỏi từng người. Họ thưa:
- Voi giống như cái nồi lớn! (Đó là những người rờ trúng cái đầu)
- Voi giống như cây cột tròn! (Đó là những người rờ trúng cái chân)
- Voi giống cái chổi! (Đó là những người rờ trúng cái đuôi)
... Mỗi người đều tưởng rằng mình đã hình dung rõ con voi với những bộ phận mà họ đã rờ trúng. Rồi thì không một ai chịu nhận của ai cả, đều cho cái thị kiến của mình làđúng. Ban đầu còn cãi nhau, sau chửi nhau om sòm, và rốt cùng xăn tay đánh nhau tơi bời...
Nhà vua thấy vậy ôm bụng cười vang.
Lời bàn:
Quả đây là một bức trang hí họa tài tình, vì nó thu hẹp được một cách đầy đủ cả một tấn bi hài kịch của nhân loại từ xưa đến nay
Phần Năm: Chim Biển
Xưa, có con chim biển đậu ở ngoài thành nước Lỗ. Lỗ hầu ngự ra nghênh tiếp. Rước về chuốc R*ợ*u ở đền Thái miếu. Cho tấu nhạc Cửu thiều cho nó vui. Giết trâu bò mời nó ăn.
Chim ấy ngó dớn dác, bộ sầu bi, không dám ăn, dám uống. Cách ba hôm thì ૮ɦếƭ.
Đó là dùng cách nuôi người và nuôi chim, chứ không phải dùng cách nuôi chim mà nuôi chim.
Nếu dùng cách nuôi chim mà nuôi chim, thì hãy để nó ở rừng sâu, dạo ngoài gò đất, trôi nổi sông hồ, kiếm ăn lương cá, đổ theo hàng liệt, ung dung tự thích...
Cứ theo người nói, là nó không ưa rồi, lựa là còn đem tiếng nhạc mà làm cho nó kinh tâm.
Nếu đem nhạc Hà trì, Cửu thiều mà đánh lên ở Độngđình, thì chim nghe phải bay, thú nghe phải chạy, cá nghe phải lặn. Nhưng người lại kéo nhau đến đó mà nghe. Cá ở dưới nước thì sống, người ở dưới nước thì ૮ɦếƭ. Đó và đây đã khác nhau, thì sự ưa ghét cũng khác nhau.
Bởi vậy, bậc thánh nhân ngày xưa, không giống nhau về sở năng nên không đồng nhau về sự nghiệp.
Danh cốt nơi thực, nghĩa cốt ở chỗ vừa nhau. Đó gọi là điều lý thông đạt, và nắm giữ được hạnh phúc.
Phần Sáu: Anh Mù Tự Phụ
Có một người kia sinh ra là đã bị mù.
Sống trong một gian phòng, nhưng bởi anh không thấy gì cả, nên anh phủ nhận tất cả những gì người chung quanh quả quyết là có: "Tôi không tin, vì tôi không thấy."
Một vị lương y đem lòng thương hại, đi tìm cho ra một thứ linh dược trên Hy Mã Lạp Sơn về trị lành bệnh, anh ta sung sướng tự phụ bảo: Giờ đây tôi thấy được tất cả sự thật chung quanh tôi rồi!
Nhưng, có kẻ bảo với anh ta: Bạn ôi! Bạn chỉ thấyđược những vật chung quanh bạn trong căn phòng này thôi: Có là bao. Ngoài kia, người ta còn thấy được mặt trời, mắt trăng cùng các vị tinh tú hằng hà đa số. Còn biết bao vật xấu, đẹp, lộng lẫy màu sắc huy hoàng mà bạn chưa thấy.
Anh chàng không tin. "Làm gì có được những cái đó! Tôi chưa thấy những cái đó. Cái gì có thể thấy được, tôi đã thấy tất cả rồi."
Một vị y sĩ khác bèn lên tận núi cao gặp được sơn thần chỉ cho một thứ linh dược khác đem về giúp cho anh ấyđược cặp mắt sáng hơn và thấy xa hơn những vật chung quanh trong căn phòng của anh.
Bấy giờ, anh ta thấy được mặt trời, mắt trăng, các vì tinh tú trên không trung, mừng quá, và lòng tự phụ tự đắc lại tăng thêm. "Trước đây tôi không tin, nhưng bây giờ tôi thấy, tôi tin. Như thế, giờ đây không còn có gì mà tôi chẳng thấy chẳng biết. Đâu còn ai hơn tôi được nữa!"
Nhưng, lại có một hiền giả có cặp mắt thần, bảo với anh ta: "Cậu ơi! Cậu vừa hết mù, nhưng cậu vẫn chưa biết gì cả. Tại sao quá tự phụ như thế? Cũng như khi cậu ở trong phòng và tầm con mắt cậu không vượt khỏi bốn bức tường, cậu không tin có vật gì ngoài căn phòng của cậu. Giờ đây, tầm mắt cậu vượt khỏi bốn bức tường, thấy được nhiều vật xa hơn, nhưng với chừng mực của tầm mắt và lỗ tai của cậu, cậu làm gì biết có những vật ngoài ngàn dặm mà tai mắt cậu không làm sao mà nghe thấy được. Cậu có thấy những nguyên nhân nào đã cấu tạo ra cậu khi cậu còn nằm trong bào thai của mẹ cậu chăng? Ngoài cái vũ trụ nhỏ bé mà cậu đang sống đây, còn không biết bao nhiêu vũ trụ khác vô cùng to lớn và nhiều không thể kể như cát ở sông Hằng. Tại sao cậu dám tự phụ bảo rằng: Tôi thấy cả, tôi biết cả? Cậu vẫn còn là một anh mù, cậu vẫn còn là lấy tối làm sáng lấy sáng làm tối".
Lời bàn:
Bài văn u mặc này không biết muốn nhắm ai?
Chừng như câu nói tự tôn tự đại này: "Tôi không tin, bởi tôi thấy" dường như muốn nhắm với những nhà khoa học Tây phương nhất là với những kẻ "học mót" cái học chủ yếu là của Tây phương.
Một nhà khoa học về nguyên tử lực hiện đại đã long trọng tuyên bố: "Chính cái vô hình chỉ huy những cái hữu hình". Thật là một nhát Pu'a trên đầu những nhà khoa học tay con vẫn còn luôn luôn ngạo nghễ chê những gì họ không thấy được đều là dị đoan mê tín cả. Nhà vật lý học Robert a. Milikan nói về một nhà thiên văn học ngày nay là Sir Jomes Jeans mà ý kiến về những lẽ huyền bí Vũ Trụ thường nghịch hẳn nhau, ông nói: "Có điều mà hai chúng tôi hết sức biết rõ một cách chắc chắn, là vềđiểm này, chúng tôi không ai biết gì cả".
Sự hiểu biết của con người càng thiển cận bao nhiêu lại càng làm cho con người càng tự đắc bấy nhiêu. Trái lại, sự hiểu biết con người càng rộng rãi bao nhiêu làm cho con người càng khiêm tốn bấy nhiêu, như lời nói này của Socrate: "Điều mà tôi biết rõ nhất, là tôi không biết gì cả".
Khoa học càng ngày càng tăng tiến, sẽ giúp cho chúng thấy rõ chúng ta cả thảy đều là những anh mù tự phụ này.
Lời khuyên dạy của hiền giả trên đây mới nghe tưởng chừng như lời nói của các nhà đại bác học của khoa nguyên tử học ngày nay rằng vật chất và tinh thần là một.
Ý nghĩa thâm diệu của bài văn này còn đi xa hơn nữa những gì đã bàn ở trên. Nó còn muốn nói đến cái mà nhà Phật gọi là "vạn cảnh giai không". Cái cười của Thánh Nhân quả là rất thâm trầm!
Theo dõi page để cập nhật truyện hay