Anh Trai Em Gái - Chương 77

Tác giả: Tào Đình

Tôi là kẻ ngốc nghếch; không biết lúc đó nghĩ thế nào mà tôi lại hỏi: “Lẽ nào vết sẹo trên trán An An là do Mai Mai gây ra sao?”.
Mẹ cau mày lườm tôi, nhưng ánh mắt mẹ chuyển sang An An lại trở nên bối rối, bất lực. An An vừa nín, giờ lại chảy nước mắt. Tôi ân hận mình quá nông nổi.
Tự dưng thấy sợ hãi, không biết sau này tôi làm thế nào đối diện với An An. Mẹ thở dài: “Mẹ rất hiểu các con, kể cả Mai Mai, dù nó chưa bao giờ nói được”. Ngập ngừng một lát, mẹ lại tiếp tục: ‘Thực ra nó đâu có xấu đến vậy, nó rất lương thiện nhưng mặc cảm, tự ti, lòng thiện của nó bị cái tự ti lấn át thôi”. 

Tôi suy nghĩ rất lâu về câu nói của mẹ. Có phải mẹ muốn nói với chúng tôi, Mai Mai lương thiện, mọi việc làm nếu có sai trái thì cũng chỉ do sự khiếm khuyết của nó, tất cả chỉ bởi nó bị câm, nó không nói được?
“Thôi, mẹ phải đến bệnh viện đây, nếu không Mai Mai lại sợ”. Mẹ vội vàng lau nước mắt, hấp tấp đi ra.
Tâm tư

“Mẹ!”. Tôi gọi.
“Gì thế?”. Mẹ vừa xỏ dép vừa hỏi.
Tôi nhìn mẹ, người đàn bà trái tim đang nhỏ mắt buộc phải đẩy nỗi đau vào trong để đối diện với trăm ngàn lo toan của cuộc sống, đau đớn vì tình cảm bệnh hoạn bất thường của con, nhưng trái tim người mẹ có cách lý giải riêng. Bà càng xót thương đứa con gái bất hạnh, càng thấy mình có lỗi trong những bất hạnh của nó. Bà sốt sắng đến với nó, không muốn nó một mình đối diện với cô đơn.
Mẹ là người vĩ đại, những câu phàn nàn của mẹ chứa đựng tình mẫu tử sâu nặng.
“Nói đi cái thằng! Đang bận ૮ɦếƭ đi được! Mai Mai lại sốt ruột lắm đây”.
Mai Mai? Tôi không biết mẹ sẽ xử lý việc này thế nào. Mẹ bảo cứ để mẹ lo, không biết mẹ sẽ đơn giản hoá hay phức tạp hoá chuyện này. Đằng nào tôi cũng thấy chuyện khá rắc rối, cho nên quyết đinh né tránh. ‘Mẹ, con muốn chuyển vào ký túc xá sống”.
“Hả?”. Mẹ vừa nghe vậy, quay ngoắt đầu lại. “Ở ký túc?”. Bà ngơ ngẩn nhìn tôi.
“Mẹ, con cũng muốn ở ký túc”. An An cũng đứng lên nói.
“Ký túc? Cả hai anh em đều muốn ở nội trú?”. Mẹ suy nghĩ, có bẻ không muốn nhưng thấy thái độ kiên quyết của chúng tôi nên lại do dự. “Thế cũng được…”. Cuối cùng mẹ thở dài nói như hụt hơi, rồi quay đi, bước chân lầm lũi, nặng nề.
Mẹ đi rồi, tôi và An An nhìn nhau cười gượng gạo, không biết lúc đó nó nghĩ gì, nhưng cả hai anh em đều thấy sự bế tắc của hoàn cảnh này. Bàn tay An An sờ lên vết sẹo trên trán một cách vô thức. Tôi không tưởng tượng được nó đã khó khăn thế nào để giấu mình trong cái mặt nạ vô tư, lạc quan ngần ấy năm rồi.
“An An, em có hận Mai Mai không?”. Tôi thận trọng hỏi.
An An không trả lời, chỉ thở dài, quàng tay ôm con mèo, vuốt ve một lát rồi đứng dậy thu xếp đồ đạc, chuẩn bị vào nội trú.
Việc ở nội trú không có trở ngại gì. Nhà trường lấy lý do kỷ luật, yêu cầu học sinh vào ở nội trú. Học sinh nhà gần trường, muốn ngoại trú, hoặc những người muốn thuê nhà sống ở bên ngoài cho thoải mái đều bị phản đối quyết liệt, cho nên mỗi chúng tôi đều có một cái giường cá nhân ở khu nội trú, nộp tiền lệ phí rồi coi như xong, nhà trường không bận tâm sinh viên có ở hay không. Có lẽ bố mẹ sau khi nộp lệ phí cho con là yên trí chúng sẽ chăm chỉ học tập. Cho nên, bây giờ tôi chỉ cần thu xếp ít đồ để chuyển vào trường là xong.
Lý do ở nội trú càng đơn giản. Khi tôi và A Thụ và Hà Tặc đến chuyển đồ, trước lời chất vấn của hai gã, tôi phẩy tay, buông đúng một tiếng “nhàn”.
Đúng vậy, sống ở nội trú rất nhàn. Ở nội trú có thể ngủ chán chê. Cái gọi là cuộc sống nề nếp chúnh là: đánh bài thâu đêm, ngày ngủ vùi.
Tôi và Hà Tặc ở chung một phòng. Buổi tối đầu tiên khi tôi vào trường, gần chục gã trai cùng phòng và mấy phòng lân cận mở một cuộc liên hoan nhỏ chào mừng thành viên mới của ban “mạt chược” khiến tôi rất đỗi cảm động.
Ở nội trú quả thật rất nhàn. Năm thứ tư bài vở ít, càng nhàn. Hằng ngày tôi nằm trên gường nhìn bạn bè đi đi lại lại, cảm thấy vô cùng sung sướng. Nhưng sau những ngày sung sướng đầu tiên là nỗi buồn không thể xua đuổi: luận văn chưa đâu vào đâu, công việc chưa có manh mối, tương lai là một dấu hỏi lớn, cha mẹ lại lo âu.
Ở nội trú thể nghiệm sự nhàn rỗi thật tuyệt. Nhưng sinh viên năm cuối mà vẫn nhàn rỗi thì có ba loại. Loại thứ nhất là không tìm được việc, dứt khoát học tiếp nghiên cứu sinh. Loại thứ hai là có bố mẹ làm quan. Loại thứ ba là phó thác tất cả cho tương lai. Còn những sinh viên năm cuối thực sự có chí hướng tuyệt đối không nhàn rỗi. Họ luôn tất tả hoạt động, thận trọng lựa chọn các công ty, cố tìm những công ty ưu tú nhất, họ trau chuốt bản luận văn sao cho thật vừa ý.
Tôi thuộc đối tượng ba, chắng có gì, nhưng ép mình nhàn rỗi trong tư duy rối rắm. Nhiệm vụ hằng ngàu của tôi là ngủ đến lúc chán mắt thì tự thức dậy, tuy đã tỉnh nhưng mắt vẫn nặng trịch, không mở ra được, sau đó nhanh chóng vào nhà vệ sinh, rồi bật ti vi (Hà Tặc dạy tôi cách nằm trên giường mở ti vi, thật độc đáo, không ai bắt chước được). Đi vệ sinh xong chẳng cần rửa tay, vớ ngay bánh mỳ tối hôm trước đã nhờ bọn con gái mua hộ, đủng đỉnh vừa gặm bánh mỳ vừa lên mạng tán gẫu với bạn chat. Buổi tối, sau một chầu tán gẫu về bọn con gái, lại bận bịu với trò đen đỏ - “công việc thường trực” hằng đêm. Hay nhất vẫn là tiết mục “nói mơ giữa ban ngày”.
Trong hành trang “vào đời” của sinh viên chắc chắn có một “tài sản tinh thần”, đó là kỷ niệm “nói mơ giữa ban ngày” của bạn bè. Chuyện như sau, hằng đêm, khi đám con trai đang bận tụ tập “đấu địa chủ” (chơi bài) dưới ánh đèn điện tù mù, đúng lúc cuộc vui đang hồi gay cấn, chợt có tiếng kêu thất thanh: “Cứu! Cứu với!”.
Mọi người ngơ ngác nhìn quanh, đó là tiếng kêu của gã con trai duy nhất đang nằm ngoan ngoãn, yên giấc trên giường của mình. Tưởng hẳn gặp nguy hiểm, chạy đến thấy hắn nằm đó, mắt nhắm nghiền, người đầm đìa mồ hôi, chân tay quờ quạng. Lay hỏi: “Sao thế?”. “Ối giời ơi, tớ lọt vào hang ổ của thổ phỉ!”. Hắn thở hổn hển, miệng lắp bắp, mắt vẫn nhắm nghiền. Tất cả cười ồ. Hôm sau hỏi hắn: “Đêm qua đi gặp thổ phỉ hả?”, hắn há hốc mồm, kinh ngạc: “Sao biết? Hôm qua tớ xem truyện truyền kỳ!”. 
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc