Một Nửa

Tác giả: Đang cập nhật

Thúy cô gái trẻ nhất trong phòng, vừa dọn bàn làm việc vừa nói: Các cậu! Có người nói: tình yêu sẽ ૮ɦếƭ cùng với hôn nhân. Vậy tớ sẽ không kết hôn.

Cậu chỉ nói dại- Một cô gái trẻ khác nói- Có những cuộc hôn nhân tan vỡ, nhưng phần nhiều các gia đình sống trong hạnh phúc yên ấm, khi người ta tìm thấy cái nửa đích thực của mình.

Nửa của mình là cái gì? Lại lý thuyết rồi. Có cặp vợ chồng trước khi kết hôn yêu nhau lắm vậy mà được vài năm họ lý hôn vì đủ thứ lý do.

Tớ nghĩ khi chung sống với nhau những khuyết tật mới lộ ra, miếng cơm manh áo, sự bận bịu làm cạn đi sự lãnh mạn và chau chuốt trong nếp sống. Đàn ông có ai vác dao bầu đi hỏi vợ đâu.

Anh Bình một nhân viên khác của phòng thấy thế chen vào: Tại sao không nói đến các bà . Người ta nói: đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Khối gia đình ly hôn là do các chị em đấy nhé. Đàn bà tiểu kỉ. Chị em hay để ý vụn vặt, cái gì cũng tích lại, khi giận dữ thì trì chiết đay nghiến, ghen tuông vô lý, xổ hết cho đã, khiến cho cánh nam nhi không thể chịu đựng nổi. Đấy cũng là một nguyên nhân dẫn tới lý hôn.


Nghe các đồng nghiệp tranh luận, anh Thắng mỉm cười cảm thấy rất vui vì chuyện đó, tình yêu vẫn là chủ đề số một của mọi người Anh Thắng xem đồng hồ, hơn bốn giờ rồi, nhanh thế- Anh nói. Điểm lại công việc đã thực hiện trong ngày, các báo cáo đã hoàn tất, kế hoạch cho việc sản xuất mặt hàng mới đã xong, anh hài lòng vì cuối cùng những khó khăn đã được giải quyết một cách triệt để, giờ là lúc có thể tạm gác công chuyện cơ quan sang bên để thật sự có những giây phút đằm mình trong những cảm xúc mới mẻ về cuộc sống. Theo lệ thường, anh thu dọn nơi làm việc, sắp xếp tập tài liệu ngổn ngang còn trên bàn, thoát máy tính, bỏ máy vào trong túi. Đồng nghiệp của anh cũng đang dọn dẹp nơi làm việc.
Vẫn còn sớm, anh đứng nhìn khoảng trời qua khuôn cửa kính. Trời hôm nay rất xanh, mặt trời lấp dần sau những ngôi nhà cao tầng phía trước mặt. Từ chỗ mặt trời lặn những tia nắng yếu sót lại trong ngày cũng dần tắt để lại một khoảng không màu tím. Trời bắt đầu có gió. Những phiến lá xà cừ vàng lấp tấp lạng rơi xào xạc cả không gian. Anh nghĩ tới sự chuyển mùa kỳ diệu của thiên nhiên, bao trăn trở, toan tính hàng ngày dường như không còn nữa, lòng lắng dịu, anh cảm thấy thật nhẹ nhàng thư thái..

Bỗng có điện thoại gọi, anh cầm máy nghe: alo! Tôi đây, Thắng đây. Đầu kia là tiếng vợ anh: Anh Thắng à! Anh không nhận ra tiếng em hay sao? Mỗi lần gọi, anh cứ nói: Ai đấy? Chán ૮ɦếƭ!

Anh có đọc được số máy đâu- Anh trả lời.
Thế à! Hôm nay, anh thu xếp về sớm nhé. Em chờ cơm.
Anh vui vẻ trả lời: Anh chuẩn bị về, độ tiếng nữa có mặt ở nhà.
Quyết một đồng nghiệp cùng phòng thấy thế mỉm cười hỏi: Điện thoại của em nào thế? Nghe nói cứ ngọt sớt.
Anh Thắng trả lời: Vợ tớ đấy. Cô ấy dặn tớ phải về sớm. Có việc.

Khiếp thật! Quản lý hành chính 24 trên 24- Quyết nói. Một ngày mấy chục cuộc điện thoại, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Lấy phải bà vợ hay ghen cũng khổ.
Không! Ghen gì mà ghen. Anh Thắng khẳng định. Nhà có việc mà. Nói vậy thôi, anh hiểu tính Dung. Với anh Dung đằm thắm và dịu dàng, quan tâm cho anh từng bữa, chuẩn bị cho anh từ cái bộ đồ lót mỗi buổi làm về. Công việc gia đình, bao năm nay Dung quán xuyến cho anh thời gian nhiều hơn để chăm việc cơ quan.Với đôi bên cha mẹ cũng vậy Dung thật khéo léo để các cụ hài lòng. Dẫu là phận nữ nhi yếu đuối nhưng tấm lòng và trái tim Dung đủ lớn để tha thứ, để cho anh chia sẻ và để chữa lành những vết thương lòng cho anh. Và anh là đấng nam nhi mạnh mẽ thật đấy nhưng cũng vô cùng yếu đuối cần sự che chở. Nhưng chuyện gì có thể san sẻ được, chứ chuyện ấy thì không, Dung thật quyết liệt, lành làm gáo vỡ làm môi ngay. Sống với nhau gần hai chục năm anh biết rõ điều đó. Còn nhớ một lần, chập tối anh sang nhà hàng xóm gần đấy có việc . Lúc về Dung hỏi: Anh sang bên ấy làm gì? Người ta phận đàn bà. Đàn ông vắng nhà. Con bé ấy vốn quan hệ lăng nhăng anh không biết sao? Lại *** của lạ phỏng.- Dung nói vẻ giận dữ không để cho anh một cơ hội nào để thanh minh. Mặt Dung méo đi, chân giận xuống đất thình thịch, hai tay hoa lên trên không trung chẳng khác nào bà đồng. Một dịp nhận được một lá thư, gửi cho anh qua địa chỉ gia đình, Dung đọc và rồi như một con sư tử, chị vò nhàu lá thư trong tay, chỉ vào mặt anh nói: Đi ! Đi ngay. Dung ***g lên chạy vào góc nhà lục trong cái va li, quẳng quần áo của anh ra ngoài. Đấy đi đi. Đi với đứa nào thì đi đi! Đây chỉ cần người chứ không cần ngợm. Rồi Dung ngồi im lặng đôi mắt nhìn anh như xăm như soi căm tức.

Trong cơ quan như mọi nguời nhận xét: Anh được cái thật thà, không mưu mẹo gì, chăm chỉ, biết quan tâm tới người khác, lối nói chuyện rất có duyên và độc đáo, tính cách đàn ông, nên dù ở tuổi ngoài bốn mươi vẫn có người mến anh. Chẳng hiểu thật hay đùa có lần anh giở cặp tài liệu, thấy trong đó một khổ giấy màu hồng, trên đó có dòng chữ: Anh Thắng, mặc dù biết anh có vợ, có con, nhưng quả thật em rất quí anh, ngưỡng mộ anh! Em rất….Anh lẳng lặng gấp lá thư cho vào ngăn kéo nghĩ: lại đùa dai rồi.
Ngày trước anh và Dung phải vất vả lắm mới đến được với nhau. Bố anh không đồng ý với cuộc hôn nhân này lý do chính Dung chưa có công việc. Mặt khác ông muốn được thông gia với gia đình của một người bạn cũng là dân văn nghệ. Biết đâu cháu ông sẽ là một thần đồng về thơ. Ngăn con không được cuối cùng ông dằn lòng tổ chức cho chúng. Đám cưới của họ được tổ chức vào một ngày thu. Dung không mặc áo cưới, giản dị thon thả tươi xinh trong chiếc áo trắng chiết lưng và chiếc quần ka ki đen mới.

Ngày mới lấy nhau, họ ở trong gian phòng trong khu tâp thể của cơ quan. Ngăn cách giữa các phòng là bức vách đất mỏng thủng lỗ chỗ. Khi yêu nhau, trong những lúc cảm xúc dâng trào, anh phải lấy tay bịt miệng Dung và họ thật rón rén vụng trộm khi ở bên nhau.

Nhiều hôm đi làm về, anh thấy Dung quần vẫn xắn bên cao bên thấp để lộ bắp chân trắng ngần lấm tấm bùn. Dung vừa lội ruộng mò ốc, bắt trạch. Giữa nhà cái xong nhôm còn để đó đầy ốc vặn và cá trạch vàng với những cái mép đầy râu. Anh ngẹn ngào nói: Em vất vả quá. Anh thật đáng trách vì không lo cho em được nhiều hợn.
Chưa xin được việc làm ở cơ quan, Dung nhận vài sào ruộng cấy. Cứ rảnh việc là Dung mò cua bắt cá cho anh bữa ăn tươi. Những ngày mang thai đứa con đầu tiên, bụng chửa vượt mặt, Dung gánh rau ra chợ làng ngồi bán, cả buổi không quản ngại.

Con lớn chưa được vài năm tuổi thì con bé ra đời. Nhà đông người, chỉ có một cái giường không xoay vào đâu được đành chịu sự chật chội. Những đêm hè nóng nực, không có điện, Dung cầm chiếc quạt nan, thoảng lại quạt lấy quạt để cho cả ba bố con. Thương Dung có bận anh giành lấy chiếc quạt, quạt cho ba mẹ con ngủ. Nhưng chỉ được chốc lát đôi mắt trĩu xuống, anh chìm sâu vào giấc ngủ, ngáy vô tư mặc cho mồ hôi đầm lưng áo, nhễ nhại trên khuôn mặt.

Không thể đun nấu trong phòng, anh lấy que củi cắm ken nhau thành một cái ô vuông vắn phía sau nhà, lại xin được mấy dóng tre làm cột kèo, cắt cỏ tranh lợp, thế là có gian bếp nhỏ. Trời nắng ngồi đun nấu được chứ trời mưa, củi bếp ướt hết, lúc đun khói bốc mù mịt, người cũng dính mưa.

Có đêm anh thao thức không ngủ, hết xoay bên này lại nghiêng bên kia khiến con bé thức giấc. Trời mới tảng sáng anh đã trồ dạy. Khi tin chắc lũ con vẫn ngủ say, anh kéo tay chị rồi khoát tay làm dấu. Chị thương anh, lựa đặt con bé rồi theo anh ra mé sau…… Nhưng rút cuộc niềm khát khao ấy vẫn không có cơ hội thăng hoa để đẩy đến đỉnh điểm của cảm xúc. Họ vẫn bị ghìm nén bởi nỗi lo sợ có ai đó lỡ dậy sớm ra mé sau; có ai đó chợt tỉnh giấc. Bởi thế mỗi phút chung chiêng, nghĩ đến những khó khăn đã trải nghiệm anh lại thấy thương vợ và tự dằn lòng.
Chuyện Dung ghen cơ quan có người biết, họ xếp anh vào cái đội sơ vơ mex tức đội những người sợ vợ, thậm chí còn bầu anh làm trưởng đội. Họ còn gán thêm: ông ấy đi với vợ, thấy phụ nữ xinh không dám nhìn. Sợ vợ đến thế là cùng. Rồi triết lý. Cái đẹp của người phụ nữ là cái đẹp của tạo hoá, sự dung tục và tội ác ở trong ý thức và đôi mắt của người nhìn ngó. Đàn ông thấy cái đẹp mà không rung động thì hỏng. Vậy là anh có chân trong hội của những người đẻ toàn con gái và cùng lúc là đội trưởng của đội sơ vơ mex. Chuyện này vốn là chuyện vui trong cơ quan, lúc nào người ta cũng có thể đề cập đến, dù là trong khi làm việc hay lúc rảnh rỗi ngồi cùng nhau uống bia cỏ trước lúc về nhà.

Anh Thắng đang định xách túi ra về thì anh Bình nói:Chẳng mấy khi anh chị em cả phòng đông đủ, ông nên ở lại với anh em. Hôm nay bọn mình đi ăn vịt quay….
Anh Thắng nói vẻ khó khăn: Tôi cũng muốn ở lại với mọi người nhưng hôm nay không thể. Bà xã mình vừa điện nói nhà có việc. Vả lại mình hay vắng nhà . Vợ ở nhà một mình nghĩ cũng thương. Hơn nữa tôi cũng không uống R*ợ*u được.

Ông là hay trốn tránh, không chịu gần gũi anh em. Lúc lý do này, lúc lý do khác.

Đúng là cái đồ sợ vợ! Bảo sợ vợ thì cứ to cái mồm. Kiểu này ở nhà một phép. Vợ gọi thì dạ bẩm bà con đây.

Đây không sợ vợ! Ông sợ vợ chứ tôi chẳng bao giờ phải sợ vợ! Anh Thắng nhấn mạnh.

Chị Loan quay sang: Thôi đi các ông! Đàn ông các anh ai chẳng sợ vợ. Chó chê mèo dài đuôi mãi.

Quyết chen vào: Các ông ấy không như mình. Nhà tôi khác. Tôi muốn đi đâu thì đi. Muốn làm gì thì làm. Vấn đề là phải dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Tập cho nó quen dần với hoàn cảnh, lập tức là họ được miễn dịch ngay. Nên bây giờ tôi có về muộn, có đi đâu nhà tôi cũng chẳng bao giờ hỏi đến.
Ông chỉ được cái nói trạng thôi. Vợ ông chẳng làm ầm lên khi ngửi thấy mùi nước hoa lạ trên người ông. Cô ấy cấm trại. Đợt ấy không có tôi giúp cho thì ông có mà ra đứng đường!

Thôi! Nói chuyện ấy làm gì. Có ai trong chúng ta sợ vợ đâu. Chẳng qua là nể vợ. Mà có sợ chăng nữa thì đó là vợ mình. Có phải vợ hàng xóm đâu mà lo. Nào ! Ông có ở lại không ? Đây điện thoại đây ! Có cần xin quota hay không ?

Thôi! Ông cất cất điện thoại cho tôi nhờ- Anh Thắng nói giọng khẩn khoản.
Vườn sinh thái gồm khu nhà hàng chuyên phục vụ ăn uống, vườn cây rộng và hồ nước. Khung nhà làm bằng loại tre to sơn màu gụ bóng, mái lợp lá cọ. Bên cạnh những gian rộng có thể kê mấy chục cái bàn nhằm phục vụ các hội họp đông người, nhà hàng còn có các gian nhỏ dùng cho các khách hàng ưa sự kín đáo, hoặc muốn có một không gian thật riêng. Thực khách có thể vừa ăn vừa thưởng ngoạn không gian xanh tự nhiên của các loại cây cảnh, cây ăn trái, ngắm hồ nước và tận hưởng không khí trong lành với những làn gió mát nhẹ thổi về.

Họ gần hai chục người ngồi ở phòng ngoài, vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả. Quyết nói: Không uống được R*ợ*u không thể làm lãnh đạo. Ngày nay, làm lãnh đạo là phải ăn được, nói được. Vừa nói Quyết vừa giơ cao chén R*ợ*u- Uống nào ! Một hai ba……uống. Anh Bình nói : Cậu chỉ nói bậy. Khối người uống R*ợ*u được nhưng có làm lãnh đạo được đâu. Lãnh đạo cần có tâm có tầm. Chuyện uống R*ợ*u và quan hệ ngoại giao chỉ là yếu tố đủ giúp cho lãnh đạo quan hệ với đối tác. Các cậu lại lí thuyết rồi-Anh Phong nói- Riêng về chuyện uống R*ợ*u tớ chấp cậu vài chén.

Quyết nói: Chỉ được cái mồm mép. Mới vài chén đã huyên thuyên. Đúng là R*ợ*u vào, lời ra. Cậu muốn thì rót đầy vào, bắc cạn đi xem nào.

Bữa tiệc vui đó, đồng nghiệp cứ nài ép, không từ chối được nên anh Thắng cũng uống vài chén. Khuôn mặt anh đỏ như gấc chín, máu trong người chảy rần rật, đôi lúc đưa chén R*ợ*u lên môi anh rùng mình, nhưng rồi sĩ diện anh đành nốc một hơi, nghe R*ợ*u chảy nóng ran trong huyết quản và thế giới trong mắt anh bắt đầu chung chiêng như trong màn sương mờ ảo. Chợt chuông điện thoai reo, anh cầm máy nghe. Khuôn mặt anh lộ vẻ căng thẳng khi nghe điện thoại. Alô ! Em à ! Bọn anh đang uống bia. Anh đã định về, nhưng các cậu ấy cứ khẩn khoản, nói khó. Anh nể quá. Thôi ! Chuyện ấy để mai cũng được em ạ. Không sao đâu ! Ừ ! Không sao đâu ! Không ! Không ! Chỉ vài cốc thôi mà. Không nhiều đâu ! Ừ ! Cả phòng mà. Không ! Làm gì có ai gọi là phụ nữ ở đây. Anh nói thật đấy !

Lại vợ gọi chứ gì ? Anh Bình hỏi.

Có cần minh chứng không ? Quyết hỏi. Tôi sợ bà vợ ông đấy. Có cần tôi nói hộ mấy câu không ?

Anh chuệng choạng bước ra lán, lấy xe, lần mấy cái túi áo, túi quần, lục lọi cả trong cặp không thấy chìa khoá. Thôi ૮ɦếƭ tớ lại quên chìa khoá ! Anh định chạy vào bên trong nhà hàng thì anh Bình nhắc : Kiểm tra lại lần nữa nào ! Anh lục lại túi áo ***, lần thấy chìa khoá, cười tự mắng mình : ૮ɦếƭ tiệt ! Chìa khoá đây mà cứ tìm mãi.
Chị Dung vội vã về nhà. Qua chợ cóc ở ngã ba, chị dừng lại, chọn mua mấy mớ cải ngọt. Loại rau này được nhặt sạch, luộc lên chấm với mắm ma ri trộn trứng vịt ăn ngọt phải biết, lại mua thêm mấy lạng thịt thăn và vài lạng cần tây về sào. Đây là các món ăn khoái khẩu của anh.

Chị dừng lại bên cổng, lục trong túi lấy chùm chìa khoá. Chị nhìn vào trong sân, quan sát ngôi nhà. Mấy con gà sổng chuồng từ lúc nào đang táo tác trên sân. Con chó vàng dường như cả ngày chịu cảnh vắng lặng thấy chủ về chạy ra cổng, dùng chân trước cào cào vào cánh cổng rối rít, miệng rít lên ư..ử..mấy cây hoa bị đàn gà xéo nát cả. Bất giác chị cảm thấy se lạnh, cảm giác lẻ loi quạnh quẽ tràn ngập trong lòng. Mấy năm trước, khi anh đi vắng, còn các con. Nay đứa lớn vào học đại học, con bé theo học trường chuyên dưới tỉnh. Thành thử mỗi khi từ cơ quan về nhà là chị ở trong tâm trạng trống trải cô đơn. Anh Thắng chồng chị thì lúc nào cũng việc cơ quan, sáng sớm đi, chiều tối về có khi nửa đêm mới về. Anh chẳng hiểu cho lòng chị. Lúc này là lúc chị cần anh, như cái đũa cần đôi, như con chim cần cái tổ, cần bầy của nó. Đang vẩn vơ với những suy nghĩ đó thì chị Duyên hàng xóm đến. Với nét mặt như lộ vẻ cảm thông chia sẻ chị Duyên nói : nhà cậu cứ vắng suốt. Lão Thắng chồng cậu chẳng biết làm ông to bà lớn gì mà hôm nào cũng thấy đi, thứ bảy chủ nhật cũng đi, lại thường hay về muộn. Đôi lần quá nửa đêm, chó cắn rinh, mở cửa tôi mới biết ông Thắng về. Ông ấy trông hiền vậy thôi, phải cảnh giác. Chị Dung nghe, lòng lại thêm bực và buồn.

Chị mở cổng vào nhà lòng sực thấy nhớ con đến da diết, chẳng biết chúng có khoẻ không ? Học có được không ? Dứt khoát mai phải xuống thăm con út. Chốc nữa anh về, chị sẽ bảo anh gọi điện cho con lớn. Chúng cần sự quan tâm, động viên từ bố chúng. Việc này đôi khi chị phải nhắc anh vì đàn ông theo chị họ cứ ào ào chẳng có chiều sâu chút nào.

Chị gọi điện cho anh, nhắc anh về sớm rồi đi nấu cơm, sau đó dọn dẹp căn nhà thật tươm tất. Chị chọn bộ đồ ngủ màu mỡ gà mỏng, tắm giặt rồi soi mình trong chiếc gương lớn trên cánh tủ. Khuôn mặt da vẫn căng hồng, đôi môi vẫn đỏ, mái tóc vẫn đen, người chị vẫn thon thả và trong bộ đồ ngủ này chị thấy mình vẫn xinh, hấp dẫn như thuở 20. Lại nhớ trong cơ quan tụi trẻ hay nói: Vào tuổi chị, mấy con rồi mà chị vẫn xinh. Chúng em chỉ mong như chị. Chúng véo vào má, vào đùi chị…vv. Rất vui nhưng chị ra bộ nói : Các cháu cứ nói linh tinh. Chị có tuổi rồi.

Rồi chị dọn cơm, ngồi chờ anh về. Chờ mãi !Đang nóng ruột thì anh gọi về : Chị cầm máy nghe. Alo ! Anh à !

Anh Thắng nói qua điện thoại. Em à ! Anh không về sớm được, phải ở lại ăn liên hoan. Ừ thôi ! Em cứ ăn đi, đừng chờ !

Chị uể oải nhai vài miếng cơm, chẳng thấy ngon miệng chút nào. Thật đúng là ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân. Có chồng làm cơ quan nhà nước cũng khổ.
Chị Dung tắt điện gian ngoài, rồi ngồi tựa lưng vào tường, xem đồng hồ lẩm bẩm: mười giờ hơn rồi mà không thấy lão về, R*ợ*u chè rồi lại sa vào hàng quán nào không biết chừng. Chị bật ti vi, tìm mãi chẳng thấy có chương trình nào hay, nóng ruột thoảng lại ngó ra ngoài cổng.
Chị ngồi vừa tức bực vừa lo, nghĩ vẩn vơ. Dịp này anh có vẻ biếng nhác chuyện ấy. Vợ chồng đôi khi chuyện riêng, anh đùa: Tuổi này như cái Pu't hết mực, không chấp nữa. Chị chỉ mỉm cười. Thật không khó khăn để có thể nhận ra sụ thay đổi của anh trong mấy năm gần đây. Ngày trước anh mạnh mẽ và nồng nàn mỗi khi họ bên nhau. Chị như tan, như biến đi vào cơ thể anh, bay bổng trong những cảm xúc ào ạt như những đợt sóng trào. Nhưng gần đây những cảm xúc đó không còn nữa. Chị bắt đầu hoài nghi. Có thật như anh nói không. Hay vì anh làm nhiều việc ở cơ quan ? Hay anh có cô nào ? Anh thay đổi ? Anh vẫn khoẻ mạnh và phong độ thế ! Có khi lại đổ ở chỗ nào cũng nên. Chị nghĩ : chị có thể chia sẻ cho người khác nhiều thứ nhưng chuyện chồng con, đừng đứa nào tơ tưỏng đến anh ấy của chị.
Chị lại xem đồng hồ, giờ cũng không thấy lão về. Thôi chả xem nữa, chị cố gắng tập trung nhìn vào màn hình, không thôi tâm trạng lo lắng, bực bội.
Mấy chén R*ợ*u chưa đủ làm cho anh Thắng say, trái lại làm anh phấn chấn, những ý tưởng mới mẻ sáng tạo trong công việc bỗng ùa đến. Nhìn ngắm phố phường trong đêm, với những ngọn đèn cao áp toả ánh sáng nhạt nhoà xuống mặt đường, những cửa hàng cửa hiệu đèn điện sáng rực, đầy ắp hàng hoá trong các gian hàng, và những trụ sở với những hình khối vuông, góc cạnh của lối kiến trúc hiện đại, lòng anh dạt dào những cảm xúc yêu đời. Anh cho xe rẽ vào con đường nhựa mới trải, từ đây đường thoáng hơn. Đôi bên là cánh đồng vừa đổ ải, nước săm sắp trên những luống cày. Không khí thật thoáng đãng, gió se lạnh. Anh ngắm những vì sao trên trời, bầu trời thật nhiều sao. Nhìn đôi bên cánh đồng, cánh đồng một màu sáng bạc lắc rắc những vì sao trên mặt nước và xa hơn nữa là làng quê thẫm màu với những ngọn đèn điện sáng lấp loá như những vì sao. Anh đang ở trong tâm trạng phấn chấn và vui vẻ, những lo toan, trăn trở thường ngày, sức ép công việc và trong mối quan hệ với các đồng nghiệp cũng tan đi, còn lại cảm giác thật tươi mới, trong trẻo. Chợt lại nghĩ đến vợ. Giờ này chắc Dung đang chờ anh. Chắc là Dung trách anh ghê lắm. Thật lòng anh cũng không muốn Dung phải chờ cơm, đợi cửa nhưng công việc của anh như thế.
Anh dừng xe trước cổng nhà, theo thói quen nhấn nút còi xe. Bim….im…bim.Anh lại nhấn còi xe một lần nữa: Bim….im …….im….bim. Lần này tiếng còi xe kéo dài dõng dạc, rõ ràng thể hiện sự sốt ruột của chủ nó. Vẫn chua thấy Dung mở cửa. Anh nhìn vào trong thấy vẫn có ánh đèn Compact công suất nhỏ mà họ vẫn thường để khi xem phim trên ti vi. Có lẽ Dung đang mải xem ti vi. Định xuống xe thì bỗng có tiếng cọt kẹt, cửa mở ra, Dung xuất hiện.như một vị quan toà trước cửa:
Chị sẵng giọng: Cũng còn biết đường về hả? Còn về đây làm gì nữa? Tưởng có chỗ nào chui rúc rồi! Đã có người giữ nhà rồi mà! Thực tình chị không muốn nói thế, nhưng ngôn ngữ cứ tự nhiên theo sự bực bội của chị mà thốt ra.
Anh Thắng biết vợ đang bực tức nên im lặng.
Chị Dung từ hè đi ra cổng như không muốn mở cổng cho anh Thắng vào. Cuối cùng không nhìn anh, chị tra chìa vào ổ khoá cổng, mở, rồi quay vào nhà, hai tay vung vảy ngoa ngoắt.
Ngửi thấy mùi R*ợ*u chị hỏi: Lại R*ợ*u rồi, có sà vào đâu không biết?
Sà vào đâu? Anh Thắng nói.
Sà vào đâu chắc ông biết chứ- Chị Dung nói.
Nể bạn quá. Nó mới lên chức, chiêu đãi cả phòng. Bạn bè cứ nài ép, không uống không được!

Ai ép được ông uống? Ai đổ R*ợ*u vào mồm ông được? Chị cáu.

Anh chỉ uống vài ba chén thôi!

Vài ba chén mà cái mặt đỏ như thế kia.

Anh định *** thì chợt có tiếng điện thoại bàn reo. Chưa kịp cầm máy, Dung nói: Ông để đấy cho tôi. Nói rồi chị Dung chạy vội ra gian ngoài nơi đặt chiếc máy điện thoại, cầm ống nghe, nghe, khuôn mặt lộ vẻ chăm chú. A lô! Ai đấy ạ? Cô cùng công tác với anh ấy? Gặp anh ấy à? Chi Dung buông máy vẻ bực tức nói: điện thoại của ông đấy vào mà nghe! Giờ này mà vẫn còn điện thoại!Em nào thế không biết?

Ai thế không biết? – Anh Thắng hỏi.

Làm sao tôi biết được em nào! Đi đâu cũng cho số điện thoại. Toàn là các em, các cháu gọi về, giọng nhí nhảnh, nũng nịu nghe rõ ghét! Anh Thắng cầm máy nghe rồi đặt ống nghe xuống .

Em nào thế?- Chị Dung hỏi.

Cô ấy ở cùng cơ quan với anh- Anh Thắng nói.
Thật không? Em nào chả cùng cơ quan. Trông cái mặt tươi cười thế kia, cặp mắt chớp chớp khi nghe điện thoại là đủ biết. Đừng tưỏng gái này không biết gì nhé.
Thôi đi em! Anh Thắng nài nỉ.
Thôi là thôi thế nào! Sợ rồi phải không! Nói vậy thôi, nhìn khuôn mặt thật như thộn của anh, chị lại thấy thương. Anh ấy là như vậy, hiền lành, chất phác quá, cả tin nữa có công việc thì cứ làm hục mạng, chẳng toan tính gì, chẳng biết làm mình nổi lên. Vì thế chị biết anh hay bị lợi dụng. Người ta phân việc cho anh thực hiện, nhưng kết quả lại mang tên người khác.

Có lần anh thở dài tậm sự với chị. Thương em lấy phải ông chồng lành, đã nghèo lại chẳng có được chút vinh quang gì.

Nghe anh nói, chị trào nước mắt. Anh không phải bận tâm. Em tự hào vì có anh, và anh là con người như vậy. Thực ra chị muốn nói: Em càng cảm thấy yêu anh hơn, nhưng lại sợ sáo quá, đã là vợ chồng rồi lên lại thôi. Chị luôn biết dẫu giỏi dang cũng là phận đàn bà. Anh vậy thôi nhưng vẫn là chỗ dựa chắc chắc cho chị và cả gia đình lúc bình thường cũng như lúc phong ba bão táp. Chị chỉ cho anh chỗ để đồ lót nói: Thôi anh đi tắm đi! Có nước nóng đấy, đi năm đường bảy ngõ định cứ thế mà lên giường hay sao. Người sao mà chua loét.
Thái độ của vợ làm anh Thắng mất đi một phần cảm xúc tươi vui ban nãy trên đường về nhà khi được ngắm nhìn đồng quê trong đêm. Dẫu hơi bực, nhưng vốn hiểu vợ nên anh đành im lặng. Tất cả rồi sẽ qua đi khi Dung bớt nóng. Dung sẽ lại dịu dàng và vị tha vốn dĩ như thế trong những ngày họ sống bên nhau. Một điều nhịn, chín điều lành , cơm sôi bớt lửa mà. Các cụ đã dạy vậy đâu có sai. Thực ra anh biết Dung rất lo cho anh.

Anh thay quần áo chực đi nằm thì chị Dung hỏi: Hôm nọ anh em ông có chuyện vui gì mà đắc ý thế. Hôm nào? Anh Thắng hỏi lại. Hôm giỗ họ ấy. Anh với anh Định có chuyện gì mà phải che che dấu dấu. Trông ai nấy đều vui vẻ.
Có chuyện gì đâu.- Anh Thắng khẳng định.
Chị Dung nói:Mọi người biết cả rồi. Tưởng dấu được tôi phải không. Anh Định có con trai rồi.
Thật à? Anh Thắng vờ hỏi lại.

Còn giả vờ nữa ư- Chị Dung kể: Vợ anh Định đã xuống tận nơi, xem mặt đứa bé. Chị ấy nói nó giống anh Định lắm.Giờ nó hơn chục tuổi rồi. Anh Định trông hiền lành thế mà cũng vậy. Đàn ông các anh tham lam lắm.Thật đúng gái mươi con cũng không hiểu hết lòng chồng.
Chị ấy có làm gì không? Anh Thắng hỏi.

Chị Dung tiếp: Còn phải nói. Chị ấy khóc lóc, vật mình vật mẩy vài ngày liền. Chị bảo: Cả cuộc đời chị chỉ biết sống cho chồng cho con, nhịn ăn nhịn mặc cho chồng cho con vậy mà không ngờ anh Định phản bội chị. Té ra bao năm nay chị bị lão ấy lừa mà không hay biết. Đau xót quá. Đàn ông các anh tệ bạc thật- Chị Dung nhận xét. Tội nghiệp cho vợ anh Định. Chị ấy vốn hiền lành dễ tin. Giờ ngã ngửa người ra.
Điều này anh đã biết từ lâu.-Anh Thắng kể- Từ hơn chục năm nay rồi thoảng anh Định vẫn ghé qua xã dưới mỗi khi về quê. Khi thằng bé được vài năm tuổi, bằng khuôn mặt rạng rỡ niềm vui, anh Định bật mí với anh: Anh có con trai rồi chú ạ. Nó khôi ngô, giống anh như đúc. Mẹ nó ở xã dưới. Chú đừng hở miệng chuyện với ai nữa nhé. Dừng một lát anh Thắng tiếp: Cũng nên thông cảm cho anh ấy. Cả mấy anh em trai anh Định đẻ toàn con gái. Nay có đứa con trai, có người nối dõi dòng họ làm sao không vui được.

Còn anh nữa- Chị Dung nổi cáu: Anh em ông định nối giáo cho nhau phải không? . Đàn ông các anh bạc bẽo lắm. Ở nhà thì ra vẻ, hễ ra đường là quên hết, là anh chưa vợ hoặc bị vợ nó *** đáng thương.
Anh Thắng nói: Anh nhớ lần đầu tiên gặp em do sự sắp xếp của chị Nết. Em mặc cái áo trắng, chiếc quần âu màu đen ngồi ở góc phòng trông thật giản dị, khuôn mặt trái xoan với làn da trắng mịn hồng hồng. Từ kiểu ngồi đến biểu lộ trên nét mặt trông em thật thà, e ấp.Vẻ đẹp cũng toát ra từ sự e ấp ấy. Anh trồng cây si trong gian phòng, ấp úng mãi chẳng biết bắt đầu từ đâu. Chị Nết ý tứ ra ngoài để hai đứa mình ở lại khiến anh càng lúng túng. Anh yêu và nhanh chóng say mê em ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Anh vẫn nhớ hình ảnh em, ngày chưa có việc làm, lăn lộn với vài sào lúa, quần sắn móng lợn đi mò ốc, bắt cua. Em chia sẻ với anh những khó khăn, những băn khoăn trăn trở. Em lo lắng cho anh khi anh yếu đau. Chúng mình đã cùng nhau trải qua những thời kỳ gian khó, có với nhau vài mặt con. Chúng đều ngoan ngoãn thông minh. Với anh đó là tài sản quý giá nhất. Có thể lúc nào đó vì sự bộn bề của công việc, những tưởng tình yêu không còn nữa. Nhưng thật ra không phải vậy! Anh vẫn thấy khao khát em, say mê em như hồi nào mình gặp nhau. Em đã đọc bài thơ ( Tôi đi tìm cái nửa của tôi) chưa?

Chị Dung nghe anh đọc bài thơ với giọng trầm ấm diễn cảm đặc biệt. Những bức xúc trong chị giãn dần. Chị mỉm cười nói: đàn ông các anh chỉ được cái khéo nói. Mặc dù vậy chị vẫn nhấn mạnh: Anh làm điều gì không phải, thì đừng trách em đấy nghe…!
Hưng Yên, ngày 28 tháng 7 năm 2010
Tác giả: Hồ Ngọc Vinh