Dưới chân Phật Quan Âm

Tác giả:

Tượng phật quan âm cam lồ đứng trên một gò đất rậm rạp lau lách và phủ lốm đốm sắc tím hoa mua không biết đã được dựng lên từ năm nào bên cạnh núi đá xanh đen. Những phụ cảnh quanh bức tượng trắng xám đặt trên bệ đa giác đỡ đài sen cao ngất ngưởng vẽ nên một không gian gây kinh ngạc giữa chốn hoang sơ. Tượng quay lưng về phía núi, hướng tuệ nhãn xuống dưới con đường quốc lộ cong queo, chập chùng đèo dốc bên miệng vực sâu. Ngay trước mặt tượng, cách vài chục bước chân là một lư hương tròn lớn bằng bê tông cắm ba cây nhang khổng lồ tạo hình đơn giản, trơn tru. Bên phải của tượng có một đền bác giác sụt lở mái ngói nhưng cột kèo còn kiên cố phác thành dấu vết thời gian. Thêm hai gốc thông cổ thụ xòe những cánh tay lá kim tròn trịa cân đối xa xa phía sau lưng tượng như những hộ pháp theo hầu. Ngoài những người dân tộc ở sâu trong rừng, thỉnh thoảng ngang qua để ngược lên thị trấn đổi hàng hóa thì dường như chỉ có gia đình Kim sống trong vòng bán kính năm cây số.

Cha mẹ đưa Kim đến đây năm ba tuổi, ở trong ngôi nhà của người gác rừng. Kim gặp ông đúng một lần, sau khi bàn giao cơ ngơi lại cho người mới đến, ông gói ghém hành trang vào một chiếc ba lô cũ mèm rồi men dọc con đường quốc lộ hướng về phía bắc đi mất dạng. Cha mẹ kể ông đã cao tuổi nên muốn trở về quê với con cái, chứ sống một thân một mình ngã xuống ૮ɦếƭ lúc nào không ai biết mà lo ma chay. Người già tội vậy đấy!
Trạm gác rừng ở đối diện tượng quan âm qua mặt đường quốc lộ, ngay đúng hướng nước cam lồ vẩy xuống, tạo cho gia đình Kim sự an tâm lớn lao trong tinh thần. Cha phát quang một lối nhỏ lên tượng quan âm. Kim níu tay mẹ bám vào những gờ đất, miệt mài cũng trèo được tới nơi. Một khoảnh nền đá từ chân tượng ra đến lư hương khiến cỏ cây chen vào được trở thành sân chơi thú vị của đứa trẻ lên ba, trong lúc cha mẹ hì hụi phạt bớt lau sậy xung quanh để thể hiện lòng chiêm bái với đấng trí huệ từ bi.
Ở chỗ mới, cha ngày ngày tập cách đặt bẫy để săn thú rừng, mẹ xới đất nhặt cỏ trồng thêm luống rau đợi dịp thay thế những đĩa lá tàu bay, ngọn sam luộc trong bữa ăn đạm bạc. Được một tháng cha lên thị trấn lĩnh món tiền lương còm cõi tiện thể mang về vài gốc chuối và một quả su su đã lên mầm. Mẹ trồng chuối thành một hàng bên vườn rau, cha dựng thêm một cái giàn cho dây su su leo lên. Sau đó ba người nắm tay nhau đứng nhìn thành quả lao động, mơ ngày cây trái lúc lỉu đến thật gần.
Hàng chuối lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc trổ ra những cái bắp tím sậm lấp ló giữa các phiến lá xanh mát mắt. Rồi khi buồng chuối đầu tiên xuất hiện vài trái phớt vàng, cha chặt xuống mang vào đặt giữa nhà rồi cắt ra thành từng nải. Mẹ chọn hai nải đẹp nhất, một đặt lên bàn thờ cho cha thắp nhang cúng cụ, nải còn lại dẫn theo Kim mang lên tượng quan âm. Thấy mẹ nghiêm trang đứng trước tượng quan âm khấn vái, Kim cũng chắp tay bắt chước dáng điệu thành kính nhưng không biết cầu xin điều gì. Từ đó thành lệ, cứ ngày rằm, mùng một mẹ lại mang chuối lên thắp nhang trước tượng phật, đợi qua hôm sau lại lên thỉnh lộc về ăn.
Cuộc sống êm ả, dịu dàng dưới chân phật quan âm cứ thế trôi qua. Lâu lâu cha hoặc mẹ cho Kim đi theo lên thị trấn ăn phở, ăn Pu'n, rồi đi mua gạo hoặc một số nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình. Có lần cả cha mẹ cùng đưa Kim đi, họ đổi một số gà vịt và thỏ để sắm cho Kim bộ váy công chúa bằng ren màu hồng, đính hạt lấp lánh trên cổ. Nhưng Kim lại thích mê bộ váy màu vàng cột dây nơ xinh xắn, thế là cha mẹ mua cho con gái cưng luôn cả hai chiếc váy. Sau đó cha mẹ dắt Kim đến một tiệm chụp ảnh, để lưu lại khoảnh khắc gia đình.
Bác phó nháy lưỡng lự khuyên không nên chụp ba, người ta kiêng ghê lắm. Song cha Kim cười tươi rói bảo bác thợ yên tâm, nhà có tới bốn người lận. Lúc này mẹ mới xoa đầu Kim nựng là sắp lên chức chị. Vậy là mai mốt cha mẹ có đi vắng thì ở nhà Kim đã có em chơi cùng rồi.
Vài tháng sau mẹ sinh ra một em bé. Kim tròn mắt hỏi: “Sao con không có cái vòi phun nước như của em”. Cha mẹ cùng phì cười: “Vì em là con trai mà!”.
*
Kim hơn sáu tuổi, em trai đầy năm. Bỗng đâu dưới chân núi đá xuất hiện nhiều người lạ mặc đồng phục. Rồi xe tải, cần cẩu, máy xúc ùn ùn kéo đến. Không khí quanh nhà Kim vốn trầm lắng trở nên náo nhiệt như trảy hội. Thế là nhà cửa mọc lên, dân cư khắp các vùng miền cũng tụ về góp mặt. Một xí nghiệp khai thác đá hình thành nhanh chóng ngay trong tầm quan sát của tượng phật, dưới chân núi đá thì bày biện cơ man máy móc cỡ đại và những băng chuyền khổng lồ, thêm cả một dãy lớp học bằng nứa lá được dựng lên cách chỗ quan âm đứng một cây số về phía thị xã. Mẹ xin được chân tạp vụ trong xí nghiệp, cha cũng trả lại căn nhà gác rừng để làm công nhân nổ mìn phá đá cho lương bổng cao hơn. Bốn người rồng rắn cõng đồ đạc qua bên khu tập thể nồng mùi gỗ mới và xi măng. Gia đình Kim bước sang một trang cuộc sống mới. Hòa nhập và biến động.
Cuối mùa mưa năm ấy, cha ở trên công trường đá, mẹ loăng quăng lo việc trà nước quét tước dãy nhà cán bộ bên kia đường, Kim ngồi bên cửa sổ ôm em nhìn ra màn nước trắng xóa hát khúc đồng dao tự chế ngộ nghĩnh: “Bà còng đi chợ trời mưa, cái tôm cái tép đi đưa bà về, chày bà trong túi rơi ra, con cua đỡ được nhảy vào nồi riêu,...”. Giữa buổi, trời ngơn ngớt, Kim thấy mẹ mặc áo mưa băng qua đường chạy vội về nhà. Mẹ thoăn thoắt nhóm bếp, khuấy bột, đổ ra đĩa để lên bàn, rồi dặn Kim: “Nếu bột nguội mà mưa quá mẹ chưa về kịp thì con đút cho em ăn nhé!” trước khi tất tả chạy sang khu làm việc trong tiếng sấm đì đùng.
Những cơn mưa rừng đúng mùa lần nào cũng thối đất thối cát, mẹ đi một lúc thì nước trên trời có vẻ trút xuống nhiều hơn, gió rin rít thổi nghiêng những giọt dài trong vắt. Kim thấy đĩa bột đã nguội, mẹ chắc không vượt qua nổi cơn mưa, nên đành bưng vào đút cho em ăn như lời dặn dò. Ăn được nửa đĩa, em trai kháu khỉnh hay cười đùa đột nhiên chuyển sắc mặt tím tái và ho sặc sụa rồi thở đứt đoạn. Kim hốt hoảng vỗ lưng xoa *** em nhưng tình trạng dường như càng tệ hơn. Đứa trẻ mới non bảy tuổi chẳng biết xử trí thế nào nên lao ra cửa, chạy băng qua màn mưa dày đặc tìm mẹ. Đến khi trở về thì em trai đã tắt thở trên giường. Mẹ ôm xác con trai ૮ɦếƭ lặng, còn Kim sợ hãi không dám vào nhà cứ đứng phơi *** tảng nước vụn tung tóe của đất trời.
Trong đám tang của em trai, Kim sốt hầm hập nằm trên giường, thấy đầu mình hiện lên ngàn triệu những ảo ảnh tối đen. Lúc thì là những hoa văn sáng màu đang rung rinh thì bỗng chuyển sắc giận dữ đổ sập vào Kim, nghiền thể xác bé nhỏ ra trăm mảnh. Lúc thì những hình dạng ngáo ộp, quái vật há chiếc miệng cắm chi chít răng nanh sắc nhọn như muốn nuốt trọn Kim. Cơn sốt thường làm Kim khóc thét lên và khi bật dậy có cha ôm vào lòng vỗ về an ủi.
49 ngày trôi qua, rồi đến 100 ngày, mẹ vẫn âu sầu không nói với Kim lời nào. Cha nhìn mẹ bằng đôi mắt bất nhẫn và bỗng trở nên dịu dàng chăm sóc Kim từ cái ăn đến giấc ngủ. Gia đình còn lại ba người, nhưng đã không yên ả như hồi mới dọn đến vùng đất này sinh sống. Oán giận âm thầm nảy sinh. Kim bắt đầu muốn tha thẩn chơi quanh trường học hơn là ngồi ở nhà đợi cha mẹ đi làm về. Mỗi sáng Kim cố gắng ngủ cho đến khi người lớn rời nhà đi làm, dù có lúc đã tỉnh giấc từ rất lâu. Sau đó Kim dậy lấy tô Pu'n, mì hoặc bánh đa nguội ngắt trương phềnh khô sạch nước trên bàn thờ em trai xuống ăn, rồi cắp sách đi học. Trời nhá nhem tối Kim mới mò về, len lén tắm rửa, ăn cơm rồi leo lên giường ngủ. Cha ra mắc màn xong lúc nào cũng ngồi nán lại vuốt tóc, xoa đầu con gái trong nhịp thở dài thườn thượt một lúc lâu. Hằng đêm Kim nằm quay mặt vào bức vách và tự hỏi sao cha mẹ không đẻ một em trai khác, để thay thế em trai đã mất.
Vài ngày sau giỗ đầu của em trai, Kim đang la cà ở nhà những bạn học thì nhận được tin báo cha gặp tai nạn. Một đồng sự bất cẩn đã khiến mìn nổ ngay hốc đá chỗ cha Kim đang đứng khiến ông bị đè ૮ɦếƭ bởi cả chục mét khối nặng cứng. Kim nghe mà không tin nổi, đầu óc trống rỗng chạy về nhà, thấy mẹ đang gào khóc thảm thiết bên thể xác bầm dập của cha. Lần này thì chẳng có cơn mưa nào che giấu cho những giọt nước mắt đau thương tuôn ra từ trái tim bé bỏng của Kim. Ngay dưới chân phật quan âm, vì cớ gì gia đình Kim chẳng được phổ độ một chút bình yên? Lúc tiễn cha về với đất, mẹ đã ôm Kim khóc sau bao tháng ngày lạnh nhạt. Có lại được vòng tay của mẹ, song cha ra đi vĩnh viễn thì sao có thể cảm được hạnh phúc, yêu thương?
*
Lễ cúng cơm một trăm ngày của cha, bụng mẹ nổi lên giữa những lời an ủi từ bạn bè thân quen. Chưa đầy nửa năm, mẹ hạ sinh một em trai khác. Người quanh xí nghiệp đến chúc mừng, có một cô nói rằng: “Chắc phật quan âm bù đắp cho chị!”. Lần này, Kim không dám tự ý động vào em trai. Cả ngày quanh quẩn chờ mẹ sai làm những việc vặt như đun nước, nấu cơm, giặt tã, phơi đồ,…
Hết kỳ thai sản, mẹ sợ chuyện cũ tái lại nên xin nghỉ mất sức ở nhà nuôi con. Ngày chủ nhật mẹ gửi em trai cho cô hàng xóm rồi lên thị xã mua sắm. Mẹ mang về rất nhiều đồ tạp phẩm rồi bày ra một cái bàn to trước cửa gian nhà, những đồ có giá trị như TL, bánh kẹo và hộp tiền thì đặt trong chiếc tủ kính nhỏ có gắn ổ khóa bằng đồng. Kim được giao nhiệm vụ trông hàng sau khi mẹ chỉ cho giá bán các loại. Được một thời gian, mẹ mở rộng công việc kinh doanh bằng cách đặt thêm một tủ hàng ở kế nhà ăn ở khu tập thể đối diện bên đường và sai Kim ngồi thường trực ở đó. Lý do là mẹ phát hiện buổi trưa công nhân tụ tập về bếp ăn, muốn ***, uống R*ợ*u, nhai kẹo nhưng rất lười đội nắng hoặc mưa sang bên quầy hàng của mình.
Tủ hàng của Kim được mẹ nói khéo với vợ chồng chú kỹ sư Toàn cho gửi nhờ mỗi khi dọn dẹp. Đợt ấy cô Hồng vợ chú Toàn cũng đang bầu bí, chuẩn bị sinh đứa thứ hai. Hai vợ chồng cô chú kỹ sư đã có một con gái đầu lòng lên năm tên Hồng Nhung. Bé thứ hai ra đời cũng là gái, được đặt tên Bích Liên. Kim đã đọc khá nhiều cổ văn Trung Quốc, nên ngồi khen hoa hồng, hoa sen tên nào cũng đẹp, khiến cô chú kỹ sư rất hài lòng, yêu quý. Vào dịp đầy tháng Bích Liên, bố chú Toàn từ quê vào ở cùng để chăm cháu đỡ đần con dâu. Người đàn ông sáu mươi tuổi có dáng người nhỏ gầy rất thân thiện, bế cháu nội ra trò chuyện với Kim suốt, vì thế nghĩ ra cái gì hay ho Kim lại gọi: “Ông Trí ơi!” để khoe.
Gia đình chú Toàn giàu nhất khu tập thể dành cho công nhân và kỹ sư nên có hẳn một chiếc ti vi đen trắng được ông Trí bật kênh thời sự coi tin tức, phóng sự suốt buổi sáng, tối tối lại mở kịch, cải lương nằm nghe. Dường như ông Trí quý mến Kim hơn cả cháu gái ruột của mình, nên con cái mua gì ngon về ăn ông cũng lấy phần để dành cho Kim, hôm nào có tuồng hay là giữ Kim lại coi ti vi cùng mình, lâu lâu lại đem cho Kim những đồng bạc lẻ. Mỗi lần ông cho đồ ăn và tiền, Kim ngoan ngoãn mang về đưa mẹ. Mẹ thích lắm, và thường xui Kim nói với ông Trí mỗi khi định nhờ vả, xin xỏ vợ chồng chú Toàn điều gì.
Hàng ngày vào những lúc công nhân đi làm hết, không ai mua hàng, ông Trí lại bế Bích Liên ra rủ Kim cùng với Hồng Nhung lên tượng quan âm chơi. Ông bảo đi dạo để hít thở không khí thiên nhiên cho khỏe người. Kim luôn nghe lời, khóa tủ hàng lại và đi theo ông.
Bích Liên lên một tuổi, vợ chồng chú Toàn tổ chức lễ đầy năm linh đình, rồi xin nghỉ phép một tuần đưa hai con về ra mắt quê ngoại. Ông Trí ở lại trông nhà, còn mỗi Kim bầu bạn. Con cháu đi vắng hết, buổi trưa ông Trí nấu cơm rồi gọi mời Kim vào ăn cùng. Đến đầu giờ chiều công nhân đi làm hết, ông Trí thấy Kim ngồi gật gù ngáp ngủ bên tủ hàng bèn chạy ra khóa lại rồi nắm tay Kim lôi vào trong buồng. Ông dỗ dành Kim ngủ đi một lúc. Kim nghe lời nhắm mắt, được một lúc mở ra thì bất ngờ vô cùng khi ông đang chồm lên người mình trong tư thế một con thú bốn chân mà chưa dám đè xuống. Thấy Kim mở mắt, ông lăn ra bên cạnh luống cuống nói: “Ông đang lấy cái chăn” rồi với tay kéo cái phía trong chỗ Kim nằm ra đắp.
Mới hơn mười tuổi, nhưng Kim đã đọc tất cả các loại sách báo có mặt ở khu xí nghiệp. Bất cứ ấn phẩm nào được đưa về đều được chu du một vòng, người nọ chuyền tay người kia cho đến khi rách nát te tua. Miễn là đến tay mẹ Kim hoặc các cô chú hàng xóm thì Kim đọc được, vì một đứa bé dư thời gian với công việc bán hàng tẻ nhạt sẽ ngốn chữ nghĩa nhiều hơn mọi người lớn bận rộn toan tính cho cuộc sống. Ngoài sách học, Kim đọc truyện tàu cổ nghĩa hiệp, truyện Việt Nam diễm tình chữ to, truyện văn học đầy những hận thù, tình tiền, trả giá, báo công an giận gân những tin ςướק - giết - hiếp,… nên đủ hiểu ông Trí thực ra đang muốn làm gì. Song bao nhiêu lần ông cho quà, cho tiền nhảy số tanh tách trong bộ não khôn chợ dại nhà của Kim. Giả vẻ ngây ngô không biết gì, Kim ngồi dậy nhăn nhó: “Thôi cháu đi ra trông hàng đây, lỡ mẹ cháu chạy sang không thấy lại mắng cháu”. Ông Trí cố giữ vẻ bình thường hỏi han: “Vậy đã hết buồn ngủ chưa?”. Kim trả lời: “Hết rồi ông ạ!”
Những ngày sau đó Kim tìm cách né tránh ông Trí. Đến gần ngày các con trở về, ông cứ chèo kéo gọi Kim xuống bếp ăn dưa hấu. Kim từ chối mãi rồi cũng nể nang đi vào, vừa bước qua bậc cửa nối căn buồng với gian bếp, ông đã nắm tay Kim dúi vào mấy ngàn lẻ rồi ấn Kim ngồi xuống ghế, sau đó hấp tấp cầm dao xẻ dưa hấu. Kim tiếp tục giữ vẻ ngây thơ cho hợp độ tuổi, ăn sột soạt hết miếng này đến miếng khác. Ăn xong còn lại đống vỏ trắng xanh trên bàn, Kim đứng dậy liến thoắng: “Cháu ra trông hàng đây! Ông dọn nhé!”. Ông Trí bất chợt ôm lấy Kim từ phía sau và lắc lư người như một con cá quẫy trong nước. Kim vùng vằng hất ông ra nhưng bị ông bám chặt vào người. May thay lúc đó có tiếng gọi phía trên nhà, một chú công nhân về sớm ngang qua mượn bật lửa ***. Kim thoát khỏi đôi tay già nua của ông mà thấy ghê ghê cái thể xác nhỏ thó nhăn nheo run lẩy bẩy ấy. Ông Trí đã hơn sáu mươi, Kim chỉ mới lên mười, sao ông lại có những hành động kỳ quái như thế được chứ?
Vợ chồng chú Toàn sau chuyến thăm bên ngoại lại bế ẵm nhau trở về xí nghiệp, tiếp tục chí thú làm ăn. Ông Trí vẫn thường mang đồ ăn ngon và tiền lẻ ra cho. Kim không từ chối vì mẹ rất hay nhờ vả con cái của ông, nhưng những khi được rủ lên tượng quan âm dạo mát thì Kim viện hết cớ này đến cớ khác để khỏi cho ông tiếp cận ở một không gian vắng vẻ. Từ đó trở đi ông Trí không còn cơ hội nào để giở trò bệnh hoạn ra nữa. Mẹ đôi lúc vẫn xui Kim nói chuyện này chuyện nọ với ông Trí để bay đến tai vợ chồng chú Toàn. Kim thoái thác rằng: “Thôi, ông ấy đã cho nhiều thứ rồi, mà mình lợi dụng nữa thì ngại lắm mẹ ạ!”. Tuy vậy nhiều lúc mẹ ép uổng quá, Kim buộc phải đi nói với ông bằng một thái độ dè chừng.
*
Cháu nội út của ông Trí được hai tuổi, cô Hồng đã bớt vất vả vì con mọn, nên có vẻ không cần sự hiện diện của bố chồng trong tổ ấm của mình thêm nữa. Cô bắt đầu có những ứng xử khiến ông Trí phật lòng. Tuổi già đâm ra nhạy cảm, dễ hờn dỗi nên những xích mích nhỏ thường xuyên diễn ra giữa bố và con trai, giữa vợ và chồng. Cuối cùng chú Toàn có ý bênh vợ hơn làm ông Trí tức sôi máu, đòi xách đồ bỏ về quê mấy lần. Chú Toàn muốn trọn đạo hiếu nên năn nỉ ông Trí ở lại đợi chú thu xếp công việc, xin nghỉ phép đưa ông về cho đủ tình đủ nghĩa. Thế là ông Trí nấn ná chưa đi.
Đến một ngày, cô Hồng đưa hai con lên thị xã mua sắm, chú Toàn đi làm ở mỏ đá. Ông Trí bỗng ăn mặc chỉn chu, sạch sẽ, xách chiếc túi du lịch cũ kỹ đi ra và khóa cửa lại. Ông đến trước mặt Kim tỏ vẻ buồn rầu tội nghiệp. Nước mắt ông rớm ra trên gò má nhăn nheo. Ông than thở rằng sẽ về quê sống và rất buồn vì không được nhìn thấy Kim nữa. Rồi ông lấy từ túi áo *** ra đếm đếm tiền, đưa cho Kim mười ngàn – số tiền ấy đủ để Kim mỗi ngày mua một cái bánh nướng to bằng bàn tay bán bên cạnh trường trong vòng một tháng. Kim cầm tiền rồi ông bắt đầu năn nỉ, xin Kim đi dạo với ông lần cuối. Kim ban đầu chối từ, rồi ra chiều nghĩ suy, rồi cuối cùng cũng chịu khóa tủ hàng lại đi với ông lên tượng quan âm.
Mỗi lần lên thăm đức phật quan âm, Kim đều giữ thói quen đứng trước tượng chắp tay cầu khẩn cho mẹ và em trai thứ hai khỏe mạnh, cha và em trai thứ nhất thanh thản nơi chín suối. Lần này Kim nói với ông Trí, sẽ xin đức phật độ trì cho ông chuyến đi bình an và về quê được vui vẻ. Khi Kim chắp tay cúi lạy phật để hoàn tất lời thỉnh cầu thì ông Trí đứng bên cạnh quay ra ôm chặt lấy Kim. Cố sức đẩy ông ta ra nhưng dường như con người đó đã không còn suy nghĩ được gì ngoài việc cố kéo Kim ra phía sau chân tượng để ***. Kim không dám hét to kêu cứu, sợ người thứ ba trông thấy thì bẽ mặt cả hai. Song Kim càng đẩy ông Trí càng lăn xả vào. Ông ép Kim sát vào chân tượng, kề cái miệng nhăn nhúm đầy dãi dớt lên gương mặt còn Pu'ng ra sữa. Dãy dụa né tránh, Kim bị dồn đến đường cùng của hoảng sợ. Trong lúc rối bời, sờ thấy cây Pu't bi nơi túi áo *** ông Trí, lấy hết sức bình sinh Kim đâm vào cổ của ông già đang hóa thú. Cây Pu't vỏ kim loại cắm phập qua lớp da bèo nhèo, máu đỏ trào ra. Ông Trí ôm cổ lùi ra xa nhìn Kim lắp bắp không thành tiếng, đôi mắt mờ ***c những bất ngờ. Không biết lúc đó Kim nghĩ gì, chỉ biết khi định thần lại thì cục đá sắc cạnh trong tay mình đã đập nát đầu ông Trí. Cái xác già tắt thở rũ rượi ngay dưới chân đấng từ bi hỉ xả.
Lên bảy tuổi Kim làm ૮ɦếƭ em trai mới biết đi chập chững của mình. Mới mười một tuổi, Kim *** ông già ngoài sáu mươi trong cơn loạn trí. Quan âm có thực sự đang nhìn thấy cuộc đời của Kim?
Chôn xác ông Trí ngay giữa đám lau phía sau tượng quan âm, Kim kịp trở về khi xí nghiệp còn vắng người. Lén lút tìm ra bể nước tập thể phía sau khu bếp, Kim nhảy vào và rửa sạch những vết máu bám trên cơ thể, sau đó ướt sũng băng qua đường để về nhà thay đồ. Kim kể với mẹ một câu chuyện: “Con ra bể lấy nước mà làm rơi cái xô, nên con trèo lên miệng bể cho dễ khều thì bị té xuống”. Mẹ bảo may mà ngã xuống bể lúc vắng vẻ, chứ có người nhìn thấy là bị ăn chửi vì làm bẩn nước sinh hoạt của cả tập thể rồi.
Tối đến cả nhà chú Toàn về nhà, thấy ông Trí để lại thư rằng: “Bố đã đón xe về quê, đừng lo gì cho bố nữa”.
*
Học xong cấp một, Kim nghỉ ở nhà để dành hết thời gian phụ mẹ buôn bán. Vùng đất dễ làm ăn nên dân cư khắp nơi cứ dần dần đổ về dựng nhà san sát hai bên đường. Mẹ Kim cũng rời khu tập thể đến thời kỳ cũ nát để vào sống trong căn nhà gỗ kiên cố rộng hơn gấp bốn lần, được mua bằng số tiền tích lũy sau những năm kinh doanh tạp phẩm trong xí nghiệp. Giờ tiệm nhà Kim bán cho cả dân tứ xứ chứ không chỉ riêng công nhân như trước.
Kế bên nhà Kim là trụ sở tạm bợ của một xóm đạo cứ vang vọng tiếng đọc kinh đồng thanh mỗi chiều chủ nhật. Đôi lúc theo nhịp cầu nguyện, Kim cũng vô thức đưa tay làm dấu thánh và hòa giọng: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen!”.
Năm Kim 14 tuổi, có đoàn công đức từ trên thị xã xuống khai quang gò đất chỗ tượng quan âm. Kim và mẹ đóng cửa tiệm tạp hóa để đi làm công quả. Dân quanh vùng theo đạo thờ ông bà đều kéo nhau đến giúp sức. Tượng phật được quét sơn trắng toát, lư hương được vôi ve lại cho ra màu đồng, ba cây nhang cũng sơn đỏ đỏ vàng vàng như đang cháy. Đền bát giác tất nhiên được sửa sang, những cây cột xà mối mục được thay thế và lợp ngói mới tươi rói. Đoàn công quả cả trăm người hè nhau san phẳng mặt gò để tạo diện tích vuông vắn, cân đối, cho hợp với tầm vóc của tượng phật. Dự định của họ là chuyển đá từ mỏ khai thác về rải lên một lớp thật dày để lau sậy không còn mọc được. Trong quá trình thi công, họ tìm thấy một xác ૮ɦếƭ chôn rất nông ngay sau tượng quan âm. Không có bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết nhân thân nên đoàn công quả chuyển cái xác ra góc khuôn viên và lập nên ngôi mộ vô danh ở ngang hàng với hai gốc thông cổ thụ cao lớn.
Kim đứng từ xa nhìn đám thanh niên sốc vác lo việc chôn cất tử tế cho người xấu số, nhớ lại chiếc túi du lịch của ông Trí đã bị mình bí mật đem quẳng xuống vực sau biến sự kinh hoàng đó vài ngày. Hai mùa mưa trôi qua, bùn đất chắc đã chôn vùi nó, hoặc đủ làm phai lợt tất cả những giấy tờ bên trong. Gia đình chú kỹ sư Toàn thuyên chuyển công tác về Đồng Nai từ năm ngoái, nên chẳng thể rõ họ có gạt bỏ những hờn giận để đi tìm bố khi thư về quê mà không thấy hồi âm. Nhưng dường như mẹ đoán được gì đó, nên nhìn Kim bằng ánh mắt sâu thẳm ngỡ ngàng. Kim cố giữ vẻ lạnh lùng, như thủa mẹ đối xử với mình sau khi em trai đầu tiên ૮ɦếƭ vì sặc bột. Nếu cha còn sống và hiểu chuyện, thì dù có im lặng, chắc chắn đôi mắt cũng không bao giờ phủ lên Kim ánh nhìn như của mẹ. Từ khi ***, có gì đó rất quan trọng đã ૮ɦếƭ trong sâu thẳm tâm hồn Kim. Sống chỉ còn là hình thái bên ngoài.
*
Đến năm mười tám tuổi, Kim lắc đầu từ chối hàng chục đám mang trầu cau tới ngỏ lời cưới hỏi và bỗng quỳ xuống vái lạy mẹ xin được ra khỏi nhà. Mẹ không nói một lời ngăn cấm, nước mắt trào lên đồng tử rồi lặn ngược vào lòng. Em trai chín tuổi níu áo hỏi: “Chị đi có về nữa không?”, Kim lắc đầu, dấn bước ra đường mà không hề quay lại. Cửa phật rộng mở, Kim gửi mình trong một ngôi chùa nhỏ giữa rừng thông xào xạc cách rất xa nhà mẹ.
Em trai mười bảy tuổi, lặn lội lên chùa năn nỉ chị gái hoàn tục, Kim ngồi trên bồ đoàn tụng kinh không dứt.
Em trai hai mươi ba tuổi, hớt hải lên chùa báo tin mẹ vừa lìa trần, Kim ngồi trên bồ đoàn tụng kinh không dứt.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát!
Đỗ Thị Thùy Linh (Keng)

Thử đọc