Bi kịch "đũa lệch"

Tác giả:

Ngày đang yêu anh vẫn bảo: “Em là mảnh đất ươm màu mỡ, lý tưởng cho mầm hạnh phúc đâm chồi”.
Khi mầm đã lớn thành cây, anh vội đảo chiều suy nghĩ: “Em quá phì nhiêu khiến cho đối phương liên tưởng tới đĩa thịt mỡ trắng tinh được bày ra giữa mâm cỗ chay thịnh soạn, món đó người ta chỉ có thể ăn trong thời bao cấp”…
Trông thấy dáng vẻ mũm mĩm, tròn trịa, tươi tắn như 乃úp bê của Ly ở độ tuổi bắt đầu chín, có vô khối đàn ông muốn giang vòng tay để ôm thử vào lòng, dù chỉ một lần. Nếu “bóc tách” từng nét trên khuôn mặt thì cô không có cái mũi dọc dừa thanh tú, chẳng có đôi mắt tròn đen láy, cũng không có vành môi trái tim mọng đỏ ngọt ngào như trái dâu tây.
Nhưng khi kết hợp tất cả những thứ không nổi trội ấy lại trên nền của nước da trắng hồng thì chúng trở nên hài hòa, ưa nhìn và tạo thành một nét duyên không dễ gì hòa trộn với bất kỳ người nào khác. Lúc đang yêu, Lộc nhìn thấy ở Ly nét đẹp đáng yêu. Anh gọi ngươi yêu mình bằng cái tên thật dễ thương: “乃úp bê bằng bông”.
Có lẽ vì Ly trắng như nắm bông, làn da luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp khi đông sang cũng khiến người ta liên tưởng tới sự mềm mại như bông, và còn một lý do tế nhị nữa là Ly “nhẹ như bông”. Đến tuổi lấy chồng rồi mà cân nặng của cô chỉ vừa đủ 38kg.
Ngày đầu tiên anh đưa người yêu về ra mắt bố mẹ và mọi người trong gia đình, mẹ anh hết sức tế nhị: “Lấy vợ cho con nên dù con có chọn ai nên bố mẹ đều tôn trọng quyết định ấy. Các con sống với nhau cả đời chứ bố mẹ có ăn đời ở kiếp với các con được đâu. Bố mẹ cũng chỉ mong con được vui vẻ, hạnh phúc”…
Thủ tục đầu tiên coi như đã hoàn tất thuận lợi, đôi trẻ không vấp phải sự phản đối nào. Trước đó cô rất lo bị bố mẹ anh chê vừa “thấp bé nhẹ cân” vừa “cận lòi ra”, nhưng bây giờ tư tưởng đã giảm đi áp lực phần nào. Tiễn người yêu xong quay lại nhà, mẹ anh mới thở dài: “Bố mẹ không có ý phản đồi nhưng quả thực bé như cái kẹo ʍúŧ dở thế thì có đẻ được không. Có giặt quần áo được không, có tự chăm sóc được bản thân mình không… Mẹ cứ nghĩ mà thấy ái ngại”. Còn Lộc thì không ngại chút nào với những khó khăn mẹ vừa đưa ra, anh lập luận “Bây giờ ai đẻ nhiều đâu, y học lại tiến bộ không đẻ được người ra rạch xoẹt cái là xong. Còn quần áo thì mẹ khỏi phải lo, con sẽ dành tiền tặng mẹ một cái máy giặt…”. Mẹ Lộc đành cười xòa: “Cha bố anh, chắc đã quyết định xong rồi hả. Vậy thì sắp xếp cho bố mẹ sang bên ấy nói chuyện người lớn đàng hoàng”.
Đám cưới của hai người được tổ chức đơn giản nhưng rất vui, Lộc-Ly nhận được lời chúc phúc từ tất cả mọi người. Mỗi khi nhìn thấy hai vợ chồng sánh bước ra phố, người dân trong khu ai cũng cười vì bức tranh đả kích “cột đèn máy nước” – chồng cao to, vợ thấp bé.
Nhưng người ta cũng chỉ cười dăm bữa nửa tháng chứ mấy ai có thời gian mà cười cả năm, cuối cùng họ dần quen với cô dâu mới rất thân thiện và cởi mở. Bố mẹ chồng Ly cũng được tiếng thơm lây: “Ông bà khéo chọn được cô con dâu đẹp nết. Con gái thời nay biết lễ phép, kính trên nhường dưới như thế hiếm lắm”.

Có đất ươm màu mỡ thì tra hạt giống, vì Lộc là con đầu nên bố mẹ cũng sớm mong có cháu cho “vui cửa vui nhà”. Ly mang thai chưa đủ ngày thì sinh sớm vì sức khỏe không cho phép. Thương con dâu yếu ớt, thương cháu non ngày, sợ cháu thiếu sữa… nên mẹ chồng ra sức chăm sóc con dâu cho “khỏe mẹ khỏe con”.
Nghe ai mách có món nào ngon, bổ cho nhiều sữa là bà bỏ công ra làm. Tiếc công mẹ chăm sóc, Ly cũng cố ăn cho vui lòng. Bé bông càng lớn càng xinh, còn mẹ bé bông thì ngày càng phình ra không sao phanh được. “乃úp bê bằng bông” ngày nào giờ như một khối bông có thể “mang ra đầu đường giải phóng đá một cái cũng lăn về đến Phủ Lý”!.
Người ta vẫn bảo: “Gái một con trông mòn con mắt” nhưng xem ra nó không linh nghiệm với Ly. Nhiều lúc tự soi mình trong gương, cô cũng không biết mình thuộc hình khối gì, bao nhiêu nét đáng yêu giờ trôi đâu mất cả. Lộc không chê vợ nửa lời nhưng anh có nhiều biểu hiện khiến Ly thấy chạnh lòng.
Ly không còn được chồng đèo lòng vòng khắp các con phố như ngày còn yêu. Mỗi khi nghe cô bảo “Anh chở em đi dạo một lúc cho thoáng” thì Lộc làm thinh: “Con cái lếch thếch tha nhau đi để mà ốm à. Nằm nhà mà xem tivi cho khỏe”. Thấy Lộc có vẻ uể oải chuyện chăn gối, chỉ thực hiện trách nhiệm một cách qua loa cho xong việc.
Ly cũng hiểu, chắc tại mình kém hấp dẫn. Cô muốn mua vài cái váy để thay đổi hình ảnh của mình trong mắt chồng cho khỏi nhàm chán nhưng vừa mở lời xin tiền đã bị gạt đi: “Em chỉ vẽ chuyện, có sao cứ dùng như thế. Không kiếm ra tiền thì học cách tiêu tiền cho tằng tiện. Anh còn nhiều việc lớn phải lo”. Mãi cho đến hôm trời nóng quá, Lộc mình trần ngồi phơi trước quạt thì Ly mới phát hiện ra mấy vết xước ở lưng chồng.
Anh thấy vợ nhìn xoáy vào lưng mình vội vàng với áo mặc vào rồi coi như không biết gì. Thì ra anh đã chán “乃úp bê bằng bông” của mình và nhân lúc vợ thực hiện nghĩa vụ làm mẹ hiền, dâu thảo thì anh đã tự cho phép mình đi “đổi gió”.
Không biết từ lúc nào, anh đã thích ngắm nhìn những cô gái “mình dây, chân dài” và cũng muốn thử một lần cho biết, chẳng ngờ sa chân vào thì khó có thể rút ra. Anh cũng không còn mấy thời gian để quan tâm đến vợ con, bố mẹ có hỏi gì thì anh đổ hết lỗi cho công việc. Ly không hề gặng hỏi vết xước ấy ở đâu mà ra, không oán trách, than phiền.
Cô lặng lẽ nuôi con, chờ đợi con đến ngày con cứng cáp. Sau khi cai sữa, bé Bông cứ quấn lấy bà không rời nửa bước. Ly có thời gian để đi làm kiếm tiền, ít nhất cũng độc lập với chồng về kinh tế. Có tiền cô đến trung tâm thể dục thẩm mỹ để tìm lại nét đáng yêu của “乃úp bê bằng bông” ngày nào. Ly mua sắm váy áo hợp thời trang để tự thay đổi mình trong mắt người khác.
Tất cả sự biến đổi ấy Lộc không hề để ý. Cho đến một hôm đang đèo “chân dài” đi dạo trên “đường Hàn Quốc” bên Hồ Tây, Lộc bỗng nhìn thấy “乃úp bê” của anh bước xuống từ chiếc xe hơi sang trọng, cùng người ta vào một nhà hàng cao cấp. Anh thất thần loạng choạng mất lái, suýt nữa thì lao xe xuống hồ.

Thử đọc