Thích Khách Vô Danh - Chương 12

Tác giả: Dạ Tuyết Miêu Miêu

Vào ở chùa miếu
Đại tiểu thư xuất hành, hòm xiểng phải thu thập nhiều đến chóng mặt. Thị nữ Mặc Phù của bát tiểu thư bận bịu chân không chạm đất, nào là gương trang điểm tương ngân bạch ngọc, nào là hộp trang sức gỗ lê khảm đồi mồi, và một đôi điền ngọc đấu, nhang vòng hương hoa quế, nhiều vô số kể.
Dù đã có người sắp xếp, bát tiểu thư vẫn tự mình chuẩn bị trang phục. Nhưng mà, chùa miếu không thể so với trong phủ, quần áo tụng kinh lễ Phật không thể quá mức sặc sỡ. Vị bát tiểu thư này cũng là người thành tâm, xiêm y chỉ mang theo hai rương. Theo quan sát của Mạc Hi, nói là trắng mộc mạc, nhưng mỗi bộ đều có thể so với nghê thường vũ y. Đừng nói gì khác, chỉ riêng bộ váy lụa mỏng từ màu da trời chuyển dần sang màu khói, giống như một vết mực đậm từ từ loang dần, tới mép váy liền nhạt đến không nhìn rõ, cổ áo ống tay áo đều dùng chỉ bạc thêu hai vòng mây, lúc cử động quả thật là mỗi bước nở một đóa hoa, hoa khai đạm mặc ngân.
Bên này Lăng phủ gà bay chó sủa chuẩn bị hành trang. Bên kia Mạc Hi trực tiếp đi cửa sau tới tìm Như Vụ.
Đến vừa lúc yêu tăng này đang ở rừng trúc sau núi tự mình nhưỡng rượu. Tay áo xắn cao, chân mang hài cỏ, đang cầm một cái chén sứ thanh hoa lớn có hình cá chép cùng màu múc nước trong vại. Gió lướt qua, rừng trúc xanh ngắt phía sau cùng động, như sóng biếc cuồn cuộn, nổi bật lên tăng bào tuyết trắng như mây bay của y, như muốn mượn gió mà trở lại. Khá lắm yêu tăng phong hoa tuyệt đại!
Mạc Hi lập tức vạch trần y không tuân thủ thanh quy giới luật.
Như Vụ cũng không ngẩng đầu lên, nói: "Muốn khiến tất cả người đời tin tưởng, dùng cách cũ chưa hẳn là đúng."
Mạc Hi không buông tha nói: "Người ta uống rượu, có thể thay phật dát vàng. Có thể đưa vô số cây gỗ lớn từ trong giếng ra ngoài, huynh uống rượu, cả nước giếng cũng không múc được, sao có thể học người ta."
Lời nói sắc bén của hai người đều trích dẫn một câu trong <Ấn Quang pháp sư phục bàng khế trinh thư>, đại ý là Ấn Quang pháp sư nói Tế Công là thánh nhân thần thông quảng đại có thể dùng rượu thịt qua ruột mà trong lòng vẫn nghĩ đến cách truyền bá Phật hiệu của Phật tổ, nhưng ngộ cảnh phùng duyên, không phải ai cũng đạt đến cảnh giới phật pháp đó. Tế Công uống rượu, có thể từ trong giếng nước lấy ra gỗ*, người bình thường có thể làm được sao? Việc này không phải tùy tiện có thể học được. Vì thế khuyên răn người tuyên truyền Phật hiệu phải tuân theo cấm giới của Phật. Nếu không thuận theo Phật chế (quy định của cửa Phật), tức là ma loại.
* Điển tích Tế Công lấy gỗ từ trong giếng: Tương truyền Tế Công là một trong mười tám vị La Hán giáng thế, ông tu ở chùa Linh Ẩn nhưng sau đó ông bị buộc phải bỏ chùa bởi vì trụ trì ghen tị với quyền năng của ông. Sau đó ông chuyển đến chùa Tịnh Từ. Có lần chùa bị cháy mà ko có gỗ để xây lại, trụ trì rất lo lắng. Vì thế Tế Công đã đến nhà một địa chủ ở núi Nga Mi dùng kế quyên được một trăm cây gỗ lớn rồi thả trôi trên sông Trường Giang, không ngờ lại bị quan binh đòi thuế, ông bèn làm cho số gỗ đó chìm xuống sông biến mất. Về đến chùa, ông dẫn trụ trì ra giếng nước trước bếp, gỗ từ giếng cứ trồi lên, khi vớt được sáu mươi cây, trụ trì thấy đã đủ số, gỗ liền không trồi lên nữa.
Như Vụ để bát qua một bên, cũng không giải thích, chỉ hỏi nàng có chuyện gì.
Mạc Hi chỉ nói có nữ quyến muốn vào ở chùa lễ Phật, có thể thuận tiện an trí tại nơi thanh tịnh một chút hay không.
Như Vụ sảng khoái đáp ứng. Vì thế Tùng Vụ Viện trong chùa bình thường không mở ra đón khách hành hương liền được chú tiểu vẩy nước dọn dẹp lại hoàn toàn.
Bát tiểu thư cũng biết Tùng Vụ Viện này vì cách Tàng Kinh Các quá gần, nếu mở ra đón khách hành hương, sẽ không dễ phòng trộm, nên quanh năm đều khóa. Liền tò mò hỏi: "Nơi thanh u như thế, nước chảy róc rách, chim hót líu lo, không biết Mộc cô nương quen biết người nào trong chùa, có thể được vào ở?"
"Là Như Vụ đại sư." Mạc Hi từng cùng Như Vụ đốt đèn luận giao cả đêm, tăng lữ trong chùa đều biết.
Bát tiểu thư mắt sáng lên, nói: "Mộc cô nương quen Như Vụ đại sư? Tiểu nữ có một yêu cầu quá đáng, ta có khúc mắc trong lòng khó giải, muốn mời Như Vụ đại sư chỉ điểm một chút, Mộc cô nương có thể thay ta thông truyền hay không?" Dứt lời dịu dàng cúi đầu, đôi mắt rưng rưng như muốn khóc nhìn Mạc Hi. Khó trách thế nhân có câu khó nhất là tiêu thụ mỹ nhân ân. Mạc Hi cảm thấy nếu mình không đáp ứng vậy thật sự là thương thiên hại lí tội ác tày trời. Thì ra vị bát tiểu thư này lại coi Như Vụ là mục sư để sám hối.
Không ngờ Như Vụ này nghe nói bát tiểu thư của Lăng gia cầu kiến, ngược lại còn làm giá, nói không muốn cùng nữ tử khuê các nhà phú quý nói chuyện, đơn giản chỉ là chút nhi nữ tình trường sầu ly biệt, rất không thú vị.
Như Vụ người này cao ngạo có thừa, bình thường không cùng người kết giao, Mạc Hi cũng không miễn cưỡng, lại nhân cơ hội đưa ra yêu cầu muốn xem Tàng Kinh Lâu. Nàng biết rõ mưu kế lui một bước để tiến hai bước, đối phương vừa mới cự tuyệt một yêu cầu của mình, ngay sau đó sẽ không tiện cự tuyệt điều thứ hai.
Quả nhiên, Như Vụ đáp ứng.
Ăn xong bữa chay, liền được một chú tiểu trong chùa dẫn đến trước Tàng Kinh Các. Bát tiểu thư vì cầu kiến đại sư bất thành khó tránh khỏi có chút suy sụp, cũng không nói với Mạc Hi câu nào. Mạc Hi không nghĩ nhiều. Chỉ hứng trí bừng bừng quan sát các bảo vật trong Tàng Kinh Các.
Tàng Kinh Các có chừng bốn trăm món đồ vật, thư họa, trong đó đủ loại cực phẩm trân quý, như Đôn Hoàng tả kinh** đời Đường, Lôi Phong tháp kinh quyển, bản chép tay của Đổng Kỳ Xương. Trong đó trân quý nhất là Đôn Hoàng tả kinh đời Đường có thể ngược dòng đến những năm Đại Đường Trinh Quán. Ngoài ra còn có rất nhiều pháp khí mà phương trượng các đời sử dụng. Rất nhiều món trân quý Mạc Hi đã thấy ở hiện đại, như <Kim Cương Kinh> của Đổng Kỳ Xương, không khỏi sinh ra cảm giác khó hiểu.
** Đôn Hoàng tả kinh là một bộ cổ văn của Trung Quốc, nó thể hiện trình độ thư pháp tương đối cao của người Đường, là một tư liệu hiện vật hiếm có giúp các chuyên gia hiểu rõ thêm về kinh văn và thư pháp đời Đường.
Ra khỏi Tàng Kinh Các dùng bữa tối, đã đến giờ làm vãn khóa (tụng kinh vào cuối ngày).
Đại điện gõ chuông báo. Mỗi mười lần gõ sẽ ngừng một lát. Sau khi gõ qua ba mươi lần, tăng nhân bắt đầu tuần tự vào điện lễ Phật. Sau khi chuông vang lần thứ bốn mươi, năm mươi, tăng chúng lục tục đến đông đủ, vãn điện khóa tụng bắt đầu.
Mạc Hi vốn không muốn đi, nhưng bát tiểu thư nói mình nghiệp chướng nặng nề, phải tụng kinh sám hối, Mạc Hi bất đắc dĩ chỉ đành cùng đến đại điện.
Vãn điện có tất cả ba giờ tụng niệm:
Giờ tụng niệm đầu tiên là vì lễ Phật, niệm , chuyển động quanh phật, trở về vị trí cũ, biểu thị ý nguyện khẩn cầu được vãng sinh đến thế giới tây phương cực lạc.
Giờ tụng niệm thứ hai là cúng bái tám mươi tám vị phật còn lại, niệm <lễ Phật đại thiên hối văn>. Tám mươi tám vị phật gồm năm mươi ba phật thêm ba mươi lăm phật. Tên năm mươi ba phật có trong <quán Dược Vương Dược Thượng nhị Bồ Tát kinh>, là phật trong thế giới Ta Bà ở quá khứ; tên ba mươi lăm vị như lai trong <quyết định tì ni kinh>, là phật trong thế giới thập phương hiện tại. Tám mươi tám phật này đều có thể vì chúng sinh tác thiên hối chủ, chúng sinh có thể thông qua đó mà bày tỏ ý nguyện hối cải về những tội ác đã phạm. <Lễ Phật đại sám hối văn> cũng xuất phát từ <quyết định tì ni kinh>. Sám hối, giản lược từ một ngàn chữ của Phạn văn sám ma, hối là dịch nghĩa của thiên ma, tức là thừa nhận sai lầm với người nào đó, mong được khoan dung tha thứ. Cũng có thể giải thích là tiêu tan nghiệp chướng, không tạo ra quả đắng trong tương lai. Theo quy định của người xưa, niệm <đại sám hối văn> phải lạy một trăm lẻ tám lần, Mạc Hi cảm thấy so với hiện đại quỳ tụng mà không lễ bái còn long trọng trang nghiêm hơn nhiều.
Mạc Hi cùng bát tiểu thư tham dự toàn bộ quá trình, chỉ là hai người không tiện lộ diện, liền cùng các tăng nhân cách một bức tường tụng kinh. Tiếng tụng kinh của hơn ngàn người nghe vào tai thực sự là chấn động. Bát tiểu thư nhắm chặt hai mắt, quỳ trên đệm quỳ, thành kính tụng niệm.
Giờ tụng kinh thứ ba chính là niệm <௱ôЛƓ sơn thi thực văn nghi>, cũng lấy một ít ngọ trai mỗi ngày cho quỷ đói, sau khi ngâm nga và sám hối thì ban ơn cho U Minh. Quỷ đói được cho ăn bên phải cửa điện, phương trượng Trí Thanh tự mình chủ trì thí thực (bố thí thức ăn). Mạc Hi âm thầm phỉ nhổ, những hòa thượng này kỳ thật cũng là treo đầu dê bán thịt chó, bản thân họ cũng không tin thuyết U Minh, nếu không sao lại đợi thí thực xong, đem những thức ăn bỏ đi mà U Minh đã dùng, phơi nắng rồi đưa "Sạn Phạn Lâu" tích trữ cơm thừa trong chùa, gom góp cả năm, đến mùng tám tháng chạp nấu thành cháo mồng tám tháng chạp phân tặng tín đồ.
Xong vãn khóa, hai người cùng về Tùng Vụ Viện ngủ.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc