Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi - Chương 05

Tác giả: Sigmund Freud

Những vấn đề mới và những hướng tìm tòi mới
Chúng ta đã nghiên cứu hai đám đông nhân tạo và thấy rằng có những ràng buộc tình cảm lưỡng phân ngự trị trong các đám đông đó, một mặt là ràng buộc với lãnh tụ, có tính quyết định hơn và mặt khác là với những cá nhân tham gia đám đông.
Nhiều vấn đề về cơ cấu đám đông vẫn chưa được khảo sát và mô tả. Cần phải xuất phát từ luận điểm là nếu trong một nhóm người tụ tập mà chưa hình thành các ràng buộc nêu trên thì nhóm người đó chưa phải là đám đông, đồng thời phải công nhận rằng trong bất kì nhóm người tụ hội nào cũng rất dễ xuất hiện xu hướng tạo lập một đám đông tâm lí. Phải xem xét các đám đông tự tụ hội ít nhiều có tính cách thường kì, theo nguyện vọng của mình; cần phải nghiên cứu điều kiện hình thành và tan rã của chúng. Trước hết chúng ta quan tâm đến sự khác nhau của đám đông có người cầm đầu và không có người cầm đầu. Liệu có phải là đám đông có người cầm đầu là cổ xưa hơn và hoàn thiện hơn hay không? Liệu người cầm đầu có thể được thay thế bằng một lý tưởng, bằng một cái gì đó trừu tượng là bước chuyển tiếp mà các đám đông tôn giáo tạo nên cùng với người cầm đầu vô hình hay không? Liệu một xu hướng, một ước vọng chung có thể thay thế vai trò người cầm đầu hay không? Cái giá trị trừu tượng đó có thể thể nhập vào một cá nhân đóng vai trò lãnh tụ thứ hai và từ quan hệ của người cầm đầu và lý tưởng có thể xuất hiện những biến tướng đáng quan tâm. Người cầm đầu hay tư tưởng chủ đạo cũng có thể thành tiêu cực, lòng căm thù một người nào đó hay thể chế nào đó có thể có khả năng tập hợp và tạo ra những mối liên kết tình cảm giống như những cảm xúc tích cực vậy. Sau đó có thể hỏi rằng có thực sự cần người cầm đầu để tạo ra đám đông hay không,…
Nhưng tất cả những câu hỏi đó, một phần đã được thảo luận trong sách báo về tâm lí đám đông, không thể làm chúng ta sao lãng khỏi những vấn đề tâm lí mà chúng ta cho là cơ bản trong cơ cấu đám đông. Trước hết chúng ta xem xét luận cứ chỉ cho ta con đường ngắn nhất dẫn đến việc chứng minh rằng những mối liên kết đặc trưng cho đám đông có nguồn gốc libido.
Chúng ta hãy nhớ lại xem người đời đối xử với nhau như thế nào trong lĩnh vực tình cảm. Schopenhauer đã có một so sánh nổi tiếng với những con nhím mùa đông để gợi rằng không một người nào có thể chịu nổi sự gần gũi quá mức của người khác. “Mùa đông lạnh giá, đàn nhím ép sát vào nhau cho ấm. Nhưng ngay lúc ấy chúng cảm thấy đau vì lông con nọ chọc vào con kia, chúng phải lùi xa nhau ra. Thấy rét chúng lại xích vào nhau và cứ thế chúng luẩn quẩn giữa hai nghịch cảnh đó cho đến khi tìm được một khoảng cách vừa phải thoải mái nhất.” [13]. Phân tâm học khẳng định rằng mọi liên hệ tình cảm gần gũi trong khoảng thời gian đủ lâu nào đó (quan hệ vợ chồng, tình bạn, cha con) [14] đều để lại cảm giác khó chịu mang tính thù nghịch chỉ có thể được loại bỏ bằng cách đẩy nhau đi. Ta thấy rõ điều đó khi hai bên thường gây gổ với nhau hay khi thấy các nhân viên ta thán chống lại cấp trên. Khi người ta tụ tập thành đám đông hơn thì cũng xảy ra những chuyện hệt như vậy. Khi có hai gia đình thông gia với nhau thì bên nào cũng cho rằng mình tốt hơn và cao quí hơn bên kia. Hai tỉnh cạnh nhau ghen tị với nhau, tổng nọ khinh thường tổng kia. Giống người cùng nguồn gốc ganh ghét nhau: người Đức miền Nam không chịu nổi người Đức miền Bắc, người Anh ghét người Scotland, người Tây Ban Nha khinh người Bồ Đào Nha. Còn sự khác biệt lớn gây ra mối căm thù: người Pháp thù người Đức, người Arien ghét dân Do Thái, da trắng thù da đen; chuyện đó đã từ lâu chẳng làm ta ngạc nhiên nữa.

[13] Parerga und Paralipomena, II. Teil, XXXI, Gleichnisse und Parabeln.
[14] Có thể loại trừ quan hệ giữa mẹ và con trai, vốn được đặt nền tảng trên sự ngã ái, sẽ không bị phá vỡ do sự tương tranh về sau mà sẽ được tăng cường do tham gia vào việc lựa chọn đối tượng T*nh d*c.

Nếu xuất hiện sự ác cảm chống lại người mà ta từng yêu mến thì ta gọi đó là thái độ nước đôi (ambivalent) và ta tự giải thích một cách quá duy lí bằng những lí do dẫn đến xung đột về quyền lợi, những lí do luôn luôn hiện hữu trong các quan hệ thân tình kiểu đó. Trong trường hợp khi sự ác cảm, thù địch biểu lộ công khai với tha nhân thì ta có thể nhận thấy đấy là biểu hiện của tính ích kỉ, ngã ái, cái ngã ái muốn tự khẳng định, cái ngã ái hành động theo kiểu dường như sự hiện hữu những gì khác với đặc điểm cá nhân của nó đều kèm theo sự chỉ trích và đòi hỏi phải biến cải. Chúng ta không biết vì sao người ta lại nhậy cảm với những tiểu tiết đến như thế, nhưng chắc chắn rằng trong hành vi đó hiển lộ rõ ràng tính dễ xung đột, dễ gây hấn mà chúng ta không rõ nguồn gốc và chúng ta coi là đặc điểm nguyên thủy. Trong cuốn sách Vượt qua nguyên tắc *** xuất bản năm 1920, tôi đã thử qui hai thái cực yêu ghét với sự đối lập giữa bản năng sống và bản năng ૮ɦếƭ và coi khuynh hướng tính dục như là một thứ thay thế thuần khiết nhất của cái thứ nhất, nghĩa là bản năng sống. Nhưng toàn bộ sự bất dung sẽ biến mất tạm thời hay lâu dài khi xuất hiện đám đông hay ngay trong đám đông. Khi còn đám đông thì cá nhân hành động trong khuôn khổ của nó như những người giống nhau hoàn toàn, họ chấp nhận cá tính của tha nhân, coi mình ngang hàng với tha nhân và không thấy có sự căm ghét nào.
Sự hạn chế ngã ái đó, theo lí luận của chúng tôi, là do một một yếu tố duy nhất: liên kết libido với người khác. Tính ích kỉ chỉ bị hạn chế khi có tình yêu đối với người khác, khi có tình yêu với các đối tượng [15]. Một câu hỏi lập tức xuất hiện, tự thân quyền lợi chung mà không cần bất cứ liên kết libido nào thì có dẫn đến sự khoan dung và tôn trọng đối tác hay không? Có thể đáp rằng sự hạn chế ngã ái trong trường hợp này không bền vững vì sự khoan dung sẽ mất ngay khi mối lợi do sự cùng tham gia của tha nhân không còn. Nhưng giá trị thực tế của vấn đề đang tranh luận này nhỏ hơn người ta nghĩ lúc đầu vì kinh nghiệm dạy chúng ta rằng trong quá trình cộng tác thì giữa các đối tác sẽ phát sinh các điều kiện libido giúp củng cố quan hệ của họ kể cả sau khi lợi lộc đã hết.

[15] Zur Einführung des Narzißmus. 1914
Trong quan hệ xã hội của con người cũng xảy ra hiện tượng giống hệt như vậy mà phân tâm học phát hiện ra khi nghiên cứu quá trình phát triển libido của cá nhân. Libido hướng vào việc đáp ứng các nhu cầu sống còn và lựa chọn những người có thể đáp ứng những nhu cầu đó làm những đối tượng đầu tiên. Trong quá trình tiến hóa của nhân loại cũng như của cá nhân, chỉ có tình yêu mới có thể đóng vai trò như là nhân tố văn hóa trong quá trình chuyển từ chủ nghĩa vị kỉ sang chủ nghĩa vị tha. Và thực tế là vì tình yêu với một người đàn bà, cho dù nó có gây ra những hạn chế, ta sẵn sàng chịu đựng mọi thứ miễn là người yêu ta được hạnh phúc; tương tự như vậy khi có một tình yêu đồng giới thăng hoa, phi dục tính sinh ra trong quá trình cộng tác với một người đàn ông. Như vậy là nếu trong đám đông có sự giới hạn lòng ích kỉ ngã ái thì đấy là bằng chứng không thể chối cãi rằng thực chất của đám đông chính là những liên kết mới được xác lập giữa các thành viên của nó với nhau.
Nhưng bây giờ chúng ta lại phải hỏi rằng những mối liên kết trong đám đông ấy là loại liên kết gì? Trong lí thuyết phân tâm học về bệnh tâm thần cho đến nay chúng tôi mới chỉ nghiên cứu về các khát khao yêu đương với các đối tượng nhằm mục đích dục tính trực tiếp. Trong đám đông thì hiển nhiên không thể nói đến chuyện dục tính rồi. Ở đây chúng ta gặp phải khát khao yêu đương tuy đã rẽ khỏi mục đích ban đầu nhưng vẫn giữ nguyên ảnh hưởng đối với đám đông. Trong khuôn khổ của sự chiếm đoạt đối tượng về mặt dục tính chúng tôi cũng đã nhận thấy những biểu hiện của sự chuyển hướng H*m mu*n khỏi mục đích dục tính. Chúng tôi đã mô tả chúng như là một mức độ yêu đương nhất định và nhận xét rằng chúng đã hạn chế một phần cái “Tôi”. Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng những biểu hiện tình ái đó với hy vọng rằng chúng ta sẽ tìm ra các quan hệ có thể đem áp dụng vào trường hợp các mối liên kết trong đám đông. Ngoài ra chúng ta còn muốn biết liệu phương pháp chiếm đoạt đối tượng, như chúng ta đã biết trong đời sống T*nh d*c, có phải là hình thức liên kết tình cảm duy nhất đối với người khác hay chúng ta còn phải lưu ý đến những cơ chế khác nữa. Phân tâm học cho chúng ta biết rằng còn có những cơ chế liên kết tình cảm khác nữa: đó là hiện tượng đồng nhất hóa, một hiện tượng chưa được nghiên cứu kĩ, rất khó mô tả, chúng ta hãy tạm gác vấn đề tâm lí đám đông để xem xét vấn đề đồng nhất hoá.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc