Song nữ hiệp hồng y - Hồi 79

Tác giả: Từ Khánh Phụng


Thanh Lam nghe thấy ông ta nói như thê lo âu vô cùng vội đỡ lời :
- Lão tiền bối đi Bắc Hải như vậy không sợ nguy hiểm đến tính mạng hay sao?
Ly Hỏa chân nhân liếc nhìn Tiểu Hồng, lớn tiếng cười và đáp :
- Huyền Linh Tú tuổi đã ngoài trăm, võ công thông huyền ngày thường rất tự phụ, tính lại hay bênh môn đồ. Nếu phen này lão hòa thượng đi tới đó nói rõ hết mọi hành vi của đại sư huynh ở Trung Nguyên, chắc thể nào lệnh sư cũng nổi giận. Như vậy đại sư huynh của cô làm gì mà chả bị khiển trách và lão hòa thượng cũng không sao thoát khỏi được tai hoạ.
Thanh Lam nghe thấy Ly Hỏa chân nhân nói như thế chàng lo âu thêm, vì bữa nọ ở trước mặt Đại Giác đại sư, chàng đã hứa thể nào cũng sẽ giúp ông ta một phen. Đại trượng phu một lời hứa nặng như nghìn vàng, bây giờ ông ta đã đi rồi, mình lại có việc phải đi Đông Hải, nhất thời không sao phân trần ra được, nên chàng trầm ngâm một hồi rồi nói :
- Biết làm sao bây giờ? Tiếc thay tiểu bối lại có hẹn ước với Đại Phương chân nhân nên bắt buộc phải đi Đông Hải bằng không tiểu bối thể nào cũng đi với lão tiền bối một phen.
Nghe thấy chàng nói đến cái tên Đại Phương chân nhân, Ly Hỏa chân nhân liền ngạc nhiên, vội hỏi :
- Đại Phương chân nhân nào? Cậu đã hẹn ước với y là sẽ đi Đông Hải ư?
Thanh Lam bèn đem chuyện mình hẹn ước với Nam Quái, Bắc Tàn sẽ gặp nhau ở Đông Hải để cùng đi lấy Đồ Long v.v.. kể hết cho Ly Hỏa chân nhân nghe.
Nói xong, Ly Hỏa chân nhân cười ha hả, nói tiếp :
- Không ngờ Nam Quái, Bắc Tàn, hai lão tiền bối hãy còn sống ở trên trần gian này. Cậu bé này thật tốt phúc quá. Thôi được, cậu cứ đi Đồ Long đảo phó ước trước, nếu lấy được vật gì quý báu của Đại Phương chân nhân làm tín vật thì chắc Huyền Linh Tú thể nào cũng nể mặt ông ta mà phải bỏ qua chuyện này chứ không sai?
Thanh Lam nghe nói cả mừng, vội hỏi tiếp :
- Lão tiền bối nói Huyền Linh Tú có quen biết Trì lão tiền bối đấy à?
Ly Hỏa chân nhân vừa cười vừa đáp :
- Thế ra cậu vẫn chưa biết Trì lão tiền bối là sư phụ của Thiên Long Thiên Hô hay sao? Vai vế của ông ta rất cao, năm xưa ông ta cùng nổi danh với Lầu Nhất Quái, Huyền Linh Tú Đồng Da lão nhân với tiên sư. Ngoài Côn Luân song tiên ra thì không ai có thể so sánh được với mấy vị lão tiền bối ấy.
Thanh Lam lần đầu tiên mới nghe thấy người ta nói đến cái tên Côn Luân song tiên, vì chàng chỉ biết có một mình Côn Luân lão nhân thôi, nên chàng vội hỏi tiếp :
- Thưa lão tiền bối, Côn Luân song tiên là ai thế?
Ly Hỏa chân nhân kinh ngạc đáp :
- Ủa! Cậu là đệ tử ký danh của Côn Luân lão nhân lão thần tiên mà cũng không biết Côn Luân song tiên là ai hay sao?
Thanh Lam lắc đầu đáp :
- Sự thực tiểu bối chỉ được Côn Luân lão nhân truyền thụ cho có một thế kiếm còn cái tên đệ tử ký danh cũng chỉ nghe thấy Hắc Ma Lặc nói thôi, chứ thực sự vẫn không hay biết gì hết.
- Nếu do Hắc Ma Lặc nói ra như vậy, thì tất nhiên điều đó phải là ý của Côn Luân lão thần tiên. Cậu không biết Côn Luân song tiên là ai, điều ấy không thể trách cậu được, vì câu chuyện này đã xảy ra từ hồi mấy chục năm về trước. Côn Luân song tiên tức là Côn Luân lão nhân với sư đệ Tinh Tinh Tử. Côn Luân lão nhân kiếm thuật độc bộ thiên hạ, còn Tinh Tinh Tử sở trường về pho võ công Long Phi Cửu Thiên.
Nghe thấy Ly Hỏa chân nhân nói đến pho kinh công Long Phi Cửu Thiên, Thanh Lam liền động lòng, vội hỏi tiếp :
- Lão tiền bối, chẳng hay Tinh Tinh Tử lão tiền bối hiện giờ ở đâu?
- Đã mấy chục năm nay, không ai còn thấy Tinh Tinh Tử tái xuất hiện giang hồ nữa nên ai ai cũng đoán chắc là ông ta quy tiên rồi.
Thanh Lam nghe thấy Ly Hỏa chân nhân nói như thế chàng nản chí vô cùng, vẻ mặt liền rầu rĩ ngay. Ly Hỏa chân nhân thấy chàng hỏi như thế ngạc nhiên vô cùng, vội hỏi lại :
- Cậu hỏi Tinh Tinh Tử lão tiền bối làm chi?
Thanh Lam lắc đầu khẽ đáp :
- Tiểu bối chỉ hỏi thế thôi.
Nói tới đó, hình như chàng bỗng nghĩ ra được việc gì, vội ngửng đầu lên hỏi tiếp :
- Lão tiền bối, chẳng hay võ công của Hoành Pháp lão sư phu ở chùa Thất Bảo trên núi Ngũ Đài với võ công của Huyền Linh Tú thì ai hơn ai kém?
Ly Hỏa chân nhân nghe thấy chàng nói như thế, bỗng vỗ tay và đáp :
- Nếu cậu không nhắc nhở thì lão đã quên mất rồi. Phải, Hoành Pháp đại sư chính là đệ tử đích truyền của Đạm Tôn đại sư, về môn Dịch Cân kinh của Đạt Ma thiền sư truyền lại, có thể nói trên thế gian này không ai giỏi bằng ông ta. Hiện giờ ông ta là trưởng lão lớn tuổi nhất của phái Thiếu Lâm, nhưng ông ta đã không để ý đến việc trần tục từ lâu rồi, sao cậu lại hỏi đến tên tuổi của ông ta làm gì?
- Vì tiểu bối nghe thấy trước khi Đại Giác đại sư hạ sơn có nói là phải lên núi Ngũ Đài để hỏi ý kiến của sư thúc ông ta trước đã.
- Tuy Hoành Pháp đại sư không can dự đến việc trần tục, nhưng chùa Thiếu Lâm bị mất cuốn Dịch Cân kinh như vậy, việc này rất quan trọng, có lẽ sau khi Đại Giác đại sư lên núi Ngũ Đài thỉnh thị rồi, ông ta thế nào cũng phải xuống núi một phen chứ không sai? Cậu cứ yên tâm đi Đồ Long đảo trước đi. Nếu cậu được tín vật của Đại Phương chân nhân thì càng hay, bằng không đã có Hoành Pháp đại sư lộ diện, dù Huyền Linh Tú có ngông cuồng đến đâu cũng phải nể mặt.
- Thế bây giờ lão tiền bối định đi đâu?
- Cậu hỏi lão phu ư? Hà hà! Bất cứ Hoành Pháp lão thiền sư có chịu xuống núi hay không, việc này đã do đại sư huynh của lão gây nên, thì thể nào lão cũng phải theo Đại Giác hòa thượng đi Bắc Hải một phen.
Nói xong, ông ta quay người tiến thẳng về phía Bắc ngay.
Thanh Lam thấy Ly Hỏa chân nhân có bụng dạ sốt sắng như vậy, trong lòng rất kĩnh ngưỡng, nên cứ đứng ngẩn người ra mà nhìn theo hoài.
Lan nhi tiến tới gần khẽ hỏi :
- Lam đại ca, khí giới của ông ta vừa sử dụng là khí giới gì thế?
Dài bảy tám thước như vậy mà ông ta chỉ vừa thâu lại đã chui gọn ngay vào tay áo rồi biến mất?
- Đó là Liệt Hỏa Kỳ đấy?
- Liệt Hỏa Kỳ là cái gì?
Bạch Mai bỗng xen lời nói :
- Sao đại ca không sớm nói cho chúng tôi biết? Bằng không, tôi bảo ông ta lấy lá cờ ấy ra cho chúng ta thưởng thức báu vật của Liệt Hỏa môn ấy có phải là chúng ta được sáng mắt một phen không?
Tiểu Hồng xen lời hỏi :
- Lam đại ca, ông ta có thù với sư phụ của tiểu muội phải không?
Thanh Lam lắc đầu đáp :
- Tôi cũng chỉ biết như cô thôi. Hôm đó tôi có nghe Hồng Phúc nói, có lẽ đó là việc của đời trên. Hà! Người trên giang hồ đều thế hết. Hễ thấy võ công của đối phương khắc chế được võ công mình là coi đối phương như kẻ thù địch ngay. Nếu người nào mình cũng rộng lượng cả và biết hợp tác với nhau đem những sở trường của mình ra bổ cứu vào sở đoản của đối phương, như vậy võ học của nước ta có phải ngay càng tinh xảo và rạng rỡ hơn không?
Lan nhi bĩu môi nói :
- Ai chả biết nói thế! Nhưng đại ca thử nghĩ xem, từ xưa tới nay đã có ai làm được như vậy không?
Thanh Lam đáp :
- Chỉ tại vì lòng hẹp hòi ấy mà người nào cũng muốn cho môn phái mình được nổi tiếng hơn môn phái của người khác, cho nên sư ân oán của giang hồ không bao giờ dứt được cả.
Nói tới đó, chàng sực nghĩ tới gần đây Lan nhi sử dụng một thế kiếm pháp trông có vẻ quen mắt lắm, kiếm pháp của nàng vừa nhanh vừa lợi hại, chỉ thoáng cái đã chặt gãy được tay của Đường Thiên Sinh và đã giết được Ngô Tán Đình, nhưng vì lúc ấy đang bận rộn, chàng không kịp hỏi nàng đã học ở đây ra thế kiếm ấy. Hôm nay nàng lại sử dụng thế kiếm đó mà đẩy lui được Sĩ Ngạc, thế kiếm của nàng quả thật lợi hại. Nàng ra tay như thế nào mà chàng cũng không trông thấy rõ. Võ công của Lan nhi ra sao, chàng biết rõ lắm chẳng lẽ gần đây nàng đã gặp gỡ một danh sư nào truyền thụ cho pho kiếm ấy, chứ bằng không, kiếm pháp của Thác Thành song hung truyền thụ cho không thể nào lợi hại như thế được.
Nghĩ như vậy, chàng cứ trố mắt lên nhìn Lan nhi không chớp.
Lan nhi thấy chàng nhìn mình như thế, hổ thẹn vô cùng, nũng nịu hỏi :
- Lam đại ca, sao chẳng nói chẳng rằng, cứ nhìn em như vậy?
Em không chịu đâu.
Thanh Lam thủng thẳng hỏi :
- Lan nhi, tôi muốn hỏi cô một điều này.
Lan nhi u oán đáp :
- Hỏi gì đại ca cứ nói đi.
- Tôi muốn hỏi hiền muội học ở đâu ra thế kiếm vừa đẩy lui được Chúc Sĩ Ngạc?
Bạch Mai vỗ tay xen lời nói :
- Phải đấy, kiếm pháp của chị Lan thần diệu lắm. Sư phu của em nói Càn Khôn bát kiếm của ông ta truyền thụ cho đã là đệ nhất kiếm pháp của thiên hạ rồi, nhưng kiếm pháp của chị Lan vừa sử dụng còn lợi hại hơn Càn Khôn bát kiếm.
Thấy Bạch Mai nói như vậy, Thanh Lam ngạc nhiên, nghĩ thầm :
- “Thế ra kiếm pháp của Thiên Lý Cô Hành Khách truyền thụ cho ta là Càn Khôn bát kiếm đấy. Nếu vậy pho kiếm pháp Càn Khôn Nhất Kiếm của ông già Côn Luân truyền thụ cho ta chỉ khác nhau có một chữ “Bát” và chữ “Nhất” thôi...
Chàng vừa nghĩ tới đó nghe thấy Lan nhi nói :
- Ủa! Thế Lam đại ca không nghe thấy Hắc sư huynh nói hay sao?
- Hắc sư huynh nào? Có phải là Hắc Ma Lặc đấy không?
- Không phải anh ấy, chả lẽ lại còn hai người Hắc sư huynh hay sao?
- Hắc sư huynh đã nói gì?
- Sau khi đại ca rời khỏi Thác Thành, em cũng lẻn xuống núi, không ngờ giữa đường lại gặp Hắc sư huynh. Hắc sư huynh như quen biết em từ trước rồi vậy, vừa gặp mặt anh ta đã gọi em là Tiểu Thiên Hồ liền.
Thanh Lam biết Hắc Ma Lặc hay nói bóng, nên nghe tới đó chàng cũng phải bật cười. Lan nhi lườm chàng một cái rồi nũng nịu nói tiếp :
- Cả đại ca cũng cười em nốt. Em không nói nữa đâu.
Thanh Lam vội xin lỗi và nói tiếp :
- Tôi cười Hắc sư huynh hay nói bông đùa đấy, chứ tôi đâu dám cười cô.
- Đại ca có biết Hắc sư huynh nói những gì không? Anh ấy vừa lên tiếng nói câu đầu, em đã bực mình chịu nhịn không nổi rồi. Anh ấy bảo : “Cô có phải là Tiểu Thiên Hồ không? Lại đây, tôi đang tìm kiếm cô đấy”. Thấy anh ta nói như thế, em tức giận vô cùng, liền ra tay tấn công ngay, không ngờ anh ấy lại bỏ chạy luôn. Khinh công của anh ấy lợi hại thật chỉ trong nháy mắt đã mất tích ngay. Em tức giận khôn tả, hậm hực nói : “Tên ma lem ấy, lần sau cô nương bắt gặp, thế nào cũng phải đánh cho một trận nên thân mới được” ngờ đâu anh ta đã ẩn núp ở phía sau em từ hồi nào mà em không hay biết gì hết. Anh ta vừa cười vừa đỡ lời: “Xui thật! Sư phụ cứ bắt mình đi tìm kiếm Tiểu Thiên Hô cái quái gì ấy. Mới lên tiếng hỏi có một câu mà cô ta đã tức giận mình như vậy rồi lại còn chửi thầm mình là tên Ma lem nữa. Hừ! Ma lem.. ma lem... chính mình cũng giả dạng làm ma lem một lần rồi, lại còn đi nói người khác. Nếu phải mỗ là người khác thì mỗ đã bỏ từ lâu rồi”. Em nghe tiếng nói biết ngay là anh ta vội quay lại tìm kiếm, ngờ đâu anh ta lại có khinh công nhanh đến như thế, em vừa quay người lại đã không thấy hình bóng anh ta đâu hết. Đang ngơ ngác thì phía sau lưng lại có tiếng nói của anh ta nổi lên. “Tiểu Thiên Hồ, đừng có nóng nảy mà bực mình như thế. Mỗ đến đây là đem thư đến cho cô, chứ không phải đến để giễu cợt cô đâu. Này đây, cô thử xem có phải thư của cô không?”
Em quay người lại thì quả thấy anh ta đang cầm một lá thư thật, trên có viết tên của em là người nhận nữa. Em liền nghĩ: “Ngoài cha mẹ ra, ta không có một người bạn nào hết. Hay là thư này của Lam đại ca gửi cho ta chăng?”
Nghĩ tới đó, em mừng rỡ khôn tả, vội giơ tay giật lấy lá thư.
Lần nầy anh ấy không tránh né, trái lại còn cười hì hì rồi nói tiếp :
- Cô nên nhớ, từ giờ trở đi cô phải gọi tôi là sư huynh. Trước Tết Đoan Ngọ ba ngày, cô đến Miên Trì đợi tôi, đừng có sai hẹn đấy nhé?
Thanh Lam vội hỏi :
- Trong thư nói những gì?
Lan nhi vừa cười vừa đáp :
- Trấn đối nhất kiếm.
- Trấn đối nhất kiếm ư?
Thanh Lam rất ngạc nhiên hỏi như vậy, Lan nhi gật đầu đáp :
- Trong thư chỉ có một thế kiếm pháp ấy thôi, chứ không viết gì thêm hết.
Lúc này Thanh Lam mới vỡ nhẽ :
- Thế kiếm ấy là của Côn Luân lão nhân cho cô đấy.
Lan nhi gật đầu đáp :
- Đúng thế! Thoạt tiên em không biết gì hết, cứ theo kiếm pháp ấy mà luyên tập. Kiếm pháp ấy thần diệu lắm và oai lực mạnh không thể tưởng tượng được. Em vừa mừng rỡ vừa cảm động. Sau em đến Miên Trì quả lại gặp Hắc sư huynh. Anh ấy bảo: “Lần trước là do lão sư phụ sai anh đem thế kiếm ấy đến cho em và bảo đã nhận em làm đệ tử ký danh rồi.” Hắc sư huynh còn nói: “Lam đại ca cũng là đệ tử ký danh của sư phụ và cũng đã được sư phụ truyền thụ cho một thế kiếm.” Em nhớ ra ngay thế kiếm của sư phụ đã truyền thụ cho đại ca tên là Càn Khôn Nhất Kiếm. Đại ca đã nhờ thế kiếm đó mà đánh cho Độc băng luân phải hoảng sợ ù té chạy là gì? Hắc sư huynh còn nói: “Sư phụ chúng ta có tất cả bốn thế kiếm mà người trên thiên hạ không ai đánh nổi. Thế thứ nhất là Càn Khôn Nhất Kiếm, đã truyền thụ cho Lam đại ca và cũng là mạnh nhất trong bốn thế. Thế thứ hai là Khảm Ly Nhất kiếm thì truyền thụ cho chị Hồng Tuyến. Thế thứ ba là Trấn Đối Nhất Kiếm truyền thụ cho em. Còn thế thứ tư là Càn Tốn Nhất Kiếm truyền thụ cho Hắc sư huynh.
Lúc này Thanh Lam mới biết Càn Khôn Nhất Kiếm là thế kiếm mạnh nhất trong bốn thế kiếm đó.
Lan nhi lại nói tiếp :
- Hắc sư huynh còn nói: “Bốn thế kiếm ấy tách ra sử dụng, các cao thủ hạng nhất trong võ lâm đã khó mà chỗng đỡ nổi, nếu hợp bốn thế lại sử dụng thì sẽ vô địch thiên hạ ngay. Vì bốn thế kiếm pháp đó vốn dĩ có tất cả tám thế, sau sư phụ nghiên cứu kỹ lưỡng rồi ghép hai thế thành một, nên mới còn lại có bốn thế như vậy và được gọi chung là Càn Khôn tứ kiếm
Thanh Lam nghe thấy Lan nhi nói tới đó, sực nghĩ đến kiếm của Thiên Lý Cô Hành Khách đã truyền thụ cho, mà Bạch Mai gọi là Càn Khôn Nhất Kiếm của mình nhưng oai lực hơi kém một chút.
Như vậy pho kiếm mà Thiên Lý Cô Hành Khách đã truyền thụ cho là ở trong thời kỳ chưa được Côn Luân lão nhân ghép hai thế thành một nên oai lực mới kém hơn. Như vậy Thiên Lý Cô Hành Khách thế nào cũng có sự liên quan gì tới Côn Luân lão nhân...
Thanh Lam đoán chắc chỉ cần gặp Hắc Ma Lặc là có thể biết rõ được Thiên Lý Cô Hành Khách là ai và lai lịch của Bạch Mai liền.
Nghĩ tới đó, chàng lại lên tiếng hỏi tiếp :
- Sau rồi thế nào nữa?
Lan nhi vừa cười vừa đáp :
- Sau rồi thế nào thì đại ca biết rõ rồi, việc gì phải hỏi tiểu muội nữa? Hắc sư huynh nói đại ca bị cha mẹ em với ông già họ Kỳ liên tay đánh rớt xuống dưới thung lũng, nên anh ta bảo em nối những sợi mây lại, rồi thòng xuống bên dưới để cứu đại ca lên.
- Ủa! Thế ra người thòng sợi mây xuống cứu tôi chính là hiền muội đấy à?
- Nếu không phải là em thì còn ai đến cứu đại ca nữa?
Bạch Mai thấy Lan nhi nói như thế, nũng nịu xen lời nói :
- Nếu em biết, thế nào em cũng tới đó cứu đại ca ngay.
Lan nhi cười khì, nói tiếp :
- Lúc ấy hiền muội đã quen biết Lam đại ca đâu? Nếu là bây giờ thì người đến cứu đại ca sẽ nhiều không biết bao nhiêu mà kể.
Bạch Mai vội ςướק lời nói tiếp :
- Lam đại ca chỉ cần học biết Long Phi Cửu Thiên là không sợ rớt xuống dưới thung lũng nữa. Để tôi dạy môn khinh công đó cho đại ca nhé?
Lan nhi nhảy bắn người lên, hỏi :
- Thế chị Bạch Mai có chịu dạy tôi không?
Bạch Mai chớp nháy mắt mấy cái rồi vừa cười vừa đáp :
- Sao lại không? Chị chỉ cần học thuộc lòng khẩu quyết là luyện tập được ngay.
Lan nhi mừng rỡ vô cùng, vội kéo tay Tiểu Hồng và quay lại nói với Thanh Lam rằng :
- Lam đại ca, chúng ta mau kiếm tảng đá lớn nào để ngồi và nghe chị Bạch Mai truyền thụ cho môn khinh công ấy đi.
Bốn người liền tới một tảng đá lớn ở đó ngồi xuống. Bạch Mai liền đọc khẩu quyết của môn Long Phi Cửu Thiên cho ba người nghe, vừa đọc vừa giảng giải. Ba người đều có khinh công tuyệt mức nên chỉ nghe Bạch Mai giảng giải qua một lần là đã hiểu biết liền.
Bốn người cứ ngồi ở trên táng đá ấy mà chuyện trò cho đến sáng, rồi mới lên đường đi về hướng Đông. Ngày thứ tư, bốn người đã đi tới chỗ tận cùng của Đông Hải rồi.
Thì ra lúc bấy giờ tuy gọi là Đông Hải, nhưng sự thật là bờ bể của tỉnh Triết Giang hiện thời. Từ Châu Sơn đến Ngọc Hoàn, ven bờ bể đều lác đác có những làng mạc của các người thuyền chài. Dân cư ở đó đều sống bằng nghề đánh cá.
Bốn người tới đó rồi, tìm kiếm luôn ba ngày mà cũng không thấy tung tích của Nam Quái, Bắc Tàn hai ông già ấy đâu và cả vợ chồng Thôi Văn Úy cũng không thấy nốt.
Thanh Lam nóng lòng sốt ruột vô cùng. Chàng biết Nam Quái, Bắc Tàn không bao giờ sai lời hẹn ước, thể nào cũng tới nơi đây, nhất là vợ chồng Văn Úy lại đi trước mình mấy ngày, đáng lẽ phải tới trước mới phải. Chàng càng nghĩ càng ân hận tại sao lúc đầu lại không hỏi rõ Nam Quái, Bắc Tàn là sẽ gặp nhau ở làng nào, huyện nào?
Điều này cũng không thể trách chàng được, vì từ nhỏ đến giờ chàng đã trông thấy bể bao giờ đâu, nên cứ tưởng bờ bể Đông Hải chỉ là một chỗ dài nhất độ ba mươi dặm là cùng chớ có ngờ lại mênh ௱ô** lớn rộng như thế này?
Sau Bạch Mai nghĩ ra được một cách. Nàng cho bọn mình đã hẹn ước với Nam Quái, Bắc Tàn đi Đồ Long đảo rồi đến đó tìm kiếm sẽ gặp liền.
Thanh Lam nhận thấy ý kiến của Bạch Mai rất hay, liền hỏi thăm những người thuyền chài, bến nào là bến đi Đồ Long đảo.
Nhưng chàng đã hỏi thăm luôn mấy người mà không một ai biết cái đảo ấy ở đâu hết. Có người lại bảo đảo ấy là đảo của thần tiên, người phàm không thể nào đi tới đó được. Sau cùng mới có một ông già đánh cá nói đảo Đồ Long hình như ở bên phía Nam, các vị cứ đi về phía Nam chừng ba bốn chục dặm, đến núi Đại Bàn hỏi thăm thì may ra nơi đó sẽ có người biết.
Bọn Thanh Lam bốn người liền nghe theo lời ông già ấy mà đi về phía Nam tìm kiếm. Đi độ ba bốn chục dặm, thấy phía trước có một khoảng núi cao, dưới chân núi có một cái làng có chừng hai ba chục nóc nhà. Bờ bể ở đó là một hải cảng, có đậu mười mấy chiếc thuyền đánh cá to nhỏ.
Những người dân thuyền chài trông thấy bọn Thanh Lam ăn mặc kỳ lạ như vậy đến quây quần lại xem. Thanh Lam chắp tay vái chào một ông già tuổi khá cao và hỏi :
- Thưa lão trượng. Đại Mạc dương ở đâu?
Ông già ấy ngắm nhìn bốn người một hồi, rồi kinh ngạc hỏi :
- Có phải công tử gia muốn đi Đồ Long đảo đấy không?

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc