Phớt Lờ Tất Cả Và Bơ Đi Mà Sống - Chương 14

Tác giả: Huge Macleod

37. Bắt đầu viết blog.
Blog (hoặc bất cứ phương tiện xã hội nào bạn chọn) có thể đánh đổ đội ngũ gác cổng dễ đến kinh ngạc.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC XUẤT BẢN Ở PHÁP.
Tôi có một người bạn ở Pháp, tên là Marie. Cô đáng yêu, sành điệu, rất thông minh và quyến rũ, có căn hộ xinh xắn ở Twentieth Arrondissenment và một công việc đáng ngưỡng mộ ở một công ty quảng cáo. Vài năm trước cô viết một cuốn sách. Tiểu thuyết bằng tiếng Pháp. Rất nhiều tình dục và nội tâm (tình dục và nội tâm đang là bộ đôi ăn khách trong văn học Pháp, tất nhiên). Dù thế nào đi nữa Marie cũng muốn cuốn sách được ra mắt công chúng.
Lần gần đây nhất ăn tối cùng tôi ở Paris, Marie kể cho tôi nghe về nỗi khổ của cô. Cô đã dành nhiều tháng trời lê bước khắp thành phố, cố gắng trong tuyệt vọng mong tìm ra một nhà xuất bản, ở Paris đồng nghĩa với việc cố gắng lấy lòng cộng đồng văn chương Paris. Thực sự rất khó thâm nhập được vào cộng đồng này, nhất là trong bối cảnh có vô số tiểu thuyết tình-dục-và-nội-tâm đang xếp hàng chờ xuất bản. Có lần, một tay biên tập viên làng nhàng, tên tuổi không ra khỏi ranh giới Paris, ngỏ lời giúp đỡ cô, nhưng cuối cùng lại quyết định rút lui khi phát hiện ra rằng cô không chịu lên giường cùng với hắn. Bạn hình dung được vấn đề rồi đấy.
Là một bloger nhiệt tình, tất nhiên, tôi chẳng giúp ích được gì nhiều.
Tôi nói: “Cuốn sách của cậu có mười ba chương. Tuyệt! Đấy là mười ba bài viết để đăng lên blog. Đưa lên mạng đi, cậu sẽ nhận được lời mời xuất bản trong vòng sáu tháng. Tin tớ đi.”
Tất nhiên, cứ cho là ở Paris người ta không làm như thế. Cứ cho là bạn sẽ phải có mặt ở tất cả những bữa tiệc đúng đắn, chén tạc chén thù với tất cả những người phù hợp. Cứ cho là nếu bạn làm tốt việc này, bạn sẽ có hợp đồng xuất bản sách. Cứ cho là bạn làm rất tốt công việc này, họ sẽ còn cho phép bạn xuất hiện tại bàn tròn chương trình câu chuyện trí thức trên truyền hình và lên mặt rao giảng về “Văn hóa” với cả lũ kền kền văn hóa uyên bác khác. Cứ cho là họ sẽ cho bạn một cột nào đó trên tờ Le Figaro[15]. Cứ cho là một sự kết hợp tuyệt vời giữa trí thức nổi tiếng và tư cách tư sản. Rất kiểu cách, cứ cho là thế đi. Rất Pháp, cứ cho là thế đi.
[15] Tờ báo lâu đời nhất và có lượng phát hành lớn thứ nhì nươc Pháp.
Đáng buồn là cô không bao giờ áp dụng phương pháp blog. Chắc chắn rồi, phương pháp này có thể phát huy hiệu quả khá đơn giản (xem nào, nó phát huy hiệu quả đối với Tom Reymolds, tay lái xe cứu thương ở London nhờ các bài viết trên blog mà giành được hợp đồng xuất bản sách), nhưng nếu làm vậy biết đâu lại bị những con mèo sành điệu khác trong giới văn chương Paris coi làvụng về. Và tôi ngờ rằng cô muốn gia nhập câu lạc bộ đó không kém gì muốn thấy tên mình in trên đầu sách.
Tất nhiên, như bất cứ thính giả nào của NPP hay BBC đều biết, trong công đồng nói tiếng Anh của chúng ta cũng có những nhóm văn hóa ưu tú tương tự, có điều chắc không trung kiên bằng. Có điều lạ là không hiểu tại sao khái niệm “Tiểu thuyết”, Le Roman, lại có một vị trí vững chắc như vậy trong trí tưởng tượng của người Pháp; đối với họ, khái niệm Tác giả có cái gì đó hào hứng đến mức khó giải thích được với những người đến từ các vùng kém văn hóa hơn trên thế giới. Xét ở một mức độ nào đó, bạn có thể dễ dàng ngưỡng mộ sự sung kính dành cho một bộ môn nghệ thuật cổ điển. Xét trên mức độ khác, tình cảm quyến luyến này có thể kìm chân bạn lại một cách không cần thiết.
Cái gì cũng vậy. Nếu là Marie, tôi vẫn sẽ cân nhắc lại việc đưa toàn bộ cuốn sách lên blog. Và tôi cũng sẽ đưa cả bản tiếng Anh nữa, để tạo cơ hội tối đa cho cuốn sách đến được với những người ở bên ngoài cộng đồng thành thị nói tiếng Pháp của cô. Chắc chắn rồi, những kẻ sùng bái văn học Paris sẽ chê bai, ՐêՈ Րỉ, nhưng xem nào, một khi đã sùng bái văn học Paris thì thế nào họ chẳng chê bai, ՐêՈ Րỉ.
Chắc chắn một điều là tôi đã thành công với cách làm này. Như tôi nói trong phần giới thiệu, cuốn sách bạn đang đọc được hình thành từ bài luận 13.000 từ trên blog của tôi, gapingvoid.com. Người ta tải xuống và đọc khoảng chừng một triệu lần, và như bạn biết đấy, điều tiếp theo là các nhà xuất bản bắt đầu tiếp cận tôi. Kết thúc có hậu.
Và tất nhiên, tôi không định giới hạn lời khuyên này trong cộng đồng viết văn. Nếu tôi là họa sĩ, tôi sẽ không đến New York làm hầu bàn trong suốt mười năm chỉ để cố gắng tìm được một phòng tranh chịu giới thiệu tác phẩm của mình. Tôi sẽ chỉ đưa tranh lên mạng, xây dựng một cộng đồng khán giả đủ lớn, và trước sau gì tiền bạc cũng sẽ đến.
Và tôi cũng sẽ không dừng ở đây. Bạn đang đọc những dòng này, như vậy có thể bạn đang làm công việc gì đó chịu sự chi phối của ý tưởng, dù đấy là công nghệ thông tin, luật, kế toán, hay bất cứ lĩnh vực gì đi nữa. Vì vậy, hãy đưa một số ý tưởng lên blog và cho chúng được “sổ Ⱡồ₦g”. Trước sau gì cá cũng sẽ cắn câu. Chỉ cần nhớ rằng đây không phải là chuyện ngày một ngày hai. Thường thì sẽ mất khoảng vài năm liên tục đăng bài để xây dựng đủ niềm tin đối với những người đang sẵn sàng đầu tư tiền của vào bạn. Nhưng ai mà biết được. Có thể chỉ mất vài tháng, cũng có thể mất vài năm. Nhưng chắc chắn là hiệu quả hơn mười năm phục vụ bàn ở Manhattan.
38. Ý nghĩa mới quan trọng, còn con người thì không.
Trích bài viết “Ý nghĩa phát triển” trên blog của tôi, tháng Hai năm 2005:
Như lời Đức Phật nói, đường đến Niết Bàn có nhiều lối. Khai sáng là căn nhà có sáu tỉ cánh cửa. Khi còn sống, chúng ta không định tìm CÁNH CỬA, không phải MỘT CÁNH CỬA nào đó, mà là tìm CÁNH CỬA DUY NHẤT CỦA RIÊNG TA.
Và chúng ta sẵn sàng trả tiền để có được đặc quyền đó. Chúng ta sẵn sàng đánh đổi tiền bạc, thời gian, quyền lực, tình dục, địa vị, ổn định và thư thái để tìm ra nó.
Thử đoán xem? Đấy sẽ là một cánh cửa lớn. Nó sẽ thêm vào cho cuộc sống. Nó sẽ cộng hưởng. Không chỉ với chúng ta mà còn với bất cứ ai liên quan đến nó. Cánh cửa này sẽ rất có ích và hiệu quả. Tươi roi rói. Nó sẽ tạo ra của cải cũng như tiếng cười và niềm vui. Nó sẽ đảm đương phần việc của nó, sẽ cho lại những người khác. Nó sẽ tập trung vào tình thương, nhưng cũng sẽ không dung thứ cho những kẻ ngu đần, ăn bám và yếu thế.
Cánh cửa này có thể nhỏ, có thể lớn. Đấy có thể chỉ là một cửa hang bán nến nho nhỏ; nhưng cũng có thể là một công ty phần mềm có doanh thu bằng tổng thu nhập quốc dân của Thụy Điển. Công việc có thể liên quan đến chính trị hoặc người cao tuổi. Có thể xây dựng một xưởng thiết kế hay chung với ông anh họ Mike mở quán bar. Đấy có thể là viết kịch bản, vẽ tranh sơn dầu, hoặc khám phá đàn violin. Cái gì cũng được. Ý nghĩa mới quan trọng.
Chắc chắn rồi, khi viết bài này thì tôi khá say Kool-Aid[16], nhưng tôi nghĩ điểm chính vẫn đúng. Quy mô doanh nghiệp không quan trọng bằng việc nó có ý nghĩa thế nào với bạn.
Nhưng khi đứng trước hai ngả đường, cả hai đều đúng đắn, làm thế nào để biết được cần phải chọn ngả nào? Làm thế nào để biết được ngả đường nào có ý nghĩa đối với mình?
[16] Một loại đồ uống nhẹ phổ biến ở Mỹ
Tất nhiên, câu trả lời là biết sao được. Dù đề tài của chúng ta là chuyển đến New York để trở thành một “Ngôi sao Nghệ thuật” hay mở một quán cà phê nho nhỏ ở Alpine, Texas, vì thế mà chúng ta gọi đấy là phiêu lưu. Bởi vì bạn không biết được nó sẽ dẫn bạn tới đâu.
Tất cả những gì bạn có thể làm là thừa nhận với chính mình rằng vâng, đây là một cuộc phiêu lưu và chấp nhận tất cả những gì thuộc về nó, bất ngờ và những thứ khác nữa. Với một chút luyện tập, trước sau gì bạn cũng hòa nhập với dòng chảy đấy thôi.
Vâng, bất cứ việc gì đáng làm cũng đều cần phải luyện tập rất nhiều. Phiêu lưu cũng vậy.
Và khi tôi nói “Con người không quan trọng”, tôi muốn nói tới một sự thật hiển nhiên: bất kể bạn vươn tới (hoặc không tới) đỉnh cao nhanh đến mức nào, bạn vẫn phải gắn chặt với những thực tế hang ngày như bất kì sinh vật nào khác.
Sinh, bệnh, lão, tử, yêu đương, xem TV, nuôi gia đình, cắt cỏ, đi xem phim, đưa cháu đi xem bóng đá, uống bia, gặp gỡ bạn bè, chơi ném đĩa trên bãi biển, sơn nhà, chăm nom vườn tược. Bất kể bạn được đưa tới đâu, phần lớn những thứ thực sự có ý nghĩa vẫn hiện hữu quanh điều trần tục bạn làm trước khi dấn thân vào cuộc phiêu lưu đó. Rất lâu sau khi bạn và tôi ૮ɦếƭ đi, rất lâu sau khi người ta quên bẵng đi những cống hiến của chúng ta đối với thế giới, điều đó vẫn còn tiếp tục hiện hữu.
Nhưng thông thường thì người ta cần đến cuộc phiêu lưu lớn đó trước khi thực sự hiểu rõ sự kì diệu của điều trần tục, đơn giản đó. Cái vòng lẩn quẩn.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc