Phớt Lờ Tất Cả Và Bơ Đi Mà Sống - Chương 10

Tác giả: Huge Macleod

25. Đừng lo không tìm được cảm hứng. Trước sau gì nó cũng đến thôi.
Cảm hứng đến trước khát vọng sáng tạo, chứ không phải ngược lại.
Một trong những lý do khiến tôi vẽ biếm họa trên lưng danh thiếp là tôi có thể mang chúng theo bên mình. Sống ở trung tâm New York như tôi thời đó, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian đi lòng vòng quanh thành phố. Tối muốn mô hình nghệ thuật nào phù hợp với điều đó.
Vậy là nếu như đang dạo phố và đột nhiên nảy ra ý định vẽ một cái gì đó, tôi chỉ cần tạt vào một ghế đá công viên hay tiệm cà phê nào đó, rút tấm danh thiếp từ trong túi ra và cứ thế cắm cúi vẽ. Không bị gián đoạn, Không cần gắng sức, Không hề ồn ào. Tôi thích thế.
Trước đó, khi còn vẽ tranh khổ lớn hơn, mỗi khi đang đi trên con phố mà chợt nảy ra ý tưởng nào đó là tôi lại phải bỏ dở công việc và trở lại xưởng vẽ lúc cảm hứng còn đang quẫy trong đầu. Mười lần thì đến chín lần cảm hứng trôi tuộc đi mất khi tôi quay về đến nơi, toi công chạy long tóc gáy. Chắc chắn một điều là kiểu gì thì tôi cũng vẫn vẽ, nhưng hình như tôi luôn vẽ lại một ký ức chứ không phải là vẽ điều xảy ra đúng thời điểm đó.
Nếu bạn đang sắp xếp cuộc sống theo kiểu phải quá bận tâm đến cả việc đón nhận cảm hứng lẫn thực hiện công việc thì bạn đi ngược đường rồi đấy. Có thể bạn đang thốt ra rất nhiều câu nói cường điệu phản tác dụng kiểu như “Tôi, người nghệ sĩ, Tôi phải sáng tạo, tôi phải để lại cái gì đó cho hậu thế”. Chẳng hay ho gì, đối với bạn cũng như đối với bất kì người nào khác.
Bạn phải tìm ra được phương thức làm việc nào có thể dễ dàng khai thác hết mọi lợi thế của những phút giây cảm hứng dâng trào. Mà cảm hứng chẳng bao giờ xuất hiện vào đúng thời điểm thuận lợi, cũng như chẳng kéo dài được lâu.
Ngược lại bạn cũng không nên quá khó chịu về “trở ngại của nghệ sĩ”, “trở ngại của nhà văn”, hoặc đại loại như thế. Nếu bạn nhìn vào tờ giấy trắng mà không thấy gì nảy ra trong đầu, tốt hơn hết bạn nên đi làm việc khác. Trở ngại của nhà văn chỉ là triệu chứng cảm giác như bạn chẳng có gì đề nói, trong khi vẫn có ý nghĩ nên có nhu cầu nói điều gì đó.
Tại sao? Nếu bạn có gì đó để nói thì cứ nói ra thôi. Nếu không, hãy tận hưởng sự yên tĩnh trước mắt. Tiếng ồn sẽ sớm trở lại thôi. Khi đó, tốt nhất là bạn nên bước chân ra thế giới rộng lớn bên ngoài, thực hiện vài cuộc phiêu lưu và lấy lại cảm hứng. Cố gắng sáng tạo khi mà bạn không có hứng chẳng khác gì nói chuyện chỉ để mà nói. Như vậy không phải là giao tiếp đúng nghĩa, chỉ lảm nhảm như một kẻ nát R*ợ*u già nua, say khướt mà thôi.
26. Bạn phải tìm ra cách riêng của mình.
Một Picasso luôn trông giống như Picasso họa sĩ. Hemingway luôn nói như Hemingway. Một bản giao hưởng của Beethoven luôn nghe giống như giao hưởng Beethoven. Một trong những yếu tố làm nên nghệ sĩ lớn chính là học cách hát mà không phải bằng giọng của bất kì ai khác mà bằng giọng của chính mình.
Mỗi người nghệ sĩ đều không ngừng mong chờ khoảng khắc “Xuất thần!” lớn lao của đời mình, bất kể họ đã thành danh hay chưa.
Đấy là giây phút họ tìm ra chất giọng của riêng mình, một lần cho mãi mãi.
Đối với tôi, đấy là khi tôi khám phá ra cách vẽ lên mặt sau danh thiếp.
Còn nhiều ví dụ khác, nổi tiếng hơn và đáng chú ý hơn, chẳng hạn như Jackson Pollock[7] khám phá ra hình thức vẽ tranh bằng cách vẩy màu, Hoặc Robert Ryman[8] khám phá ra loại tranh sơn dầu toàn màu trắng. Andy Warhot[9] khám phá ra kĩ thuật in lụa. Hunter S. Thompson[10] khám phá ra phong cách báo chí Goon. Duchamp[11] khám phá ra nghệ thuật sử dụng vật liệu sẵn có. Jasper Johns[12] khám phá ra lá quốc kì Mỹ. Hemingway khám phá ra lối hàng văn khúc chiết. James Joyce khám phá ra thể loại văn xuôi dòng - ý - thức.
[7] Paul Jackson Pollock (1912 - 1956): họa sỹ người Mỹ, có ản hưởng rất lớn và là người theo đuổi iệt mài chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng.
[8] Robert Ryman (1930): họa sỹ người Mỹ được biết đến qua hoạt động theo đuổi nghê thuật tiên phong, theo đó giảm thiểu trong sử dụng màu trong tác phẩm.
[9] Andy Warhot (1928 - 1987): họa sỹ người Mỹ nổi tiếng về nghệ thuật đại chúng, ông thường vẽ tranh hậu hiện đại, và là người thành lập tạp chí Interview.
[10] Hunter S. Thompson (1937 - 2005): nhà báo và tác giả người Mỹ, rất nổi tiếng với việc sáng tạo ra phong cách báo chí Goon – một lạo hình thường thuật mà phóng viên liên hệ bản than vào sự kiện khiến họ trở thành trung tâm trong chính câu chuyện của mình.
[11] Marcel Duchamp (1887 - 1968): họa sỹ người Pháp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hội họa phương Tây sau thế chiến lần thứ Nhất.
[12] Jasper Johns (1930 - ): họa sỹ đương đại người Mỹ, các tác phẩm chủ yếu của ông là vẽ và printmaking – tạo ra các tác phẩm hội họa bằng in ấn trên chất liệu giấy.

Phải chăng đấy là nhờ may mắn? Có lẽ chỉ một chút thôi.
Nhưng hình thức thể hiện không phải là thứ khiến cho nghệ thuật trở nên vĩ đại. Thực tế khi đang mày mò với một điều gì đó mới mẻ, đột nhiên họ nhận thấy mình có thể dành toàn tâm toàn ý cho nó.
Chỉ khi đó, nó mới trở thành bản sắc của họ, thành giọng hát riêng của họ, v.v…
Đấy mới chính là thứ khiến mọi người hưởng ứng. Chất nhân văn, chứ không phải hình thức. Giọng hát chứ không phải dáng hình.
Hãy dành toàn tâm toàn ý vào đó, và bạn sẽ tìm được giọng hát của riêng mình. Do dự thì không tìm được đâu. Đơn giản thế thôi.
27. Viết bằng cả trái tim.
Chẳng có viên đạn bạc nào cả, Chỉ có tình yêu Thượng đến mang cho bạn mà thôi.
Như một nhà văn chuyên nghiệp, tôi quan tâm đến sự phát triển của đối thoại.
Đến sự phát triển của giao tiếp, x đạt tới sức mạnh của n, vân vân và vân vân.
Trường hợp lý tưởng nhất là bạn làm trong lĩnh vực giao tiếp, và bạn muốn được chuyển tải cùng một nội dung, sử dụng cùng một cách thể hiện, tới đám đông cả hàng triệu người cũng như chỉ một người duy nhất. Hãy hình dung sức mạnh mà bạn có được nếu thực hiện thành công.
Nhưng đáng buồn là mọi việc lại không diễn ra như vậy.
Bạn không thể yêu quý đám đông theo cách bạn yêu quý một người được.
Và đám đông cũng không thể yêu quý bạn giống như một cá nhân yêu quý bạn được.
Tình thân không phát triển. Không hề. Tình thân là một hiện tượng trực tiếp giữa hai người với nhau.
Chẳng phải là vấn đề gì to tát cả. Dù bạn viết cho một người, một trăm người, một ngàn người, một triệu người hay mười triệu người, thực ra chỉ có một cách kết nối chân chính duy nhất. Cách duy nhất thật sự hiệu quả:
Viết bằng cả trái tim.
Chẳng có viên đạn bạc nào cả. Chỉ có tình yêu Thượng đế đang cho bạn mà thôi.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc