Phớt Lờ Tất Cả Và Bơ Đi Mà Sống - Chương 03

Tác giả: Huge Macleod

4. Ý tưởng tốt thường có tuổi thơ lẻ loi.
Đây là cái giá mà bạn phải trả, bao giờ cũng vậy. Không thể nào tránh được.
Trong chương này, tần suất nói về kinh doanh sẽ tương đương với “sáng tạo”. Và xin nhắc lại, hai vấn đề này hiếm khi tách rời nhau.
Khi tôi nói “Bơ đi mà sống” thì không có nghĩa là bơ tất cả mọi người, mọi lúc, và mãi mãi. Không, ý kiến phản biện của mọi người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đương nhiên rồi. Nói đúng hơn, trong thời gian ban đầu, ý tưởng càng tốt thì càng “kì cục” đối với người khác, kể cả những người mà bạn yêu quý và kính trọng. Vì vậy, lúc đầu sẽ có một khoảng thời gian bạn phải nỗ lực một mình, không có đến một phần mười số người ủng hộ cần có. Chuyện này hoàn toàn bình thường và bạn cần phải lường trước. Sau mười năm kể từ ngày tôi bắt tay vào việc, dường như “vẽ biếm họa trên lưng danh thi*p” là công việc không có tính toán, xét theo những gì nó mang lại cho tôi, về cả cảm xúc lẫn sự nghiệp. Nhưng tôi vẫn còn nhớ rõ lúc mới bắt đầu vẽ, phản ứng chung khi tôi cho mọi người xem tác phẩm trên lưng danh thi*p toàn là gãi đầu. Chắc chắn rồi, một số người nghĩ rằng chúng cũng ít nhiều thú vị và một số thì không, nhưng ngay cả với những người bạn thân thiết nhất của tôi, dường như chúng chỉ là một bài tập hoàn toàn phi thương mại, phù phiếm trong thế giới ở New York mà tôi đang sống. Hạnh phúc thay, thời gian đã chứng minh điều ngược lại.
Và xin nhắc lại một lần nữa, từ bài học đầu tiên của chúng ta, đừng quên: Ý TƯỞNG TỐT SẼ THAY ĐỔI CÁN CÂN QUYỀN LỰC TRONG QUAN HỆ. ĐẤY LÀ LÝ DO THẠI SAO Ý TƯỞNG TỐT LUÔN BỊ VÙI DẬP TỪ TRONG TRỨNG NƯỚC. Tin tốt là tạo ra một ý tưởng hoặc thương hiệu chống lại Quyền lực Hiện thời có thể mang lại nhiều niềm vui và là việc rất đáng làm. Tin xấu là không phải vô cớ mà người ta gọi chúng bằng cái tên Quyền lực Hiện thời – chúng nắm quyền kiểm soát, chúng có quyền lực. Đấy là lý do tại sao vấn đề bán một ý tưởng mới cho toàn thể công chúng đôi khi lại dễ như ăn kẹo so với việc bán một ý tưởng mới trong chính nhóm của bạn. Điều này cần phải được tính trước: Bạn thường quan tâm đến việc vị sếp hoặc khách chứ không để ý đến việc những độc giả hoàn toàn xa lạ cũng ghét ý tưởng đó. Đây là lý do tại sao hầu hết thành viên các nhóm ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều quan tâm đến mối quan hệ quyền lực trong giới hạn của mình hơn những khách hàng có thể coi là thú vị và hữu ích.
Và tất nhiên, khi ý tưởng của bạn bắt đầu vượt qua được “tuổi thơ lẻ loi”, có thể bạn sẽ phải vượt qua một trở ngại mới. Tôi muốn nói đến hội chứng“Tôi muốn tham gia một cái gì đó! Ồ, khoan đã, không, không phải thế.”
Từ trước đến nay, tôi đã chứng kiến điều này rất nhiều, lúc một mình lúc với người khác. Cuối cùng thì ý tưởng của bạn cũng tỏ ra hiệu quả, có vẻ thu hút được sự chú ý của mọi người, và bỗng nhiên cả đám người ra sức xin vào nhóm, ra sức xin tham gia triển khai.
Và ngay khi họ đặt được chân vào nhóm, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra họ chẳng hiểu tí gì về ý tưởng của bạn, họ chỉ muốn có mặt trong hàng ngũ chiến thắng. Và là nhất là dường như họ cũng chẳng buồn phá hoại ý tưởng của bạn như trước đây nữa, với mục đích duy trì vị thế xã hội mà họ vừa thiết lập được. Có lẽ đây là hành vi kì lạ nhất của con người mà tôi từng chứng kiến tận mắt trong lĩnh vực kinh doanh, và nó phổ biến đến mức đáng kinh ngạc.
Xin nhắc lại một lần nữa, điều này cần phải được tính trước. Ý tưởng tốt không tồn tại trong môi trường chân không mà tồn tại trong bối cảnh xã hội. Và không phải ai cũng có kế hoạch làm việc giống bạn.
Thời thanh niên của ý tưởng tốt cũng lẻ loi không kém.
5. Nếu phụ thuộc vào một cổ phần lớn “từ trên trời rơi xuống”, kế hoạch kinh doanh của bạn có thể sẽ thất bại.
Không có gì tự nhiên từ trên trời rơi xuống. Mọi thứ đều hình thành dần và đều phải trải qua đau thương.
Cách đây vài năm, người ta đề nghị với tôi một thương vụ xuất bản khá lớn. Tôi từ chối. Công ty đó gửi cho tôi một bản hợp đồng. Tôi xem qua. Hummmmm….
Gọi lại cho công ty. Yêu cầu làm rõ một số điểm trong hợp đồng. Im thin thít và lặn mất tăm. Thương vụ đi đời.
Đây là một công ty rất có uy tín. Có lẽ bạn đã từng nghe nhắc đến nó.
Chẳng qua họ cho rằng tôi cũng giống như tất cả những người khác được họ đại diện – đói rách, tuyệt vọng và sẵn sàng ký kết bất cứ thứ gì.
Họ muốn làm chủ tôi, bất kể công việc họ đưa ra để giúp cho giấc mơ của tôi thành hiện thực tốt xấu thế nào. Đấy là kiểu của các nhà xuất bản lớn. Họ muốn bạn cống hiến 110%, nhưng về phần mình họ lại không chịu trả công tương xứng cho bạn. Đối với họ, người nghệ sĩ chỉ là một sợi mì nữa trong bát mì to tướng.
Về cơ bản, mô hình kinh doanh của họ là quẳng cả bát mỳ vào tường, sau đó quan sát xem sợi mì nào bám lại được. Sợi nào rơi xuống sàn đồng nghĩa với rơi vào quên lãng.
Giới xuất bản chỉ là những tay lái sách. Thế thôi. Nếu người nghệ sĩ thường xuyên nhớ được điều này, họ sẽ tránh được nhiều chuyện bực mình.
Nói như vậy không có nghĩa là không có nhà xuất bản nào tốt đẹp. Chẳng hạn, như nhà xuất bản cuốn sách này, họ rất đáng yêu. Nhưng khi tìm ra nhau thì tôi lại không cần họ nữa. Tôi còn đang bận rộn với việc viết blog, vẽ tranh và làm nhiều việc khác. Tôi đã có một lượng khán giả khá lớn, một lối đi sáng tạo, và một nguồn thu nhập đáng kể. Thấy tên mình in trên sách thì cũng thích thật, nhưng đấy không phải là mơ ước của tôi. Tôi không coi đấy là tấm vé để đi đến nơi nào cả.
Nhờ có Internet, giờ đây bạn có thể xây dựng sự nghiệp riêng mình mà chẳng cần phải có ai đó “phát hiện” ra. Điều đó có nghĩa là khi các đại gia xuất hiện và đề nghị làm ăn, bạn sẽ có một vị trí tốt hơn nhiều để đạt được chính xác thứ bạn muốn trong vụ hợp tác này. Làm ăn lớn thì cũng tốt thôi, nhưng sự tự chủ cá nhân còn quan trọng hơn nhiều trên con đường dài.
6. Bạn phải chịu trách nhiệm về trải nghiệm của chính mình.
Không ai có thể bảo bạn rằng những gì bạn đang làm là tốt đẹp, ý tưởng giải phóng người đó ra khỏi những tầng sâu tăm tối u ám để đặt chân lên vị trí cao nhất của những ngôi sao nhạc rock.
Là ý tưởng bị trúng tiếng-sét-ái-tình của hệ tư tưởng thời đại.
Là ý tưởng khiến họ được mời đến tất cả những bữa tiệc đúng đắn, dù có hiểu theo nghĩa ẩn dụ hay không.
Vậy tất nhiên bạn sẽ tự hỏi, nếu và khi rốt cuộc bạn cũng tìm được Ý Tưởng Lớn sau nhiều năm vất vả, đấu tranh và hoài nghi, làm thế nào để bạn biết được đó có đúng là “Ý Tưởng Lớn” hay không?
Câu trả lời: Không biết được.
Chiến thắng hiện tại không có vết tẩy vinh quang nào cả.
Thực tế không diễn ra như vậy.
Tất cả những gì bạn có là một giọng khá êm ả, than vãn từ bên trong bạn như muốn nói “Chuyện này hết sức ngớ ngẩn. Hết sức dại dột. Chỉ tổ mất thời gian mà thôi. Nhưng dù sao đi nữa thì tôi cũng vẫn sẽ thực hiện.”
Và dù sao đi nữa thì bạn cũng vẫn sẽ thực hiện.
Ý tưởng loại hai thích những vết tẩy vinh quang hơn nhiều. Đó là khi chủ nhân của chúng bắt đầu tin rằng thứ rác rưởi của mình là câu chuyện thần thoại vĩ đại. “Ta! Nghệ sĩ! Ta! Đấng khai sáng! Ta! Đấng sáng tạo! Ta! Thiên tài chưa được phát hiện!” Nó giúp cho ý tưởng loại hai sống sót lâu hơn.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc