Nơi Nào Củi Gạo Không Vương Khói Bếp - Chương 26

Tác giả: Lãnh Tuyền

Quà từ tiền riêng
Trần Dũng có quỹ đen, tin này chưa chắc, nhưng tôi vẫn hoảng.
Đại khái khi tôi còn học cấp 2, đôi vợ chồng nhà hàng xóm tính tình rất ***, tôi tận mắt thấy cả hai cãi nhau, ông chú bỏ ra ngoài với cái miệng tóe máu, vợ ông ta mở cửa chạy theo, ném hết quần áo của ông ta ra ngoài vườn, sau đó ngồi bệt xuống đống quần áo mà há mồm gào khóc : trời ơi đất ơi, tôi không muốn sống nữa…
Sau tôi nghe người lớn kể lại, cặp vợ chồng này đánh nhau thành như vậy vì bà dì dọn dẹp nhà cửa, phát hiện cái hòm dưới ngăn tủ áo khoác, tá hỏa ông chú giấu một trăm đồng quỹ đen. Không lâu sau, hai vị hàng xóm hung hãn đó chuyển đi, sự kiện đánh nhau sứt đầu mẻ trán đó bị khu phố quên lãng, hiện giờ trong ấn tượng của tôi chỉ có gương mặt nhăn nhúm khó coi của ông chú và đống quần áo tả tơi ngoài hàng hiên.
Cũng có quỹ đen, liệu tôi có đánh Trần Dũng đến nỗi tơi bời hoa lá thế không nhỉ?
Tôi rụt cổ, tự nổi da gà lạnh sống lưng vì ý nghĩ này.
Về đến nhà đã là hai giờ chiều, Trần Dũng ngái ngủ dụi mắt ghé vào trên giường nhìn tôi cười, vẻ mặt như một cậu bé con, tinh thuần và khờ dại. Người như thế sẽ tồn quỹ đen sao? Tôi thật mê muội. Vậy năm trăm đồng đó đi đâu? Ngày xưa Trần Dũng luôn thành thật kể hết mọi chuyện lớn nhỏ cho tôi nghe sao lại bỏ quên điều này? Chẳng lẽ tiền tự mọc cánh bay mất? Tôi rất muốn biết.
Thay quần áo rửa tay chân, lấy thuốc, xoay ngược anh lại rồi ngồi lên ௱o^ЛƓ anh. “Nằm yên, nằm yên”.
“Bà xã, sao hôm nay em về sớm vậy?”. Anh chưa biết tôi định làm gì, mặc tôi đùa nghịch, mái tóc hỗn độn xù lên, như con vật nhỏ đáng yêu nhu thuận.
“Tám tháng ba, công ty cho nhân viên nữ nghỉ nửa ngày, em về sớm”.
“Ế, vậy em nghỉ ngơi chút đi, đợi lát nữa chồng nấu đồ ăn ngon cho em, bà xã, em muốn ăn… Ai da, đau, đau!”.
Tràng lải nhải bị tiếng la đau cắt ngang, tôi không trả lời anh, chỉ mãi nghĩ tới cái quỹ đen đó, lòng bực bội, không muốn nhẹ tay, ai bảo tụ máu phải đánh tan chứ, ông xã, anh ráng mà chịu đi.
“Ân Sinh, nhẹ chút, nhẹ chút”.
“Dầu hoa hồng không xoa P0'p không hiệu quả, đúng rồi, mua thuốc hết năm mươi đồng, anh trả!”. Lấy cớ thôi, nhưng tôi nghẹn không xả không chịu được.
“Tiền trong túi quần, tự em lấy đi”. Nghĩ nghĩ, lại ngẩng đầu, quệt miệng tội nghiệp xin tha. “Bà xã, chừa chút ít để tối thối tiền cho khách”.
Có lý quá nhỉ! Tôi không phản đối. Hít hít vài hơi, cố gắng áp chế xúc động muốn P0'p ૮ɦếƭ anh, hai tay đặt lên lưng anh, quyết định nói thẳng.
“Anh Dũng, hôm nay em tình cờ gặp được một người”.
“A. Ai?”. Đầu tiên hỏi hời hợt, tiện đà anh xoay người, hỏi tôi. “Có phải họ Lý không?”.
Nhìn trộm người đàn ông luôn mồm không thèm để ý, hiện tại biểu hiện thế nào? Lòng tôi thoải mái hơn, kiên quyết ấn anh nằm trở về, trong lời nói pha chút tiếng cười, vừa như trách móc vừa như giận hờn. “Nghĩ đi đâu, là Đại Hải”.
“………”. Cơ bắp trên lưng tự dưng cứng lại. “Em… Tình cờ gặp cậu ta?”.
“Đúng”. Tôi giả bộ hồ đồ. “Bác Hai nhà cậu ấy còn hỏi thăm anh đó”.
“A, haha, có gì đâu, chỉ là giúp đỡ chút xíu, ổng rất khách khí”.
Còn giả bộ, giả bộ ૮ɦếƭ anh đi! Cục tức vừa xẹp xuống lại phồng lên, cứ cái kiểu này không thuốc đắng không dã tật.
“Cậu ấy còn hỏi em năm trăm đồng có đủ không, không đủ nói người ta, người ta đưa thêm”. Ngừng lại, tay xoa P0'p nhè nhẹ. “Anh Dũng, mướn cái gì mà một lần những năm trăm đồng?”.
“………..”.
Ồ, biến thành người điếc, không phản ứng tôi.
“Anh Dũng”.
Anh im lặng. “………..”.
“Ông xã?”.
Anh vẫn im lặng. “………….”.
“Nè!”.
Vẫn tiếp tục im lặng. “…………”.
“Em đang hỏi anh đó!”. Tôi lên giọng, xoa P0'p nhẹ chuyển sang nhéo thật mạnh, dám làm đà điểu với tôi, nghĩ không nói lời nào sẽ không sao? Không nói, đánh tới khi nào anh nói mới thôi!
“Anh người này, sao lại như thế, chỉ là năm trăm đồng thôi, dùng hay không nói cho em biết, em có thể ăn anh sao?”.
“………….”.
“Trần Dũng, em hỏi anh lần nữa, có nói không?”.
“……………..”.
Uy hiếp vô dụng, người ta hạ quyết tâm làm hến, nằm ở đó không nhúc nhích. Còn có thể thế nào, đánh thật ư? Tôi chắc chắn là không đánh được, trong lòng rất rõ ràng, thật ra chỉ cần anh không nói tôi cũng không có cách nào. Nghĩ ngợi, cả người uể oải, tự giác leo xuống khỏi lưng anh, qua một bên ôm đầu gối, hai tay dính đầy dầu hoa hồng không biết đặt ở đâu, cứ huơ qua huơ lại như hai nhánh cây, tuy rằng vươn lên nhưng ủ rũ chẳng chút tinh thần.
“Trải qua nhiều chuyện như vậy, em còn tưởng, còn tưởng…”. Câu nói kế tiếp tôi nuốt trở về bụng, tưởng cái gì? Tưởng thổ lộ tình cảm rồi sẽ là một thể không thể phân tách? Tưởng tôi có thể cùng anh sống cả đời này? Tưởng… Từ “tưởng” này chỉ do chủ nghĩa cá nhân của chính mình, không đáng nhắc tới. Từ “ấm ức” bất quá cũng thuộc về chủ nghĩa duy tâm, không đáng giá nói ra.
“Ân Sinh, Ân Sinh, em… giận sao?”. Trần Dũng đưa tay vuốt tóc tôi, thật cẩn thận vuốt từng lọn tóc, một chút, rồi rời đi.
Giận ư? Tự mình kiếm tiền tự mình xài, hành vi xã hội công bằng, tôi giận được sao.
Không hé răng, tôi bò xuống giường, yên lặng tiến vào phòng vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng. Dầu dính trên tay, dính dớp đến phiền, cảm giác mập mờ ái muội này không thích hợp với tính cách rõ ràng của tôi, tôi muốn rửa thật sạch nó đi.
“Ân Sinh, em, em đừng giận”. Anh đi theo, đứng ở cửa buồng vệ sinh, vóc dáng cao ngăn chặn khung cửa, làm cho không gian vốn nhỏ càng thêm chật hẹp.
“Muốn đi toilet? Đi đi, em đi ra ngoài ngay đây”. Tôi không tranh với anh, nếu quản không được thì tội gì giận, muốn làm gì mặc anh. Xoay người muốn ra lại không có đường ra, cái tên tay dài chân dài này thật đáng giận, anh giữ cửa, tôi phải ra ngoài, va ngay vào ***g *** anh. Mới không thèm cho anh ôm đâu! Tôi đứng lại, oán giận trừng anh, lạnh lùng. “Tránh ra!”.
“Số tiền đó, anh… Anh có cầm, còn về phần tiêu xài, em tin anh đi, anh không dùng loạn đâu”.
Anh vừa nói ra, tôi lập tức vui vẻ : xem, cuối cùng cũng chịu nhận. Nhưng làm cái gì thần bí vậy? Một người bình thường sống qua ngày bình thường cần tiêu tiền vào thứ gì mà không thể nói với vợ anh ta? Tôi bỗng trở nên cố chấp, anh giải thích như vậy tôi càng muốn biết năm trăm đồng đó dùng để làm gì.
“Vì sao không thể nói cho em biết, anh Dũng, có chuyện gì hai chúng ta không thể thương lượng?”.
“Anh…”. Anh nghẹn lời, nhìn tôi có điểm kích động. “Ân Sinh, em đừng hỏi”.
“Vì sao!”. Tôi phát cáu, người này lằng nhằng không chịu được, thím Trần mãi mãi chẳng thể sửa nổi tật xấu đó, dứt khoát một lần không được ư, làm người ta giận đến ngứa răng. Cáu tiết lập tức tụ lại, tiện thể miên man suy nghĩ : chẳng lẽ anh lại đưa năm trăm đồng đó cho Lâm Mi?
Tôi biết ý niệm này thực vớ vẩn, nhưng nó tự nhiên xuất hiện trong não, muốn xóa bỏ cũng không xóa bỏ được. Kẻ có tiền như Lâm Mi cần gì năm trăm đồng lẻ tẻ này? Nhưng nếu là năm trăm đồng của người yêu cũ, ý nghĩa phi phàm, sao lại không cần? Tiêu rồi, càng nghĩ càng bốc hỏa, cái gì dính dáng tới Lâm Mi là dính tới một cái tổ ong, tôi ngồi ngay trước lỗ cửa của nó cũng sắp phát điên.
“Ân Sinh, anh dùng đúng chỗ thật mà”.
“Đúng chỗ?”. Lỗ mũi phun khói, thật kỳ quái. “Em nghĩ chắc chắn có quỷ trong đó”. Vừa dứt lời, tôi tự giác mình quá phận, thấy mặt Trần Dũng càng lúc càng ngưng trệ, tôi cảm giác tình thế có chút không ổn.
“Anh tránh ra, em phải đi ra ngoài”.
Ba mươi sáu kế chạy là thượng sách, lần trước hòa hảo chưa được bao lâu, hơn nữa chỉ là tiền mà thôi, người vẫn bảo toàn, nếu có thể không tranh cãi thì thôi đừng tranh.
“…… Ân Sinh, em có ý gì?”. Anh không cho tôi đi, thân mình chắn phía trước, như một bức tường lạnh lẽo.
“Tự trong lòng anh hiểu được”.
“Anh không hiểu!”. Nắm lấy cằm tôi, anh buộc tôi ngẩng đầu lên. “Giải thích đi, giải thích”.
Muốn giết ai đây, tôi đã xuống nước trước rồi anh còn muốn khơi chuyện!
“Ai biết anh đưa tiền đó cho cô nào!”. Tôi gạt tay anh đi, mọi thứ âm trầm khiến người ta phát run.
Trong giây lát, một suy nghĩ lóe lên trong đầu tôi : Niếp Ân Sinh, mày cần quái gì số tiền đó, cảm giác này rõ ràng là ghen! Tôi, tôi ghen? Ghen vì cái gì? Vì cái gì?
Lảo đảo, lung lay sắp đổ dưới ánh nhìn chăm chú của Trần Dũng, trong lòng muốn tìm đáp án, nhưng những suy nghĩ trong đầu hoàn toàn hỗn loạn không thể liên kết nổi.
“Ân Sinh, em à…”. Anh thở dài, chậm rãi dựa vào cửa, cả người dường như rất mệt mỏi, tay vắt ngang mắt, rất lâu không hạ xuống.
Còn tôi, cứ đứng mãi như thế, nhìn anh không chuyển mắt, đầu óc ngơ ngẩn.
“Tiền đó, anh không tiêu cho ai cả”. Rốt cuộc anh chịu nói chuyện, ngữ khí thảm đạm, hơi khàn khàn. “Mỗi một đồng, một cắc, đều là cho em”.
“Nói hưu nói vượn, mướn người bộ không cần tiền sao?”. Thật muốn vả chính mình một bạt tai, tích cực truy hỏi chi vậy, cũng chẳng phải việc tốt gì.
“Không mướn ai cả”.
“Gì?”.
“Hơn một trăm bộ linh kiện máy tính đó, là mình anh khiêng từ hai giờ đến năm giờ sáng”. Anh khoanh tay, ngẩng đầu nhìn tôi. “Hiện giờ tiết kiệm tiền, mướn thêm người thì anh lấy gì mua nhẫn cho em?”.
“Ân Sinh, quà anh mua cho em, đối với em…”. Anh quay đầu đi, biểu tình thống khổ. “Bỏ việc lái xe, anh chỉ tiết kiệm được có năm trăm đồng, năm trăm đồng đáng thương!”. Nắm đấm lạc tới cánh cửa đánh “rầm” một tiếng, Trần Dũng đưa lưng về phía tôi, không biết anh thế nào, chỉ nhìn được tấm lưng xanh tím.
Tôi bỗng hiểu ra vì sao anh cứ mãi không chịu nói lý do của những vết bầm tím, những vết bầm đã qua nhiều ngày vẫn chưa tan, mỗi một vết bầm đều là mỗi lần anh vác một kiện hàng! Có ai đó vừa đóng đinh vào não tôi, thậm chí tôi còn chưa nhận biết được đau đớn đã đổ máu, mất hết xúc cảm, lặng im nhìn chằm chằm vào những vết bầm tím đó, tôi nhìn chúng che phủ *** anh, tim nhói lên từng chặp. Lòng chân thành của Trần Dũng.
“Anh Dũng anh…”.
Bàn tay run rẩy, muốn đặt lên vai anh, chưa đợi *** tiếp xúc, nước mắt đã không kìm chế được, lã chã rơi.
Chồng à, em thật xin lỗi.
Con ơi con
Sợi dây mảnh dẻ buộc ngang cổ, ***g chiếc nhẫn vào đó, nằm trên ***, lặng lẽ tỏa sáng. Tôi đưa tay vuốt phẳng sợi dây bạc, nhìn gương cười, người trong gương cười ngọt như mật, nhưng trong mắt đã gợn sóng u buồn.
Tiểu thuyết nước ngoài nói thế nào ấy nhỉ : người vợ bán đi mái tóc dài, mua sợi dây đồng hồ bỏ túi thật đẹp, người chồng bán chiếc đồng hồ bỏ túi, đổi lấy cây lược tinh xảo, cả hai cầm lấy món quà giờ đã vô dụng, nhìn nhau không nói gì. Bây giờ, màn kịch “The Gift of the Magi”* diễn ra chân thật ngay tại nhà tôi, chẳng qua lần này nam chính đơn phương hy sinh, ngoại trừ nghi ngờ, phận làm vợ như tôi chẳng có quà gì cho anh, một đôi tất, một cái khăn tay cũng không có…
*The Gift of the Magi – O. Henry : tên tiếng Việt là “Món quà của những người thông thái”, đọc thêm tại ĐÂY
Một giọt nước vô tình rơi xuống chiếc nhẫn, lăn dài, thấm vào ***, có chút chua xót.
Tôi âm thầm thở dài, nhanh chóng mặc xong quần áo, cuối cùng nhìn người đàn ông đang ngủ say trên giường, nhẹ nhàng ra cửa. Có áy náy nữa cũng chẳng thay đổi được chuyện đã xảy ra, cái tôi có thể làm bây giờ là ra sức bù đắp những ngày về sau thôi.
“Ân Sinh, Ân Sinh…”.
Đang đi xuống lầu, chợt nghe tiếng bước chân chạy tới gần, là giọng của Trần Dũng, vừa rồi tôi cố gắng nhẹ nhàng, sợ đánh thức người vừa về nhà lúc sáu giờ sáng, sao cuối cùng anh vẫn tỉnh, vẫn chạy theo?
Chuyện lớn gì cần phải chạy theo để nói?
“Mang khăn trùm theo chưa?”. Anh thở gấp hồng hộc, chân đi dép lê, mặc áo ngủ, tóc rối bời vừa chạy lại vừa hỏi.
“À?”. Chuyện đó thôi? Một cái khăn trùm cũng chạy theo hỏi?. “Cái đó, dường như không…”.
“Biết ngay em sẽ quên mang”. Lấy lại hơi, anh nhìn tôi, giọng nói mang chút oán trách, y như ảo thuật lôi một cái khăn từ sau lưng ra, dúi vào tay tôi. “Bên ngoài bụi lắm, không mang dễ mắc bệnh”. Ngẫm nghĩ, cầm trở về, tự tay quấn lên cho tôi. “Để anh mang cho, chờ em tự mang thế nào cũng quên”.
Dây đeo bị thắt nút, gỡ không ra, anh cúi đầu kiên nhẫn lần mở, không quên dặn dò. “Công ty ૮ɦếƭ tiệt, ngàn chọn vạn chọn vậy mà chọn cái ngày kiểm tra sức khỏe như thế, nhân viên chưa kịp kiểm tra đã bị bệnh hô hấp hết toàn bộ, ai mà bị thế thì có tính tai nạn lao động không, hừ, từ tổng giám đốc tới bảo vệ, ai cũng ho khan…”.
“Anh Dũng, khó thở…”. Thanh âm nho nhỏ ngắt lời anh, tôi bị anh buộc kín sắp thành cá mè hoa*, kéo kéo góc áo anh, chỉ vào mặt mình.
*Cá mè hoa : trông nó thế này này – HÌNH
“Khó thở? Sao lại thế, đến đây anh xem”. Híp mắt đánh giá tôi, cuối cùng xì cười một tiếng. “Vợ anh nhìn y chang người Ả Rập”.
Còn cười! Người Ả Rập chưa chắc quấn kín như anh đâu!
“Kiên nhẫn một chút, ra ngoài em sẽ thấy, khó thở còn hơn bị bệnh”. Vỗ vỗ đầu tôi, anh đẩy tôi ra ngoài. “Mau đi đi, kiểm tra xong rồi về, không phải sẽ lấy mẫu máu sao, anh nấu nước táo đỏ cho em, nếu lúc về anh đi làm rồi thì em nhớ uống đó”.
“Ừm”. Tôi rầu rĩ đáp ứng, ngây ngốc đi ra ngoài, cách rất xa quay đầu lại, anh vẫn còn đứng bên hàng hiên, mỉm cười nhìn theo tôi đi xa.
Người này, chỉ sợ làm tổn thương anh lần nữa, anh vẫn rất tốt với tôi.
Ba giờ sau.
“Gần đây mỗi chiều tôi đều phát sốt, bất quá chỉ mấy tiếng, hơi choáng váng, bác sĩ nói thử xem là do tôi thiếu máu hay bệnh khác?”. Ngồi trong phòng khoa Nội, tôi tỉ mỉ kể triệu chứng, thật ra cũng không phải việc gì to tát, nhưng nếu đã kiểm tra sức khỏe vẫn nên thông báo đầy đủ một chút, dù sao cũng chẳng phải tiêu tiền của mình.
“Nghẹt mũi, ho khan?”.
“Vẫn chưa thấy”.
“Có buồn nôn không?”.
“Tôi hay bị say xe, coi như thường thường bị”.
“Kinh nguyệt tháng này đã tới chưa?”.
“Chưa có”.
“Lần trước kinh nguyệt đến vào ngày nào?”.
“À…”. Hơi đãng trí, ngày 9 hay ngày 19 nhỉ?. “Hình như ngày 9″.
“Hôm nay là ngày 21″.
Đúng vậy, đã là ngày 21 rồi sao vẫn chưa thấy tới?
“Tình huống của chị nên đi khoa Phụ sản kiểm tra một chút”. Khép báo cáo sức khỏe, nữ bác sĩ đặt Pu't xuống, ngữ khí bình thản. “Kiểm tra sức khỏe không bao gồm cái này, chị đi bên trái trung tâm, lên lầu hai đăng kí khoa Phụ sản xét nghiệm nhé, tôi nghi là chị đang mang thai”.
Gì? Mang, mang thai?
.
.
.
Kết quả, thật sự là mang thai.
Khi bác sĩ nói ra hai chữ đó, tôi không biết lòng mình phải nghĩ muốn cái gì nữa. Mang thai rồi, có một sinh mệt bé nhỏ đang chậm rãi lớn lên bên trong cơ thể tôi, thằng bé sẽ có gương mặt của Trần Dũng, hay làn da của tôi? Hoặc là di truyền cách thế hệ, thừa hưởng gene của ông bà nội, ông bà ngoại, sẽ giống ai trong bốn người ấy? Nó sẽ nhu thuận nghe lời, dần lớn lên thành một cậu bé đáng yêu, nhút nhát vươn tay đòi bế, ngọng nghịu gọi ba mẹ.
Đôi lúc thằng bé sẽ làm sai, mỗi lần đều bị Trần Dũng đánh ௱o^ЛƓ, còn chưa tụt quần đã cầu tôi ngăn anh lại, ôm nó vào lòng, mắng Trần Dũng. “Ba nó, không được đánh cục cưng”.
Thằng bé là con của chúng tôi, là tương lai cả đời này của chúng tôi, chúng tôi sẽ thương yêu nó, không giới hạn, vô điều kiện, dù mưa gió bên ngoài có to lớn đến đâu, chúng tôi sẽ vì con mà che một mảnh trời, đến khi nào con dang cánh chim bay ra phương trời xa nào đó, nhìn con bay đi, xông xáo lao vào thế giới rộng lớn, mang theo hy vọng và mong đợi của chúng tôi tiến vào cuộc sống của riêng con.
Mà tôi và Trần Dũng khi đó, hai ông bà già tóc bạc, có thể thỏa mãn nhìn những bức ảnh con chụp ở nơi xa xôi gửi về, im lặng ngồi xích đu uống trà đếm hoa quế bay…
“Chị này? Chị ơi?”.
“A?”. Bác sĩ gọi tỉnh tôi, vội vàng hoàn hồn, thái độ cung kính. “Bác sĩ nói gì cơ?”.
“Giữ hay phá?”.
“…………..”.
“Nếu giữ thì tôi sẽ phát cho chị một sổ tay theo dõi thai, không giữ thì chị ra khoa Kế hoạch hóa gia đình, tiểu phẫu, uống thuốc, không đau, tự chị chọn một cách”.
“Tôi… giữ”. Nghĩ lại nghĩ, tôi vẫn hạ quyết tâm giữ, tuy rằng đứa nhỏ này tới vào thời điểm không đúng lúc, nhưng nó là cốt nhục của tôi và Trần Dũng, tôi không muốn bỏ nó.
“Được rồi”. Bác sĩ gật đầu, đẩy một cuốn sổ qua phía tôi. “Điền thông tin vào đây, à, chị có uống vitamin B11 không?”.
“Vitamin B11?”. Đó là cái gì vậy?
“Ba tháng đầu mang thai phải uống”. Bác sĩ liếc mắt nhìn tôi, vẻ mặt không hài lòng. “Tôi kê cho chị hai bình, về nhà nhớ uống hằng ngày. Gần đây có uống thuốc gì khác không?”.
“Không có”. Nghĩ kĩ lại, vội vàng bổ sung. “Thuốc thoa bên ngoài có tính không? Tôi có bôi dầu hoa hồng dùm người khác. Còn nữa, chồng tôi bị viêm tuyến giáp, uống Euthyrox đều đặn”.
“Là vậy à…”. Động tác viết chậm lại, đắn đo. “Chị này”. Bỏ đơn thuốc qua một bên, ông bác sĩ nhìn tôi, ánh mắt sau mặt kính trở nên sắc bén. “Cái thai này chị tốt nhất nên suy nghĩ giữ hay không nhé”.
“Tại, tại sao?”. Tôi bắt đầu đổ mồ hôi, bỗng nhiên lại nói thế này, tôi sợ.
“Chồng chị uống thuốc thuộc loại kích ứng mạnh, sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi, nhưng tôi không ép buộc, mấu chốt là chị lựa chọn, có lẽ sinh ra đứa trẻ lại không có việc gì, tuy nhiên…”.
Xoạch! Sổ tay khám thai chưa điền xong đã rơi xuống đất, tôi cúi người nhặt, vô ý đập đầu vào bàn. Một tiếng “cốp” thật to, không ngẩng đầu lên nữa.
Ôm túi xách, cầm quyển sổ, tôi ngồi bệt xuống, khóc nức nở. Không được, tôi không thể nào tiếp thu cái tin tức tàn khốc này được. Chắc chắn là ông bác sĩ của bệnh viện đó rất Biến th', mặt mũi nhìn hiền lành là thế mà rắp tâm bất lương.
Tôi chạy đến bệnh viện khác. Nhưng cả ba bệnh viện chỉ có một đáp án : sự tình không cách nào thay đổi được, đề nghị bỏ cái thai đi.
Cầm ba tờ giấy xét nghiệm, tôi không biết làm cách nào bản thân có thể sống qua ba lần hy vọng rồi lại thất vọng, nước mắt khô cạn, đôi mắt tối tăm, chỉ cảm thấy tâm hồn trở lạnh, không một chút hỉ giận bi thương.
Cuối cùng, tôi nghe thấy giọng nói ૮ɦếƭ lặng của mình vang lên bên tai.
“Bác sĩ, tôi muốn uống thuốc lưu sản”.
“Vậy chắc chị đã nghĩ thông, thuốc lưu sản có khoảng 20% không thể bỏ sạch sẽ, chúng tôi có thể tiến hành N4o th4i cho chị miễn phí lần đầu, sẽ không đau đâu”.
“Không sao, tôi uống thuốc, uống thuốc cũng chẳng sao”.
Thật sự, tôi không có ý kiến, đau đớn ư? Đối với một hung thủ *** mà nói, đau đớn là thứ trốn không thoát nổi.
Lảo đảo đứng dậy, mang đơn thuốc đi, phía sau truyền đến tiếng thì thào khinh thường.
“Nạo không đau thì tốt hơn chứ, sao lại không làm, chậc, lại là một người không có tiền”.
Không có tiền? Đúng, tôi xác thực không có tiền, thân xác này không dùng được kỹ thuật tối tân đó đâu, nếu N4o th4i không quá phiêu lưu tôi đã chọn nó thay vì uống thuốc. Tiết kiệm tiền cho người cần tiền tiêu đi.
Lấy thuốc, tôi không về nhà, mua bình nước khoáng, ngồi xuống đại sảnh bệnh viện, ngơ ngác nhìn đống thuốc trong túi, tay chân cứng lại, một lúc lâu sau mới dám mở ra. Lấy một viên, viên thuốc màu trắng nhỏ xíu nằm trong lòng bàn tay, như thạch tín trong phim vậy.
Bác sĩ nói thuốc này sẽ có tác dụng sau ba ngày, được, thật hợp ý tôi, chậm rãi lăng trì, chậm rãi cắt xẻ, tôi muốn phải nhớ kỹ nỗi đau này, khắc sâu cảm giác này vào xương cốt, để mỗi lại lôi nó ra nhấm nháp thật kĩ.
Tôi là người có thù tất báo, ai ngược đãi con tôi, tôi sẽ trả trở về, ngược đãi cô ta gấp đôi.
Bảo bối con yên tâm, mẹ sẽ không để người đàn bà độc ác Niếp Ân Sinh này sống tốt đẹp đâu.
Nhắm mắt, bỏ viên thuốc vào miệng, uống một ngụm nước lớn, che miệng lại, ép mình nuốt xuống!
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc