Nếu Gặp Người Ấy Cho Tôi Gửi Lời Chào - Chương 08

Tác giả: Ichikama Takuji

Lúc nào cũng vậy, hễ tan học là tôi lại men theo con đường dọc bờ kênh hướng đến bãi rác. Giữa đường tôi ghé vào Đầm Quả Bầu hớt rong đuôi chó. Một tuần trước tôi đã nài nỉ bố và được mua cho một bể thủy tinh rộng 60 xentimet. Tôi bắt cá sóc thả vào đó nhưng để có thể tạo cho chúng một môi trường sống tốt thì cần thiết phải có thủy sinh. Tôi nhét chúng vào bao ni lông đã chuẩn bị sẵn, cột chặt và cất vào cặp sách.
Tôi lại quay trở ra con đường nhỏ trong rừng. Sau khi chắc chắn không có bóng dáng đội bóng chày, tôi tiến sâu vào rừng.
Đã sang mùa mưa nhưng bầu trời vẫn sáng rõ, bóng nắng chiếu qua kẽ lá được tạo khung bởi những đường viền rõ nét.
Con Trash ra đón tôi trước bãi rác. “Huýt?”
Trên lưng nó mọc lên một thứ gì đó trông như mầm cây.
“Ngoan lắm, ngoan lắm!” Tôi cúi xuống, thọc tay vào dưới cằm nó. Nhìn kĩ lại lần nữa, quả nhiên là mầm cây. Chắc là có hạt giống nào dính vào và đã nảy mầm trong khi con Trash đi lại. Chưa biết chừng trong đám lông dài của con Trash còn chứa đầy dinh dưỡng và nước cũng nên.
Nghĩ đến mới nhớ, mấy ngày gần đây trời mưa suốt. Nhỡ đâu thân cây nhân đó sẽ dài ra, mọc lá và trổ hoa? Chẳng may đây mà là mầm cây thủy sam thì sẽ ra sao? Chắc nó đi lại sẽ khó khăn lắm.
Tôi theo chân con Trash rẽ lối vào sâu trong đống rác. Yuji đã ở đó. Cậu ta không ngồi trong phòng khách quen thuộc mà ở cạnh núi rác mới được tạo nên, cổ đeo một thứ gì đó như tấm bảng, mặt cúi gằm xuống và tay đang hí hoáy.
“Yuji!”
Nghe tôi gọi, cậu ta từ từ ngẩng mặt lên.
“Cậu đang làm gì thế?” Tôi vừa ghé tới gần vừa hỏi.
“Tranh đấy.” Cậu ta nói bằng giọng the thé. “Tớ đang vẽ tranh.”
Tôi đứng phía sau cậu ta, nhòm xuống đôi bàn tay.
Thứ tồn tại ở chỗ đó là 600 cc ngạc nhiên. Có nghĩa là tôi đã hớp khoảng chừng ấy không khí vì ngạc nhiên quá đỗi. Một tiếng “Hử” thoát ra khỏi miệng.
Ví thử như, một người bạn cực kì thân quen bảo rằng “Tớ phải làm thủ công cho bài tập về nhà kì nghỉ hè này,” đoạn khoe sản phẩm đó, nếu sản phẩm là “động cơ vĩnh cửu” thì sự ngạc nhiên lúc đó hẳn cũng bằng sự ngạc nhiên lúc này của tôi.
Sự chênh lệch ghê gớm giữa dự đoán và thực tế. Tranh cậu ta vẽ vượt xa trình độ của một cậu thiếu niên mười ba tuổi. Cậu ta ở vị trí gần với các danh họa vĩ đại như Rembrandt hay Rubens[14] hơn là đám học sinh trung học cơ sở vẫn còn đang băn khoăn vì mụn trứng cá hay chỗ Lông mu mới mọc (lúc ấy tôi đã nghĩ như vậy).
[14] Peter Paul Rubens (1577-1640), họa sĩ lỗi lạc người Vlaanderen.
Đó là một bức tiểu họa được vẽ bằng mực đen. Vật mẫu là chiếc xe nôi vừa bị vứt trước đó mấy ngày. Cái mái che màu gỗ đã bị rách, ở chỗ ghế ngồi không hiểu sao lại đặt một chiếc cải bắp rất to.
Yuji vẽ lại hình ảnh đó một cách tỉ mỉ. Trên tờ giấy manila rẻ tiền được đặt trên khung tranh là một bức vẽ thật đến mức có thể nhầm là một tấm ảnh. Cậu vẽ toàn bộ, không hề bỏ sót, bất cứ hình ảnh gì thu được vào tầm mắt. Không giản lược, cũng chẳng thêm thắt. Không chứa đựng một thâm ý hay biện pháp ẩn dụ nào. Chỉ là cảnh tượng đầy chân thực không cần đến những diễn giải triết học.
Sau đó tôi có cơ hội được từ từ ngắm bức vẽ đó, nhìn kĩ thì đến cả những tiểu tiết của chiếc xe nôi như đinh tán hay rãnh vít cũng được vẽ cẩn thận. Rãnh vít thì mười cái như một đều được mô tả một cách tỉ mỉ. Thậm chí đến cả phần bản mạch cơ bản trong thiết bị điện tử nào đó được chất phía sau xe nôi cũng được vẽ vào.
Mặc dầu vậy, thế giới này rõ ràng là đang méo mó. Chiếc xe nôi thì bị cong, cây bắp cải thì bị vẽ to hơn so với thực tế. Chắc chắn là do mắt cậu ta, hoặc cặp kính Costello đó có vấn đề.
Nếu lúc nào cậu ta cũng nhìn thế giới theo kiểu này có lẽ sẽ tương đối tai hại. Tôi đã từng chỉ trích như vậy nhưng Yuji làm bộ không thèm nhận ra.
Đầu tiên cậu ta tiến sát gần vật mẫu, ngắm một lúc, sau đó cậu ta rút về chỗ ban đầu đoạn lia Pu't một mạch. Cây Pu't là loại Pu't thủy tinh từ thế hệ trước. Cậu ta đặt Pu't bên cạnh lọ mực, nhúng đầu Pu't rồi bắt đầu vẽ. Khuôn mặt cậu ta ghé sát tưởng chừng như dính vào tờ giấy manila. Tùy theo góc nhìn mà có thể tưởng lầm cậu ta đang gục đầu vào khung tranh ngủ gật.
“Cậu không ghé sát mắt vào như thế thì không nhìn được hả?”
Phải đến hai giây sau, Yuji mới ngẩng mặt lên nhìn tôi.
“Hả, cậu vừa bảo gì cơ?”
Tôi bảo thôi, không có gì, đoạn bỏ mặc cậu và đi vào trong.
Karin đang ở trong “phòng khách.” Trời đã nóng dần lên mà cô nàng vẫn vận chiếc áo quân đội đó.
“Chào,” cô nàng giơ tay.
Tôi đánh mắt về chỗ vừa đi qua, bảo Karin, “Yuji giỏi thật.”
“Vẽ tranh ấy hả?”
“Ừm. Cực kì giỏi.”
“Chắc chắn sẽ thành họa sĩ nổi tiếng. Không lẫn đi đâu được.”
“Phải đấy. Tớ không biết cậu ấy có tài như thế.”
Tôi ngồi xuống ghế, đối diện với cô nàng qua cái bàn. Đây là cái ghế đọc sách vẫn còn mới, vừa bị vứt khoảng mười ngày trước.
“Nhà Yuji có rất nhiều tranh cậu ấy vẽ từ trước tới giờ. Hôm nào đến đó nhé,” Karin rủ. “Đến nhà sẽ được gặp cả bố cậu ấy nữa.”
“Bố Yuji?”
Ừ, cô nàng gật đầu, “Ông ấy là một tiểu thuyết gia. Viết những tiểu thuyết không bán được.”
“Không bán được?”
“Không bán được. Trên đời này chắc chỉ có khoảng năm người hiểu được những gì ông ấy viết thôi. Làm sao mà bán được phải không?”
“Thế thì vất vả nhỉ?”
“Vất vả gì cơ?”
“Cuộc sống, tiền bạc chẳng hạn.”
“Chắc vậy. Thế nhưng, họ vẫn xoay xở được. Nhà lại chỉ có mỗi hai người.” Cô nàng nhoẻn miệng cười vu vơ. Bộ nẹp răng mạ chì sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời.
“Mẹ cậu ấy thì sao?”
“Bỏ nhà đi rồi. Từ hồi cậu ấy học lớp năm. Hình như vậy.”
“Bỏ luôn Yuji?”
“Phải. Bà ấy không chịu được nghèo đói. Kéo theo Yuji chẳng phải cái nghèo vẫn đeo đuổi sao?”
“Biết thế nhưng mà…”
“Nếu không vướng bận, bà ấy có thể kiếm được người đàn ông giáu có. Dù phải đi làm thì cũng vẫn nhẹ gánh.”
“Không biết Yuji nghĩ thế nào nhỉ?”
“Nghe bảo lúc dứt áo ra đi bà đã hứa, rằng bao giờ nhiều tiền sẽ về đón cậu. Yuji tin đấy.”
“Thế thì chắc một lúc nào đó…”
“Chẳng biết nữa,” Karin đảo mắt. “Tin hay không là quyền của mỗi người thôi.”
Sau đó cô nàng lôi trong túi áo khoác ra một cuốn sách rồi bắt đầu đọc.
“Cậu đọc gì thế?”
“Cái này á?” Karin hỏi, giơ cuốn sách lên.
“Phải.”
“Đậu phộng.”
“Đậu phộng á?”
Cô nàng vươn hẳn cằm ra, gật đầu, “Truyện tranh đấy. Snoopy và Charlie Brown.”
“A a, Snoopy thì tớ biết.”
“Lúc nào tớ cho cậu mượn.
“Cảm ơn cậu.”
Một lát sau Yuji đi vào.
“Cậu vẽ xong rồi hả?”
Nghe tôi hỏi, Yuji nói, “Vẫn chưa. Tớ bị đau đầu nên nghỉ giải lao một lát.”
Ghé sát mặt mà vẽ như vậy thì ai mà chẳng bị đau đầu cơ chứ.
Ngẩng mặt lên khỏi cuốn sách. Karin nói, “Lúc nào cậu ấy cũng thế, luôn tập trung quá mức.” Và gọi Yuji, “Lại đây.” Yuji mặt mày xanh lét, ngồi xuống bên cạnh theo lời Karin. Cậu ta bỏ gặp kính to đùng, nắm hai tay dụi dụi mắt. Không có kính, khuôn mặt Yuji trông trẻ con hơn hẳn. Đến mức vết chai do *** tay trên Ng'n t cái cũng không trở nên kì quặc.
Karin xoa P0'p vai và cổ Yuji với đôi tay thành thạo.
“Cứng như đá ấy. Làm Ng'n t tớ cũng đau theo.”
Yuji vẫn nhắm nghiền mắt, gật gù.
“Lâu lắm họ mới vứt nhiều rác thế này, vậy nên tớ lỡ tập trung quá mức.”
Sực nhận ra, tôi hỏi, “Chẳng lẽ cậu toàn vẽ tranh về rác hả?”
“Phải đấy,” Karin trả lời thay. “Yuji chỉ vẽ tranh về rác thôi.”
“Vì sao?”
Yuji từ từ mở mắt, ánh nhìn lừ đừ như vừa ngủ dậy, “Vì tớ thích rác. Đừng hỏi tớ tại sao. Vì bản thân tớ cũng không biết được đâu.”
Đại khái “thích” là như vậy. Như tôi thích pasta, nếu bị hỏi lí do tôi cũng chỉ trả lời được rằng “Vì nó ngon.” Trong trường hợp đó thì từ “thích” được thay bằng từ “ngon” nhưng nó cũng chẳng thể thành lí do được. Bởi thế tôi gật đầu, “Đúng vậy. Không biết nhưng mà thích nhỉ!”
“Ừ.”
“Cậu giỏi thật đấy. Tớ ngạc nhiên lắm.”
“Vậy hả? Bản thân tớ cũng không hiểu lắm. Vì tớ chỉ vẽ theo ý thích thôi.”
“Không phải cậu học ở đâu hả?”
“Hoàn toàn không,” cậu ta nói. “Suốt từ nhỏ tớ đã vẽ tranh một mình. Chủ nghĩa cá nhân toàn diện đấy.”
“Cậu giỏi thật, ngưỡng mộ cậu rồi đấy.”
Yuji toét miệng cười sung sướng. Chiếc răng khểnh to đùng chìa ra khỏi mặt, “Sau này lớn lên tớ có thành họa sĩ được không nhỉ?”
“Được chứ.” Karin khẳng định bằng giọng mạnh mẽ. “Nhất định Yuji sẽ trở thành họa sĩ nổi tiếng. Tớ đảm bảo đấy.”
“Tớ cũng nghĩ thế.”
Yuji hơi đỏ mặt trước lời nói của hai chúng tôi, “Nếu được thì tớ vui lắm. Vì đó là ước mơ của tớ.”
“Ừ, ước mơ đó chắc chắn sẽ thành hiện thực.”
Nghe tôi nói vậy, Karin bèn hỏi, “Satoshi thì sao? Ước mơ của cậu là gì? Cho bọn tớ biết đi.”
Tôi chỉ có một ước mơ duy nhất, đó là dù lớn đến đâu, tôi vẫn muốn sống chung với các sinh vật vùng sông nước như bây giờ. Có vài nghề nghiệp liên quan, nhưng vào năm mười ba tuổi tôi đã chọn được một ngả.
“Ước mơ của tớ là trở thành ông chủ của cửa hàng cá nhiệt đới.”
“Quả nhiên,” Karin nói. “Tớ cũng nghĩ như vậy.”
Và cô nàng nhìn tôi với ánh mắt thoáng nét dịu dàng.
“Giấc mơ của hai cậu thành hiện thực thì tốt quá.”
“Karin thì sao?” Yuji hỏi. “Giấc mơ của Karin là gì?”
“Tớ à?”
Ừ ừ, hai chúng tôi gật đầu. Tôi cực kì hứng thú. Tôi có cảm giác rằng cô nàng sẽ nung nấu một ước mơ vĩ đại không thể tưởng tượng nổi. Cô nàng mà muốn thì chắc có thể lên đến cả sao Hỏa. Karin ngừng tay trên vai Yuji, nheo mắt rồi nhìn lên bầu trời. Gò má trắng xanh ánh lên như chòm sao Chức Nữ ngập đầy ánh trăng tháng sáu.
“Ước mơ của tớ là trở thành người bạn thân nhất của họa sĩ lẫy lừng và ông chủ cửa hàng cá nhiệt đới tài giỏi.”
***
“Rồi sao nữa?” Misaki hỏi. “Ước mơ của ba người có thành hiện thực không?”
Chúng tôi đang ngồi cạnh nhau trên ghế ngoài công viên.
Hàng ghế gỗ kê rải rác dọc theo lối đi bộ uốn lượn nhẹ nhàng như lá của loài quyết ấp đá. Ngoài ghế của chúng tôi, các ghế khác tịnh không một bóng người. Hai bên lối đi bộ được viền bằng hoa lệ đường và mơ trân châu tuyệt đẹp. Trước mặt chúng tôi là một cái hồ lớn, chu vi ước chừng một dặm, nơi gặp gỡ của một vài mạch nước ngầm. Trên mặt hồ, vịt cổ xanh và vịt đồng đang thư giãn khoan khoái.
“Không biết thế nào nhỉ?” Tôi nói. “Bây giờ anh đã làm chủ một cửa hàng thủy sinh, hai người còn lại hiện đang làm gì ở đâu, anh hoàn toàn không hay biết.”
“Thân thiết như vậy cơ mà?!”
“Phải, thân thiết như vậy mà…”
Màu sắc của sự thất vọng hiện lên xung quanh cặp lông mày với dáng rất đẹp của nàng. Biểu hiện như thể nàng không thể tin được sự thật rằng tình bạn năm mười ba tuổi không phải là vĩnh cửu.
“Tiếc thật đấy!” Nàng nhận xét. “Em đã muốn gặp hai anh chị ấy.”
“Ừ. Nếu gặp, anh nghĩ mọi người sẽ thân nhau đấy. Về cơ bản họ đều tốt tính mà.”
Tôi tưởng tượng ra hình ảnh Karin lọt thỏm trong chiếc áo quân đội quá khổ và chìa tay về phía Misaki. (Rất vui được gặp em. Bạn của Satoshi thì cũng là bạn của chị).
“Nếu đến thị trấn anh ở hồi đấy thì có gặp được anh chị ấy không?” Misaki hỏi.
“Không,” tôi lắc đầu. “Bọn anh có viết thư cho nhau mấy năm liền. Rồi Yuji là người đầu tiên đột nhiên biến mất. Sau đó Karin cũng cùng bố mẹ rời khỏi thị trấn. Anh cũng chuyển chỗ ở liên tục. Cứ như vậy dần dần bọn anh xa cách nhau.”
“Không biết hai người đó bây giờ ở đâu?”
“Chắc chắn là,” tôi nói. “Ở đâu đó trên trái đất này.”
“Đúng đấy. Chắc chắn là như vậy.”
Sang mùa mưa, chúng tôi làm trần nhà cho “phòng khách.” Chúng tôi bao bốn phía bằng kệ sách hoặc chạn bát cao, bên trên phủ bạt xanh và cố định bằng dây phơi quần áo. Vào những buổi tan học trời mưa, chúng tôi ngồi dưới trần nhà màu xanh đó chờ đến khi hửng nắng. Karin đọc sách, tôi và Yuji chơi cờ. Bàn cờ và các quân cờ là đồ nhặt được từ bãi rác. Cờ backgammom chỉ có mười ba quân đen, hai quân còn lại chúng tôi thay bằng cờ Othello[15]. Có cả cờ vua nhưng mất khá nhiều quân. Chúng tôi thay con mã bằng cây kẹo pez cắm hình đầu vịt Donald, thay con tịnh bằng lọ nước hoa Dior. Dĩ nhiên cái nào cũng là đồ nhặt ngoài bãi rác. Với quân tốt không đủ bộ, chúng tôi thay bằng nắp chai nhựa.
[15] Backgammon là một trong những board game cổ nhất cho hai người chơi, trong đó các quân cờ được di chuyển theo số xúc xắc. Người chơi chiến thắng bằng cách di chuyển tất cả các quân về bên mình. Cờ Othello hay còn gọi là reverse, cũng là một loại board game với những quân cờ trắng đen. Người thắng cuộc là người có số quân cờ nhiều hơn trên bàn cờ sau khi hai bên lần lượt đi.
Con Trash tuyệt nhiên không tỏ vẻ gì là để ý đến trời mưa, nó chạy vòng quanh đống rác, mình mẩy ướt nhẹp (đương nhiên là cái mầm của loài thực vật nào đó đã được giật ra).
Khi cơn mưa ngớt, Yuji lại vẽ phần tiếp theo của cái xe nôi, tôi thì đi dạo quanh một vòng thăm đám thủy sinh mọc hoang.
Còn Karin… Cô nàng là một ẩn số.
Mà, nói cho cùng, đối với một thiếu niên mười ba tuổi thì một người cùng tuổi khác giới tính chẳng là gì ngoài một ẩn số. Tôi không biết gì về cuộc sống bên ngoài “phòng khách” của Karin. Tôi có hỏi Yuji nhưng cậu ta cũng ù ù cạc cạc. Đôi khi ba ngày liền tôi không nhìn thấy bóng dáng cô nàng đâu cả. Tôi hỏi “Cậu ở đâu thế?” thì cô nàng trả lời với thái độ lạnh lùng rằng “Con gái ấy mà, có rất nhiều việc phải làm.” Tôi từng nghe một người bạn cùng lớp kể rằng từng nhìn thấy Karin đi ra từ một bệnh viện ở thành phố bên cạnh, nhưng tôi cũng không định hỏi thẳng cô nàng chuyện đó. Vì tôi cảm giác rằng nếu cô nàng không tự nói ra thì không nên hỏi làm gì.
Tôi cũng từng nghe mọi người nói là trên lớp lúc nào Karin cũng uể oải, khác hẳn trạng thái tràn trề năng lượng sau giờ học. Hoặc là thường xuyên lơ mơ, thầy giáo có gọi cũng chẳng nhận ra. Karin mà tôi biết (tức là sau giờ học) hầu như luôn trong tình trạng khỏe mạnh, đầy năng lượng, nên tôi chưa bao giờ thử suy nghĩ sâu xa về điều đó.
Chúng tôi đến thăm nhà Yuji vào tuần thứ ba của tháng Bảy, khi kì một sắp kết thúc. Đó là một khu nhà trọ chỉ có hai phòng một căn, tám căn hộ với cấu trúc giống hệt nhau bị nhét vào một khoảnh đất nhỏ hẹp.
Thật ngạc nhiên là bố của Yuji khá cao. Và cực kì gầy. Đó là một người đàn ông gợi lên liên tưởng đến một cây bụi khô. Ông đeo cặp kính gọng nhựa màu đen giống của Yuji, mái tóc to xù, khô cứng rũ lung tung xuống trán.
Khi chúng tôi vào phòng, ông đang vịn một cánh tay vào song cửa sổ mở ra phía vườn, ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài. Trên tay kia là cốc cà phê. Tôi nhìn theo ánh mắt ông, chỉ thấy bức tường nứt nẻ của ngôi nhà bên cạnh và đám hoa cúc sữa mọc chen chúc trên một khoảnh đất nhỏ.
“Bố!”
Nghe Yuji gọi, ông từ từ quay mặt lại.
“Bạn con lần đầu tiên đến chơi, cậu ấy tên là Toyama.”
“Cháu chào bác ạ.” Tôi cúi đầu nói.
“Mời cháu vào nhà,” bố Yuji đáp bằng giọng trầm trầm, vang xa, không hề phù hợp với thân hình mảnh khảnh ấy. Đinh ninh sẽ phải nghe một giọng nói thiếu sinh lực trả lời, tôi hơi giật mình.
“Cháu chào bác.” Karin có vẻ đã khá thân thiết với bố Yuji.
“Ô, Karin à.”
“Tiểu thuyết mới của bác vẫn đang tiến triển chứ ạ?”
Nghe cô nàng hỏi vậy, bố Yuji nheo mắt nở nụ cười hiền hậu. Một vài nếp nhăn hằn sâu phía đuôi mắt.
“Bác mà nói nó đang tiến triển thì nó đang tiến triển.” Ông bảo. “Còn bác bảo không thì nghĩa là không.”
“Là đằng nào ạ?”
“Chí ít là bác vẫn chưa đắp được chút nào cho phần sườn của bản thảo.”
“Thế thì, là vẫn chưa tiến triển chứ ạ?”
Ông chớp chớp vài lần đôi mắt tròn rất giống với Yuji, “Nghĩ như thế này thì sao nhỉ?” Nói đoạn ông hất ngược tóc mái ra sau. Một mái tóc dày, đen tuyền. “Tiểu thuyết là thứ giống như nước mắt.”
“Nước mắt?”
“Phải,” ông gật đầu. “Nước mắt là biểu hiện của tâm hồn. Là khái niệm ngang hàng với cảm xúc nội tâm.”
“Khái niệm ngang hàng?”
“Cháu sửa thành “vật ngang hàng về mặt thị giác” cũng được”
“Thế thì sao ạ?”
“Có nghĩa là nước mắt là thứ tuy có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng không ai có thể nhìn thấy quá trình nội tâm dẫn đến nó cả.”
“Dạ.”
“Chỉ cần cháu nghĩ nước mắt chính là từ ngữ lấp đầy khung sườn của bản thảo là được.”
“À, ra vậy.”
Karin hiểu cặn kẽ cách diễn đạt lạ thường của tiểu thuyết gia này. Dĩ nhiên tôi thì chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì hết. Tuy nhiên ở bên cạnh Karin, tôi cũng gật đầu tỏ vẻ rằng mình đã hiểu.
“Thế nên mặc dù chưa lấp đầy khung sườn của bản thảo nhưng “quá trình nội tâm” không thể nhìn thấy bằng mắt thường đã tiến triển đúng không ạ?”
“Đúng. Chính thế.” Bố Yuji gật đầu, thấy vậy tôi lại vội vã gật đầu theo. “Nếu vượt qua được điểm tới hạn nằm ở đâu đó thì từ ngữ sẽ tự khắc mà lấp đầy vào thôi. Cũng giống nước mắt, một khi đã bắt đầu trào ra thì sẽ không thể ngăn lại được.”
Sau đó tôi len lén nói với Yuji, “Bố Yuji là một người cực kì thông minh đấy nhỉ?”
Tôi nghĩ đó là sự thực tuyệt đối không thể lung lay, thế mà Yuji lại tỏ vẻ bất ngờ, “Thông minh á?”
“Ừ. Tiểu thuyết gia có khác.”
Yuji nghiêng đầu, đoạn nói bằng giọng như thể nó đã quá rõ ràng với cậu, “Nếu bố tớ hoạt động trí óc chí ít được như những người bình thường thì có lẽ tớ đã không phải sống cuộc sống nghèo khổ như thế này và nếu biết suy nghĩ sâu xa một chút thì tớ nghĩ mẹ tớ đã không bỏ nhà ra đi.”
Tôi rất bất ngờ, bởi vì lời Yuji không phải là không đúng.
“Hễ nhắc đến bố, mẹ lại bảo Con người này là gã ngốc hết thuốc chữa.”
Và xem ra Yuji cũng chung ý kiến với mẹ. Nói thế nào nhỉ, tôi có cảm giác giống như khi biết bọn con trai trong lớp chê bai hết lời cô bạn mà tôi thấy dễ thương nhất quả đất (Chuyện này đã xảy ra trong thực tế. Kiểu như “Con bé đấy không ra gì. Đã gầy trơ xương lại còn đeo cả kính cận…”).
Thế nghĩa là, tùy theo quan điểm, luôn có những cách bình luận khác nhau về cùng một vấn đề.
Sau đó chúng tôi vào căn phòng của Yuji ở phía trong cùng, ở đó chúng tôi xem những bức tranh cậu ta vẽ. Bức nào bức nấy đều được vẽ bằng loại Pu't thủy tinh trên giấy manila màu hơi cháy nắng. Những bức vẽ đó dường như ngay từ đầu đã lược bỏ toàn bộ quá trình phát triển và mang phong cách hoàn thiện. Kiểu như Pablo Picasso bắt đầu vẽ với trường phái lập thể mà bỏ qua thời kì xanh hay thời kì hồng[15].
[15] Blue period, Rose period và Cubism (thời kì xanh, thời kì hồng, trường phái lập thể) là ba khái niệm tượng trưng cho các thời kì trong các tác phẩm của Pablo Picasso (1881-1973).
Toàn bộ đều được khắc họa đến từng tiểu tiết với lòng nhiệt huyết có thể gọi là điên cuồng. Nếu Yuji có được đồ nghề như ý và được trời phú cho đôi mắt tinh, có khi cậu ta còn vẽ cả hạt cơ bản cấu thành vật chất cũng nên.
“Đây là bức tớ vẽ từ lâu rồi.” Cậu nói. “Hình như hồi chín tuổi thì phải.”
Đó dĩ nhiên cũng là một bức tranh về rác. Là ma nơ canh Bán th*n mà các nhà thiết kế thời trang sử dụng. Hình nhân không đầu ấy mặc một chiếc áo da màu đen. Yuji hồi lên chín đã thể hiện tinh tế đến cả chất liệu bằng da đã bị bạc màu.
Tất cả những thứ mà Yuji vẽ đều bị tổn thương, sầu muộn và đơn độc.
Một chiếc xe ba bánh với tay lái cong queo, han gỉ. Phần phía sau yên xe có chữ “tricycle” nhưng nhạt màu và đang dần biến mất. Hay là một chú khỉ nhồi bông đang chuẩn bị đánh chũm chọe bỗng nhiên dừng lại. Miệng chú ta vẫn còn đang há hốc, nhe cả lợi ra như thách thức thế giới. Có lẽ chú ta chẳng bao giờ có thể quay trở lại biểu hiện nhã nhặn được nữa.
Thậm chí có cả bức vẽ như thế này. Nó có vẻ như là phòng ngủ của ai đó, cửa sổ treo một tấm rèm đăng ten, trong phòng có một cái hòm và một cái tủ kiểu hay thấy ở các gia đình nông thôn. Chính giữa căn phòng kê một chiếc giường có màn che nhưng nằm song soài trên đó lại là xác ૮ɦếƭ của một con chuột hoang. Chắc nó đi lạc đến ngôi nhà Pu'p bê của một bé gái nào đó và trút hơi thở cuối cùng ở đấy. Tình cảnh có hơi hướm của một câu chuyện ngụ ngôn nhưng lại sống động đầy chân thực, khác hẳn những câu chuyện của Aesop.
“Cậu giỏi quá!” Tôi nói, hoàn toàn bị áp đảo bởi vẻ yên bình đầy nặng nề của những “đồ vật” bị vứt tràn lan trên sàn nhà rộng chừng tám mét vuông. “Nói thế nào nhỉ…”
Ấy vậy nhưng tôi không biết nên nói gì.
“Giỏi quá.” Tôi lặp lại. “Thật đấy.”
Sau lần đó tôi thường xuyên đến thăm nhà Yuji, nhưng hễ hỏi thăm thì tiểu thuyết của bố cậu ta vẫn trong tình trạng chưa xê dịch chút nào khỏi “quá trình nội tâm.” Có lẽ điểm tới hạn đã chạy đến một tương lai xa vời nào rồi, khiến ông không thể chạm tay tới được.
Tôi và Misaki rời khỏi ghế gỗ và đi bộ trên con đường nhỏ dọc bờ hồ. Vỏ cây bách và các mảnh vụn xào xạc dưới chân. Mùi hương thoang thoảng.
“Thơm quá!” Tôi nói. “Cảm giác dễ chịu thật đấy.”
“Trong tinh dầu thiên nhiên cũng có mùi này đấy.” Nàng hướng ánh mắt xuống đầu Ng'n t mình và nói giọng ôn tồn. “Đây là tinh dầu cây hoàng đàn, gọi là tinh dầu bách.”
“Cây hoàng đàn?”
“Đúng vậy.” Nàng gật đầu, ngước mắt lên nhìn tôi. Tôi chậm rãi đón nhận ánh mắt đó. Nàng nhoẻn miệng cười rồi lại đảo mắt trông ra trước mặt.
Thấy sao? Trong thâm tâm, tôi phổng mũi hướng về phía Morikawa Suzune.
“Tên khoa học của cây bách có nghĩa là Sống vĩnh hằng.” Misaki vừa nhìn tôi vừa nói. (Trông nàng thật nhỏ nhắn và dễ thương). “Người ta liên tưởng như vậy vì lá của nó quanh năm đều xanh.”
“Sống vĩnh hằng à…”
Tôi ngước lên bầu trời, cảm nhận được ánh mắt nàng dừng ở gáy mình. Bầu trời nhuốm một màu xanh ngăn ngắt như thể ai đó dùng bình xịt phủ một lớp sơn lên, chỉ còn sót một điểm duy nhất chưa được sơn là vầng trăng màu trắng giờ chính ngọ.
“Misaki có muốn thử được sống vĩnh hằng không?”
Tôi hạ ánh mắt và nhìn vào mắt Misaki. Nàng đang nghĩ ngợi với vẻ mặt nghiêm túc. Sau đó nàng nghiêng đầu, nhún vai tỏ vẻ không biết, “Câu hỏi khó quá. Để em từ từ nghĩ đã.”
“Ừ.”
“Em sẽ dùng cả cuộc đời để suy nghĩ.”
“Thật hả?”
“Dạ. Khi nào em có câu trả lời, anh lại hỏi em nữa nhé?”
“Được thôi.”
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc