Nếu Gặp Người Ấy Cho Tôi Gửi Lời Chào - Chương 01

Tác giả: Ichikama Takuji

Cả hai im lặng một lúc, tôi nghe được cả tiếng ro ro của máy nén khí khi thổi ô xi vào bể thủy sinh. Xung quanh phảng phất thứ mùi như mùi của khu rừng vừa tạnh mưa.
“Này, Satoshi.”
Karin gọi tên tôi. Tôi có cảm giác như chỗ mỏng nhất của lớp da bao bọc trái tim bị rách toác, một thứ gì đó vừa được giải phóng ra.
“Gì vậy?” Giọng tôi run run.
“Gặp được cậu tớ vui lắm. Tớ chỉ muốn nói như vậy thôi.”
Suzune dang cánh tay, ngước lên bầu trời và nói, “Ước gì mình được thấy một giấc mơ thế này.” Chị mỉm cười rạng rỡ, “Trong giấc mơ ấy mọi người đều đang kết nối với nhau. Em không nghĩ đó là một giấc mơ tuyệt đẹp sao?”
1.
Cậu là một thiếu niên vô cùng lập dị. Hệt như chú chim đô đô[1] cuối cùng đang bước trên con đường tuyệt chủng, cậu là người duy nhất còn thừa hưởng cái gọi là “phẩm chất” vốn đã biến mất khỏi cõi người. Thánh thiện, nên dễ bị tổn thương, cậu nhìn thế giới với đôi mắt trong veo chẳng khác gì chú chó Laika đi vòng quanh trái đất bằng tàu vũ trụ.
[1] Loài chim không biết bay đặc hữu vùng đảo Maitius ở Ấn Độ Dương, họ hàng với bồ câu. Chim đô đô bị tuyệt chủng khoảng nửa sau thế kỉ 17.
Tôi gặp cậu vào mùa xuân năm tôi mười ba tuổi. (Đương nhiên là gặp cậu cùng với cô ấy, chuyện này tôi định từ từ kể sau. Vì vậy bây giờ tôi đã có thể nhận thức lại mọi chuyện một cách rõ ràng, vả chăng ở vào cái tuổi hai mươi chín, tôi cũng đã nắm bắt tâm hồn phụ nữ khá hơn so với lứa tuổi lên mười).
Do công việc của bố, tôi phải chuyển trường học liên tục. Cả nhà tôi giống các quân trong trò cờ tỉ phú, luôn sống trong cảnh đang ở chỗ này đã tính tới chỗ khác tùy thuộc vào số nút xúc xắc mà sếp của bố gieo xuống. Cứ thế chúng tôi băng qua các thành phố, có khi đi hết một vòng rồi lại quay trở về điểm xuất phát.
Vì lẽ đó tôi chẳng thể nào có được bạn thân, tôi định bụng sẽ nhanh chân vượt qua thời niên thiếu mà không cần biết đến ý nghĩa của tình bạn chân chính.
Thị trấn mới được tạo nên từ những cánh đồng mênh ௱ô** vô tận, điểm xuyến rừng sồi hoặc thông đỏ. Nhà dân nằm rải rác, trông thưa thớt như những cọng râu của cậu thiếu niên mới lớn.
Thị trấn có mấy con sông nhỏ chảy dọc theo chân đê. Từ dòng chảy trong veo bắt nguồn từ mạch nước ngầm ấy mọc lên um tùm các loại thủy tảo như cỏ thìa, huệ nước hay cây sao. Nhiều cá nhỏ và côn trùng thủy sinh lấy chỗ đó làm nơi trú ngụ đang sống rất hạnh phúc.
Không hiểu tự bao giờ, tôi bị cuốn hút bởi thế giới dưới nước ấy. Đến ở thị trấn nào cũng vậy, cứ hết giờ học là tôi lại đi qua các hồ nước. Có những thị trấn vắng hơi ẩm, đất đai khô không khốc; nhưng cũng có những nơi kinh khủng, bùn bẩn phủ dày đáy sông thay cho thủy tảo, lon nhôm rỗng và bao ni lông của các siêu thị nổi lềnh bềnh trên mặt nước thay cho lũ cá. Thế nhưng ở đây sông hồ tràn ngập sự sống, khiến tôi đem lòng mến thích.
Và hơn hết thảy, đây còn là nơi tôi tìm được bạn thân lần đầu tiên trong đời. Mặc dù chỉ lưu lại chừng một năm, thị trấn này vẫn trở thành nơi tôi không bao giờ quên được.
Hồi đó chuyển đến vừa đúng thời điểm, tôi được đón kì học mới với tư cách học sinh mới chứ không phải học sinh chuyển trường giữa chừng.
Đám học sinh vừa lên lớp tám còn hơi bỡ ngỡ, hễ nhìn thấy gương mặt nào thân quen thì nắm lấy tay nhau, tụ tập thành các nhóm nhỏ, vui mừng vì được học cùng lớp. Nhưng chỉ sau một tuần, tất cả đã yên vị ở chỗ vừa vặn với mình. Mấy đứa lúc đầu chỉ dựa vào mối quen biết ở trường cũ cũng mau chóng tìm được bạn bè phù hợp cho mình, tạo nên chế độ giai cấp trong xã hội thu nhỏ này.
Những nam sinh học giỏi nhất lớp mà không lấy đó làm điều đáng phổng mũi, sẽ được giới bất hảo trong lớp nể phục kiểu “Thằng đó được đấy.” Đương nhiên ngoài học hành ra, chúng còn trang bị cho mình sức hấp dẫn đầy “con người” là giỏi bóng rổ hay chơi rift[2] điệu nghệ bằng ghita. Đã thế lại còn táo bạo, ngang nhiên hẹn hò với hội con gái. Đám con gái ấy thì dễ thương với đôi má mềm mại, không những vậy thành tích học tập cũng xuất sắc.
[2] Rift là một thuật ngữ nói về các đoạn nhạc ngắn (đoản khúc) được chơi đi chơi lại (bằng nhiều loại nhạc cụ khác nhau).
Với tất cả mọi người, nhóm này luôn duy trì thái độ không phân biệt đối xử, nhưng bọn tôi biết đấy tuyệt nhiên không phải mối quan hệ bình đẳng. Vì họ là “tầng lớp thượng lưu.”
Giới hạ lưu gồm một vài nhóm.
Đó là những kẻ chỉ biết có học, ví thử có biết ngày mai tận thế đi chăng nữa thì họ cũng chẳng bỏ từ ý định học thuộc lòng từ vựng tiếng Anh hay các phương trình. Họ có phần nhầm lẫn giữa mục đích và phương thức, mà đến khi nhận ra thì đã mất đi khá nhiều thứ. Chẳng hạn như nụ hôn vụng về ở tuổi mười bốn, hay một cú xoay người ghi điểm duy nhất trong đời, đại loại thế.
Ngược lại, có những kẻ ghét học nhưng lại rất giỏi vận động cơ thể (thành viên của câu lạc bộ thể thao mà học giỏi sẽ được nâng cấp thành “tầng lớp thượng lưu”). Dù bằng một cú xoay người hay úp rổ thì họ cũng sẽ ghi bàn đẹp hoành tráng và chẳng biết từ bao giờ đã sở hữu kinh nghiệm hôn môi với nàng quản lí có nụ cười đẹp rạng ngời. Thế nhưng nhóm này cũng sẽ mất đi thứ gì đó mà trong rất nhiều trường hợp cả đời họ cũng không nhận ra. Vẫn có cảm giác ngờ ngợ đấy nhưng không tài nào nắm bắt được.
Dù vậy thì hai nhóm này vẫn nằm ở tầng lớp trên so với tập hợp “Những nhóm khác.”
“Những nhóm khác,” đúng như tên gọi của nó, là những nhóm khác, bình đẳng trên bối cảnh võ đài. Học hành tàm tạm, thể thao vừa vừa, không có tài năng gì đáng kể. Họ thuộc giai cấp có tầng lớp xuất hiện cao nhất. Những kẻ trong đội trống kèn, hoặc đảm nhiệm cầm băng ghi âm trong đại hội thể thao đều thuộc nhóm này.
Thấp hơn nữa, à không, ngoài số đó ra là những kẻ hơi lập dị, thuộc thiểu số, luôn hành động theo nhân sinh quan riêng, hầu như không hứng thú với ai khác ngoài bản thân mình. Đôi khi họ lập thành nhóm giao tiếp hai đến ba người, nhưng phần lớn là hoạt động một mình. Và chẳng bao giờ bận tâm đến sự đơn độc.
Cả hai người mà tôi gặp chính xác là thuộc nhóm này.
Tôi thì… Lẽ nào tôi cũng ở trong “nhóm lập dị” ấy?
Thực ra thì, nhờ bị bố ép tập luyện cùng mà tôi có thể chạy 400 mét khá nhanh. Nhưng vì không tham gia câu lạc bộ thể thao nên tôi ít có cơ hội thể hiện khả năng đó.
Học hành thì tôi dở tệ hại. Kết quả kiểm tra cuối kì học đầu tiên, cả khối có ba tram sáu mươi lăm học sinh thì tôi đứng thứ ba trăm sáu mươi. Tiếng anh tôi được hai điểm, một kết quả mà dù có cố gắng cũng chưa chắc đã đạt được. Bố nói với mẹ rằng, nó tô hết các ô trống trong phiếu trả lời mà sai được đến ngần này thì hẳn cũng là một kiểu thiên tài.
“Thằng bé này chưa biết chừng sẽ trở thành một nhân vật tầm cỡ.”
Lẽ thường ở đời, trẻ càng sinh muộn thì càng được chiều chuộng. Lúc này bố tôi đã ngoài sáu mươi tuổi. Đôi mắt nhìn con trai mình dù có qua cặp kính lão đi chăng nữa thì vẫn sẽ méo mó tới mức không thể chỉnh lại được.
Tôi yêu sự cô độc và còn yêu lũ thủy sinh hơn thế. Nếu xét nét từng li từng tí thì tôi có vẻ cũng là thành viên của “nhóm những kẻ lập dị” vĩ đại. Những suy luận mang tính quy nạp đôi khi dẫn đến kết luận ngoài ý muốn của bản thân ta như thế đấy (dù cho kết luận đó là đương nhiên với mọi người xung quanh).
Trong lớp, tôi thường cố gắng thu mình lại, tránh gió máy. Nếu có thể, tôi muốn bạn học coi mình như dụng cụ học tập hay cái bình hoa cũ ít thu hút sự chú ý. Chẳng có kẻ hiếu kì nào lại muốn bắt chuyện với bình hoa bám bụi. Tuy nhiên… giả sử có một cô gái hiền thục tâm hồn dễ mến, để tránh bị nhìn thấy, cứ hết giờ học mới rón rén cắm hoa vào thân bình tôi này, thì cũng hạnh phúc biết bao.
Sau giờ học thì đúng là thiên đường.
Đằng sau trường học có một con kênh và một con sông nhỏ chảy song song. Một mương nước hẹp rẽ nhánh từ con sông ra, cuối mương có thể là khu đầm lầy, cái đầm hoặc cái ao kì diệu ngập đầy nước trong vắt đang chờ tôi. Trong mương nước, cỏ thìa, huệ nước và cỏ hoa môi đung đưa lất phất, còn ở đầm hay ao thì lùm lùm những hồng hồ điệp và dương xỉ lá kim, mấy khóm lục bình to tướng trôi lềnh bềnh trên mặt nước.
Hễ tan học, tôi thường không về nhà ngay mà đi cắt ngang sân vận động, băng qua cánh rừng rồi tiến về phía khu hồ nước.
Tôi vốn để ý đến cậu thiếu niên ấy từ lâu rồi.
Đã vài lần sau giờ học, tôi nhìn thấy cậu chạy lòng vòng khắp sân sau trường học vì bị bọn trong câu lạc bộ thể thao rượt đuổi. Chắc chắn là cùng lớp nhưng tôi không biết cậu ta ngồi đâu.
Ngày hôm ấy trở thành buổi gặp gỡ của chúng tôi, đúng theo nghĩa đen của nó.
Đội bóng chày có mặt ở con kênh.
Sang tháng năm, khi nước bắt đầu ấm dần lên, nơi đây trở thành địa điểm tụ tập lí tưởng cho các câu lạc bộ thể thao. Vào mùa nước cạn thế này, có thể lội xuống kênh bắt cá chép nhỏ hoặc bọ nước, mò được cơ man nào là hến từ lớp cát tích tụ dưới đáy sông. Lấy cớ chạy bền trên đường, hầu hết thành viên câu lạc bộ thể thao đều rời khỏi sân vận động ra đây giãn gân giãn cốt.
Đội bóng chày vừa thô lỗ vừa ngang tàng nên đương nhiên tôi phải đề phòng. Như loài động vật ăn cỏ bé nhỏ, tôi luôn căng mọi dây thần kinh để dè chừng, luôn phải giữ một khoảng cách nhất định, cẩn thận để không lọt vào lãnh địa của bọn chúng. Tôi thường khom người đi bên bờ đối diện để không bị chúng nhìn thấy, rồi rón rén tẩu thoát.
Bên bờ phải của con mương dẫn lên thượng nguồn là một rừng cây với chiều rộng hàng trăm mét kéo dài dằng dặc mấy cây số liền. Ở vành đai xanh này có rất nhiều dân cư sinh sống. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì các dân cư ấy được gọi là “homeless.”
Một trong số họ đã đào một hốc ngang ở cạnh bên con đê và sống trong đó. Trong cái hang sâu ba mét này có một tấm nệm, thùng các-tông, một chậu rửa mặt nhôm và cái nồi cháy khét. Ngày hôm ấy chắc chủ nhà đi ra ngoài nên tôi không thấy bóng dáng đâu cả.
Ở phía trước có một khu rừng tre trải rộng, sâu tít trong rừng có một ngôi nhà xiêu vẹo. Là kiểu nhà mà người ta hay gọi là lều tranh, cái dáng xiêu vẹo gợi nhớ lại “chuồng chim sẻ[3]” vẫn hay xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích. Người sống trong đó được mọi người gọi bằng cái tên “bộ xương di động.” Đúng như tên gọi, đó là một người đàn ông gầy trơ xương, quanh năm duy nhất chỉ một tạo hình với bộ kimono hoa văn lợt lạt, xỏ đôi dép cỏ. Tuy chẳng phải nữ tu tám trăm tuổi[4] nhưng trông lão như đã sống ở khu rừng tre ngày từ hàng trăm năm qua. Thực tế thì tôi nghe kể rằng lão là con trai của một đại địa chủ sở hữu mấy thổ đất vùng vành đai này.
[3] Một tích trong truyện cổ Shitakini Suzume (Con chim sẻ bị cắt lưỡi).
[4] Nhân vật nữ tu hành trong truyện cổ Bát bách tử khâu ni kể về một cô gái vì ăn thịt người cá mà sống đến tám trăm tuổi vẫn dưới hình dạng của cô bé lên mười.
Tôi phải cẩn thận. Lão cực ghét trẻ con, hễ thấy đứa nào bén mảng tới rừng tre ắt sẽ cầm gạch ném. Tôi phải băng qua bằng những bước rón rén. Từ đây đi tiếp về phía trước sẽ dẫn đến một con đường nhỏ bao quanh bởi hàng cây sồi, dẻ và thông. Đích đến của tôi là đầm nước mang tên “Đầm Quả Bầu.” Trong cái đầm được viền bởi cỏ lau và cây củ niềng ấy, rong đuôi chó và lục bình nổi lên mặt nước, bên dưới là nơi sinh sống của cá da trơn, cá trạch bùn và rùa nhỏ. Hơn thế, đây còn là kho hàng các loại thủy sinh.
Tôi đi qua đi lại nơi này suốt mấy ngày.
Tôi gặp cậu ta ở cách Đầm Quả Bầu một đoạn ngắn, mắt đang nhìn chăm chăm vào núi rác thải vứt sai quy định. Tôi nhận ra cậu ta học cùng lớp nhưng không sao nhớ nổi họ tên. Tôi dừng chân, quan sát cậu thiếu niên đang dán mắt vào đống rác.
Cậu ta thấp bé. Bảo học lớp ba có lẽ cũng được. Trông dáng vẻ, tôi có cảm giác đây là kiểu người nghiêm nghị khó gần. Sơ mi chui đầu nhăn nhúm phối cùng quần jean (trường cấp hai của tôi không có đồng phục, chỉ mặc quần áo bình thường), tóc tai bù xù. Tuy nhiên, điểm gây ấn tượng mạnh nhất của cậu ta chính là cặp kính. Cái gọng nhựa màu đen, thô kệch, kiểu dáng cổ lỗ sĩ, nhìn thế nào cũng thấy quá khổ so với cậu ta. Nó nhô ra khỏi đường viền của khuôn mặt. Một thứ na ná như dây chun tự chế được cài lên phần vành tai để giữ cho khỏi tuột. Mang dáng dấp của một Elvis Costello (lúc đặt máy ảnh trong album This Year’s Model) thu nhỏ và trông rất ngầu, theo cách nhìn nhận của tôi.
Ấy vậy mà không hiểu sao cậu ta cứ nhìn chăm chăm vào núi rác? Ánh mắt cậu ta dõi thẳng đến chiếc tivi CRT đã vỡ màn hình (do tôi lỡ ném đá tuần trước), đến chiếc tủ lạnh cũ bẩn vẫn còn đang mở cánh và cả chiếc xe đạp bị mất lốp, nói chung là một mớ hổ lốn các loại rác cỡ đại. Lẽ nào cậu ta đang kiếm một thứ có thể tái chế sử dụng? Mà chưa biết chừng là đôi kính kia nhặt ở đâu về cũng nên.
Đúng lúc đó, cậu ta chợt nhìn về phía tôi. Đang quan sát với ánh mắt tọc mạch, tôi hốt nhiên lúng túng, không nói được lời nào, chỉ đưa hai tay phe phẩy trước *** một cách vô nghĩa.
“Câu lạc bộ bóng chày sẽ đến đấy.” Cậu ta bảo.
Theo phản xạ, tôi hốt hoảng quay lại. Nhưng vẫn chưa nhìn thấy bóng dáng bọn nó.
“Lúc nào chúng cũng chạy bền qua đây.” Lần này thì rõ ràng cậu ta nói với tôi. “Nếu không muốn gặp phiền toái thì tốt nhất là nên trốn đi.”
Dứt lời cậu ta gật đầu một cái rồi biến mất vào núi rác. Tôi cũng vội vã theo sau. Trời đã xế bóng, nên nếu ngồi xổm xuống thì sẽ ẩn kín được trong đống rác đó. Chúng tôi nín thở đợi câu lạc bộ bóng chày đi tới.
Chẳng mấy chốc tiếng lào xào của bọn chúng đã vọng đến. Giọng khàn ***c xì xầm khẩu hiệu khi luyện tập, nghe như tiếng mấy chiếc xe lười bảo dưỡng đang nối đuôi nhau chạy. Tôi không nhận biết được ý nghĩa từng từ một. Mà bọn chúng cũng đâu có nghe nhau nói gì. Lát sau, cả đội đã băng qua bãi rác, cùng tiếng giày giẫm lép bép trên thảm lá rụng.
“Đi rồi.” Cậu ta vừa nói, vừa đưa ngòn trỏ đẩy lại cặp kính bị tuột.
“Ừ.”
Dù vậy nhưng chúng tôi cũng không có ý định đứng lên khỏi chỗ nấp. Vì các thành viên nặng kí sẽ đến muộn hơn một lát.
Phía sau của núi rác cỡ đại hẳn vẫn là rác. Mọi rác thải của nền văn minh đều tích tụ ở đó để bao phủ mặt nghiêng hướng xuống sông. Ở bên phải tôi chất hàng tá đầu Pu'p bê nhỏ. Là loại đầu làm từ thạch cao trắng, không tóc, trông giống xương sọ của trẻ em bị dầm mưa dãi nắng. Ở giữa hai chúng tôi là mấy quả bóng bowling đen cỡ 15 pound. Nhìn đâu cũng không thấy ba cái lỗ để nhét Ng'n t vào. Cả bóng bowling lẫn đầu Pu'p bê đều là những tạo vật đáng thương, bị vứt bỏ khi còn chưa nên hình dáng mà đáng ra chúng phải trở thành.
“Cái này đã ở đây được hai tháng rồi.” Như nhận ra ánh mắt của tôi, cậu ta nói. “Nó sắp trở thành loại rác vĩ đại.”
“Loại rác vĩ đại?”
Cậu ta gật đầu, rồi lại đưa Ng'n t ấn cái kính bị tuột. Trông bộ dạng lúc này lại giống Clark Kent thu nhỏ. “Rác cũng có nhiều loại lắm chứ. Lúc bị vứt thì chúng vẫn là đồ vật. Rồi dần dần sẽ thành rác, có những món sẽ thành rác bẩn thỉu, hoàn toàn vô dụng, nhưng có những món lại nghiễm nhiên thành rác vô cùng vĩ đại.”
Cái giọng, nghe cứ như một nhà thiên văn học đang kể chuyện các vì sao.
“Cái này,” cậu ta trỏ quả bóng bowling không lỗ. “Cực kì hay ho. Rồi nó sẽ thành loại rác tốt hiếm thấy.”
Rốt cuộc tôi vẫn không biết được tiêu chuẩn ấy từ đâu ra. Tôi đồ là cũng tương tự cảm giác khi nghe ai đó nói rằng R*ợ*u vang màu đỏ là được còn hồng nhạt thì không.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc