Mùa Tuyết Rơi - Chương 02

Tác giả: Trang Trang

Tôi không ngủ được, sự xuất hiện đột ngột của Triển Vân Dịch khiến tôi không kịp trở tay. Những ngọt ngào, những buồn đau kia, và cả những dịu dàng, thương yêu cũng như những ngang ngược của anh nữa, tôi đều không thể gạt đi được.
Buổi sáng tỉnh dậy, mặt trời đã chiếu qua cửa sổ vào trong phòng. Tôi pha một ly cà phê hòa tan rồi ra đứng cạnh cửa sổ, cả thành phố trong buổi sáng sớm sục sôi một sức sống mãnh liệt. Tôi nhắm mắt lại suy nghĩ, thành phố B đẹp nhất là ánh mặt trời mùa đông, trừ những cành cây trơ trụi bên đường đang nhắc nhở mùa đông đã đến. Nếu chỉ ở yên trong phòng, sẽ hoàn toàn không cảm nhận được sự trong lành nhưng lạnh giá của thời tiết mùa này.
Ngày trước, khi còn học ở đây, hầu như suốt cả mùa đông tôi không bước chân ra khỏi cổng trường. Có lần cô bạn cùng phòng A Hoa cứ cố kéo bằng được tôi đi dạo phố, lúc về bảo: “Tử Kỳ, mùa đông đi dạo đúng là chẳng khác gì con chim đà điểu, chỉ mong sao có thể rụt đầu vào trong cổ áo để khỏi lạnh”.
Tôi sợ rét, người phương Nam không quen với mùa đông phương Bắc. Điều duy nhất khiến tôi cảm thấy dễ chịu là ở yên trong phòng tận hưởng hơi ấm, ngăn mùa đông lại bên ngoài cửa sổ.
Lúc chưa đến, nhìn bức ảnh Vân Dịch ngồi khoanh chân trên băng, tôi lo lắng không biết liệu mình có bị đông cứng ở đó không. Vân Dịch luôn an ủi: “Khi quen rồi sẽ thấy thích mùa đông ở đây ngay thôi mà”.
Anh sợ tôi không đến nên lại cố tình gửi cho tôi một bức ảnh chụp vào mùa xuân, anh ngồi giữa rừng hoa mỉm cười nhìn tôi. Anh nói: “Em xem, ở đây cũng có vẻ rực rỡ của mùa xuân trên núi Tô Hà đấy chứ”.
Tôi gần như chỉ hiểu thành phố B qua những bức ảnh và những dòng thư của Vân Dịch. Hoa tươi mùa xuân, lá đỏ mùa thu, cây dương xanh mướt mùa hạ và tuyết trắng mênh ௱ô** mùa đông. Cùng với bức ảnh gửi về còn có dòng chữ: “Anh ở đây chờ em”.
Tiếc thay, sau quãng thời gian học tập khó nhọc, những ngày tháng tôi và anh kề vai sát cánh bên nhau lại quá ngắn ngủi như vậy. Người xưa có thơ rằng: “Nếu biết nửa đường chia đôi ngả. Thà rằng cô độc một mình thôi”. Quả thật rất đúng với tâm trạng của tôi.
Tôi thầm mong sớm làm xong đoạn quảng cáo ૮ɦếƭ tiệt kia để nhanh chóng trở về. Tôi không nên đến thành phố này, và cũng không muốn ở lại thêm nữa.
Cảnh quay trong đoạn phim quảng cáo là những ngõ hẻm và khu phố bán đồ cổ. Không biết vì lý do gì mà bên đặt hàng cứ nằng nặc đòi lấy bối cảnh này để làm quảng cáo sữa rửa mặt. Tôi bất giác nhớ lại nhiều năm trước đây Châu Nhuận Phát làm quảng cáo dầu gội đầu Bách Niên Nhuận Phát [1]. Chỉ trong đoạn quảng cáo dài một phút đã thể hiện một câu chuyện tình rung động lòng người.
[1] Tên loại dầu gội này dịch là: Tóc mượt, bóng khỏe trăm năm.
Đại Hải và nữ diễn viên được mời đến trò chuyện hết sức sôi nổi. Nói theo lời của Đại Hải thì cậu ta có khả năng phù phép làm người ૮ɦếƭ sống lại, cộng thêm với vẻ bề ngoài điển trai, trong số mười nữ minh tinh, có đến chín cô có thể kết hợp với cậu ta để làm chơi ăn thật.
Nên biết rằng người cùng giới thì thường có cảm giác khó chịu với nhau. Trong công việc cũng vậy, tôi không thể nhẫn nại nổi đối với những cô nàng mắc bệnh ngôi sao kiêu ngạo. Sau khi được Đại Hải vỗ về, hầu hết các minh tinh đều đã vui lòng hợp tác, chuyện công việc cũng dễ nói hơn nhiều.
Công việc hôm nay cũng có thể coi là thuận lợi, hoàn thành sớm hơn dự kiến. Đại Hải muốn đi dạo quanh phố cổ xem có đồ trang sức cổ nào mua cho Tiểu Nhược. Tôi hào hứng hỏi cậu ta: “Cậu có biết lần đầu tiên đi dạo phố cổ ở thành phố B này tôi muốn mua gì không?”.
Đại Hải nói: “Chắc lại là mấy thứ đồ trang sức, hoa tai hay trâm cài đầu chứ gì, chẳng phải phụ nữ luôn thích những thứ ấy hay sao?”.
Tôi cười: “Không phải, tôi muốn mua gót sen ba tấc [2]”. Nói xong tôi chợt buồn, khuôn mặt Vân Dịch lại hiển hiện ngay trước mắt, những lúc cùng nhau đi dạo phố cổ, có khi tôi và anh cũng đối thoại hệt như vừa rồi.
[2] Trung Quốc cổ đại có hủ tục bó chân, thường những phụ nữ sinh ra trong gia đình quý tộc sẽ phải thực hiện hủ tục này, chân bó càng nhỏ thì càng danh giá. Đôi chân bị bó gọi là “tam thốn kim liên”, tức là “gót sen ba tấc”. Những đôi giày nhỏ dành riêng cũng được gọi như vậy.
Ký ức hiện về rõ mồn một, dường như tôi lại thấy cái bím tóc lúc lắc như chiếc trống bỏi ấy, cô gái trẻ có đôi mắt tròn xoe đang chạy tung tăng khắp phố cổ, một chàng trai khôi ngô căng thẳng theo sát phía sau cô. Tôi bảo: “Vân Dịch, em muốn mua gót sen ba tấc kiểu cổ ở trên giá kia”.
Anh nghĩ một lát rồi hỏi: “Em nhất định muốn giày cổ à?”.
Tôi bướng bỉnh trả lời: “Tất nhiên, những đôi giày hiện đại thì có gì ý nghĩa chứ?”.
Vân Dịch chỉ cười, không nói gì.
Đến khi lúng túng phát hiện ra những chiếc giày nhỏ của Lưu Ly Xưởng chỉ toàn là thứ đồ cũ nát, không có chút gì bóng bẩy kiều diễm cả, tôi ngẩn người hồi lâu. Vân Dịch kéo tóc tôi, âu yếm bảo: “Những gì tưởng tượng luôn là đẹp đẽ nhất em ạ”.
Tôi thấy hơi xấu hổ, cúi đầu không dám nhìn anh: “Anh đã sớm biết sẽ thế này phải không?”.
Vân Dịch cười vang, nói một cách nghiêm túc: “Tử Kỳ, anh biết rồi thì sao nào? Anh thích nhìn vẻ hiếu kỳ của em, thích đi cùng em như thế”. Mắt anh ánh lên niềm yêu thương, chỉ cần tôi thích thứ gì anh cũng có vẻ như thích thứ đó.
Tôi đắm chìm vào ký ức, quên mất Đại Hải đang ở cạnh mình, cho mãi đến khi cậu ta gào to: “Chị nghĩ gì mà say sưa vậy? Tóm lại có mua không? Không phải định về nhà bó chân đấy chứ?”.
Tôi miễn cưỡng trả lời: “Không, không mua, tất cả đều là giày cũ nát của phụ nữ chân nhỏ trước đây đã dùng, vừa nhìn đã thấy buồn nôn, chẳng còn hứng thú gì để mua nữa”.
Đại Hải lắc đầu, nói: “Phụ nữ lạ thật, tốt nhất đừng nên làm cho chân mình trở thành dị dạng. Còn được cả chị, một phụ nữ hiện đại lại đi hiếu kỳ muốn mua giày nhỏ ba tấc!”.
Tôi cười nhạt: “Cũng không bằng những ý tưởng không chính đáng cánh đàn ông xấu xa các cậu nghĩ ra, thích xem phụ nữ chân nhỏ đi giày đế mềm nhảy múa trên đống đậu tương, lại còn tán dương là yểu điệu thướt tha như gió đưa cành liễu, vẻ đẹp của phụ nữ cũng chỉ đến thế là cùng. Nghe nói Hoàng Đình Kiên [2] còn có sở thích lấy vải bó chân của người ta để nấu canh uống”.
[2] Hoàng Đình Kiên (1045-1105), tự Lỗ Trực, biệt hiệu Sơn cốc đạo nhân, Phù ông, người Phân Ninh, Hồng Châu (thuộc Giang Tây ngày nay). Ông là thư họa gia và thi gia trứ danh đời Bắc Tống, từng đỗ tiến sĩ và làm một số chức quan.
Đại Hải nói: “Đường Tử Kỳ, tôi có trêu chọc chị sao? Chớp mắt đã trở mặt!”.
Tôi chỉ vô tình trút giận lên người Đại Hải, vì thế vội vàng chuyển chủ đề: “Tối nay tôi tụ tập ăn uống với đám bạn cũ, cậu có muốn tham gia không?”.
Đại Hải lập tức bị thu hút, vội trả lời rằng muốn tham gia.
Trong số tám người chúng tôi ở trong ký túc thì có đến sáu người ở lại thành phố B, tối nay đều tụ tập đông đủ. Lúc tôi cùng Đại Hải bước vào, tất cả đều ồ lên kinh ngạc. Úc Nhi khơi mào trước tiên: “Con chồng trước của cậu đấy à?”.
Tôi không nhịn được, cười to: “Mình đâu dám có đứa con chồng lớn thế này chứ”.
Không để tôi kịp giới thiệu, Đại Hải đã theo bản năng thể hiện sở trường khi đứng trước phụ nữ. Cậu ta trịnh trọng nói với họ: “Tôi là anh em của Tử Kỳ, tất nhiên hôm nay mọi người cũng có thể xem tôi như là chị em. Tử Kỳ nhà tôi lúc ở ký túc đã được mọi người chiếu cố, hôm nay đưa tôi tới đây, một là để cho tôi mở mắt, hai là làm tiểu nhị phục vụ các vị, xin cứ tùy ý sai bảo”.
Nghe những lời này, các chị em đều tươi cười hớn hở, lập tức hòa nhập thành một khối với cậu ta, xem ra còn thân thiết hơn cả với tôi.
Tôi rút một ***, châm lửa. Điền Hoa cười, bảo: “Trông cậu châm thuốc lại nhớ đến hồi trước, khi gặp một người bạn cùng trường. Cô ta hỏi mình rằng có phải Đường Tử Kỳ ở phòng các bạn bận rộn đến nỗi có lúc lú lẫn rồi không, giờ tự học buổi tối nào xong tôi cũng đều thấy cô ấy một mình đứng rất lâu ở cuối hành lang ***. Đến nỗi hôm nào không thấy cô ấy *** ở đấy là lại cảm thấy hành lang thiếu đi một thứ gì đó”.
Đại Hải tò mò xen vào: “Đường Tử Kỳ, hóa ra chị cũng có những lúc sầu muộn?”.
Tôi cốc đầu cậu ta, nói một cách không mấy thiện cảm: “Cũng chỉ vì các bà chị ở trước mặt cậu đây không chịu nổi mùi thuốc, bắt tôi phải ra ngoài hút nên mới sinh ra hiểu lầm như vậy!”.
Đại Hải cười ha hả: “Để tôi nói nhé, chị suốt ngày vui vẻ hớn hở như vậy mà cũng biết thế nào là đau lòng à? Mọi người biết không? Chị ấy lòng dạ sắt đá đến nỗi có người khổ sở theo đuổi suốt ba năm mà vẫn không chút rung động”.
Lưu Kinh thản nhiên như không giáo huấn cậu ta: “Tiểu tử, cậu làm sao biết được người năm xưa theo đuổi cô ấy...”, rồi vội bỏ dở câu nói khi thấy tôi trừng mắt nhìn.
Đại Hải nghi ngờ: “Theo tôi được biết thì Đường Tử Kỳ vẫn chưa từng yêu ai. Tử Kỳ, chị nói rõ ràng ra ngay đi”.
Tôi vừa cười vừa nói: “Được, tôi nói thật, điều Lưu Kinh đang định nói là năm đó, Đường Tử Kỳ khiến thiên hạ điên đảo, rất nhiều đàn ông quỳ rạp dưới chân nhưng cô ấy lại không suy nghĩ thấu đáo, bây giờ đang hối hận vì đã lãng phí cuộc đời sinh viên tươi đẹp, phí hoài cả những năm tháng thanh xuân, như vậy có thể trở về mà báo cáo kết quả được rồi chứ?”.
Đại Hải cười ha hả: “Đó chính là điều Ninh Thanh muốn làm sáng tỏ. Trong lòng chị phải chăng đã có một người? Điều đó khiến anh ấy luôn cảm thấy mình không thể chen vào được”.
Cái tên Ninh Thanh mà Đại Hải vừa nói ra lập tức thu hút đám con gái, họ liền vây lấy cậu ta để mà hỏi.
Úc Nhi lẳng lặng kéo tôi ra một bên, hỏi: “Tử Kỳ, sao cậu không cân nhắc cái anh chàng Ninh Thanh kia xem thế nào? Cũng đã hai bảy tuổi rồi đấy. Còn nếu thật sự không quên được Triển Vân Dịch thì hãy đi tìm anh ta đi”.
Nghe người khác nhắc đến cái tên này, trong lòng tôi không khỏi hoảng hốt: “Úc Nhi, cậu không được cho anh ấy biết mình đang ở đây đâu đấy”.
Úc Nhi thở dài, bảo: “Cậu trốn anh ta kỹ thế, mình không nói đâu”. Cô bạn định nói nữa nhưng lại thôi, hình như là muốn cho tôi biết điều gì nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Tôi không khỏi tò mò, nhưng Úc Nhi không nói thêm gì cả.
Ăn uống xong, trên đường về khách sạn tôi lặng yên không nói lời nào. Lúc vào đến cửa, Đại Hải đột nhiên bảo: “Tử Kỳ, từ khi đến thành phố B, à không, ngay từ trước khi đến đây, tôi đã thấy chị có vẻ không thoải mái. Chúng ta làm cho nhanh rồi về sớm nhé”.
Tôi ngẩn người hồi lâu. Còn hai, ba ngày nữa là hoàn thành phim quảng cáo, xong cái liền có thể về rồi. Mong rằng không có chuyện bất ngờ nào xảy ra.
Lòng lại tự hỏi, không biết mình muốn có chuyện bất ngờ xảy ra hay không? Nghĩ mãi mà không sao trả lời nổi. Thôi được, ra đi đã bốn năm rồi, bây giờ dù có hay không xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn thì cũng không có ảnh hưởng mấy phải không? Tôi thả lỏng tâm trạng.
Chụp nốt cảnh trong con ngõ là kết thúc công việc được rồi. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi bước vào ngõ nhỏ ở thành phố B. Ở thành phố này, những người lắm tiền nhiều của sống trong biệt thự không có gì lạ, còn nếu sống ở những khu tứ hợp viện trong ngõ hẻm, thân phận không phú thì cũng quý. Chưa cần nói đến việc tìm được sự yên tĩnh giữa chốn ồn ào, chỉ riêng không gian tĩnh lặng và phong cách cổ xưa ở đây cũng đã đáng giá nghìn vàng rồi.
Con ngõ phía trước mới được tôn tạo, men theo bức tường cao bằng gạch xanh, thấp thoáng thấy hiện ra những chiếc cổng sơn đỏ. Những chiếc trống và những con sư tử bằng đá đứng trong ô cửa hẹp, cổng chính đóng chặt, không cần bước vào cũng biết rằng phía sau bức tường làm bình phong nhất định phải là dãy hành lang và giếng trời. Cây trồng trong sân mọc vươn ra tận tường bao, có tiếng chim sẻ đang hót ríu rít. Khắp ngõ lan tỏa một bầu không khí yên lành.
Đại Hải nhìn ngắm hồi lâu, than thở: “Thành phố C cũng có những con ngõ nhỏ như thế này, nhưng giá đất thì không thể so với ở đây được. Chỗ này dùng tiền thuê một ngày để quay phim mà người ta còn không chịu”.
Tôi ngơ ngác, hỏi: “Khó đến thế cơ à?”.
Đại Hải nói: “Đương nhiên là khó rồi, họ bảo như thế sẽ làm phiền đến các gia đình ở đây. Tôi phải nhờ khách hàng quen của công ty giúp đỡ mới được đấy”.
Trong lúc đang nói chuyện ở bên đoàn phim bỗng nhiên ồn ào, hình như là gặp rắc rối gì đó. Tôi và Đại Hải vội chạy sang.
Đạo diễn mặt đen sì như Bao Công, trợ lý của nữ diễn viên chính nói: “Để đến mai quay đi, phí tổn hôm nay chúng tôi chịu trách nhiệm”.
Hàng loạt câu hỏi lập tức hiện ra trong đầu tôi. Chuyện này là thế nào? Nói như vậy là sao? Sao lại ngang ngạnh thế?
Đạo diễn nhìn chúng tôi vẻ sốt ruột. Cái kiểu làm việc mà tới lúc hành động rồi mới thông báo thay đổi chương trình thế này thông thường không thể xảy ra, trừ phi có chuyện gì quá cấp bách. Tôi lạnh lùng hỏi: “Có chuyện gì vậy? Như thế là vi phạm hợp đồng đấy”.
Nữ trợ lý tỏ ý xin lỗi: “Việc này xin đừng bàn thêm nữa, trưa nay Mai Tử có buổi tiệc”.
“Tiệc à? Cô ta mà cũng là người trong giới sao? Có biết người làm nghệ thuật cần phải giữ đạo đức nghề nghiệp không? Hàng chục người chỉ vì cô ta đi dự tiệc mà nói nghỉ là nghỉ được à?”.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc