Mặt Dày Tâm Đen - Chương 08

Tác giả: Chin-ning Chu

Trận đánh phải được chiến đấu
Mỗi chúng ta là một chiến binh dưới quyền của chính mình. Chúng ta là những chiến binh của cuộc đời, và đời là một trận chiến bất tận. Chúng ta chọn bước vào chiến trường từ ngày ta được sinh ra. Chúng ta cố gắng để chiến thắng trận chiến cuộc đời - giống như đối với một chiến binh ở giữa trận chiến ác liệt, không có đường lui. Anh ta có thể chọn chiến đấu một cách dũng cảm để bảo vệ sự sống và thắng lợi của mình, hoặc là anh ta có thể chọn bị Gi*t ૮ɦếƭ. Chúng ta không nhất thiết phải thích chiến đấu. Chúng ta đơn giản là buộc phải chiến đấu hết mình. Để sống sót trong đời, chúng ta phải đương đầu với những đặc tính tiêu cực bên trong và hiện thực bên ngoài.
Tôi có một người bạn lúc nào cũng phàn nàn cuộc sống của cô thật vất vả, và công việc của cô thật cực nhọc. Cô luôn hy vọng có một nghề nghiệp mới dễ dàng. Cô là một người mơ mộng hão huyền nhưng không sẵn sàng có cố gắng nào trong cuộc sống. Một lần nọ, trong một cuộc tán gẫu giữa chúng tôi, tôi đề cập rằng có một người làm đại diện xuất bản phải đọc hàng chồng bản thảo và những đề nghị được tự gửi đến. Anh ta phải quyết định người mà anh ta sẽ nhận làm khách hàng mới. Anh ta phải liên lạc với những nhà xuất bản và thông báo những tác phẩm mới mà anh ta đang đại diện. Sau đó anh ta phải bám riết những nhà xuất bản và thương lượng các hợp đồng với họ. Thêm vào đó, anh ta phải cố gắng thuyết phục các tác giả rằng những thỏa thuận anh ta đang đại diện là những thỏa thuận tốt và thuyết phục những nhà xuất bản rằng họ nên trả nhiều hơn vì quyền lợi của họ. Anh ta phải cố gắng bán bản quyền cho nước ngoài, bản quyền làm phim, bản quyền ghi âm và phải đồng thời giải quyết hàng đống vấn đề giữa các tác giả và những nhà xuất bản. Tất cả điều này diễn ra kể từ khi một cuốn sách được bán đến khi sách hết được in, và bao gồm cả việc quản lí phức tạp nhân viên hành chính của anh ta và vô số những việc phụ khác có liên quan. Một người đại diện phải tung hứng tất cả những quả bóng trên không, thường với nhiều khách hàng. Cô bạn nhìn ra vấn đề và nhận xét: “Tôi đã nghĩ công việc của tôi là vất vả.”
Thực tế, không có gì khó hoặc dễ. Sự cạnh tranh để sinh tồn là điều kiện của cuộc sống. Dharma của chúng ta chính là chiến đấu trận chiến cuộc đời một cách dũng cảm và ngay thẳng.
Dharma của một người lính
Trong Chiến dịch bão sa mạc, một vài người lính đã từ chối chiến đấu. Họ nói rằng Gi*t hại những người khác đi ngược lại những niềm tin cá nhân và tôn giáo của họ. Tôi nghĩ điều này là vô lí, xét đến việc họ đã tự nguyện đăng kí gia nhập quân đội, bổn phận của chính họ là bảo vệ đất nước khi có chiến tranh. Có một câu châm ngôn Trung Quốc: “Nuôi binh nghìn ngày, dụng binh một lúc.”
Khi bạn đăng kí gia nhập quân đội, bạn đã từ bỏ những quyền cá nhân của bạn. Việc bạn có ủng hộ sự nghiệp hay cuộc chiến tranh đó hay không không thành vấn đề. Bạn không nhất thiết phải thích thú Gi*t hại những người khác. Dharma của bạn là phải tuân lệnh và thực hiện nhiệm vụ của mình như bạn đã được huấn luyện để làm.
Dharma của một người lính không phải là nhận một khoản lương tháng và quanh quẩn thu nhận những ưu đãi giáo dục theo luật GI hoặc là hưởng thú vui đi vòng quanh thế giới - mặc dù đây là những lợi ích phụ. Trong hàng nghìn năm, Dharma của người lính luôn luôn là phải chém Gi*t hoặc bị Gi*t dưới danh nghĩa bảo vệ tổ quốc mà anh ta phụng sự.
Sức mạnh dẫn dắt.
“Nơi nào có Dharma, nơi đó có chiến thắng.”
- Mahatma Gandhi.
Neil làm việc cho một công ty kỹ thuật kết cấu. Ngày nọ, tôi nhận được một cuộc gọi từ anh. Anh nói: “Ông chủ của tôi muốn đi Tây Ban Nha để kiểm tra một dự án mà chúng tôi đã làm gần được hai năm. Tôi thật sự không muốn đi, bởi vì tôi có thể phải ở đó từ ba đến sáu tháng, hoặc lâu hơn thế, tôi không muốn xa bạn gái trong một khoảng thời gian lâu như vậy.”
Tôi hỏi: “Họ có thể cử ai khác đi không?”
“Khó đấy,” anh ta nói: “Dự án này thuộc trách nhiệm của tôi.”
Tôi trả lời: “Thế thì quyết định rất dễ. Là một nhân viên của một công ty nhỏ, mới được thành lập, Dharma của anh chính là hỗ trợ và phục vụ cho ông chủ anh và bảo đảm thành công chung của công ty. Nếu tôi là anh, tôi nói với ông chủ mình: ‘Ý định của tôi là phục vụ ông bằng mọi cách có thể. Tôi sẽ vui lòng đến Tây Ban Nha trong một thời gian mà tôi được cần đến, như ông thấy phù hợp.’ Và tôi nói thêm: ‘Đối với bạn gái của anh, anh chỉ phải mời cô ấy đến Tây Ban Nha ở bên anh một thời gian.’”
Dharma của một người bán hàng
Chính bản thân tôi đã có kinh nghiệm sâu sắc khi đi lại ở Đài Loan trong chuyến công tác. Một trong những mục đích của tôi ở lại đó là đại diện cho một công ty Mỹ viếng thăm công ty đại diện tại Đài Loan của hãng. Công ty Đài Loan đã làm việc rất kém khi bán sản phẩm cho công ty Mỹ.
Tôi mất nhiều thời gian dượt trong đầu xem nên tiếp cận với công ty Đài Loan như thế nào? Tôi có nên thoải mái và thân thiện hay giữ một thái độ trang trọng hơn để tìm ra nguyên nhân tại sao việc bán hàng họ lại kém như vậy? Tôi xem xét nhiều cách bắt đầu cuộc nói chuyện, nhưng không có cách nào thấy ổn. Vấn đề là chủ của công ty Đài Loan là bạn thân của tôi. Tỏ ra cứng rắn hay tiếp cận ông ta một cách mềm mỏng dường như đều không thích hợp như nhau. Trong suốt quá trình tự vấn tôi đã không quyết định được.
Tôi tự hỏi, Dharma trong tình huống này là gì? Khi đó, tôi nhận ra chỉ có một cách thích hợp duy nhất để tiếp cận với công ty Đài Loan là phải cởi mở và thẳng thắn và phải tìm ra bằng cách nào, tôi (đại diện cho quyền lợi công ty Mỹ) có thể phục vụ họ tốt hơn. Tôi nên tìm ra những khó khăn của họ là gì và tôi có thể giúp đỡ như thế nào. Nếu tôi hỗ trợ họ làm công việc của họ tốt hơn, đến lượt mình họ sẽ làm việc tốt hơn cho khách hàng Mỹ của tôi.
Ngay sau khi nhận ra Dharma của tôi trong tình huống này là gì? Tôi cảm thấy hoàn toàn cởi mở và chủ động trước người đó. Tôi không còn phải dượt thử nói chuyện với họ như thế nào? Vì giờ đây tôi đã có một thái độ đúng đắn về trường hợp này, những lời được thốt ra từ miệng tôi chỉ có thể đúng.
Adharma của Benazir Bhutto và Corazon Aquino
Trái nghĩa với Dharma là Adharma (phản luân lý), điều được định nghĩa như là việc đi ngược lại nghĩa vụ đúng đắn của một người trong cuộc sống. Trong chuyến đi châu Á gần đây của tôi, tôi đã có một cuộc hội thảo rộng rãi với người phụ trách khu vực châu Á của một hãng thông tấn Mỹ về cựu tổng thống Philippine, Corazon Aquino và cựu thủ tướng Pakistan, Benazin Bhutto. Tôi hỏi ông về những ấn tượng của ông về hai người phụ nữ này, vì ông đã gặp họ vài lần và theo dõi sát sao sự nghiệp chính trị của họ. Trong số rất nhiều điểm chúng tôi thảo luận, một quan sát thú vị do ông đưa ra là cả Bhutto và Aquino đều thừa hưởng hình ảnh chính trị của họ từ những người khác: Bhutto từ người cha, Aquino từ người chồng.
Bhutto có bản tính mạnh mẽ, hiếu thắng, thường khiêu khích sự chống đối với phe đối lập. Bà thừa hưởng uy tín chính trị của cha mình cũng như những kẻ thù chính trị của ông. Bà không cố gắng làm giảm tình trạng căng thẳng của sự chống đối. Bhutto bị buộc từ chức vào tháng Tám năm 1990.
Aquino kế thừa hình ảnh của chồng bà như người bảo vệ của nền dân chủ cho nhân dân Philippine. Trong suốt nhiệm kì của bà, Aquino đã trải qua tổng cộng bảy âm mưu đảo chính. Bà xử lý những kẻ phiến loạn đầu tiên theo cách của một nữ thần dân chủ; với một cái đánh nhẹ vào tay, bà bảo họ không được làm như thế nữa. Mặc dù bà vượt qua được những cuộc đảo chính, nhưng uy tín chính trị và điều hành của bà bị tổn hại. Bà không tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn như đã hứa cho người dân của mình.
Bhutto và Aquino có hai phong cách dường như trái ngược nhau: một cứng rắn và một mềm mỏng. Một cách lôgic, nếu kiểu mềm mỏng không có hiệu quả, thì kiểu cứng rắn hẳn là thích hợp. Điều gì đã đi sai?
Bề ngoài, hai nhà lãnh đạo đang làm những điều trái ngược nhau. Thực chất bên trong, họ làm những điều hoàn toàn giống nhau.
Bhutto, để đúng là Bhutto, phải luôn đối đầu. Đó là phong cách của cha bà, điều mà bà kế tục và những người ủng hộ của bà mong đợi. Aquino, để đúng là Aquino, cần phải tử tế và nhân từ. Đó là hình ảnh của chồng bà, điều mà bà kế thừa như của mình.
Những hình ảnh đưa Bhutto và Aquino đến quyền lực không còn có lợi cho họ khi họ là những nhà cầm quyền. Việc được mến mộ không nuôi sống được những người đang ૮ɦếƭ đói, nó cũng không giữ vững được địa vị chính trị của một đảng.
Bhutto nên giảng hòa với những phe đối lập. Bà nên mời họ tham gia cùng bà để làm việc vì lợi ích của đất nước. Aquino nên nghiêm khắc trong cách trừng phạt những người tham gia cuộc đảo chính đầu tiên. Bà nên lập một tấm gương về kỉ luật quân đội, nó sẽ đặt những tiêu chuẩn rõ ràng cho việc khen thưởng những người trung thành và trừng phạt những kẻ chống đối.
Quy luật của tự nhiên, không giống như cách của Aquino, là bạn phải lựa chọn trước khi hành động. Sau khi một hành động được thi hành, một hệ quả chắc chắn sẽ đi theo. Một người bạn của tôi là một tín đồ Cơ đốc giáo nhiệt thành đã đề cập với tôi sau khi đọc đoạn này: “Không giống như quan điểm phương Đông, Chúa của đạo Cơ đốc thì giàu lòng trắc ẩn.” Câu trả lời của tôi với anh ta là: “Thử nhảy ra khỏi tầng mười ba và xem liệu anh có bay không. Chúa sẽ thay đổi quy luật của Người vì anh chăng?”
Aquino nên từ bỏ hình ảnh nhân từ như mẹ hiền của bà và tập trung vào công việc tái thiết nền kinh tế đất nước Philippine bị tàn phá. Điều đó quan trọng hơn là hao tâm tổn trí về những yếu tố căn bản của việc cầm quyền, sự ổn định nội bộ của chính phủ của bà, và cuộc sống của chính bà.
Cả Bhutto và Aquino đều là những phụ nữ vật lộn dưới gánh nặng của sứ mệnh của một người khác. Trong trường hợp của Aquino, đó là sứ mệnh của người chồng tử vì đạo của bà; trong trường hợp của Bhuttom đó là của người cha bị hành quyết của bà. Cả hai thất bại của họ xảy đến bởi vì họ không sử dụng những quyền lực của địa vị mình theo những yêu cầu của sứ mệnh bản thân họ - những hành động của họ là Adharma, trái với Dharma.
Cả hai đã phản bội Dharma của họ - là người bảo vệ đất nước và nhân dân của họ. Nhân dân của quốc gia này, những người đã ủng hộ họ, chịu mất mát một lần nữa.
Biết được Dharma của mình
Tôi hoàn toàn đoán chắc rằng bất cứ nghề nghiệp nào của bạn, bạn sẽ làm tốt nếu bạn có thể xác định đúng Dharma của bạn cho công việc đó. Một cái ghế, để hữu ích phải hiểu được Dharma của nó và sẵn sàng để người ta ngồi lên nó. Một cây 乃út chì chỉ hữu dụng khi nó thực hiện Dharma của một cây 乃út chì. Nếu cái ghế từ chối không cho người ta ngồi lên nó hoặc cây 乃út chì từ chối thực hiện chức năng viết chữ của mình, chúng là vô dụng.
Khi một kĩ sư chế tạo ra những sản phẩm mới nhưng cứ đòi chia sẻ “sự tài giỏi” của mình trong việc kế toán với người chủ công ty, anh ta sẽ không tồn tại lâu dài trong công ty đó.
Dharma của người Mỹ tiên phong
Sự lũng đoạn bất hợp pháp thị trường chứng khoán Mỹ của Salomon Brothers đã xuất hiện trên khắp các tờ báo tài chính. Bất cứ nguyên nhân nào của sự việc này và cho dù là ai có trách nhiệm về nó, câu trả lời thì đơn giản. Những người này bị thúc đẩy bởi lòng tham và bị chi phối bởi ham muốn mãnh liệt có tiền ngay lập tức. Có lẽ thiếu sót đó không chỉ thuộc về những cá nhân này, những người đã phạm tội. Đúng hơn, nó ăn sâu trong văn hóa xã hội Mỹ hiện tại.
Cả nước Mỹ gần đây trở nên bị ám ảnh với ý tưởng kiếm tiền tức thời. Có một câu nói phổ biến: “Không có bữa trưa nào miễn phí.” Ngày càng nhiều người, đặc biệt là trong thập niên vừa qua, dành hết sức lực của họ cho sự theo đuổi việc kiếm tiền tức thời. Khi một quốc gia bắt đầu đặt giá trị không tương xứng cho những cá nhân có thể làm ra nhiều tiền nhất trong một thời gian ngắn nhất như thước đo sự thành công, bản sắc của quốc gia đó bị tổn hại.
Hai trăm năm trước đây, nước Mỹ được thành lập bởi tính cách của những người có bản sắc, những người trung thành với tinh thần Mặt Dày, Tâm Đen. Dharma đơn giản của việc làm thế nào để xây dựng một quốc gia vững mạnh cho những thế hệ sau. Họ hiểu giá trị căn bản của lao động cần cù và sự chịu đựng. Tôi thường hỏi: “Ngày nay nước Mỹ sẽ như thế nào nếu hai trăm năm trước đây, thế hệ cha ông dựng nước và những người định cư tiên phong bị chi phối bởi ham muốn được thỏa mãn tức thời?”
Tính toán sai lầm của bà Trần
Bà Trần là người Nhật, trong Thế chiến thứ hai, bà cưới một bác sĩ trẻ người Đài Loan đang học ở Nhật Bản. Bà theo chồng về Đài Loan. Bởi vì người Nhật không được nhìn nhận là người cai trị nhân từ bởi một số người dân Đài Loan, bà không được gia đình của ông Trần nồng nhiệt đón nhận.
Một vài năm sau, bà có con, thật không may (theo những tiêu chuẩn văn hóa của bà) nó là một bé gái. Sau khi sinh con, bà được bảo là không thể có con nữa. Bà Trần là một phụ nữ thông minh và thực tế. Việc suy tính lâu dài là niềm kiêu hãnh của người Nhật và đặc điểm của họ. Bà Trần nhất định đã thừa hưởng tính cách Nhật này. Bà tự nhủ rằng để đảm bảo vị trí của bà trong gia đình bà phải có một người con trai, chỉ có con trai mới có thể chăm sóc bà lúc về già. Trong khi nuôi nấng đứa con gái, trong tim mình bà đang dự tính làm cách nào có được một đứa con trai. Bà bày tỏ những mối bận tâm của mình với những người bạn gái Nhật thân thiết ở gần đấy. Một trong những người phụ nữ trong nhóm đang mang thai và đã có bốn đứa con trai, chúng đang trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình. Một sự thỏa thuận đã đạt được. Một cậu con trai được sinh ra, và bà Trần nhận nuôi nó. Bà đã tìm ra giải pháp cho nỗi lo sợ của mình.
Bốn mươi lăm năm sau, thời thế đã thay đổi. Con gái bà Trần trở thành một bác sĩ trẻ có năng lực và thừa hưởng phòng mạch của cha mình. Hiện giờ, bà Trần đang chung sống cùng với đứa con gái và con rể và đã sống như thế trong hai mươi năm qua, kể từ sau cái ૮ɦếƭ của chồng bà. Đứa con trai nuôi, người lúc đầu được coi là giải pháp cho nỗi lo sợ của bà, thay vì thế lại trở thành nguồn lo sợ và phiền muộn của bà. Cậu ta học hành tệ hại và trở thành một con bạc mê muội. Cậu ta tiêu tán nhiều của cải của gia đình và mượn tiền từ bạn bè và những người thân không nghi ngờ.
Thực hành sai lầm
Để khám phá hành động đúng tại bất cứ thời điểm nhất định nào trong cuộc đời bạn không phải là việc dễ dàng. Ngày cả những người hay nhất cũng không phải luôn biết được Dharma của họ phù hợp với định mệnh. Thông thường, chúng ta khám phá ra Dharma của mình qua thử thách và sai lầm.
Thánh Francis ở Assisi, trong những năm còn trẻ của mình, có một khát vọng mạnh mẽ trở thành một người tử vì đạo, vì vậy người đi đến Morocco, một quốc gia chống đối Cơ đốc giáo đã Gi*t ૮ɦếƭ nhiều tín đồ đạo này. Tin rằng mình sẽ bị Gi*t ૮ɦếƭ, Thánh Francis truyền dạy những môn đồ của mình tiếp tục theo lời dạy của người và sống cuộc đời khắc khổ. Sau khi thực hiện cuộc hành trình dài và gian khổ, Người thậm chí không bị bắt giữ. Mặc dù thất vọng, Người đủ tỉnh táo để nhận ra rằng một sức mạnh âm thầm đang gọi Người đến một con đường khác. Rõ ràng, Dharma của Thánh Francis không phải là để mất mạng sống một cách vô ích, mà là hoàn thành định mệnh của Người như một nhà truyền giáo và người dẫn dắt tâm hồn vĩ đại.
Trong khi chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết rõ hơn về Dharma của chúng ta thông qua thử thách và sai lầm, chúng ta bắt đầu điều chỉnh bản thân để nhận ra tiếng nói thầm lặng của ý chí toàn năng.
Kết luận
Dharma, quy luật tự nhiên dẫn dắt sự đúng đắn trong những hành động của chúng ta, là nền tảng của Mặt Dày, Tâm Đen. Bằng việc đeo đuổi Dharma, cuộc đời của chúng ta sẽ tự nhiên hé mở và đậu quả thích hợp tại mỗi giai đoạn nhất định trong cuộc đời chúng ta. Bằng cách sống trong ân huệ và sự dẫn dắt của Dharma, cuộc sống tự nó trở thành cây hoàn thành ước nguyện vĩnh cửu.
Tóm tắt những điểm chính
Dharma là sự hiểu biết về hành động thích hợp cho bất kì tình huống nào được đưa ra. Nó có nghĩa là “Hành động phù hợp với bổn phận của một người”.
Dharma là một quy luật tự nhiên dẫn dắt chúng ta nhận ra ở bất cứ thời điểm cụ thể nào vai trò của mỗi chúng ta đang giữ trong cuộc sống. Trung thành với bổn phận của vai trò riêng biệt đó tại bất kì thời điểm cụ thể nào và chính bản thân việc chấp nhận và thực hiện hành động đó với hết khả năng của mình - đó là tuân theo Dharma. Việc làm đó sẽ trở thành người bảo vệ và vị cứu tinh của bạn.

Dharma là nền tảng của Mặt Dày, Tâm Đen. Những người thực hành Mặt Dày, Tâm Đen quyết liệt đeo đuổi những hành động đúng đắn của họ. Họ tự chất vấn mình trong mỗi và mọi tình huống: “Dharma của tôi tại thời điểm này là gì?”

Ân huệ của Dharma xảy ra theo những cách huyền bí và tinh vi xuyên suốt cuộc đời chúng ta.

Nơi nào có Dharma, nơi đó có chiến thắng.

Tôi hoàn thành đoan chắc rằng bất cứ nghề nghiệp nào của bạn, bạn sẽ làm tốt nếu bạn có thể xác định đúng Dharma của bạn cho công việc đó. Một cái ghế, để hữu ích, phải hiểu Dharma của nó và sẵn sàng để người ta ngồi lên nó. Một cây 乃út chì chỉ hữu dụng khi nó thực hiện Dharma của một cây 乃út chì. Nếu cái ghế từ chối không cho người ta ngồi lên nó hoặc cây 乃út chì từ chối thực hiện chức năng viết chữ của mình, chúng là vô dụng.

Quy luật của tự nhiên, không giống như của con người, là bạn phải lựa chọn trước khi hành động. Sau khi một hành động được thực hiện, những hệ quả nhất định sẽ theo sau.

Bằng cách sống trong ân huệ và sự dẫn dắt của Dharma, cuộc sống tự nó trở thành cây hoàn thành ước nguyện vĩnh cữu.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc