Giường đơn hay giường đôi - Chương 46

Tác giả: Cầm Sắt Tỳ Bà

Vĩnh Đạo trong ký ức - mười tám tuổi.
Lời thổ lộ của Vĩnh Đạo giống như một trận núi lở, hoàn toàn phá tan sự bìnhtĩnh ban đầu trong lòng Phổ Hoa. Cô chưa bao giờ coi cậu ấy là hồng thủy haymãnh thú, nhưng cuộc tấn công tình cảm bất ngờ xảy ra này khiến lòng cô vô cùng rối loạn. Cuối tuần, cô cùng mẹ về nhà bà ngoại, ngơ ngẩn ngồi trông sạp thuốc lá nhỏ ông ngoại mở.
Buổi tối ngủ trên chiếc giường đơn nho nhỏ của cậu trước khi cậu kết hôn, Phổ Hoa giơ chiếc gương trang điểm lên ngắm gương mặt mình, không thể tưởng tượng "thích" rốt cuộc là cái gì, Thi Vĩnh Đạo lại "thích" cô ở điểm nào. Đối với cô, cuộc sống ngoài bố mẹ thì chỉ còn có học hành, điều duy nhất từng hy vọng có được chẳng qua là "tình bạn" của Kỷ An Vĩnh.
Cả đêm Phổ Hoa viết cho Kỷ An Vĩnh một lá thư, viết rất lâu, hỏi thăm bệnh tình và tình trạng hồi phục của cậu ấy, sau đó bày tỏ một cách lờ mờ vài lời cô muốn nói. Vốn định đặt thi*p chúcmừng năm mới vào chỗ ngồi của cậu ấy, lại cảm thấy không ổn, mang về nhà đặt trong ngăn tủ lần lữa không tặng. Một tuần sau, Kỷ An Vĩnh vẫn không đi học, Phổ Hoa bồn chồn, gửi thư vào hòm thư của trường. Đặt thư xong, trời mưa lất phất, sau đó đúng một tuần lễ đều mưa âm u.
Chỗ ngồi của Kỷ An Vĩnh vẫn trống, trong lòng Phổ Hoa cũng có một khoảng trống. Thi Vĩnh Đạo không còn chủ động nói chuyện với cô nữa, chỉ như có mà cũng như không chờ đợi câu trả lời của cô. Hôm ấy cô trốn tránh, sau đó cậu ấy thường không hẹn mà xuất hiện trên con đường cô về nhà, nhà ăn của trường, góc rẽ cầu thang, thậm chí cả văn phòng của giáo viên. Nhưng điều Phổ Hoa làm là im lặng trốn tránh. Hai ngày sau cô lặng lẽ mở hòm thư, bức thư đó đã không còn nữa, Phổ Hoa thấp thỏm, lo lắng, bất an ngồi trên bậc thang lên sân thượng ngắm mưa, suy đoán khi nào Phong Thanh sẽ giao thư cho Kỷ An Vĩnh, cậu ấy đọc xong sẽ trảlời thế nào.
Phổ Hoa của tuổi mười lăm vẫn không hiểu cái gì là tình yêu, thứ cô nhìn thấy chỉ là bố mẹ cãi nhau ngày càng nhiều, bố gánh vác trách nhiệm cuộc sống nặng nề. Ngoài bài vở nặng nhọc, niềm vui đơn thuần nhất trong cuộc sống là sự quan tâm, lo lắng, thậm chí cả buồn bã của cô, mà những thứ này cô đều dành cho KỷAn Vĩnh.
Một tháng sau khi kết thúc khóa học huấn luyện quân sự, Kỷ An Vĩnh trở lại lớp, Thi Vĩnh Đạo mang đồ giúp cậu ấy, đưa cậu ấy vào lớp học. Cầu Nhân tổ chức cho mọi người viết thiệp thăm hỏi đặt trên bàn cậu ấy. Phổ Hoa ký tên ở góc, chữ viết rất nhỏ.
Một thời gian rất lâu sau đó, tất cả mọi thứ của lớp 10 (6) đều như trước đây, thỉnh thoảng Kỷ An Vĩnh hỏi Phổ Hoa về tiếng Anh, giờ thể dục khi chạy sẽ gật đầu chào hỏi nếu gặp, cậu ấy vẫn nói tiếng "hi", quan hệ bọn họ cũng chỉ dừng ở đó. Nhưng sự nhiệt tình của Thi Vĩnh Đạo không biết từ lúc nào bỗng dừng lại. Cậu ấy không còn theo cô khi tan học, không còn đợi cô trên đường, thậm chí cố ý trốn cô, dường như lời thổ lộ hôm ấy chỉ là trò chơi ngu xuẩn tột cùng.
Trong chờ đợi lo sợ bất an, Phổ Hoa đón nhận kỳ thi đầu tiên của cuộc sống cấp ba. Trước ngày công bố thành tích giữa kỳ, Quyên Quyên nhét riêng cho Phổ Hoa một mảnh giấy, trên đó viết: Buổi trưa gặp nhau ở tầng thượng. Hỏi ai viết, cô ấy nói là Doãn Trình. Tiết cuối cùng của buổi sáng, Phổ Hoa nhiều lần nhìn sang chỗ ngồi của Kỷ An Vĩnh.
Cậu ấy nghe giảng một cách bình tĩnh, cảm giác được ánh mắt của cô, cậu ấy hơi nghiêng đầu cười. Trải qua hai tháng mong chờ hết sức lo sợ, khoảnh khắc này, Phổ Hoa cuối cùng cũng có thể kiềm chế được bản thân, dồn sự chú ý lên quyển sách. Trưa hôm đó, cô đợi mọi người đi ăn cơm hết mới một mình lên tầng thượng. Tầng thượng không có Kỷ An Vĩnh, có người ngồi bên lan can, quả bóng rổ đặt cạnh chân, ánh mắt dừng tại một điểm xa xa nào đó. Cậu ấy đứng lên bước tới trước mặt cô, nhặt bóng lên, một cái bóng nhỏ lướt qua mặt cô.
"Lời của mình, cậu hiểu chứ?". Cậu ấy hỏi.
Cô không thể nói chuyện với cậu ấy, từ chối đối diện với cậu ấy, cúi đầu nhìn mũi giày của mình. Dường như từ khi quen cậu ấy, thứ cô làm nhiều nhất cũng là trốn tránh ánh mắt của cậu. Sau đó cậu ấy lặng lẽ bỏ đi, quả bóng lăn tới lan can. Trước tiết học buổi chiều, Doãn Trình đỡ Thi Vĩnh Đạo từ ngoài trở về, đi qua Phổ Hoa, cô ngửi thấy mùi rượu xộc vào mũi.
Là trạng nguyên hóa học trong kỳ thi trung học toàn khu vực, Thi Vĩnh Đạo lại nộp giấy trắng trong kỳ thi môn hóa giữa kỳ. Noel năm đó, Tết dương lịch, thậm chí cả Tết âm lịch, Phổ Hoa không hề nhận được một tấm thiệp nào. Đến thư hồi âm của Kỷ An Vĩnh cũng không có. Ngàyngày gặp mặt, chẳng phải người dưng, đây không phải loại quan hệ mà cô mong đợi.
Khi cô ở nhà bà ngoại, thi thoảng nói chuyện điện thoại với Kỷ An Vĩnh phần lớn là thảo luận việc học tập. Trước khi cúp máy, cậu ấy sẽ lịch sự nói trước câu "Chúc ngủ ngon", Phổ Hoa lặng lẽ nắm ống nghe, vì trong câu tạm biệt này có nỗi bị thương không cách nào giải thích được trong lòng.
Sau kỳ thi giữa kỳ, trải qua thời gian thi thử rất dài, đến gần cuối kỳ thành tích của Phổ Hoa mới khởi sắc. Nhưng lúc đó, gia đình lại không còn là chỗ dựa kiên cố vững chắc nữa, vẫn đề giữa bố và mẹ trở nên nghiêm trọng. Nghĩ tới nửa năm sau của lớp mười còn có hai kỳ thi, bố mẹ dứt khoát để cô về sống ở nhà bà ngoại. Cô không hề biết rõ trong nhà rốt cuộc xảy ra chuyện gì, sau này thường là mẹ qua ở cùng cô, một mình bố ở nhà. Sắc mặt bố mẹ không tốt, Phổ Hoa cũng cố chịu không khí nặng nề này, sống thấp thỏm lo âu từng ngày.
Trước kỳ thi cuối kỳ, chủ nhiệm lớp tìm cô nói chuyện, khuyên cô suy nghĩ vấn đề lựa chọn ban khi vào lớp mười một, đồng thời để cô và Thi Vĩnh Đạo trở thành đôi bạn cùng tiến. Học kỳ vừa rồi, thành tích tiếng Anh của cậu thảm hại đến mứckhông thể thảm hại hơn, còn môn hóa của cô, kiến thức nền tảng từ cấp hai đã không tốt. Tin đồn tình cảm trong kỳ huấn luyện quân sự sớm đã tan thành mây khói, mỗi lần đối mặt với cậu, trong lòng cô bất giác sinh ra rất nhiều sợ hãi và áy náy. Cậucó mười phần thất bại, cô ít nhất có một phần trách nhiệm, thỉnh thoảng nhìn bóng dáng cô đơn chơi bóng một mình của cậu từ xa, gánh nặng trong lòng cô cũng tăng thêm một phần.
Qua Quyên Quyên, cô biết cậu vẫn lặng lẽ quan tâmtới mình, khi bầu chọn ở trạm phát thanh đã lôi kéo giúp cô rất nhiều phiếu, trongcuộc thi tiếng Anh đã dành cho cô rất nhiều tiếng vỗ tay. Đâm lao phải theo lao, Phổ Hoa cuối cùng vẫn tiếp nhận sự sắp xếp của giáo viên, chấp nhận sự giúp đỡ của Thi Vĩnh Đạo.
Mấy lần đầu học riêng, họ đều có chút gò bó, hai người duy trì khoảng cách, một người hỏi một người đáp như cảnh sát và phạm nhân, gần như không hỏi han trao đổi gì thêm, cô thường rơi vào hoảng loạn vì nét mặt chuyên tâm của cậu. Vài lần học cùng nhau, cậu càng lịch sự với cô, thậm chí giống như đối xử với giáo viên, trả lời câu hỏi của cô còn giơ tay. Vì tác phong như vậy, cô dần dần hạ thấp cảnh giác với cậu. Khắc phục sự lúng túng ban đầu, chuyên tâm vào việc học, Phổ Hoa phát hiện mình và Thi Vĩnh Đạo phối hợp còn tốt hơn cả với Kỷ An Vĩnh. Vì cậu kiên nhẫn hơn, sẵn sàng giúp cô sửa bài, có lúc còn liệt kê từng phương pháp một ra giấy, lần lượt tính cho cô xem. Cậu chưa bao giờ tức giận với cô, khi quan điểm bất đồng, nhiều nhất thì cậu sa sầm mặt xuống, đặt 乃útcầm vở bài tập lên che mặt, lặng lẽ khó chịu vài phút.
Sau giờ học phụ đạo, Thi Vĩnh Đạo sẽ đợi Phổ Hoa ở cổng trường, đi cùng cô qua đường, sau đó lên xe đạp của mình, ai đi đường nấy. Cậu không đi theo cô, cũng không còn mua phô mai cho cô nữa, chưa từng nhắc đến việc gì ngoài chuyện học tập. Không phải thời gian học phụ đạo, như trên sân bóng luyện tập bóng rổnhìn thấy cô về nhà, cậu cũng sẽ không chủ động chào hỏi quấy rầy cô. Đây là khoảng cách vô cùng an toàn, an toàn tới nỗi Phổ Hoa có thể yên tâm cố gắng nâng cao thành tích toán lý hóa, cách nhìn đối với Thi Vĩnh Đạo cũng thay đổi rất nhiều
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc