Giữa Cơn Gió Lốc - Chương 20

Tác giả: Đạo Hiếu

Tảng sáng ngày 30 tháng 4 đồng bào trong xóm dệt túa ra đầy đường.
Áo quần, giày mũ, S***g ống, đạn dược mà toán lính dù - theo lời khuyên của các vị sư sãi và đồng bào - đã cởi bỏ lại từ hồi khuya, nằm la liệt trên vỉa hè, đường hẻm, góc phố, bờ cỏ, gốc cây, lỗ cống…
Sáu giờ sáng, có tin xe tăng quân giải phóng sắp vào thành phố và đang ***ng độ lính dù còn cố thủ trong trại Hoàng Hoa Thám.
Trong đám đông có nhiều người la lên:
- Cờ giải phóng!
Mọi cặp mắt đều hướng về phía cuối đường Quảng Hiền. Không phải chỉ có cờ mà cả biểu ngữ nữa.
Tiếng la dậy lên khắp nơi.
- Xe tăng giải phóng đã chiếm trại dù rồi!
Khi đoàn biểu tình của Hữu kéo đến đường Nguyễn Bá Tòng thì hai bên dãy phố cờ Mặt trận đã phấp phới khắp nơi.
Bỗng đoàn người khựng lại. Ai đó phát hiện trong bệnh viện Vì Dân có một toán lính dù đang cố thủ. Trên nóc sân thượng, mũi S***g chỉa ra, lô nhô.
Ta và địch cách nhau một cái sân lớn. Khoảng trống ấy xa quá tầm S***g K54 của những người lãnh đạo xuống đường, nhưng lại ở trong vòng sát hại của đại liên M60 và S***g M79 của lính dù.
Bảy Trung đang bối rối chưa biết phải làm gì thì đã nghe tiếng xích sắt nghiến trên đường nhựa.
Đám đông chuyển mình, sinh động hẳn. Trên sân thượng bệnh viện, những mũi S***g đã rút đi. Bảy Trung, Hạnh, Hữu và một số quần chúng chạy thẳng đến cột cờ giữa sân.
Đột nhiên một quả M79 bắn về phía cột cờ, nổ chát chúa. Bụi cuốn lên mù mịt. Mọi người nằm rạp xuống. Hữu không biết việc gì đã xảy ra giữa tiếng nổ ấy. Anh bật dậy. Nhưng có một bàn tay ấn anh nằm xuống. Một loạt đạn M60 nữa từ trên cao dội xuống. S***g lại nổ ran phía ngả tư Bảy Hiền. Tiếng xích sắt nghiến rầm rầm trên mặt đường. Xe tăng của quân giải phóng khai hoả. Tiếng nổ trầm, ầm vang, mãnh liệt.
S***g trong trại lính dù và bệnh viện Vì Dân đã dứt. Địch hoảng hốt, bắt đầu tháo chạy. Có nhiều tiếng la của quần chúng:
- Bộ đội chiếm ngã tư rồi!
Khâm đã lên tới đỉnh cột cờ. Anh cắn một chéo cờ Mặt Trận trong miệng, nghiêng người ra nắm sợi dây kéo.
Phía dưới sân, ở một góc, quần chúng đang khiêng những người bị thương vào trụ sở ấp. Lúc ấy Hữu cũng ôm Hạnh lên. Mình chị đầy máu.
Anh nhìn đăm đăm vào đôi mắt Hạnh. Đôi mắt sao mà như trẻ thơ.
Hữu muốn hôn lên đôi môi tái nhợt ấy. Hạnh ơi, sao em không nói lời nào? Sao đôi má em không còn những đường gân máu nhỏ?
Cang đói thuốc đã năm ngày rồi. Nó nằm xẹp trong nhà, bỏ ăn bỏ uống. Từ ngày Sáu Cùi bị công an phường bắt vì tội ςướק giựt thì đám em út của hắn cũng tan rã hết. Cang mất chỗ tựa. Nó đi vất vưởng khắp nơi tìm thuốc nhưng ngay cả những ổ hút ngày xưa cũng kêu hết thuốc. Cuối cùng nó đành phải mua ma-xê-tông một loại thuốc K**h th**h ngựa đua để chích vào máu cho qua cơn vật vã. Tuy vậy thuốc này cũng chỉ dùng được tuần lễ là hết, nó lại đi, lang thang khắp nơi và trở về tay không.
Lúc ấy ở trước sân, người cha đang tưới hoa bằng một cái bình tưới nhỏ. Tưới xong mấy chậu kiểng ông dùng con dao cau tỉa những lá sâu, những cành khô trên bụi mai tứ quý đang ra hoa đỏ sẫm. Ông ngồi xuống xới từng gốc cây nhổ từng ngọn cỏ. Ông làm việc chăm chú, chậm rãi và im lặng.
Khoảng chín giờ sáng, một người bộ đội mặc quân phục dừng lại trước cổng nhà. Ông đứng im nhìn cụ già chăm sóc cây kiểng hồi lâu rồi lên tiếng gọi:
- Thưa… bác…
Cụ già ngẩng lên:
- Chú hỏi ai?
- Đây có phải là nhà ông Phan Duy?
Cụ già đứng lên. Dường như ông cảm thấy có một điều gì trong giọng nói, trong dáng dấp và trong đôi mắt của người bộ đội ấy. Ông đáp:
- Phải, nhưng ông Phan Duy đi khỏi. Tôi là Phan Nhân, cha của Duy đây.
Người lính già bước ngay vào trong cổng. Ông đến trước mặt cụ già, nhìn vào mắt cụ và nói:
- Thưa cha, con là Phan Trọng đây.
Người cha sững sờ nhìn đứa con trở về:
- Trời ơi! Chú là con của tôi đây sao?
Hai cha con ôm lấy nhau.
- Sao con biết đây mà về?
- Con về quê, thấy cảnh vật đổi khác quá. Hỏi ra thì gia đình ta đã dời xuống đây.
Trọng đưa cha lên mấy bực thềm và đến bên bàn thờ người mẹ.
- Mấy đứa em con đâu cả rồi?
- Duy đi làm chưa về. Nó công tác ở bệnh viện. Chỉ có thằng Cang, lúc con đi nó còn ở trong nôi, bây giờ nó nằm nhà sau. Con không thể nào ngờ được đâu. Trọng ạ. Con đi thăm nó đi.
Trọng ngồi im, giọng ông vẫn không thay đổi, ông nói:
- Vâng, nhưng thưa cha, Tú đâu?
- Nó không ở đây. Nó ở dưới chợ với thằng nhỏ.
Hai cha con bước ra nhà sau. Người cha đẩy cánh cửa phòng:
- Cang! Cang! Cha bật đèn được không? Anh Hai con về đây.
Không thấy động tịnh gì, người cha lại gọi thêm mấy tiếng.
Ngọn đèn được bật lên toả ánh sáng ***c trong căn phòng kín mít. Không khí ngột ngạt và có mùi hôi.
Trọng mở rộng mấy cánh cửa sổ, ông bước lại bên giường đứa em út. Cang nằm cong queo, trùm kín người trong một tấm “ra” bằng nỉ mỏng in hoa lòe loẹt. Ông đưa tay nhẹ kéo tấm “ra” xuống.
Một cái đầu tiền sử bày ra trước mắt ông.
Trọng sững sờ kinh ngạc.
Còn Cang, thấy một người mặc đồ bộ đội, nó tưởng công an phường tới bắt nó như bắt thằng Sáu Cùi ngày nào. Nó hoảng hốt lăn xuống giường, chạy ra cửa. Trọng chặn nó lại. Ông đỡ nó nằm trong cánh tay khỏe mạnh của mình và dịu dàng nói:
- Em chớ sợ. Anh là anh ruột của em đây mà. Anh là anh Trọng của em đây. Em có nghe cha nói về anh không?
Cang không còn vùng vẫy nữa. Nó gần như tựa hẳn vào người anh cả. Nó giương mắt nhìn vào khuôn mặt ông, cái nhìn man dại của con thú rừng.
Sau hơn hai mươi năm, khoảng rẫy trên sườn đồi phía trước vẫn giữ nguyên hình thể. Hình một con mèo cụt đuôi đứng ở lưng chừng núi. Hình ảnh ấy làm người lính già xúc động. Có lẽ đó là vật duy nhất còn giữ nguyên hình dạng, màu sắc trong suốt những năm dài.
Và dường như những đám mây sau bao nhiêu lần hợp tan vẫn trở về giăng trên đỉnh núi thấp? Trọng cúi xuống. Nấm mồ của mẹ và của Nghi nằm cạnh nhau. Hai tấm bia xây bằng xi-măng in những dòng chữ đỏ đã phai màu.
Duy loay hoay đốt bó nhang thơm trong khi Hữu ra sức chặt những bụi gai mọc lan ra chỗ mộ phần. Trọng đến bên Duy và ngồi xuống. Nén hương cháy đã quá nửa. Đôi mắt Duy vẫn nhìn đăm đăm vào vùng khói tản mạn, dáng ngồi của anh vụng về, xô lệch và những ngón tay đen sạm bò ra như mấy cái rễ cây. Trọng rút bao thuốc Thăng Long ra mời Duy một điếu. Hữu đã dọn sạch gai góc chung quanh và trở lại chỗ hai người anh mình. Ba anh em đốt chung một que diêm. Họ ngồi yên lặng nhả khói.
Phía trước, bên những bụi chim chim, bông trang, nho dại… Tú mặc chiếc áo lụa màu mỡ gà rộng thùng thình ngồi chơi với đứa con trên bãi cỏ xanh. Cang cũng ở cạnh đó, mặc chiếc áo thun màu vàng sậm cao cổ. Chiếc áo dài tay có công dụng che bớt những phần thân thể khẳng khiu của nó bỗng nhiên đem lại cái vẻ hiền lành không ngờ.
Cang ngồi như quỳ, nhoài người về phía trước chăm chú theo dõi đứa cháu và cặp dế đá. Chiếc quần jeans bạc-thếch-hai-đầu-gối của nó bỗng làm sáng lên cả một vùng cỏ xanh. Trong dáng ngồi đó, nó như dài thêm ra… Cái nước da tái xanh ấy vừa gây cảm giác bạc nhược, ốm yếu vừa toát ra cái vẻ gì khinh bạc, giang hồ.
Cang bứt một sợi tóc, xe giữa hai ngón tay, nhử trên hai cái râu dế. Con vật hăng máu chớp cánh “gáy” rúc rích, xoay trở liên hồi.
Đứa bé giương đôi mắt xanh ra nhìn không chớp. Cang cũng nhập cuộc say sưa, mắt nó cũng mở lớn, long lanh.
Tiếng cười trẻ thơ xoá sạch vết tích của quá khứ, như ngọn gió thổi qua hồn người mẹ trẻ, xua đi hết những mặc cảm. Tiếng cười hồn nhiên giản đơn như nắng, như mây, như lá cỏ.
Tú đón nhận một hạnh phúc khép nép, nhẹ bước vào đời nàng bằng tiếng cười của đứa con trai.
END

Muốn đọc truyện hay vào ngay ThichTruyen http://thichtruyen.vn
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc