Gặp Gỡ Vương Lịch Xuyên - Chương 11

Tác giả: Thi Định Nhu

Đúng 5 giờ chiều, tôi đến quán cà phê làm thêm. Ca tối vẫn chỉ có ba người là Tiểu Đồng, Tiểu Diệp và tôi. Tôi tan ca lúc 8 giờ, Tiểu Diệp làm tới 12 giờ, riêng Tiểu Đồng đến rạng sáng hôm sau mới tan ca. Ban ngày Tiểu Đồng ngủ bù, nên thường xuyên trốn học. Tuy nhiên Tiểu Đồng vẫn lên thẳng năm 2, khiến người ta ngạc nhiên vô cùng. Tiểu Đồng nói, sở dĩ anh được lên lớp là bởi vì bản thân dành rất nhiều thời gian điều tra thói quen và cách thức giảng dạy của giảng viên. Ví dụ như, giảng viên ghét sinh viên quay cóp, có biệt hiệu Tứ Đại Danh Bộ[1], thì không chọn môn của người đó. Giảng viên chấm bài quá khó, thường đánh rớt sinh viên, đương nhiên là không chọn. Giảng viên hay điểm danh, không chọn. Giảng viên không được phong phó giáo sư, hay buồn bực, không chọn. Tốt nhất là kiểu giảng viên nói thẳng với sinh viên ngay từ đầu: môn của tôi muốn đạt 85 điểm thì rất khó, nhưng muốn rớt càng khó hơn.
[1] Tứ Đại Danh Bộ: một bộ phim võ thuật cổ trang của Hồng Kông kể về bốn chàng trai trẻ sống vào cuối thời Tống, được tôn xưng là thần thám thiết diện vô tư, phá được nhiều vụ án và giành lại công bằng cho bá tánh.
Tuy làm thêm ở quán cà phê khá vất vả, nhưng có một điểm tốt duy nhất, chính là có thể luyện khẩu ngữ. Tuy rằng chỉ là vài câu đơn giản, nhưng muốn nói lưu loát cũng không phải dễ. Nếu gặp người nước ngoài thích tám, lại đúng lúc đang rảnh, nếu ông chủ không có mặt tại quán, thì trò chuyện với khách khoảng 10 phút cũng không ai nói gì. Tiểu Đồng sẽ mắt nhắm mắt mở, vì anh cũng thích tám chuyện.
Hôm nay có một nhóm sinh viên người Anh đến quán, là cơ hội hiếm có, nên tôi và Tiểu Đồng tranh thủ luyện khẩu ngữ. Thời gian trôi qua rất nhanh, tôi vất vả trước máy thu ngân cả buổi, đến gần 8 giờ, Tiểu Diệp bỗng nhiên đi tới nói: “Lâu rồi không thấy anh ấy nhỉ.”
Tôi vẫn chưa hiểu ra: “Lâu không thấy ai?”
“Thì anh Vương đó.”
“Đúng vậy.” Tôi nói.
Sau lần xích mích, Tiểu Diệp chưa từng chủ động bắt chuyện với tôi. Tiểu Đồng nói, chị ta đang chờ tôi chủ động làm hòa. Ý của Tiểu Đồng là, muốn tôi tìm cơ hội thích hợp để làm hòa với chị ta. Nhưng mà, tôi chưa bao giờ nhường nhịn chị ta. Tiểu Diệp cũng chẳng thèm để ý đến tôi, đầu óc chị ta đang chìm đắm trong khối tình cảm đơn phương, không còn tâm trạng để ý đến bất kỳ ai trong quán. Chị ta bắt chuyện với tôi, đương nhiên chỉ vì một nguyên nhân, chị ta muốn biết tin về Lịch Xuyên.
“Gần đây em có gặp anh ấy không?” Chị ta hỏi.
“Không có.” Tôi nói “Nghe nói anh ấy bị bệnh.”
Chị ta hoảng hốt “Hả? Bệnh gì?”
“Viêm phổi.” Tâm trạng không vui, tôi cũng chả thèm đề phòng người khác làm gì.
“Sao em biết?”
“Anh ấy nói.”
“Em nói em không gặp anh ấy mà?”
“Email.”
“Cho chị địa chỉ email của anh ấy được không?” Chị ta nhìn tôi chằm chằm, tôi nghĩ, nếu tôi nói không được, chắc chị ta sẽ Ϧóþ cổ tôi ngay.
Tôi viết địa chỉ email của Lịch Xuyên cho chị ta.
Tôi cũng không để bụng gì cho cam, vì tôi nghĩ Tiểu Diệp là con nhà gia giáo, sẽ không tự tiện viết thư cho người lạ.
“Cám ơn. Lần trước anh ấy có để quên một quyển sổ ở quán. Chị định hỏi xem khi nào anh ấy đến lấy được.”
Không biết nói gì. Con gái đang yêu thủ đoạn vô biên mà.
Làm việc xong tôi thay đồng phục ra về. Gió đêm lạnh thấu xương, trời đã lập đông, mặt đường đóng một lớp băng mỏng. Tôi mặc áo gió hiệu Yaya[2], vừa dày vừa rộng, đáng lẽ chỉ nên mặc áo vào ngày trời đổ tuyết dày. Tôi mua cái áo này trước khi lên Bắc Kinh. Lúc đó, trong cửa hàng không còn size S, cũng không còn size M, chỉ còn một cái size L, lại được giảm giá 50%, nên tôi mua cái size L. Hôm nay tôi mặc lần đầu tiên, rộng thùng thình che hết cả người tôi, cho dù có đeo ba lô bên trong cũng không ai biết.
[2] Một thương hiệu thời trang dành cho đối tượng người tiêu dùng có thu nhập trung bình.
Tôi đến trạm xe buýt chờ xe theo thói quen, xe buýt chưa đến, tôi lại ngồi trên băng ghế sắt lạnh lẽo để học từ vựng. Chưa đầy 5 phút sau, một chiếc xe đột nhiên dừng lại, giọng nói quen thuộc gọi tên tôi: “Tiểu Thu.”
Tôi ngẩng đầu nhìn, là chiếc xe SUV của Lịch Xuyên.
Tôi chưa từng nhìn kỹ xe của Lịch Xuyên, thứ nhất là do tôi không quan tâm đến xe hơi, thứ 2 là do tôi chỉ thấy xe anh vào ban đêm, khó mà quan sát kĩ được. Qua lớp cửa kính của trạm xe, tôi nhìn đến thẫn thờ, không cất bước nổi. Tất cả mọi thứ dường như không có thật. Tôi ngỡ mình đang nằm mơ, sợ một cơn gió thổi qua, hình ảnh này sẽ tan mất. Thật sự là Lịch Xuyên đó ư? Không phải anh đang nằm viện sao?
Anh nhảy xuống xe, chống nạng đôi, mở cửa xe cho tôi.
Dường như anh mới đi dự tiệc về, mặc áo gió đen, bên trong mặc một bộ vest màu lông chuột thẳng thớm, cà vạt có hoa văn màu xanh lá rất đẹp, mùi nước hoa CK thoang thoảng. Điểm khác biệt duy nhất so với thường ngày chính là anh không mang chân giả, nên chỉ còn có một chân.
Anh cúi người gài dây an toàn cho tôi, hỏi: “Lạnh không?”
“Không lạnh.”
Anh đóng cửa xe, bật máy sưởi, khởi động xe.
Sau những cơn sóng tình lần trước, đã hơn một tháng chưa gặp lại anh. Anh vẫn hoàn mỹ, vẫn đẹp trai, dù nhìn mặt anh từ góc độ nào đi nữa thì trái tim tôi vẫn loạn nhịp.
“Giận anh à?” Anh hỏi.
Tôi không trả lời.
“Dù giận cỡ nào cũng không nên chửi anh qua email chứ?” Anh cười cười “Dù gì anh cũng sửa proposal cho em mà. Tiếng Anh của em ngày càng giỏi, từ nhỏ tới lớn chưa ai chửi anh bằng câu đó hết.”
Lúc anh nói “no means no”, tôi gửi lại cho anh hai chữ chửi tục.
“Dừng xe, tôi muốn dừng xe.” Tôi thẹn quá hóa giận.
“Nóng tính quá.” Anh không để ý tới tôi, càng chạy nhanh hơn.
“Dừng xe! Nếu không tôi báo công an đó!”
“Điện thoại của anh đây, em gọi 110[3] đi.” Anh đưa điện thoại cho tôi, xe vẫn chạy bon bon.
[3] Tương tự 113 tại Việt Nam.
Chưa đầy 15 phút sau, xe đã đến trường tôi. Lịch Xuyên nhảy xuống xe, mở cửa xe cho tôi.
Mặc dù khả năng giữ thăng bằng của Lịch Xuyên khá tốt, nhưng cơ thể tàn tật của anh cúi xuống khá khó khăn. Trái tim tôi liền mềm lại, nhẹ nhàng nói: “Anh xuất viện sớm làm gì, bị em chửi nên mới xuất viện đúng không?”
“Chưa xuất viện, anh trốn ra mà.” Anh đưa túi cho tôi.
“Trời ơi, mới chửi có một câu, đâu đến mức phải trốn viện ra tính sổ với em.”
“Nói đúng lắm, đúng là anh muốn tính sổ với em.” Anh nắm tay tôi, kéo tôi tới trước mặt anh.
“Có biết người ta lo cho anh cỡ nào không?” Tôi ôm anh, vùi đầu vào иgự¢ anh.
“Anh xin lỗi.” Anh ôm tôi thật chặt “Thật ra em không cần phải lo, anh biết tự chăm sóc mình, vả lại còn có y tá nữa mà.”
“Em không gây chuyện nữa đâu, em thề.” Tôi hôn anh, tìm kiếm động mạch trên cổ anh như ma cà rồng, rồi hôn lên đó. Anh cúi đầu xuống hôn lên mặt tôi, hơi thở vừa lạnh lẽo vừa ngọt ngào lướt qua mặt tôi: “Sao lại mặc áo rộng quá vậy? Nhét hai người vào còn vừa.”
“Em thích áo rộng, rộng mới thoải mái.” Tôi luồn tay vào trong áo gió của anh, vuốt ve lưng anh “Chỗ này có bị thương không? Đau lắm không?”
“Không sao.” Anh thấp giọng nói “Đừng sờ lung tung, được không?” Nói vậy thôi, một phần thân thể anh cũng cứng đờ.
Tôi nhớ lại lời thề của mình lúc nãy, rút tay lại, cột dây lưng áo gió giúp anh.
“Buổi tối em làm gì?” Anh hỏi.
“Đi thư viện nghiên cứu proposal anh sửa cho em. Sửa lại nhiều quá, nhiều chỗ em không hiểu.”
“Không hiểu chỗ nào?” Anh nói “Sẵn anh ở đây, anh giảng em nghe, tốt hơn đúng không?”
“Vậy anh đi thư viện với em nha?” Tôi ôm cánh tay anh.
“Hôm nay anh không đeo chân giả, em ngại không?” Anh thản nhiên hỏi.
“Không sao. Đeo chân giả đi rất cực, tốt nhất anh đừng đeo hàng ngày.” Lời vừa bật ra, tôi liền lo lắng nhìn anh. Lịch Xuyên rất xem trọng bề ngoài, trong các trường hợp trang trọng anh đều chú ý tới quần áo. Anh còn là người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, có thể thấy được, mất đi một chân, cả đời tàn phế, là cú sốc quá lớn đối với anh.
Anh nhìn tôi, muốn nói lại thôi.
Tầng 2 và tầng 3 thư viện là phòng tự học, mấy trăm bàn học trong một căn phòng thật lớn. Mấy trăm người ngồi trong phòng đọc sách. Nếu Lịch Xuyên vào đó, chắc chắn sẽ dẫn đến cảnh xáo động.
Tôi dẫn anh tới phòng đọc báo ở tầng 1, khu đó hơi lạnh, thường ít người đến.
Chúng tôi tìm được chỗ ngồi, Lịch Xuyên cầm áo khoác của tôi, vắt lên ghế, sau đó mới ϲởí áօ gió của anh ra.
Tôi lấy propposal, từ điển và vở trong túi xách ra. Đang định ngồi xuống, bỗng nhiên Lịch Xuyên nói: “Ngồi bên trái anh đi.”
Tôi đổi sang bên trái: “Anh thuận tay trái hả?”
“Không phải.” Anh nói “Đúng rồi, thi giữa kỳ thế nào?”
Trời ơi, anh còn nhớ chuyện này.
“Điểm trung bình 90, thấp hơn mục tiêu 5 điểm. Chỉ cần cố gắng thêm chút nữa thì có thể nhận học bổng.”
“Bé ngoan dễ dạy. Đầu tiên nói cách em dùng article trước. Article tiếng Trung là gì?”
“Mạo từ.”
“Trước khái niệm không cần nói mạo từ. Ví dụ khi em nói space, em nói time, đó chỉ là concept[4], không cần dùng mạo từ.”
[4] Không gian, thời gian, khái niệm.
“À.”
“Còn chỗ này nữa, trước triều đại phải có mạo từ.”
“Học hết rồi, nhưng không nhớ.”
“Còn nữa, một nguyên tắc khi viết proposal là, không cần nói điều đó sẽ mang lại cho em lợi ích gì. Chỉ cần nói nó sẽ mang đến lợi ích gì cho sinh viên khác, cho trường, cho danh dự của trường.”
Nói tới đây, anh nhẹ nhàng thay đổi tư thế. Lúc này tôi mới phát hiện, mất đi một nửa người, lúc ngồi anh chỉ có một điểm tựa, ngồi thẳng rất khó, ngồi lâu càng khó hơn, anh phải dùng tay phải để chống đỡ cơ thể mình.
Sau đó, anh giảng cho tôi biết tại sao phải sửa, từng chỗ từng chỗ một, liên tục hơn 2 tiếng. Anh không thuận tay trái, nên viết láu lên giấy. Trí nhớ của Lịch Xuyên rất tốt, những từ thật dài thật phức tạp, anh cũng chưa bao giờ viết sai.
Cuối cùng, tôi thấy nếu như anh còn nói tiếp, chắc sẽ mệt mà ngất xỉu: “Mình về đi, khuya quá rồi.”
“Em còn muốn hỏi gì không?”
“Không có. Hiểu hết rồi. Anh Hai, anh giỏi quá - thì ra đây là ưu thế của người nói tiếng mẹ đẻ.”
Anh bật cười.
“Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của anh.” Anh nói “Anh lớn lên ở Thụy Sĩ, lúc nhỏ thì sống ở khu nói tiếng Pháp, đi học cấp 2 và cấp 3 ở khu nói tiếng Đức, tiếng mẹ đẻ của anh là tiếng Pháp và tiếng Đức.”
“Anh Hai, sự ngưỡng mộ của em với anh như sông dài biển rộng, chảy mãi không ngừng.”
Anh đứng lên, lấy áo khoác cho tôi, chờ tôi mặc xong, sau đó anh mới mặc áo gió vào. Chúng tôi cùng ra khỏi thư viện, đi đến chỗ bãi xe của thầy hiệu trưởng.
“Em muốn đi ăn khuya không?” Anh hỏi.
“Thôi, anh mệt rồi. Em về bệnh viện với anh, nha? Khó chịu chỗ nào, em mát xa cho anh, đi mà? Sức đề kháng của em mạnh lắm, không bị lây bệnh đâu, thật đó.” Tôi cọ cọ người anh.
“No.”
Anh đưa cho tôi một chiếc hộp nhỏ màu hồng “Anh mua điện thoại cho em, có thời gian thì gọi cho anh.”
“Bệnh viện có chặn tín hiệu không?”
“Ngày mai anh xuất viện rồi.”
“Mau lên xe đi.” Tôi nói.
“Anh tiễn em về ký túc xá trước.”
Trên mặt đất có một lớp băng mỏng, lỡ như anh té, chân còn lại cũng bị gãy luôn thì sao bây giờ.
“Lần sau đi mà, nha? Chừng nào anh khỏe hẳn rồi mới tiễn em. Em năn nỉ anh đó.”
“No.” Anh nói “Đường trơn lắm, em lại không nhìn đường, anh sợ em trượt chân.”
Về đến ký túc xá, tôi vui mừng vô cùng. Mọi người đều nhìn tôi, thấy hôm nay sắc mặt của tôi tươi tắn, khác hẳn mọi ngày.
“Haiz, cuối cùng rồi cậu cũng vượt qua nỗi đau thất tình.” An An quan sát sắc mặt tôi “Mừng cho cậu.”
Tôi đi rửa mặt, lén ra cầu thang trước phòng gọi điện cho Lịch Xuyên. Anh bắt máy trong vòng 3 giây: “Hi.”
“Sắp tới bệnh viện chưa?”
“Sắp rồi.”
“Sao lại là màu hồng?”
“Cái gì màu hồng?”
“Màu của điện thoại đó.”
“Đó là màu của thiếu nữ vị thành niên.”
“Em không phải thiếu nữ vị thành niên.”
“Em mới 17 tuổi.”
“Lịch Xuyên, anh bao nhiêu tuổi?”
“25. Già quá, phải không?”
“Đâu có già. Cảm ơn, anh ơi, em rất thích anh!” Tôi gọi một tiếng anh ngọt như mía lùi, vui vẻ tắt máy.
Hôm sau đó là một ngày nắng đẹp. Đã cuối học kỳ, tất cả mọi người đều chuẩn bị thi cử, tôi cũng không ngoại lệ. Đúng 7 giờ sáng tôi thức dậy, pha một ly trà đặc đem tới thư viện. Sau khung cửa sổ dài và hẹp, trong ánh nắng ấm áp, tôi mở sách ra, ôn lại bài khóa, ôn lại cấu trúc câu, ôn lại từ vựng, bận tối tăm mặt mũi.
Buổi trưa, tôi rời thư viện để đi ăn trưa, điện thoại reo mang theo giọng nói của anh:
“Anh đây, Lịch Xuyên.”
“Hi, Lịch Xuyên, anh xuất viện chưa?”
“Cuối cùng cũng xuất viện rồi. Bác sĩ là người quen của ba anh, đày đọa anh đến ૮ɦếƭ mất.” Anh nói “Chiều nay, em giúp anh việc này được không?”
“Giúp gì, anh nói đi.”
“Hôm nay bạn anh khai mạc gallery tranh, em đi với anh được không?”
“Đi thì được, có điều em không biết gì về hội họa, đến đó chắc sẽ lộ ra cái dốt?”
“Không phải, chuyện là vầy, anh cũng không muốn đi, nhưng bọn anh khá thân nhau, không đi không được. Gallery khai mạc lúc 4 giờ, giới báo chí cũng sẽ đến dự. Cậu ấy kêu anh có mặt đúng giờ cho xôm tụ, 7 giờ có tiệc rượu, cậu ấy cũng muốn anh tham dự luôn.”
“Tóm lại, chúng ta phải có mặt ở đó suốt 4 tiếng?”
“Nếu em chịu giúp, anh không cần phải ở lại đó 4 tiếng.”
“Thật không? Giúp sao đây?”
“4 giờ mình tới đó, một tiếng sau em nói em nhức đầu, mình đi về luôn.”
“Nhức đầu? Lý do này có giả quá không?”
“Giả hay thật thì phải xem em diễn có giống không.”
“Không thành vấn đề, Lịch Xuyên. Đi gallery xem tranh có yêu cầu gì về quần áo không? Cần mặc áo đuôi tôm không?”
“Có, phải mặc đồ dạ hội.”
“Tốt lắm, em phụ trách diễn xuất, anh phụ trách tiền đạo cụ.”
“Em ăn cơm chưa?”
“Chưa.”
“Vậy đợi anh tới đón em. Mình đi ăn trước, sau đó đi shopping.”
“Em chờ anh trước cổng trường. Em cũng đang định ra cổng gởi thư.”
20 phút sau, Lịch Xuyên lái xe đến đón tôi. Anh nói, anh cần phải chờ một tuần nữa mới mang chân giả được. Không đeo chân giả anh đi rất nhẹ nhàng, nhưng ngồi xuống lại bất tiện. Công việc của anh phải ngồi vẽ trong thời gian dài, nên anh bắt buộc phải mang chân giả.
Anh vẫn mặc vest đen, áo sơ mi đen, cà vạt màu tím. Dáng người cao ráo, tao nhã phong độ, kết hợp thêm gương mặt đẹp trai mê người, đúng là tâm điểm của mọi ánh nhìn. Tôi nghĩ, người như vậy, chỉ còn một chân, lại vừa xuất viện, nhưng anh bạn họa sĩ chẳng thèm lo lắng, vậy tôi phải giúp anh nhanh chóng thoát khỏi gallery tranh đó mới được. Đôi vai tôi gánh một trọng trách nặng nề.
Lịch Xuyên hỏi tôi có muốn ăn món Vân Nam không. Tôi nói, tôi muốn đi ăn sushi với anh. Anh chở tôi đến một nhà hàng Nhật. Anh thích ăn cá sống sashimi, tôi chỉ thích ăn gà nướng. Tôi hỏi anh có bận rộn lắm không, anh nói anh giải quyết hết toàn bộ công việc trong bệnh viện rồi, còn hoàn thành trước thời hạn nữa. Chúng tôi chỉ ở nhà hàng một lúc, vì tôi không muốn để anh phải ngồi lâu. Anh không cầm đũa bằng tay trái được, tay phải thì đỡ lấy thân thể, nên đành ăn bằng nĩa.
Sau đó chúng tôi đến một cửa hàng thời trang, không rõ tên cửa hàng là tiếng Pháp hay tiếng Ý. Lịch Xuyên đứng đọc tạp chí, tôi đi thử quần áo, thử tám bộ, bộ nào cũng rộng.
Tôi hỏi Lịch Xuyên “Làm sao giờ?”
Lịch Xuyên định dẫn tôi đi cửa hàng khác, bà chủ liền nói “Dáng người cô hơi nhỏ, nếu hai người không ngại, tôi có thể dẫn cô lên khu “Quần áo thanh thiếu niên” ở tầng hai xem thử.”
Lịch Xuyên nói: “Sao chị không nói sớm, cô ấy là thiếu nữ mà.”
Đứng hình.
Bà chủ chọn cho tôi bộ váy màu đen, viền vòng ren màu tím, lộ nửa иgự¢. Tôi mặc thử, vừa người lại có vẻ gợi cảm. Không biết là thời đại gì, quần áo cho thiếu nữ cũng ít vải như vậy. Bà chủ chọn thêm áo иgự¢, túi xách, giày phù hợp cho tôi.
Lịch Xuyên lấy thẻ tín dụng ra, nói: “Biết anh thích gì nhất ở em không?”
Tôi nói: “Thích gì?”
“Em quyết định rất nhanh. Nếu là cô gái khác, thử hết buổi chiều cũng chưa chọn được.”
“Anh từng lựa quần áo cho cô gái khác hả?” Nhân lúc bà chủ quán đi quẹt thẻ, tôi hỏi nhỏ.
“Chẳng lẽ nhìn anh giống trai tơ lắm à?”
Tôi trang điểm lên xe, tự ngắm mình trong gương. Xe quẹo vào một con hẻm nhỏ, Lịch Xuyên lại đi đường tắt. Ra đường lớn, một tòa nhà hoa lệ đập ngay vào mắt tôi. Chúng tôi xuống xe trước cửa lớn, anh đưa chìa khóa cho bảo vệ, bảo vệ chạy xe vào bãi giúp anh.
“Bạn anh theo trường phái nào?” Tuy không phải lễ trao giải Oscar, nhưng tôi vẫn thấy hơi hồi hộp.
“À, trường phái Pomo.” Thấy tôi chưa hiểu, anh nói thêm: “Postmodern. Trường phái hậu hiện đại.”
Tôi không biết chút gì về tiền hiện đại, nói chi đến hậu hiện đại.
“Em không cần nói gì hết.” Anh an ủi tôi “Cứ giả vờ xem tranh, thấy chán thì ăn khô bò.”
Trước khi lên xe, anh mua cho tôi một gói khô bò - món ăn vặt tôi thích nhất - nhét vào túi xách mới mua. Trên đường đi, Lịch Xuyên cứ nói tôi vẫn là cô bé con, vì tôi thích những thứ lấp lánh. Túi xách mới mua đính nhiều kim sa, cầm trong tay, lấp la lấp lánh.
“Làm vậy sao được.” Tôi nói.
“Sợ gì, đây là triển lãm tranh hậu hiện đại.” Anh chống nạng, đi rất từ tốn. Tôi ngẩng cao đầu, đi cạnh anh.
Có một đám người đứng ở cửa gallery. Một thanh niên tóc dài đến vai nhanh chóng bước đến: “Lịch Xuyên!”
“Chưa muộn nhỉ.” Lịch Xuyên bước đến bắt tay anh ta, giới thiệu tôi: “Đây là Tạ Tiểu Thu, sinh viên. Đây là anh Giang Hoành Khê, họa sĩ nổi tiếng.”
Chúng tôi bắt tay chào hỏi.
Đứng cạnh Giang Hoành Khê là vợ của anh ta, một người phụ nữ trẻ, gương mặt xinh đẹp vô cùng, tóc 乃úi cao, dáng vẻ quý phái.
“Quý Liên.” Lịch Xuyên đưa tay ra: “Lâu rồi chưa gặp.”
Hai người bắt tay, Lịch Xuyên giới thiệu tôi: “Đây là Tạ Tiểu Thu, sinh viên khoa Ngữ Văn Anh. Đây là cô Diệp Quý Liên, họa sĩ tranh thủy mặc.”
“Hân hạnh.” Tôi nói.
“Hân hạnh.” Quý Liên cười nắm tay tôi: “Tiểu Thu, em học trường nào?”
“Đại học Sư phạm S.”
“Lịch Xuyên, bọn mình có chuẩn bị ghế sô pha cho cậu, bây giờ cậu muốn nghỉ một chút không?” Quý Liên nhìn qua ống quần trống của Lịch Xuyên, liền giật mình. Rõ ràng Lịch Xuyên rất ít khi đi xã giao mà không mang chân giả.
“Cảm ơn, không cần đâu.”
Đúng lúc này, một người đàn ông trung niên mặc âu phục màu xám, vẻ mặt thâm sâu và kiêu ngạo đi đến. Diệp Quý Liên liền nói: “Để tôi giới thiệu. Đây là anh Hàn Tử Hư, chủ phòng tranh Tử Thảo, họa sĩ nổi tiếng, cũng là chuyên gia giám định ngọc.”
Không biết thời đại gì nữa, sao ai tới đây không là “sĩ” cũng là “gia”!
Tiếp theo Diệp Quý Liên giới thiệu Lịch Xuyên: “Đây là anh Vương Lịch Xuyên, Tổng giám đốc CGP Architects, là kiến trúc sư, sinh viên cao học khoa Kiến Trúc Đại học Havard, công trình AS-4 của cậu ấy đạt giải thưởng lớn của Pháp năm ngoái. Hiện cậu ấy đang thiết kế khoảng 50 công trình tại Trung Quốc. Lịch Xuyên, có cần mình giới thiệu bố và anh trai cậu luôn không?”
Lịch Xuyên lắc đầu: “Không cần đâu.”
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc