Gái Già Gả Lần Bảy - Chương 06

Tác giả: Hoa Minh

Lúc tôi từ trên giường lăn xuống, do hơi cao nên ***ng phải chân bàn làm cái chén vô tội cùng tôi kêu loảng xoảng. Trong phòng tối đen, một tiếng vỡ vang lên làm cho người ta nhiệt huyết sôi trào.
Vân Châu ở ngoài cửa sổ vội vàng bảo tôi: “Bánh bao nhỏ?”
Tôi từ trên đất đứng dậy, chậm rãi đến gần cửa sổ, cầm lấy một góc áo cứ vò mãi, vò mãi, vò đi vò lại vò đến nửa ngày mà chẳng vò ra được nửa lời nào.
Trong lòng đang rối rắm quá. Vân Châu lại gõ gõ cửa sổ: “Bị con chuột bắt đi rồi sao? Muội mà không lên tiếng, huynh sẽ phá cửa vào đó.”
Tôi đầu óc chợt loé, bịt mũi, kéo cao cổ họng, giả giọng nửa đêm mèo kêu, meo meo meo meo hai tiếng xem như là đáp lại.
Tiếng kêu vừa xong thì bỗng ở góc phòng thoát ra rõ là một con mèo tròn xoe, hai móng vuốt giơ lên, bộ dạng kiểu miêu tặc đe doạ nhìn tôi.
Tiếng Vân Châu bên ngoài trầm xuống, mãi một lúc sau lại ho nhẹ một cái nói: “Chuyện kia… Lời ta vừa mới nói với muội, muội có nghe thấy không?”
Tôi nghĩ một lúc lại vươn cổ họng kêu meo meo một tiếng. Hắn cười rộ lên: “Muội không muốn nói, ta cũng thấy là muội nghe được đi.”
Tôi lại tiếp tục kêu meo meo một tiếng nữa.
Hắn lại hạ thấp giọng cười: “Vậy còn muội, tâm tư cũng giống ta sao?”
Tôi mặc kệ. Hắn lại tiếp tục cười: “Bánh bao nhỏ, muội đang thẹn thùng đấy sao?”
Tôi sờ sờ mặt, xác thực là rất nóng.
“Muội không nói, ta đây nghĩ là muội chấp nhận”
“..”
Lại thấy hắn ngây ngốc cười: “Bánh bao nhỏ, muội có biết không? Đêm nay sao rất đẹp, trăng lại rất tròn rất sáng nữa.”
Sao đẹp, trăng tròn đến cuối cùng lúc lặn hắn mới rời đi.
Vân Châu lần này vẫn cùng Vân lão gia tử đến, cũng không phải bệnh cũ của Vân lão gia tử tái phát mà là lão nhân gia của hắn muốn dẫn hắn từ trong sách phu tử đi ra ngoài học buôn bán ở kinh thành, thực chất là luyện tập để trở thành một thương nhân xuất sắc.
Trước một ngày chiều chạng vạng, tôi cùng Vân Châu chậm chạp đi trên bờ cát, trong ánh hoàng hôn buông dần, mặt trời đỏ tròn, lửa đỏ sơn trà, trong nước đôi vịt vỗ vỗ cánh kêu cạc cạc.
Tôi nói: “Xem kìa, đôi uyên ương”
Vân Châu lảo đảo một lát, dừng chân mới mở miệng nói: “Ta ngày mai….sẽ đi.”
Tôi à một tiếng. Hắn lại nói: “Ước chừng phải hơn nửa năm mới trở về.”
Tôi lại tiếp tục à một tiếng.
Hắn đột ngột dừng bước. Tôi cũng theo chân hắn dừng lại. Ấnh mắt hắn sáng quắc nhìn tôi, tôi cũng nhìn lại hắn, hai người nhìn nhau, anh nhìn tôi đến, tôi nhìn anh đi mãi cho đến lúc da đầu tôi run lên, tim đập thình thịch liên hồi, đang định cúi đầu tránh lại nghe hắn nói với tôi: “A Ly, ta muốn lấy muội.”
Tôi kinh ngạc. Khi hết ngạc nhiên, tôi chưa kịp ngậm miệng lại thì bỗng thấy sắc trời đột nhiên thay đổi, chỉ loáng một cái mây đen kéo về đầy trời, cuồng phong rít gào, con ốc sên bị gió quăng đi xa, một chốc mưa to ầm ầm như trút nước.
Chúng tôi đứng rét run một hồi. Mãi sau lúc tôi bắt đầu hắt xì, môi run rẩy. Ông ngoại của tôi bắt mạch, viết rất nhiều gì đó, sau nấu canh gừng, bưng một bát đến cho tôi uống.
Vân Châu thì bi kịch hơn, sốt cao nằm liệt giường.
Ban đêm Vân lão gia tử đến thăm tôi, đi đến trước mặt cười tủm tỉm vỗ vỗ đầu của tôi nói: “A Ly, Vân ca ca của con sắp rời đi rồi, chẳng lẽ con không có gì đưa cho nó làm kỷ niệm sao?”
Tôi cảm thấy đưa vật kỷ niệm thật chả ra làm sao cả, chán lắm, nên sau một hồi lục tung lên chỉ phát hiện chân trái còn một chiếc giầy thêu.
Tôi thắc mắc một hồi rồi vui mừng tháo giầy ném lên trên cửa sổ.
Hôm sau Vân Châu giảm sốt, Vân lão gia tử dọn dẹp lên đường rời cốc.
Lúc đi, Vân Châu cầm giầy thêu của tôi nói với tôi: “A Ly, sang năm, sang năm nữa ta sẽ lấy muội”
Tôi thấy mặt nóng lên, xoay người trông thấy Vân lão gia tử cùng ông ngoại hai người nhìn chúng tôi im lặng mỉm cười.
Tôi mặt càng nóng hơn, cúi đầu cầm góc áo vặn, lúng túng nói: “Huynh, huynh còn có thể trở về sao?”
Hắn hạ giọng cười bảo: “A Ly, muội yên tâm, cho dù cách núi đao, biển lửa, huynh cũng sẽ trở về”
Lúc lên xe ngựa, hắn cầm tay tôi nói: “Hãy nhớ kỹ lời của huynh nói nhé.”
Xe ngựa lại chậm rãi đi xa dần trên con đường nhỏ, chim điểu bay đi tìm mồi, chim con kêu chiêm chiếp đòi ăn, tôi lại trèo lên tường nhìn theo bóng xe ngựa từ từ đi xa dần, trong lòng lại đột nhiên nổi lên thương cảm.
Tôi lại giống chín tuổi năm ấy lần đầu tiên tiễn hắn rời đi, cứ đứng mãi trên tường cho đến khi hoàng hôn buông xuống.
Ông ngoại ngủ được một giấc, ngủ đến khi hoàng hôn mới tỉnh thong thả bước đến đỡ tôi từ trên tường xuống, nặng nề thở dài: “Đúng là nha đầu ngốc.”
Tôi cầm tay áo của ông hỏi: “Ông ngoại ơi, sang năm, sang năm nữa là khi nào vậy?”
Ông ngoại trầm tư một lúc rồi đáp: “Chắc là phải đợi đến năm sau năm sau nữa.”
“Vậy không phải rất lâu sao?”
“Không lâu, không lâu đâu, con ăn mấy móng giò, nằm mơ vài lần là sẽ đến thôi”
Tôi à một tiếng, rũ mắt xuống, đè ***, buồn buồn nói: “Con cảm thấy trong lòng rất trống trải, thực khó chịu, giống như bị bệnh đó, bị bệnh thì không nên ăn thịt cá, mà đêm nay khủng hoảng thì không thể ăn móng giò được rồi.”
“Không phải vậy, A Ly con còn không biết, kỳ thật móng giò cũng có thể chữa được bệnh đó.”
Tôi kinh ngạc: “Bệnh gì vậy?”
Ông ngoại cười tủm tỉm nói: “Con có nhớ bài thơ “Chân heo” của đại thi nhân Vương Mạch Kiếp không: Chân heo vào nồi nam, xuân đến mua mấy cái, nguyện chàng ăn nhiều chút, vật ấy trị tương tư.”
Tôi chắc chắn ông ngoại chính là một thần y có tâm nhộn nhạo.
Xuân đi xuân đến, trong nháy mắt lại một mùa xuân nữa.
Năm sau hoa sơn trà đang bắt đầu nở, giống như trước là một màu đỏ say lòng người, toàn cốc toả ra mùi hoa sơn trà, cây liễu xanh rủ xuống.
Ngày đầu tiên tôi dài cổ đợi, đợi mãi cho đến hoàng hôn. Tôi lại trèo tường xuống, dẫm lên trên đất, từng bước từng bước trở về.
Ngày hôm sau vẫn đợi mà không thấy đến.
Tôi tự an ủi bản thân, không sao, thời gian còn dài, ngày hôm qua chưa đến, ngày hôm nay chưa đến thì có thể ngày mai tới thôi.
Ngày thứ ba vẫn đợi không thấy đến.
Ngày thứ tư, ngày thứ năm… mãi cho đến ngày thứ ba mươi tôi vẫn như trước leo lên tường ngồi dài cổ nhìn ra xa.
Thẳng đến một ngày, trong cốc bỗng nhiên xuất hiện một ông lão mặc đạo bào ở lại trong cốc hai ngày, đến ngày thứ ba trước khi rời đi nói với tôi: “Đừng đợi nữa, thời điểm chưa tới, có chờ cũng không đến.”
Lúc đó tôi đang đứng trên tường nghe vậy sửng sốt một hồi, khi tỉnh lại mới nhảy xuống tường chạy đuổi theo ông lão hỏi một câu thì đã không thấy người đâu rồi. Tôi ngây ngốc đứng trong cốc đón gió, cảm giác trong mắt như có hạt cát cộm cộm, hốc mắt thật sự rất đau, rất đau.
Ban đêm tôi hỏi ông ngoại: “Ông ngoại, người nói Vân Châu sẽ trở về sao?”
Ông ngoại trả lời: “Sẽ về, sẽ về”
Tôi chần chừ nói: “Có thật không?”
Ông ngoại nghiêm nghị bảo: “Làm thần y trên giang hồ ai cũng kính ngưỡng, nói dối thì thật đáng xấu hổ”
Tôi cụp mắt xuống: “Nhưng, nhưng con đã chờ rất lâu”
Ông ngoại cười to nói: “Đừng vội, đừng vội, con còn có ông ngoại nữa, ông ngoại sẽ cùng con từ từ chờ là được.”
Từ từ mà chờ. Tôi lúc đó cũng không biết thực ra ông ngoại cũng không có kiên nhẫn thêm ngày nào để chờ được nữa rồi.
Tôi vẫn cứ lấy “từ từ chờ” sẽ là một ngày qua tiếp một ngày, hy vọng mãi, Cho đến bây giờ tôi cũng không nghĩ tới, ông ngoại của tôi sẽ già dần đi, ông cũng là con người, cũng có sinh, lão, bệnh, tử.
Một buổi sáng, tôi mở cửa nhìn thấy ông đang ngồi ở trước giàn hoa mùa hè, mắt hơi hơi khép, khuôn mặt thật an tường.
Tôi gọi ông, ông ngoại, lại gần gọi ông nhiều lần, ông ngoại, ông ngoại, gọi mãi mà không thấy ông ngoại trả lời.
Cứ như thế, đột nhiên mà đi không hề có dấu hiệu gì.
Tôi nghiêng ngả, lảo đảo chạy đến, nâng ông dậy, gắt gao ôm ông vào ***, nước mắt trào ra.
Ngày thứ ba, phụ thân từ kinh thành đến Dược sư cốc. Sau khi an táng ông ngoại xong, mấy ngày sau dục tôi cùng ông trở về.
Tôi nhìn đám hoa sơn trà chói mắt kia, nói: “Có thể chờ một chút được không?”
Tôi chờ người kia, hắn vẫn còn chưa có đến.
Tôi nghĩ chờ một chút chắc là hắn sẽ đến.
Nhưng có lẽ không đến rồi. Mãi cho đến khi hoa sơn trà tàn hắn vẫn như thế không trở về.
Hắn đã từng nói: “A Ly, ta muốn lấy muội”
Hắn từng nói: “A Ly, muội yên tâm, cho dù cách núi đao hay biển lửa, ta nhất định sẽ trở về.”
Nhưng rồi, nhưng rồi không có. Lại một mùa xuân nữa trôi qua, tiếp theo một mùa xuân nữa lại đến, rồi lại đi.
Khi rời đi đã là cuối mùa xuân, sơn trà đã tàn, trong cốc sắc xuân vẫn còn đọng một chút, mà tôi vẫn thuỷ chung nhớ rõ một mùa xuân năm nào, cùng phong cảnh giống nhau, cũng có chim yến về làm tổ, trong ao có đôi vịt bơi lội, gió nhẹ, nước trong, sơn trà nhuộm đỏ.
Chỉ là thiếu đi một chút màu áo, một khuôn mặt thiếu niên đẹp đến chói mắt mà thôi. Truyện được biên tập và post tại website: WWW.ThichTruyen.VN (Thích Truyện.VN)
Trong mộng mơ nhiều chuyện, đến khi mở mắt ra thì đã là ngày hôm sau rồi.
Tiểu Đào tới giúp tôi rời giường, mặc quần áo, lắp bắp nửa ngày mới nói được nên câu: “Tiểu thư, tối hôm qua cô ngủ mơ thế nào mà rơi lệ nhiều vậy?”
Tôi sợ run, theo bản năng sờ sờ mặt: “Có thật không?”
*** như có gì đè chặt, nước mắt lại sắp trào ra.
Tiểu Đào “Vâng” giọng nghẹn lại: “…rất đau lòng, nô tì đi theo tiểu thư đã nhiều năm nhưng lần đầu tiên thấy tiểu thư rơi nước mắt đó”
Do dự một chút lại cẩn thận hỏi tôi: “Tiểu thư, có phải cô lại mơ thấy chuyện gì rất thương tâm hay không?”
Tôi sững lại nửa ngày mới cười hì hì: “Ta mơ thấy mình đang đợi một người, đợi hết xuân này đến xuân khác, đợi đến ăn hết rất nhiều móng giò xương chất cao như núi cũng không thấy hắn đến. Ta đứng trên bức tường nhìn mãi nhìn mãi, bị gió thổi mạnh quá thổi hạt cát bay vào mắt ta, làm mắt ta rất đau, rất đau, mới khiến cho ta rơi ra hai giọt lệ đó mà.”
Tiểu Đào lập tức chớp chớp đôi mắt bắt quái sáng ngời hỏi: “Sau đó thì sao?”
“Sau đó….ta già đi, rồi ૮ɦếƭ”
Là tâm ta đã già đi, đã từng chiếm toàn bộ trong lòng mầm cải, mãi không nói nên lời giờ đây nó đã ૮ɦếƭ.
Ông ngoại nói nó có tên rất khoa học được gọi là mối tình đầu. Mối tình đầu của tôi lúc thời niên thiếu.
Vừa ăn xong điểm tâm thì thấy Tiểu Tư hấp tấp báo lại: Bà mối Tống cùng với hương thân Ký Châu Cổ lão gia mang theo hai cân đậu phụ xin gặp.
Tôi nằm trên ghế vẫy vẫy tay: “Đi nói là ta bị bệnh.”
Gã sai vặt đáp vâng một tiếng lại hấp tấp chạy ra, một lát sau lại hấp tấp chạy vào: “Bọn họ nói sớm đã biết tiểu thư bị bệnh nên đặc biệt muốn đến thăm”
Tôi ngồi xuống ghế, sau đó nói: “Bảo ta đi miếu dâng hương không tiện tiếp khách”
Gã sai vặt lại vâng một tiếng chạy vọt đi, một lát lại chạy vào: “Bọn họ nói sớm biết tiểu thư muốn đi miếu thắp hương nên đặc biệt muốn đến cùng đi”
Tôi tức quá đập bàn “bốp” một cái: “Đi hỏi xem bọn họ rút cục là muốn gì?”
Gã sai vặt lại lục tục chạy đi, một lát lại lúc cúc chạy về lau mồ hôi nói: “Bọn họ nói là muốn đến cầu thân”
Cái gọi là hôn nhân đại sự do cha mẹ sắp đặt, ước hẹn trước, phụ thân vẫn lâm triều chưa về, tôi cũng chẳng có biện pháp nào để giải quyết vì thế liền nói: “Bảo bọn họ đến cầu thân để thiếp lại, chờ phụ thân trở về rồi hãy nói sau”
Một lát gã sai vặt lại lục cục chạy vào đưa tin: “Báo cáo tiểu thư! Không có thiếp cầu thân! Chỉ có hai cân đậu phụ thôi!”
Tôi không khỏi kinh ngạc, thật là uổng công tôi sống đến ngần này năm (20 năm), kiến thức đúng là nông cạn, chỉ nghe thấy có người đến cầu thân nói bằng lời hoặc là có thiếp cầu thân đỏ thắm đưa đến gặp chứ cũng chưa từng nghĩ đến còn có người mang đến hai cân đậu phụ tới cửa cầu thân nữa.
Sau khi sửng sốt một hồi, tôi đứng dậy bước ra phòng khách.
Vẫn là tên thân hào nông thôn Ký Châu kia mà hôm qua tôi gặp, bộ dáng kỳ diệu, mắt lé kiểu chim sẻ, vòng eo có thể so sánh với Triệu Phi Yến, cằm có một nhúm râu chăm sóc nhìn đến buồn cười, làm cho tôi mắt không đành lòng quay đi chỗ khác.
Tống bà mối cười tươi như hoa hàn huyên vài câu cùng tôi, rồi đem mắt chim sẻ hướng phía tôi đẩy đẩy nói: “Hôm qua thân cận mặc dù ngoài ý muốn nhưng Cổ lão gia đối với Chân tiểu thư là nhất kiến chung tình (một gặp đã yêu), nhị kiến khuynh tâm (hai gặp điên đảo tâm hồn), phi khanh không cưới (Không có em quyết không cưới)!”
Tôi ho khụ khụ nói: “Chúng tôi mới chỉ gặp mặt một lần thôi”
Tống bà mối nghẹn họng, nét mặt già nua xấu hổ, lấy khăn che cố cười với tôi: “Dù thế nào thì cũng là có ý tứ, từ hôm qua trở về lão gia người ta đối với Chân tiểu thư nhớ mãi không quên cho nên mới sáng sớm đã vội vàng bảo ta đến cửa cầu hôn đấy”
Tôi im lặng nhìn nhìn khuôn mặt “trái xoan” to tròn trên tay đang cầm đậu phụ khoé miệng khẽ cười cười hỏi: “Có thật không?”
Lời nói chưa hết thì bất ngờ mặt trái xoan to tròn lẻn đến trước mặt tôi, cười cười: “Tại hạ là đối với tiểu thư thật lòng ái mộ, thề có nhật nguyệt chứng giám, thiên địa biểu lộ”
Tôi dịch chân ra sau, lấy tay bưng tách trà hớp một ngụm cho thông cổ họng rồi hướng hắn làm ra vẻ đoan trang khéo léo cười cười: ‘Xin hỏi thực lão gia gia ruộng có bao nhiêu mẫu? Chiếc xe có mấy ngăn? Xe ngựa hay là xe la vậy?
Mắt chim sẻ sửng sốt một hồi, rõ ràng là không hiểu lời của tôi ý gì, tôi lại hắng giọng giải thích cho hắn biết: “Cổ lão gia chẳng nhẽ không biết, bây giờ cô nương lập gia đình đều có yêu cầu phòng phải có xe hay sao?”
Mắt chim sẻ béo quay xuay người ngập ngừng: “Biết… biết…Thôn trang của ta ruộng vườn nhiều, xe ngựa xe la cái gì cũng có”
Tôi nói: “Ở thôn trang tóm lại là so với trong thành đều kém xa, cũng không có lợi cho đầu tư, không biết ở trong thành Ký Châu có kiểu phòng vậy không?”
Trên mặt mắt chim sẻ bắt đầu run rẩy.
“Mua mấy gian? Là vay từ ngân hàng tư nhân hay là thanh toán bằng tiền mặt?”
“..”
“Chờ khi nào lấy ta về có phải là lúc đó mới bố trí một phòng, viết tên ta trên khế ước, chờ phụ thân của ta cáo lão hồi hương thì phải nuôi dưỡng ông thật tốt phải không?”
“..”
“Mặt khác, có phải là muốn mua thêm cho ta 2 cỗ xe ngựa đúng không? Ta từng chính mình lập lời thề, chỉ nguyện khóc trong cỗ xe ngựa mà không muốn cười trong cỗ xe la…”
Tôi chưa kịp nói xong, vẫn đang thao thao bất tuyệt nói thì mắt thấy mắt chim sẻ gào lên một tiếng, nhảy vội lên, nhanh chân ôm luôn gói đậu phụ to kia, tông cửa chạy mất.
Bà mối Tống thì chằm chằm nhìn tôi nửa ngày không nói được lời nào, lúc lấy lại tinh thần, chân đã nhũn ra, hổn ha hổn hển kêu to vài tiếng, vung khăn tay lên xuay người chạy mất.
So với lời nói của con người thì miệng đại thẩm thật là đáng sợ, nhất là miệng của bà mối đại thẩm.
Buổi trưa trôi qua, Tiểu Đào mua móng heo từ ngoài trở về, chạy vội tới phòng của tôi nói: “Tiểu thư, tiểu thư, không hay rồi, không hay rồi, trong kinh thành đang đồn ầm lên, bọn đàn ông xấu xa nghe nói lấy cô về phải có phòng, có xe ngựa thì liền đem toàn bộ ngựa nhà mình đuổi hết đi rồi, mang đi bán hết, chạy mua con la thay thế, kết quả là ngựa nhiều quá làm ùn tắc giao thông, vụng trộm đem ngựa ra khỏi cung thì lại ***ng phải con trai của hoàng đế ngã xuống hồ nước thối rồi”
Tôi phập phồng lăn từ trên ghế xuống đất. Tiểu Đào lọ mọ nâng tôi dậy, tôi vịn tay nàng đứng lên, thê lương nói: “Sau đó thì sao?
“Sau đó tiểu hoàng tử kia được thị vệ mang trở về rồi”
“Không… không có gì trở ngại nữa chứ?”
Tiểu Đào nghiêng đầu nghĩ một lát rồi tiếp: “Chắc là không có gì trở ngại, bởi vì lúc thị vệ vớt hắn lên, hắn còn giương nanh múa vuốt la hét nhất định phải tra ra tên đầu sỏ là người nào mới được, xem ra thì đã ổn rồi!”
Tôi ôm ***, mẹ ơi, đây là ông trời trừng phạt tôi sao? Tôi quả nhiên làm bậy không thể sống yên mà.
Tiểu Đào vòng vo nửa ngày cuối cùng lại nói: “Tiểu thư, còn có một tin nữa, cô có muốn nghe hay không?”
Tôi vô lực khoát tay: “Tiểu thư nhà người đã sợ đến nỗi không dậy nổi rồi, chỉ muốn nghe tin tốt, không muốn nghe tin xấu, nếu không sẽ bị nghẹn.”
Tiểu Đào khẳng định quyết liệt: “Tin tốt, tin tốt, tuyệt đối là tin tốt”
Tôi liếc mắt về phía nàng, nàng hì hì cười, khuôn mặt đỏ hồng: “Tiểu quận chúa của Ninh vương phủ hôm nay chính thức đi Vân phủ cầu hôn rồi.”
Trong lòng tôi lộp bộp: “Đi cầu hôn Vân Phi Bạch?”
Tiểu Đào lại cười hì hì: “Không, không phải đại công tử đâu, mà đi cầu hôn Vân nhị công tử”
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc