Duyên kì ngộ - Chương 39

Tác giả: Trang Trang

A La lặng lẽ ngắm nhìn khóm hải đường trước sân, những bông hoa trĩu nặng, nở đã lâu vậy mà vẫn đỏ tươi. Có thể chịu gió rét không chỉ có mai, phẩm chất “Khi rụng thành bùn hóa bụi bay, vẫn có hương như cũ”(*) không phải là nàng.
Sau khi sắp xếp xong cho thất phu nhân, nàng không còn lo lắng gì nữa. Lưu Giác đang ở Lâm Nam, chàng tất sẽ bảo vệ nàng. Theo hiểu biết của nàng về chàng, cho dù nàng làm ra những chuyện khiến chàng đau lòng, Lưu Giác cũng sẽ không làm khó thất phu nhân. A La bất giác bật cười, ở trong thế giới dị thường này mười năm, mình trở thành ngươi cổ đại thật rồi!
Người bỗng thấy ấm lên, Lưu Giác đã khoác lên vai nàng chiếc chiến bào, thấy nét mặt nàng bình thản, miệng mỉm cười, chàng nhướn mày: “Nàng không sợ trở về Phong thành nữa sao?”.
Sợ gì chứ? Cũng không hoàn toàn là thế, chẳng qua là chán ghét không muốn nhọc công toan tính. Triều đình Ninh quốc chẳng liên quan đến nàng, ai làm vua cũng chẳng can gì. Nàng đến thế giới dị thường này, chỉ muốn có một cuộc sống bình yên. Những vấn vương đối với thất phu nhân là do mối thâm tình mười năm gắn bó, nàng không thể không quan tâm, không lo lắng. Những cái khác còn có gì? Bình Nam vương trẻ tuổi hào hoa tình sâu như biển, chàng đã làm nàng cảm động, khiến nàng có ý nghĩ muốn dựa vào chàng trong không gian xa lạ này, liệu có thể cùng chàng sống cuộc đời hạnh phúc yên ổn hay không? Chỉ có điều, hạnh phúc ấy xem chừng vẫn còn xa lắc. Chàng có những bổn phận của chàng, gia tộc của chàng, không cho phép chàng tùy tiện hành xử.
“Sợ thì sao? Chàng đâu dám kháng chỉ không cho thiếp về?”.
Giọng nàng bình thản, nhưng lại tựa lưỡi dao đâm vào lòng Lưu Giác, trái tim bằng máu thịt trong ***g *** như bị lôi ra, quăng lên, chơi vơi, rồi quật xuống, tơi bời trên mặt đất. “Nàng trách ta? Biết là nàng đã khổ công tìm cách chạy khỏi Phong thành, bây giờ lại đưa nàng quay về?”.
Trách chàng ư? Có lẽ! Bởi vấn vương nên mới trách chàng. Bởi động lòng, cho nên mới trút giận. Biết rõ là không còn cách nào khác nhưng vẫn không kìm chế được, nên mới dùng những lời thản nhiên nhưng ngấm ngầm hờn trách nói với chàng, cái tính ngang bướng, bất chấp lễ nghĩa này cũng chỉ dám tỏ ra với chàng mà thôi. A La thở dài: “Chàng có thể giúp thiếp chăm sóc mẹ không? Còn Tiểu Ngọc, tuổi cũng đã lớn, thiếp thấy Lưu Anh người cũng tốt, liệu có thể tác thành cho bọn họ?”.
Tại sao lời nói cứ như dặn dò chuyện hậu sự như vậy? Lưu Giác giật mình, giơ tay nắm vai nàng: “Nàng định làm gì?”.
Nàng có thể làm gì? Trong mắt A La ánh lên vẻ buồn thảm, bây giờ không thể, không có nghĩa là sau này không thể. Nét mặt trở lại tươi cười: “Một mình mẹ ở đây, có chàng thiếp mới yên tâm. Tiểu Ngọc xem chừng cũng thích Lưu Anh, nàng ấy theo thiếp nhiều năm, không nên để nàng ấy lỡ làng tuổi xuân”.
Lưu Giác vẫn hồ nghi, chàng luôn không dám tin A La chịu ngoan ngoãn quay về tướng phủ. Nếu trở về Phong thành, cho dù ở đó có lão gia của mình đầy quyền thế, nhưng nếu nàng không còn gì vấn vương lại bỏ chạy, chàng biết tìm ở đâu? Ý nghĩ vừa xuất hiện, chàng đã ra tay như gió điểm huyệt, đỡ người A La đang từ từ sụp xuống, “Ta không thể để nàng bỏ chạy biệt vô âm tín! Xin lỗi, A La! Nàng quá thông minh, biết mẹ ở đây đã có ta bảo vệ, không còn vấn vương, chuyện gì nàng cũng làm được. Ta không dám mạo hiểm”.
Chàng - A La thầm than thở, chàng quan tâm mình vậy sao? Khống chế để mình không thể bỏ trốn. Lưu Giác ôm nàng vào phòng, ngồi trên giường nhìn nàng, “Nàng có giận, ta cũng làm như thế. Đưa nàng về Phong thành ta tất có suy tính chu toàn. Ta cho Lưu Anh và Tiểu Ngọc cùng về với nàng, từ giờ Lưu Anh sẽ là hộ vệ của nàng, không còn là Ô y kỵ nữa”.
Tay nhẹ nhàng vén những sợi tóc vương trên trán A La, sao không thấy vẻ sợ hãi trong mắt nàng, không thấy nàng nổi giận mà lại bình thản như vậy? Lưu Giác đứng lên: “Nàng có giận ta không? Không ngờ ta khống chế nàng, không cho nàng cơ hội chạy trốn đúng không? Nhưng, A La nàng không hiểu. Lúc đầu tình cảm của ta với nàng không sâu nặng như vậy. Trong Đào hoa yến ta rung động bởi khúc “Bội lan” của Cố Thiên Lâm, ta vốn tưởng ta thích kiểu thục nữ thanh tao thoát tục như hoa lan. Nhưng trong bức vẽ chân dung nàng ta, ta lại vẽ đôi mắt nàng, ta ngày đêm ngắm nhìn, về sau cũng không biết là ngắm nàng ta hay ngắm đôi mắt nàng trong đó. Ta thừa nhận, lúc đầu ta đã xen vào giữa nàng và Tử Ly, bám lấy nàng, là muốn trêu chọc, nhưng rồi về sau, ta dần dần si mê, không làm chủ được nữa”.
“Không biết ta đã yêu vẻ láu lỉnh như con én nhỏ của nàng, tiếng đàn bi thương của nàng trong dạ tiệc ở Đông cung, hay vẻ bí hiểm không hợp lứa tuổi của nàng... Tất cả, trong lòng ta chỉ có nàng. Lâu dần, nỗi tức giận chuyển thành nỗi nhớ, từng nụ cười của nàng không chút nào phôi phai trong ta. A La dù nàng có giận ta bao nhiêu vì đã làm thế này với nàng, ta cũng sẽ không để nàng rời xa ta, nàng có thích hay không thì hãy cứ đợi ta quay về Phong thành. Đến lúc đó ta... ta sẽ chuộc tội với nàng được không?”.
Hai hàng nước mắt A La trào ra, nàng thầm mắng chàng không cho nàng mở miệng, đáng ghét! Thấy chàng đưa tay lau nước mắt cho nàng, liền mở mắt nhìn, nét mặt chàng nghiêm nghị u buồn, nàng giận dỗi nhắm mắt.
Đột nhiên bị chàng xốc lên, chàng ôm nàng nói nhỏ: “Chờ ta trở về Phong thành lại ôm nàng, nàng đồng ý không?”. Tay chàng P0'p miệng nàng, đưa một vật gì có mùi thơm trượt vào cổ họng nàng: “Chỉ là để người nàng mềm một chút, nàng ngủ một giấc, tỉnh dậy đã ở trên đường rồi”.
Nếu được tự do hành động, chắc nàng đã lao vào đánh chàng. Con người này đúng là tự làm tự chịu, tự chuốc khổ vào thân, A La rất muốn trong mắt mình có dao đâm muôn ngàn nhát vào chàng, nhưng chỉ trong chốc lát, ý thức nàng dần tan biến, bóng chàng mờ dần.
Khi tỉnh lại, cơ thể đang lắc lư, nàng thấy Tiểu Ngọc lo lắng nhìn mình. A La thở dài: “Đến đâu rồi?”.
“Sắp đến Cốc thành rồi, tiểu thư”.
A La cựa mình, cơ thể đúng là mềm oặt. Nàng dựa vào Tiểu Ngọc ngồi dậy, như là đang ốm nặng, toàn thân không còn sức lực. Cử động không có gì trở ngại, nhưng nếu giơ tay đánh chắc là Tiểu Ngọc cũng đỡ được. Lưu Giác này tệ thật! Sực nhớ ra Lưu Anh, liền hỏi: “Lưu Anh đâu?”.
“Huynh ấy cưỡi ngựa đi bên ngoài”. Mặt Tiểu Ngọc thoáng đỏ.
Tiểu Ngọc đúng là đã thích Lưu Anh. Cũng tốt, Lưu Anh rất được. Có điều, Tiểu Ngọc, ta đành có lỗi với em. A La vén rèm xe, Lưu Anh cưỡi ngựa hình như có gì không vui, nàng gọi: “Lưu Anh!”.
“Tiểu thư, có việc gì?”. Lưu Anh cung kính.
Tối qua Lưu Giác nói với y, y đã bị xóa tên khỏi Ô y kỵ, kể từ nay là hộ vệ của tam tiểu thư. Lưu Anh không kìm được hỏi: “Nếu là mệnh lệnh của chúa thượng, thuộc hạ sẽ hết lòng bảo vệ tiểu thư, nhưng tại sao nhất định phải xóa tên khỏi Ô y kỵ?”.
Lưu Giác nhìn y: “Ta muốn ngươi sau này coi nàng ấy là chủ nhân của ngươi”.
Mặc dù theo tam tiểu thư, chúa thượng có lẽ ngầm cho phép y ở bên Tiểu Ngọc, nhưng lòng Lưu Anh vẫn rất khó chịu.
“Ta đói rồi, nghe nói Cốc thành có món bánh hoa mai nổi tiếng, đằng nào cũng sắp tới Cốc thành, ngươi đi trước mua về cho ta! Để nguội ăn không ngon, nếu ngươi chê ngựa đi chậm, thì chạy bộ mà đi”. A La thủng thẳng nói.
Lưu Anh trầm giọng: “Việc tiểu thư sai bảo thuộc hạ đã nhớ, bánh hoa mai mua về đến tay tiểu thư đảm bảo vẫn nóng”. Y thúc ngựa phóng đi, nửa canh giờ sau, cung kính dâng lên bánh hoa mai.
A La ngó nhìn, cầm lên một miếng định đưa vào miệng, bỗng lại kêu “Ai da” như nhớ ra điều gì: “Nghe nói, ăn bánh hoa mai này phải uống với trà nhụy hoa ở đây mới hợp. Lưu Anh à, lại phiền ngươi đi một chuyến”.
Lưu Anh không nói một câu, lại phi ngựa đi. Khi quay về, mở cái bọc ra, trà vẫn nóng, A La nhìn bình trà, trề môi: “Đói quá!”, buông rèm đánh “xoạch”, không buồn nhìn y.
Lưu Anh tức giận quay đầu, không nhìn cỗ xe nữa, tủi thân than thở: “Chúa thượng, nỗi phiền toái chúa thượng gây ra, bây giờ trút hết lên đầu tiểu nhân rồi!”.
Cứ như vậy, A La ђàภђ ђạ Lưu Anh suốt dọc đường, cuối cùng họ cũng bình an trở về bên sông Đô Ninh, Phong thành đã ở ngay trước mặt.
Gió lạnh đem theo bụi tuyết, rơi ràn rạt trên áo bông. Lão Trương kéo chiếc mũ da dê đội lên đầu, thắt lại quai mũ, bịt chặt hai tai, hai tay giấu trong ống tay áo, xốc lại cái gùi trên vai tiến về phía dịch trạm. Trên mái ngói của các ngôi nhà ven đường, tuyết đọng thành những dải nhũ so le, cái dài cái ngắn rủ xuống, tuyết rơi xuống đường hòa với nước mưa và đất tạo thành lớp bùn nhão nhoét, khi ủng giẫm lên đường phát ra những tiếng lép nhép.
Trong thời tiết này, ngồi trong nhà uống chén R*ợ*u nóng mới phải. Nhìn sắc trời, lão Trương rảo bước, không lâu sau đã tới dịch trạm. Lão vén bức mành bằng vải bố dày, hơi nóng xông ra, lão rũ bụi tuyết dính trên bộ râu, nước rơi từng giọt, mặt ướt đẫm. Lão phủi bụi tuyết trên người, “Ai dà, thật biết hưởng thụ!”.
Đám lính ở dịch trạm đang ngồi quây quần quanh đống lửa giữa phòng uống R*ợ*u, nghe tiếng nói, nhìn ra, có người cười xởi lởi: “Trương đại ca đã đến ư? Mau vào đây sưởi, làm chén R*ợ*u nóng! Thời tiết tệ quá!”.
Lão Trương cũng không khách sáo, hình như đã quen nhau, lão bước đến, có người đứng dậy nhường chỗ. Rót một bát R*ợ*u, một hơi uống cạn, lão xoa râu cười: “Hôm nay ta dậy muộn, việc của vương gia không được chậm trễ. Đồ đâu?”.
Dịch quan cười: “Vương gia nhà ông khẩu vị đến là quái, ngày nào cũng bắt lính vượt ngàn dặm mang đến món canh cải trắng! Ăn suốt ba năm vẫn chưa chán!”.
Lão Trương cau mày, nói khẽ: “Câu này mà ngươi cũng dám nói bừa!”. Vẻ hiền hậu ngay lập tức biến thành nghiêm khắc.
Dịch quan giật mình, vội chuyển câu chuyện, gọi to: “A Tứ, mau chuẩn bị đồ đưa cho lão Trương!”, rồi lại tươi cười: “Uống thêm bát R*ợ*u nữa, vừa rồi tôi nói bừa, nói bừa!”.
Lão Trương thở dài kéo y sang bên, nghiêm mặt nói: “Họa từ miệng mà ra, quản nghiêm thuộc hạ, đừng có nói bừa, vương gia nhà ta...”. Ánh mắt lão đầy phân vân không biết là sợ hay là than vãn.
Dịch quan rụt cổ, trong phòng ấm áp, vậy mà lưng y toát mồ hôi.
Lão Trương nhìn cái bao A Tứ vừa đưa, bên trong lớp bọc bằng chăn dày có chục cây cải trắng tươi mơn mởn, xanh ngắt. Biên thành mùa đông rất hiếm rau xanh, chỗ cải trắng này ngày nào cũng chuyển đến, chưa từng gián đoạn, thực là kỳ công, trăm lạng bạc một cây cũng đáng, lão bỏ vào gùi, khoác lên lưng, chỉnh lại mũ áo, gật đầu cười chào mọi người, cắm cúi đi trong gió lạnh.
Hậu viên của soái phủ Hữu quân ở Biên thành, không khí vắng vẻ hiu quạnh, không hề thấy màu xanh, tuyết đọng dày từng lớp trên những hòn non bộ và cành cây khô, tuyết trùng trùng giăng khắp nơi, quả là một thế giới được tạo khắc từ băng tuyết. Người lính hầu thận trọng bê chiếc liễn có nắp bạc rẽ vào một hành lang, rảo bước về phía hậu thất. Vừa đến cửa, đã có người đứng chờ đón lấy cái liễn rồi vén rèm đi vào.
Bên trong mấy lò sưởi đang cháy, không khí ấm áp như mùa xuân, Tử Ly mình vận chiếc áo bông nhẹ, rộng rãi đang đọc thư tín vừa chuyển đến. Mỗi tháng, vương phi trong phủ Ly thân vương ở Phong thành đều viết thư đến, trong thư kể rõ tình hình vương phủ và những câu thăm hỏi đúng nghi thức. Tử Ly xem xong cười lớn, nhấc Pu't viết mấy chữ hồi âm. Gạt thư của Cố Thiên Lâm sang một bên, mắt chàng chuyển sang phong thư mật. Đây là tin mật thứ một trăm bảy mươi tư. Ba năm trước chỉ có mấy chục tin, hai tháng gần đây tăng đột ngột, ánh mắt u ám của chàng nhìn ra ngoài, tuyết đọng long lanh trên cành cây, một cảm xúc dịu nhẹ mơ hồ từ từ nhen trong lòng, chàng bất chợt lẩm bẩm: “Phong thành mùa đông chắc không lạnh thế này”.
Người hầu thận trọng để chiếc liễn lên bàn, khẽ thưa: “Mời vương gia dùng bữa!”.
Tử Ly quay đầu lại, nụ cười vẫn trên môi: “Không biết hôm nay mùi vị thế nào?”. Rồi chàng thong thả đi đến ngồi bên bàn.
Người hầu múc một bát nhỏ, chìa trước mặt chàng. Tử Ly nhìn bát canh trong vắt, chàng múc một thìa nếm thử, vị thanh, ngọt, thơm mát, nuốt xuống cổ, lại như uống phải ngụm thuốc đắng, đắng đến mức bao tử như sôi lên.
Người hầu e ngại liếc nhìn chủ nhân, nụ cười vẫn còn nhưng đông cứng trên mặt như mọi khi, y bất giác thở dài, nấu canh cải trắng suốt ba năm, không lần nào khiến chúa thượng hài lòng, nhưng không ngày nào dám ngừng lại, khiến đầu bếp chạy như đèn cù. Bỏ bao nhiêu bạc thuê đầu bếp giỏi đến Biên thành, vẫn không nấu được mùi vị khiến chúa thượng hài lòng. Canh không ăn hết bê ra, có đầu bếp không nén nổi nếm thử, kinh ngạc kêu lên: “Quả là ngon!”. Nhưng không hợp khẩu vị của vương gia, thay loạt đầu bếp khác cũng vậy. Cũng không thấy chúa thượng nổi nóng, vậy là món canh cải trắng ngày nào cũng nấu.
Tử Ly lại tự tay múc một bát canh, người hầu ngạc nhiên quỳ sụp xuống: “Nô tài không chú ý, hầu hạ chúa thượng không chu đáo!”.
“Đứng dậy đi, mùi vị rất ngon, từ nay không phải nấu món này nữa!”. Tử Ly nheo mắt nói, không biết là chàng vui hay bực.
Người hầu thấp thỏm không yên. Sao đột nhiên lại ghét món canh đó? Nhưng y lại không dám hỏi, cúi đầu đi ra.
Sau bữa trưa, Tử Ly đĩnh đạc bước ra ngoài, người hầu vội khoác lên vai chàng chiếc áo lông chồn.
(*) Nguyên văn: “Linh lạc thành nê niễn tác trần, chỉ hữu hương như cố”, trích trong bài từ Vịnh mai, điệu Bốc toán tử của Lục Du, bản dịch của Nguyễn Xuân Tào (BTV).
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc