Duyên kì ngộ - Chương 02

Tác giả: Trang Trang

Người đàn ông chậm rãi nói: “A Lôi, con lại đây!”.
Trình Tinh nhìn đứa con gái mười tuổi nghe gọi, vội bước lên đi đến giữa phòng, nét mặt bình tĩnh, nhưng hai tay lẩn trong ống tay áo thoáng nắm lại. Trình Tinh cúi đầu giấu nụ cười. Thầm nghĩ, đã tưởng cô bé ấy không sợ thật, hóa ra vẫn là trẻ con.
Người đàn ông hỏi: “A Lôi, ba tháng nay con học tốt nhất ngón gì?"
Giọng A Lôi lanh lảnh trả lời: ‘‘Bẩm cha, gảy đàn ạ”.
Người đàn ông vẫy tay, gia nhân chuyển vào mấy cái ghế, đặt cây đàn lên rồi lui ra.
A Lôi ngồi cạnh cây cổ cầm, nét mặt bình thản, vuốt nhẹ dây đàn, nói: “Bây giờ A Lôi sẽ chơi khúc “Mai hoa tam lộng”.
Liền sau đó tiếng đàn cất lên, trong ✓út bay bổng. Rồi uyển chuyển chập chùng, lạnh như những tảng băng xô. Trình Tinh thầm khen hay. Trong thế giới hiện đại cô đã từng nghe khúc cổ cầm “Mai hoa tam lộng”, không khác bản này bao nhiêu. Chỉ có điều được nghe biểu diễn trực tiếp thế này thì đây là lần đầu.
Cô lại ngắm A Lôi mười tuổi, sắc mặt bình thản, khuôn mặt trái xoan xinh đẹp thoáng vẻ kiêu sa. Trình Tinh thầm nghĩ, mới mười tuổi đã biết chơi đàn hay như vậy thật quá siêu. Cô nhớ hồi nhỏ, cha mẹ sống ૮ɦếƭ ép cô học dương cầm, cô cực lực phản đối. Bây giờ biến thành như thế này, nếu lúc đầu mình chịu khó học chút nghệ thuật cổ điển như đàn, tiêu sáo hay thư họa gì đó, có phải bây giờ hữu dụng bao nhiêu! Nghĩ đến sự biến hóa kỳ dị này, Trình Tinh lại khó chịu, hai tay bất giác nắm nhàu vạt áo.
Thất phu nhân nhận ra, bàn tay khẽ vỗ tay cô, ánh mắt hàm ý bảo, không biết thì thôi, không quan trọng.
Trình Tinh đột nhiên cảm thấy thất phu nhân đối xử với đứa bé này thật tốt, lòng bỗng thấy ấm áp. Sau khi thay hình đổi dạng, người đầu tiên gặp trong thế giới kỳ lạ này đã đối xử tốt với cô như vậy, coi như may mắn rồi.
Lúc đó khúc nhạc đã vang lên những âm thanh cuối cùng, A Lôi dừng tay, ngửa khuôn mặt nhỏ xinh nhìn người đàn ông.
Người cha gật đầu cười: “A Lội, sao lại chọn khúc này?".
Mắt A Lôi lộ vẻ đắc ý, dõng dạc nói: "A Lôi thấy hoa mai trưóc sân đã tàn, mặc dù đã là tháng hai xuân sớm, nhưng con vẫn nhớ sắc hoa tinh bạch, hương thơm sực nức lúc mai nở rộ suốt mùa đông, con thích nhất khí tiết kiên cường không sợ tuyết sương của nó”.
Người đàn ông vuốt chòm râu dưới cằm, khen: “Tốt, con gái ta chắc sẽ có cốt cách như mai! Tiếp tục. Tối nay cha sẽ đến vườn mai ngắm cảnh mai tàn như con nói!”.
Câu nói vừa dứt, Trình Tinh nhìn thấy vị phu nhân ngồi phía trái - chắc là thân mẫu của A Lôi - sắc mặt sáng lên vẻ đắc ý, lại cúi đầu nhỏ nhẹ: “A Lôi còn nhỏ, ngón đàn chưa thạo, lão gia quá khen!”.
Trình Tinh mắt đảo một lượt khắp phòng. Ngoài thất phu nhân mặt không biểu cảm, các vị phu nhân ngồi đó nét mặt ít nhiều đều lộ vẻ đố kỵ. Cô thầm nghĩ, bao nhiêu phụ nữ tranh giành một ông chồng, người xưa sao lại có thú vui như thế, có lẽ không có gì để chơi, họ đấu đá lẫn nhau, người đấu với người chắc là thú lắm.
A Lôi lùi về chỗ của mình bên cạnh mẹ, A Phỉ bước ra. Cô bé có khuôn mặt trái xoan, một đôi mắt vừa to vừa đen, linh hoạt thông minh. Cô bé không hề run, nói to: “Cha, mấy tháng nay A Phỉ luyện thư pháp có ít điều tâm đắc”.
Vậy là gia nhân lại khiêng ra một chiếc bàn thấp, đặt lên đó Pu't nghiên, giấy mực. Một a hoàn bước lên chỉnh lại trang phục cho A Phỉ. Cô bé trầm ngâm suy nghĩ một lát, đột nhiên cúi người nghiêng mình qua phải, rồi lại qua trái viết một mạch đôi câu đối, đoạn ngắm nghía một hồi, mới buông Pu't, nói dõng dạc: “Xin cha chỉ giáo!”.
Trình Tinh nhìn nét chữ phóng khoáng tươi rói màu mực trên giấy, đúng là chữ đẹp! Vế phải vế trái đều như nhau, nghĩ đến nét chữ như giun bò của mình mà toát mồ hỏi.
Người đản ông chăm chú ngắm nghía hồi lâu, nói với A Phỉ: “Phỉ Nhi, chữ con đúng là tiến bộ rất lớn, tuổi còn nhỏ Pu't lực chưa đủ, nếu luyện tập thêm, chắc chắn rất đẹp!”.
Lời khen khiến A Phỉ mặt mày hớn hở, ngoái đầu nhìn mẹ cười, xúc động vui sướng, điệu bộ vừa kiêu kỳ vừa đáng yêu. Trình Tinh nghĩ, A Lôi xinh đẹp, A Phỉ kiêu kỳ, may là mình giống mẹ, sau này lớn lên mình cũng là mỹ nhân! Đang mải mê quan sát, đột nhiên nghe thấy người đàn ông gọi: “A La, con lại đây!”.
Trình Tinh ngẩn người, thất phu nhân lo lắng nhìn cô, nhẹ nhàng nhắc: “Tam Nhi, cha gọi con!".
Trình Tinh hốt hoảng, suýt quên mất cô bé A La này cũng phải ứng thí. Mình không biết chơi đàn, không biết thư pháp, mình biết gì nhỉ? Ngay cả đây là thời nào, nơi nào cũng không biết. Trình Tinh đi thẳng đến đứng giữa phòng.
Nghe thấy giọng nói lạnh lùng của người cha: “Hai chị con, một người đàn hay, một người thư pháp giỏi. A La, ba tháng nay con nợ bài thi, mẹ con đã khất mười roi, đám bảo sau ba tháng nhất định con sẽ tiến bộ, ba tháng nay con học được gì?”.
Mười roi? Không được, vừa bị đưa đến thế giới này, còn chưa hiểu đầu cua tai nheo thế nào lại còn bị đánh, tuyệt đối không được! Làm gì đây? Đọc những bài cổ thi còn nhớ là được chứ gì, chỉ sợ những người ở đây cũng biết. Trình Tinh đứng giữa phòng, đầu óc suy nghĩ rất lung. Thấy cô mãi không mở miệng, mấy vị phu nhân lộ vẻ mừng thầm. Trình Tinh quyết định, đọc thơ vậy, nếu họ biết là thơ của ai, thì nói mình thích nên học thuộc. Nếu không biết thi sẽ nói là của mình làm. Cô ngẩng đầu, nói: “Con thích thơ, con có thể đọc thơ cho cha nghe”.
Người đàn ông ấy mở to mắt, ngạc nhiên nhìn cô, thất phu nhân khẽ nhướn mày. Ngưòi cha cười: “Tốt, tốt, tam tiểu thư nhà ta lại biết đọc thơ, đọc cha nghe nào”.
Trong phòng có tiếng cười nhạo. Trình Tinh quay đầu, thấy sắc mặt thất phu nhân đã trắng bệch, bất giác thầm thở dài, chầm chậm đọc: “Nhị nguyệt cô đình nhật nhật phong, xuân hàn vị liễu du nhân không. Hải đường bất tích yên chi sắc, độc lập ௱ôЛƓ ௱ôЛƓ tế vũ trung”(*).
Đây là bài “Xuân hàn” của thi nhân Trần Dữ Nghĩa thời Tống. Trình Tinh sửa mấy chữ, dùng chất giọng non nớt không phải của mình đọc xong, thấy mọi người trong phòng ngồi ngây, người có vẻ kinh ngạc, người sa sầm đố kỵ. Bụng nghĩ, ngay bản thân nghe cái giọng trẻ con của mình đọc một bài thơ như vậy cũng thấy giật mình nữa là. Đúng là chưa quen, giọng nói này đâu phải của mình. Rõ ràng là miệng mình phát ra mà lại nghe như người khác nói.
Nguời đàn ông trầm ngâm một lát, rồí nhìn về phía thất phu nhân, ánh mắt đầy ẩn ý. Trình Tinh lại ngoái nhìn, mắt thất phu nhân đã ngấn nước, trong dáng yểu điệu dịu hiền có phần buồn bã.
Trình Tinh thở phào. Thấy mọi người không biết bài thơ này. Có nghĩa là đây không phải thời Tống, vậy thì bản quyền những bài thơ sau thời Tống thuộc về mình rồi!
Người cha cười ha hả: “Hay, A La mới sáu tuổi đã làm đưọc thơ như vậy, mẹ con vất vả rồi. Miễn đánh đòn, hôm nào cha sẽ đến Đường viên nghe con đọc thơ!”.
Lời vừa dứt, trong phòng “sè sè" như tiếng ruồi bay, đó là những tiếng cười khẩy và những ánh mắt gay gắt đổ dồn vào thất phu nhân. Trình Tinh cúi đầu suy nghĩ về câu nói ẩn ý, xem ra rất nặng nề của người đàn ông kia “mẹ con vất vả rồi”. Thầm nghĩ, có lẽ ông ta cho rằng bài thơ vừa rồi là do thất phu nhân dạy mình. Có điều, một đứa trẻ ba tháng trước không trả được bài, suýt bị phạt đòn, đột nhiên lại đọc được bài thơ như vậy, ai chẳng thấy lạ. Thất phu nhân cũng nói cô bé A La này không thích thơ phú, học cũng không chăm mà. Trình Tinh lui về đứng yên cạnh thất phu nhân suy nghĩ. Thất phu nhân không hề dạy con gái bài thơ đó, sau này sẽ tìm cơ hội xóa bỏ nỗi ngờ vực của mọi người mới được.
Người cha lại nói: “Nhà họ Lý chúng ta được tiếng là danh gia vọng tộc của Ninh quốc, dòng dõi thư hương. Sau này phải học hành chăm chỉ mới không bị thiên hạ chê cười!”. Nói đến đây giọng ông ta trở nên nghiêm khắc.
Mọi người trong phòng vội vâng vâng dạ dạ, rồi dần dần giải tán, ai về phòng ấy.
Thất phu nhân nắm tay Trình Tinh đợi các vị phu nhân ra trước, cuối cùng mới rời khỏi phòng đi về phía Đường viên. Trình Tinh cảm thấy thất phu nhân lúc này đang run run xác động, bàn tay nắm tay cô càng chặt, tiếng chân bước càng mau. Có vẻ như bài thơ đó lại vô tình nói lên tâm tư của phu nhân. Trình Tinh tổng hợp những lời thất phu nhân đã nói với cô và những gì vừa nhìn thấy trong cuộc thi vừa rồi, phán đoán thất phu nhân chắc chắn không được sủng ái. Người đẹp như vậy mà lại không được yêu chiều? Chắc có nguyên do.
Ninh quốc? Là thế giới chưa biết ư? Các bà phu nhân kia đối địch với thất phu nhân, người cha vừa nhìn đã biết ngay là kiểu người giáo lý giả tạo, hai người chị kiêu kỳ nhưng rất có tài, một vụ ân oán chốn danh gia! Mình phải thế nào đây! Xem rất nhiều tiểu thuyết vượt thời gian, mình có thể hiểu biết càn khôn, thích nghi được cuộc chơi quay về quá khứ như những nhân vật trong đó không? Liệu có bị ૮ɦếƭ yểu? Liệu có một ngày kia thức dậy lại trở về thế giới hiện tại hay không? Trình Tinh nghĩ, cô bé A La trước đây chắc là đứa trẻ hướng nội, không thạo ăn nói. Hướng nội thì hướng nội, cũng may từ nhỏ mình đã sống độc lập, gặp chuyện gì cũng vẫn bình tĩnh, không kêu ca phàn nàn, nếu không, ngay người mẹ xinh đẹp này cũng không có, sáu tuổi không chừng bị ૮ɦếƭ đói? ૮ɦếƭ đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn, nếu bị bán vào lầu xanh, chẳng thà ૮ɦếƭ còn hơn?
Ngẩng đầu nhìn thất phu nhân, sắc mặc đã trở lại bình thường, hầu như không cảm thấy sự bất thường của A La. Trình Tinh nghĩ, đã đến thế giới này một cách kỳ lạ, kỳ lạ nhưng cũng là ý trời. Hơn nữa A La mới sáu tuổi, nếu lớn hơn một chút, chẳng lẽ phải giả bộ mất trí nhớ?
Trên đường về, vừa đi cô vừa nhìn ngắm những lầu gác, hành lang quanh co cổ kính xung quanh, thầm nghĩ, gia đình này chắc chắn là nhà quyền thế, giàu có, trang viên rất rộng. Người cha kia tề gia rất nghiêm khắc, thỉnh thoảng gặp gia nhân, họ đều cúi gập người chào thất phu nhân và cô.
Rút cục nên vào nhà giàu hay vào nhà nghèo? Trình Tinh nghĩ, có lẽ vào nhà giàu vẫn hơn, dân thời xưa nghèo khổ, không có cái ăn cái mặc, sưu cao thuế nặng, bữa ăn chỉ có rau cám. Nếu gặp ác bá địa chủ, hoặc năm mất mùa đói kém, cắm cọng rơm lên đầu(*) ૮ɦếƭ thế nào cũng không biết. Vào nhà giàu mặc dù có mưu mô, tranh giành, nhưng tốt xấu có cha mẹ làm quan. Bản thân cũng từng nghe nhiều, thấy nhiều cảnh đấu đá công khai ngấm ngầm trong chốn quan trường, đối phó coi như cũng không khó lắm.Những chuyện như vậy thời nào chả có, tranh giành đấu đá vốn là bản tính con người.
Lúc này, cô nắm chặt tay thất phu nhân trở về nhà.
(*) Tạm địch: Tháng hai gió thổi đinh không, xuân lạnh chưa dứt khách chừng ngại qua. Hải đường ngàn màu son pha, cô đơn đứng giữa nhạt nhòa mưa bay (BTV).
(*) Trung Quốc xưa đội một chiếc vòng nhỏ tết bằng rơm, cắm ngọn cờ, rơm trên đầu đứng ở chợ là dấu hiện bán mình đi ở đợ (ND).
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc