Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi - Chương 05

Tác giả: Andrew Matthews

Luật thiên nhiên

Có những qui luật vũ trụ chi phối hoặc ảnh hưởng đến đời sống chúng ta hằng ngày, hằng giờ. Chẳng hạn luật vạn vật hấp dẫn. Bạn dễ dàng nhận ra ảnh hưởng của qui luật này khi bạn để tuột bao khoai khỏi tay, nó sẽ rơi xuống đất. Chúng ta cũng thấy qui luật này ảnh hưởng đến những ngôi nhà cũ kỹ và những người già. Người già thì bị còng lưng và nhà cũ sẽ bị sụp. Qui luật này chi phối quỹ đạo của các hành tinh, sự tuần hoàn của thủy triều và sự thay đổi mùa trong năm.
Nếu chúng ta lỡ ᴆụng tay vào ổ cắm điện, chúng ta sẽ bị giật điện. Chúng ta không nhìn thấy nó, nhưng có bằng chứng tỏ rằng nó tồn tại. Có thể lấy ví dụ về từ trường nam châm làm dẫn chứng. Những qui tắc và luật vô hình này giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.
Có điều nhiều người tin rằng mọi vật trong vũ trụ đều bị chi phối theo một quy luật nhưng không chi phối cuộc sống của hính họ. Họ tin vào số phận, định mệnh và sự may mắn. Nên nhớ rằng bạn là một phần của vũ trụ và cuộc sống của bạn bị chi phối theo một qui luật cũng giống như mặt trăng, tinh tú và cây cỏ trước sân vườn bạn vậy. Tất cả đều tuân theo qui luật của thiên nhiên.
Các nhà vật lý cho rằng thế giới thật sự không như những gì ta nhìn thấy. Khi chúng ta thu nhỏ thế giới vật chất này thành một khối nhỏ thì chúng ta có những nguyên tử và những siêu nguyên tử, những hạt nguyên tử chuyển động rất nhanh này thật sự là những khối năng lượng, thế giới vật chất của chúng ta được hình thành từ năng lượng. Chẳng có cái gì thật sự rắn chắc cả, tốc độ chuyển động của những khối nguyên tử này qui định khối đó là gạch hay là một giọt kem đánh răng v…v... Vì thế, thế giới vật chất mà chúng ta thấy đấy thực ra là một khối năng lượng chuyển động với những vận tốc khác nhau.
Bộ óc ta tạo ra gì khi ta suy nghĩ? Năng lượng. Những dòng chuyển động của năng lượng. Khoa học cho ta thấy mọi hành động đều có tác động tương đương ngược chiều. Vì thế mỗi lần ta suy nghĩ sẽ tạo ra một tác động. Khi chúng ta có 50 ngàn ý nghĩ một ngày sẽ phát ra rất nhiều dòng chuyển động của năng lượng và tạo ra rất nhiều tác động. Những gì tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sức mạng nội tại của chúng ta không phải là cái gì khác mà chính là những tư tưởng và ý nghĩ của chúng ta.
Plato khi đề cập đến sức mạnh này, đã nói: "Thực tại là do lý trí con người qui định. Chúng ta có thể thay đổi thực tại khi chúng ta thay đổi cách suy nghĩ". Marcus Aurelius, một triết gia La Mã viết: "Đời sống con người thật sự là những gì anh ta suy nghĩ trong đầu". Trong kinh thánh có câu: "Con người như thế nào thì tư tưởng như thế đấy". Qua đó chúng ta thấy sức mạnh thật sự, quyền năng thật sự là lý trí và tư tưởng. Đó là những câu nói của những người đã từng kiểm nghiệm cuộc đời, từng trải cuộc đời.
Cuộc sống sẽ ưu đãi chúng ta nếu như chúng ta khôn khéo học hỏi những gì người đời đã học. Trong cuộc sống chúng ta cần phải tranh thủ những lời khuyên hay cố vấn từ những người thành công và biết lắng nghe những người thu cuộc.
Tôi cho là những người thành công tin rằng triết lý và lẽ sống đó của họ là cơ sở cho sự thành đạt.
Dĩ nhiên trong khi vận hành theo qui luật của vũ trụ đôi lúc có những trường hợp ngoại lệ không theo những nguyên tắc đó, nhưng chắc chắn nó vẫn theo một trật tự nhất định nào đó và một khi nhận thức được sự vận hành của những qui luật này, chúng ta sẽ sống nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.
Có một số người cho rằng: "Nguyên tắc hay qui luật nào cũng là những lời sáo rỗng, chẳng thay đổi được gì cả. Cuộc sống là bể khổ, là đen tối, là mốc meo". Tại sao người ta phải bi quan đến như vậy? Trước hết chúng ta phải tìm hiểu động cơ, ý định của họ và xem xét đời sống hiện tại của họ như thế nào? Trong khi thuyết trình về lĩnh vực phát triển tính cách cá nhân con người, đôi lúc tôi ᴆụng đầu với thái độ: "Tôi chẳng biết gì về lĩnh vực này cả bởi vì tôi chưa bao giờ thử nghiệm". Nào hãy nghiệm những ý tưởng trong cuốn sách này rồi quyết định.
Nhiều khái niệm trong cuốn sách này sẽ không mới mẻ đối với bạn lắm đâu. Những ý tưởng chủ yếu giúp bạn mở rộng niềm tin. Tôi hi vọng bạn sẽ có thêm niềm tin và hãy tự giải phóng mình, tự tạo cơ hội cho mình để hiểu biết thêm về thế giới mà chúng ta đang sống, đại loại như những qui luật nào đó trong vũ trụ mà bạn chưa hiểu biết đến. Khi còn nhỏ bạn có thể cho rằng trái đất là một bề mặt phẳng và khi hiểu biết hơn bạn thay đổi quan điểm của mình. Tôi hi vọng bạn sẽ đón nhận những khái niệm này trên tinh thần tìm hiểu, đừng có tin ngay mọi cái chỉ bởi vì nó được viết ra ở đây. Hãy tự mình định đoạt giá trị của nó.
Học hỏi từ thiên nhiên

"Bạn là một phần của vũ trụ cũng như mặt trăng, mặt trời, ngôi sao hay cây cỏ, bạn có quyền tồn tại ở đây. Nói gì thì nói, có điều chắc chắn rằng vũ trụ rất bao la".
Desiderata
Chúng ta là một bộ phận của vũ trụ, đời sống của chúng ta được chi phối theo một qui luật chi phối toàn vũ trụ. Chúng ta cần phải hài hòa với vũ trụ, thiên nhiên. Chúng ta lớn lên và phát triển theo thời gian. Cuộc sống của chúng ta sẽ vận chuyển theo một chu trình khép kín, đó là qui luật của tạo hóa. Chúng ta phải có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, những dạng sống khác cũng vậy.
Phải có thời gian
Sự phát triển luôn phải có thời gian nhất định. Chẳng hạn như cậy đại cổ thụ không phải qua một đêm mà nó trở nên to lớn như vậy, nó phải trải qua một quá trình tiến thoái từ từ như rụng lá, thay cành, thay vỏ mới trở thành cây cổ thụ. Kim cương được tạo ra, hình thành không phải trong một tuần. Tất cả những gì có giá trị, đẹp và lộng lẫy cũng đều trải qua một thời gian mới trở nên như vậy.
Vì thế sự tiến bộ và phát triển của bản thân đòi hỏi phải có thời gian. Khi chúng ta nhận biết mọi việc tiến triển quanh ta thì thật dễ chịu khi tự đánh giá sự phát triển của bản thân. Cần phải có thời gian để xây dựng lòng tin, cần phải có thời gian để có một cơ thể khỏe mạnh hay cái nhìn lạc qua, cần phải có thời gian tạo dựng một cơ sở kinh doanh làm ăn khấm khá hay tự độc lập về tài chính. Trên đời này rất hiếm và ít ỏi những người thành công chỉ qua một đêm.
Vòng tròn khép kín
Rõ ràng trái đất quay xung quanh mặt trời, mùa đông ra đi và mùa xuân lại đến và cuộc đời của chúng ta sẽ vận hành trong một chu kỳ như vậy. Có những lúc thật sự khó khăn nhưng có những lúc thật sự dễ chịu và thư thái, cũng giống như mùa này kế tiếp mùa kia. Một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc đời là đương đầu với mùa đông trong khi chờ đợi cái tốt đẹp hơn ở mùa xuân.
Sự việc sẽ tốt hơn, đó là qui luật. Nhưng vấn đề rắc rối là ở chỗ nhiều người bỏ cuộc quá sớm.
Nghỉ ngơi
Theo luật định mọi vật có lúc phải nghỉ ngơi như con gấu và con trắng đi ngủ đông, con cá ngủ dù mắt vẫn mở. Chúng ta cần phải biết điều này, chúng ta cần phải có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
Nếu bạn cho là không ai làm thay công việc của bạn được và kiên quyết làm việc cật lực thì nhất định cuộc sống sẽ như vậy trừ phi bạn thay đổi suy nghĩ của mình.
Khi chúng ta nghỉ ngơi cũng như đất trồng trọt cần phải có thời gian nghỉ ngơi, thì chúng ta sẽ làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn. Như thế tôi cho rằng con người được sinh ra để làm việc và cả để vui chơi. Rohn nói: "Hãy xem nghỉ ngơi là nhu cầu, không phải là một mục tiêu!"
Tình yêu thương
Một số quan điểm về tình yêu thương … (Làm sao đánh giá được tình yeu thương chỉ trong vài đoạn văn?).
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta rất yêu trẻ em? Chúng ta yêu trẻ em vì trẻ em ngây thơ và chân thật. Khi chúng ta rộng vòng tay và nhìn vào mắt chúng ta, điều này có nghĩa là chúng cần tình yêu của chúng ta. Khi lớn lên nhiều người chúng ta tin rằng, hoặc giả vờ rằng không cần đến ai. Chúng ta giả vờ khi nói rằng: "Tôi ổn, tôi không sao, tôi có thể chịu đựng được, tôi có thể tự làm được". Nhưng trong thâm tâm chúng ta lại sợ hãi cô đơn và rất cần sự quan tâm của người khác.
Có người cho rằng: "Bạn không nên cho mình là ngây thơ, cần sự giúp đỡ người khác. Nếu làm vậy bạn sẽ tỏ ra yếu đuối". Rồi cũng có người quan niệm rằng bạn đừng nên để lộ cảm xúc thật của mình, người ta sẽ chộp được bạn. Ngược lại có người cho rằng: "Người ta sẽ yêu bạn khi bạn chân thật." Bạn sẽ gặp khó khăn khi giả vờ cho rằng: "Tôi ổn, tôi không sao".
Thật hài hước là những người khao khát tình cảm nhất lại là những người giả vờ không cần nó nhất. Khi chúng ta thật sự mềm yếu và cô đơn bên trong, chúng ta lại cố gắng làm ra vẻ mọi việc đang tốt hơn để cho mọi người tin rằng không có gì không ổn.
Tình yêu thương không phải là ủy mị. Tình yêu thương là sức mạnh, là sự dấn thân. Yêu thương ai cũng có thể có nghĩa là nói với họ điều mà họ không muốn nghe.
Yêu thương là can đảm. Và khi phải nói: "Tôi sợ", hay "Tôi yêu anh", bạn còn phải can đảm hơn khi tát tai người đó.
Yêu thương là sự tôn trọng bản thân mình và bản thân người khác. Là sự chấp nhận họ như bản chất vốn dĩ của họ và yêu thương vô điều kiện. Chừng nào chúng ta còn nói, anh làmcái này hay cái kia rồi tôi sẽ yêu anh thì đó không phải là tình yêu - đó là sự bắt buộc.
Yêu thương là nhìn thấy được cái tốt đẹp ở con người và nếu bạn làm được như vậy và kiên quyết làm nó thì chắc chắn bạn sẽ được hạnh phúc. Vì cuộc sống của chúng ta phản ảnh con người chúng ta, càng được yêu thương thì càng lĩnh hội được những cái đẹp và chúng ta càng lớn lên, càng phát triển. Vì thế đối với tất cả chúng ta: "TÌNH YÊU THƯƠNG LÀ TẤT CẢ".
Học từ trẻ con Chúng ta học được rất nhiều từ trẻ con. Hầu hết chúng ta đều có thể nhớ những điều kỳ diệc mà chúng ta đã làm khi còn bé.
Dường như nhiều bậc cha mẹ cho rằng dạy dỗ con cái là một quá trình diễn ra một chiều. Tôi tin rằng, họ cần tốn nhiều thời gian học hỏi từ trẻ con hơn là dạy chúng.
Trẻ em biết hưởng những giây phút vui vẻ, hạnh phúc nhiều hơn người lớn, chúng biết cách đùa giỡn vui cười. Chúng có thể cười ngay lúc chẳng có cái gì để cười cả. Chúng cười vô tư.
Thế ngày hôm nay bạn có cái gì để cười không nào?
Trẻ con rất hồn nhiên và vô tư. Chúng không cần phải phân tích, mổ xẻ hay suy nghĩ nhiều. Đối với chúng thế giới này như một chiếc bánh quy. Hễ khi nào chúng tạp gặp được người lớn mà lúc nào cũng hồn nhiên vô tư, thì chúng ta cảm thấy quý họ. Thế thì chúng ta hãy bớt suy tư và hãy hồn nhiên như trẻ thơ.
Trẻ em lúc nào cũng vui, chúng rất tò mò. Một con bò, con kiến, con chuột, con mèo… đối với trẻ là một điều thú vị rồi. Mọi thứ đều mới lạ hấp dẫn và chúng thật sự bị cuốn hút. Nhưng thật trớ trêu là khi chúng ta trưởng thành, nhiều người đã quên thế giới tươi đẹp này.
Trẻ em lúc nào cũng niềm nở. Chúng không bao giờ co thành kiến hay phân biết. Giàu nghèo, da đen hay da trắng không thành vấn đề, chúng đều đối xử như nhau. Trẻ em không bị ràng buộc vào tôn giáo, không bị ảnh hưởng với chính trị cho nên bạn sẽ được chúng đón tiếp vui vẻ, cho dầu bạn theo đạo nào hay trường phái chính trị nào… Thậm chí không cần biết bạn có tắm gội sạch sẽ hay không. Bạn có thường nghe trẻ em phàn nàn về thời tiết bao giờ chưa? Không, chúng không bao giờ làm vậy. Qua trực giác chúng biết rằng để duy trì tinh thần sảng khoái, chúng phải đón những gì đang diễn ra.
Chúng ta có vui và ngạc nhiên về sự thành thật và ngây thơ của trẻ em không?
"Tại sao bố lại già như vậy?", "Tại sao bố lại làm bừa bộn cái bàn?" hay "Bố của thằng Johnny cười còn tại sao bố lại không cười?"
Trẻ em rất kiên quyết. Nếu chúng muốn cái gì đó, chúng không bao giờ từ bỏ. Vì thế chúng ta thường nghe: "Con muốn ăn kem. " "Cho con ăn kem, " "Chị ơi, cho em ăn kem đi nào".
Sự kiên nhẫn và quyết chí là một điều đáng để tra chiêm nghiệm và học hỏi. Nếu 100 người theo học lớp tiếng Hoa thì hết 90% là bỏ cuộc trong năm đầu tiên. Chúng ta hãy nhìn cách trẻ tập đi, chúng kiên quyết đi cho bằng được. Một khi vấp ngã, chúng gượng đứng dậy và tiếp tục chập chững những bước đầu tiên cho đến khi chúng đi được. Và ai cũng phải vậy! Thế bạn còn cái tính kiên quyết đó chứ? Vậy hãy phát huy đi. Như đã nói nhiều lần, trẻ em giàu trí tưởng tượng. Điều này giúp cho chúng học hỏi, vận dụng và phát triển một cách nhanh chóng.
Đúc kết
Hãy dành thời gian chơi với trẻ con, bạn sẽ học được nhiều: tính hồn nhiên, vui vẻ và hiếu kỳ, thái độ chấp nhận, nghị lực, sự tin tưởng, tính kiên trì và óc tưởng tượng.
Luôn hoạt động

Nguyên tắc luôn hoạt động liên quan đến qui tắc: "Không dùng thì sẽ mất". Chúng ta hiểu rất rõ qui luật hoạt động của thiên nhiên. Chuyện gì sẽ xảy ra khi một con sông ngừng chảy? Dĩ nhiên, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ. Giống như vậy với con người khi ngừng hoạt động trí não hay thể chất.
Những người chơi thết thao biết rằng cầu thủ bị thương nặng thường hay đứng yên, ít hoạt động. Thương gia nếu dừng hoạt động trong một thời gian thì sẽ trắng tay. Dĩ nhiên bạn cần thời gian để hít thở thường xuyên, nhưng phải biết là cần "tiến lên, mở rộng và học hỏi".
Thuyền thường đi ra ngoài khơi nhiều hơn là ở yên trong cảng. Tương tự, máy bay cũng vậy. Bạn ít khi thấy máy bay đậu trên mặt đất trừ khi nó đang được bảo trí.
Thống kê về người cao tuổi cho biết người bình thường khi về hưu sống không được bao lâu. Bài học ở đây là đừng có "về hưu". Nếu một người nói: "Bây giờ tôi 94 tuổi và tôi làm việc suốt đời". Có thể hiểu được ý ông già là nhờ làm việc suốt đời mà ông sống được đến tuổi đó.
George Benard Shaw đoạt giải Nobel khi gần 70 tuổi. Benjamin Franklin đã cho ra đời những tác phẩm hay nhất của ông ở tuổi 84. Danh họa Picasso để lại cho thế giới những bức họa có giá trị ở tuổi 80.
Trước đây, tôi có quen một cụ bà ở Adelaide, Nam Úc chưa bao giờ chơi thể thao trước cái tuổi 76. Ở tuổi này, bà tham gia câu lạc bộ cầu lông và đến nay đã 82 tuổi bà vẫn chơi cầu lông một ngày 2 lần.
Một điều bổ ích khi tuân thủ nguyên tắc "luôn hoạt động" này là khi chúng ta hoạt động, chúng ta không lo lắng gì cả.
Đúc kết
Khi năng động làm việc thì thành công và hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn. Nguyên tắc "luôn hoạt động" là chất xúc tác giúp ta luôn luôn tiến bộ và hoàn thiện bản thân.
Không dùng thì sẽ mất
Chúng ta không sử dụng bất kể cái gì là chúng ta đánh mất nó. Dễ thấy nhất là đối với cơ thể chúng ta. Giả sử nếu bạn quyết định ngồi trên xe lăn trong 3 năm thì sau 3 năm mọi cái sẽ như thế nào? Chắc hẳn bạn sẽ không thể đi lại được. Không sử dụng đôi chân của mình, bạn sẽ làm hỏng nó.
Tương tự như khi tôi rèn luyện các kỹ năng. Chẳng hạn bạn không hề chơi dương cầm trong một năm, bạn sẽ không tài nào múa tay một cách điệu nghệ trên bàn phím được. Vì thế chúng ta cần phải đầu tư thời gian cho những gì chúng ta cần. Phải không ngừng học tập và hoạt động, nhất là những ngành nghệ thuật.
Hơn nữa, khi bạn không ngừng phát triển bản thân, bạn càng trở nên can đảm và tự tin hơn. Không ai có thể can đảm và tự tin nếu cứ giam mình mãi rong phòng ngủ. Hãy cố gắng tạo điều kiện hoạt động để xây dựng sự tự tin và tính can đảm của mình! Chúng ta tự phát triển và hoàn thiện bản thân bằng cách tự thách thức mình với công việc.
Bạn phải luôn để tâm trí hay đầu óc của mình đến những vấn đề có thể xảy ra. Chẳng có lý do gì phải chờ để cho đầu óc của bạn lười biếng không hoạt động. Nếu bạn lúc nào cũng biết cách phát huy khả năng trí tuệ của mình thì nó sẽ phục vụ cho bạn.
Giống như khi bạn sử dụng đồng tiền, cần phải xoay vòng vốn. Những người kiếm được nhiều tiền là người biết tái đầu tư vốn của mình, sử dụng những gì họ có, chấp nhận rủi ro. Không thể trở thành triệu phú nếu bạn chỉ biết tiết kiệm và cất tiền của mình trong tủ hay để dưới đầu giường.
Đúc kết
Thiên nhiên luôn thử thách con người. Chúng ta phải biết tận dụng những gì mình có nếu không chúng ta sẽ vĩnh viễn mất chúng. Luôn sử dụng và tái sử dụng đó là một qui luật.
Thư giãn và cho qua đi

Bạn có bao giờ để ý thất chuyện gì xảy ra khi bạn thật sự cố gắng nhớ hay cố đánh một trái banh tennis cho trúng hay cố gắng giải quyết một việc nào đó không? Bạn không bao giờ có được kết quả bạn muốn.
Khi cố tìm sáng kiến hay giải pháp cho một vấn đề nào đó, hầu hết người ta thấy rằng họ thành công khi đang say sưa trong những hoạt động mà họ được thư giãn hoàn toàn tự nhiên. Họ bất thần nảy ra ý nghĩ khi đang tắm, đang làm vệ sinh hay khi nằm nghỉ: Những lúc bạn hoàn toàn thư giãn.
Có thể hiểu vấn đề này ở khía cạnh khoa học. Khi thư giãn, đầu óc của bạn trở nên dễ chịu và từ đó bạn trở nên sáng tạo hơn và nhạy bén hơn. Và kết quả dễ dàng đến với chúng ta. Khi bạn bước vào phòng tắm, bạn tự nhiên thấy nhẹ nhõm và thư thái. Lúc chuẩn bị đi ngủ bạn lại thấy mình sáng suốt và nảy ra những sáng kiến hay.
Thư giãn dĩ nhiên rất quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể. Khi cơ thể chúng ta được thư giãn, tất cả các chuyển động trong cơ thể sẽ hài hòa. Nhịp thở sâu và dễ chịu, tất cả các cơ quan chức năng hoạt động tốt.
Tương tự, trong các hoạt động bình thường khác, chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt nhất, làm việc hiệu quả nhất trong cuộc sống khi biết cách thư giãn. Điều nàycó nghĩa là chúng ta phải biết cân bằng giữa thư giãn và hoạt động, giữa tĩnh và động.
Chúng ta có thể thấy qui luật này ở động vật. Chim và các con vật khác hoạt động nhưng không phải cả ngày lẫn đêm. Chúng biết khi nào thì cần nghỉ ngơi và giờ nghỉ của chúng thường vào ban đêm.
Thậm chí đất trồng trọt cũng cần có thời gian nghỉ ngơi. Chẳng hạn khi chúng ta trồng đậu trên cùng một mảnh đất trong 23 năm liên tiếp thì dù chúng ta bón phân hóa học cho đất màu mỡ hơn hương vị của đậu thu hoạch trong những năm sau lại không thơm ngon như lần thu hoạch ban đầu. Cái gì cũng phải có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
Benjanim Hoff viết "Khi chúng ta biết phát huy qui luật tự nhiên nội tại cùng với qui luật tự nhiên bên ngoài, thì chúng ta đạt đến trạng thái thư thái. Từ đó chúng ta làm việc một cách có hệ thống, có hiệu quả mà ít tốn sức nhất. Chấp nhận qui luật này thì sẽ không mắc phạm sai lầm. Sai lầm do con người tạo ra, tưởng tượng ra. Người lúc nào đầu óc cũng nặng trĩu là tự tách mình ra khỏi qui luật hỗ trợ, tương trợ tự nhiên của vũ trụ".
Chúng ta thích chàng Pooh bởi vì anh này không cố gắng quá sức mình. Anh ta sống với chính thực lực của mình hiện có. Anh ta là vậy.
Không lệ thuộc
Nếu chúng ta có thái độ tích cực với kết quả đạt được cho dẫu không hoàn toàn như ý định ban đầu thì chúng ta sẽ hạnh phúc và tự do, chúng ta không nên bắt mình nô lệ vào kết quả.
Chúng ta thích những người hầu như lúc nào cũng có thái độ lạc quan. Họ biết gạt bỏ thất vọng qua một bên vì thế họ cảm thấy dễ chịu.
Người làm ra tiền, chỉ bắt đầu làm ra nó khi họ không làm việc vì tiền. Nói một cách khác họ làm những gì họ thích làm. Và giàu có hay tiền tài tự nhiên đến với họ. Họ có tiền bởi vì họ không nô lệ vì nó. Người ngoài có thể nói về một người ăn nên làm ra như thế này: "Anh chàng đó thật tham lam. Đã kiếm được 10. 000 đô la mà anh ta vẫn cứ miệt mài với công việc".
Người giàu có làm việc đơn giản là vì họ thích đương đầu với thử thách khó khăn hơn là tiền bạc. Đó là lý do họ giàu có.
Thật có ý nghĩ khi sống một cuộc sống mà không bị ràng buộc cái gì cả. Một khi chúng tao không bị lệ thuộc, chúng ta sẽ thành công một cách rực rỡ. Một thương gia thành công viết rằng cách duy nhất để đạt được một thương vụ thành công là không để ý đến nó và không bị lệ thuộc vào nó.
Một khi chúng ta đã làm xong một việc nào đó, tức là chúng ta đã đạt kết quả như mong muốn.
Nếu chúng ta trồng củ mì và trông đợi thu hoạch từng ngày, thì điều đó chẳng giúp ích gì cho bạn. Bạn cần phải thư thái, không để mình lệ thuộc vào đó. Hãy để cho nó tự nhiên.
Đúc kết
Thư thái và không quá mất thời gian suy tính là việc làm rất quan trọng. Như Claude Debussy đã nói "Âm nhạc là những khoảng trống giữa những nốt nhạc. "
Thay đổi

"Không có gì tồn tại lâu tức là thay đổi"
Heraclitus
Câu nói này của người Roma làm cho chúng ta liên tưởng đến qui luật tự nhiên là THAY ĐỔI. Mùa xuân đến, rồi mùa xuân đi. Mọi thứ đề thay đổi luân phiên. Đó là qui luật. Thế mà đôi lúc chúng ta lại quên qui luật này và phải chịu nhiều thất vọng đau khổ, chúng ta hỏi người thân mình: "Tại sao anh không như năm trước?" Chúng ta tham quan lại một nơi năm ngoái chúng ta đã đến, thì nó không còn như trước nữa. Sự vật thay đổi, cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Điều đó làm cho cuộc sống sinh động và đầy bất ngờ. Sự thay đổi thể hiện rất rõ qua hành động của chúng ta.
Đúc kết
Phật học có câu: "Tất của những nỗi khổ của con người là do ràng buộc từ kiếp trước của họ." Khi chúng ta gạt bớt những điều ta mong đợi sẽ đạt được và cho rằng tương lai là sự nối tiếp của quá khứ, thì chúng ta trở nên thanh thản hơn.
Rời bỏ

Sự vật luôn luôn thay đổi, chúng ta cần có thái độ tích cự chấp nhận rời bỏ, từ bỏ cái cũ và sẵn sàng tiếp nhận cái mới. Cái này luôn thay thế cái kia, khi gạt bỏ những cái cũ và những cái không cần thiết chúng ta tạo ra những cái mới thú vị, hấp dẫn hơn.
Khi chúng ta ôm giữ những cái cũ, chúng ta sẽ trở nên ích kỷ và trì trệ, có thể thấy điều này trong thói quen của chúng ta như áo quần cũ, những đồ không còn giá trị trong tủ, những đồ phụ tùng hay vật dụng không cần thiết trong gara v…v...
Chúng ta sẵn sàng từ chối buông thả sự vật. Nếu bạn có một người thân mà bạn yêu quí đã bỏ bạn mà đi và bạn không bao giờ xóa hình ảnh của họ trong thâm tâm bạn có nghĩa là không ai có thể thay thế họ. Rồi một lúc nào đó bạn buông lơi họ, không để ý đến họ và làm quen với những người mới và bạn sẽ có những mối quan hệ mới.
Chúng ta dễ dàng thấy sự cần thiết khi loại bỏ, như hệ bài tiết trong cơ thể. Từ quan điểm này chúng cần phải biết cách loại bỏ, chối bỏ.
Đúc kết
Biết từ chối, loại bỏ những điều bạn không muốn, không cần và không sử dụng, bạn sẽ luôn tạo cho mình những cái mới và thú vị trong cuộc sống.
Thật sự chúng ta hiểu bao nhiêu?

"Nếu bạn nghĩ bạn hiểu mọi việc đang diễn ra thì không ai đồng ý với bạn đâu."
Walter Mondale
Thế thì làm sao chúng ta lại thắc mắc những gì chúng ta suy nghĩ trong đời sống. Làm sao chúng ta lại hay để ý những gì chúng ta sợ, thực ra bạn có biết cái tiềm thức đó ở đâu không? Và bạn có giải thích được những ảnh hưởng của nó như thế nào không? Người ta giải thích ra sao "Qui luật nhân quả?" Tại sao những ý nghĩ của tôi ảnh hưởng đến sự phồn vinh, thịnh vượng của tôi?
Khi chúng ta tiếp xúc và cọ xát với những qui luật này và vô số những qui luật khác, thì chúng ta có thể thấy rằng việc nhận biết sự tồn tại của chúng và việc hiểu được cách chúng vận hành là hai yếu tố hoàn toàn khác nhau. Chúng ta thật sự không biết chúng hoạt động ra sao! Khoa học không giải thích được. Thực tế khoa học chẳng giải thích được nhiều.
Khoa học mô tả những gì diễn ra. Khoa học gán cho sự vật cái nhãn hiệu gì đó. Khi còn học lớp tiểu học chúng ta bắt đầu gọi tên các vật xung quanh. Nếu chúng ta không nghĩ sâu hơn nữa, thì chúng ta lại mụ mẫm với ý nghĩ là chúng ta biết hết những gì đang diễn ra trên đời này. chúng ta có những khái niệm như bản năng, từ trường, Luật vạn vật hấp dẫn v…v… mô tả những khái niệm nhưng chúng ta lại không hiểu những thứ này. Những nhà khoa học xuất chúng và có đầu óc tiên tiến rất hài lòng với câu nói của Einstein: "Càng biết càng không biết. "
Cả đời bạn tiếp xúc với những qui luật và hiện tượng mà bạn không bao giờ hiểu được. Bạn không biết hệ tiêu hóa hoạt động ra sao, bạn có biết bạn tiêu hóa một củ khoai tây như thế nào không? Không! Đơn giản là bạn chỉ ăn nó thôi. Khối óc bạn đang nghỉ ngơi thì cái gì sẽ giúp bạn tránh bị ngạt thở trên gối khi bạn đang ngủ vào ban đêm?
Làm sao đầu óc bạn đánh thức bạn dậy khi bạn đang ngủ? Khi bạn bị thương, làm sao bạn có thể giữ lại những tế bào tốt? Bạn có biết khi nào thì lớp vảy sẽ tạo bên trên vết thương và rồi tróc ra ngoài không? Tất cả đều xảy ra như một phép mầu! Vết thương của bạn có lành lại nhanh chóng nếu như bạn rất hiểu về mô học và huyết học không? Câu trả lời là không!
Sự thật là tất cả sự việc luôn xảy ra như vậy kể từ khi chúng ta tồn tại trên trái đất này. Tốt hơn hết là chúng ta nên vui vẻ đón nhận, chấp nhận nó.
Khoa học cho rằng vũ trụ đang giãn nở ở tốc độ ánh sáng, thế thì một giả thiết đặt ra là nó giãn nở đến đâu? Giới hạn vũ trụ ở đâu? Làm sao chúng ta biết được giới hạn đó?
Thậm chí chúng ta không hy vọng hiểu được tất cả những gì đang xảy ra xung quanh ta và bên trong ta! Chúng ta không lý giải được điều này một cách logic, hợp tình hợp lý. Hầu hết mọi người vui vẻ đồng ý với tôi về quan điểm này.
Thật có lý khi cho rằng những ý nghĩ, tư tưởng lạc quan hay bi quan của con người tác động rất lớn đến kết quả đạt được nhưng chúng ta không giải thích được!
Một số người thấy khó có thể tin được khi tạo ra viễn cảnh tốt đẹp về sức khỏe thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất tích cự đến quá trình điều trị bệnh tình và hồi phục sức khỏe của họ. Họ thường hay nói: "Làm sao tôi có thể thực hiện được, tôi đâu có biết cơ thể của tôi hoạt động ra sao? Tôi không phải là bác sỹ." Bạn đâu có cần là một bác sỹ mới phải đi toilet? Thật tuyệt vời phải không nào khi chúng ta chấp nhận sự vật diễn ra, vận hành chung quanh ta.
Tương tự, một số người rất bi quan về căn bệnh của mình. Nhưng nếu họ lạc quan khi nhìn hận về nó thì họ sẽ có kết quả tốt đẹp hơn, bệnh họ dễ lành hơn.
Đúc kết
Nếu bạn quyết định bạn muốn hiểu hết mọi việc trước khi sử dụng thì bạn phải đợi một thời gian rất lâu! Trí tuệ của chúng ta là một phép màu nhiệm. Khả năng điều tiết và hòa hợp của nó với tất cả những gì xảy ra xung quanh ta và tạo ra kết quả thật sự vượt qua mọi hiểu biết.
Kinh nghiệm của tôi cho hay nếu chúng ta chấp nhận sử dụng những gì chúng ta có, chúng ta vận dụng hết mọi khả năng thì kết quả tốt đẹp sẽ mỉm cười với chúng ta.
Cuộc sống vô vị khi bạn không thấy gì thay đổi

"Chẳng có vấn đề gì là có ý nghĩa đối với người cho rằng không có gì có ý nghĩa với họ. "
Lin Yutang
Cuộc sống bản thân nó không có giá trị. Không phải vì chúng ta có mặt ở đây là cuộc sống có giá trị. Thật ra giá trị hay không là thái độ của chúng ta, chỉ chúng ta mới quyết định được sự tồn tại của mình ở trên đời này là một ân huệ và niềm hạnh phúc hoặc là một bản án khổ hạnh và đau thương.
Nếu Fred định tự vẫn và anh ta nói với chúng ta rằng: "Cái gì là quan trọng nhất nhỉ, chẳng có cái gì đáng để phải đấu tranh cả!" Thế là số phận của anh ta do anh ta định đoạt. Vì thế cuộc sống của anh ta chẳng thú vị và giá trị bao nhiêu.
Chúng ta không thể làm được gì nhiều để thay đổi Fred. Làm sao bạn có thể khiến cho Fred tích cực và sôi nổi với cuộc sống nếu anh ta không muốn cảm thụ? Bạn có thể thấy nhẹ nhõm khi đi dạo bên bờ biển, thấy thích thú khi nếm mùi bơ trong miệng… Tất cả những niềm vui này lúc nào cũng đợi chờ Fred. Nhưng đón nhận hay không là tùy thuộc ở anh ta.
Tất cả tùy thuộc ở ta khi ta thưởng thức mỗi lần đi dạo trên biển, mỗi lần tắm gội, mỗi lần ăn táo, mỗi lần nói chuyện, mỗi lần nghe nhạc… Chúng ta cảm nhận cái mới, cái hay và cái thú của nó, mỗi lúc mỗi khác … không hoàn toàn như nhau.
Cuộc sống không buồn tẻ. Chỉ có những người buồn tẻ mới nhìn nhận thế giới này tẻ nhạt và chán ngắt. Nhiều người ૮ɦếƭ ở tuổi 25 nhưng đến 70 tuổi mới được chôn cất. Đối với tôi thế giới này là một điều bí ẩn và thú vị, và với nhiều người khác thế giới này rất đẹp và muôn màu muôn vẻ.
Đúc kết
Cho đết lúc này bạn đã thật sự cảm nhận được cái hay cái đẹp của cuộc đời. Nhưng bạn sẽ tiếp tục thấy thế giới này đẹp hơn ở CHƯƠNG 6.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc