Dịu Dàng Đến Vô Cùng - Chương 08

Tác giả: Ngải Mễ

BỐN CÔ GÁI hăng hái ghi tên học võ, luyện Kung phu, không những bảo vệ mình không bị ***, hơn thế còn trừ bạo tàn giữ yên cho dân lành, khiến cho bọn lưu manh *** phải kinh hồn bạt vía. Bốn cô còn nghĩ cả khẩu hiệu và mỹ danh giang hồ. Khẩu hiệu là “Dĩ sắc chế bạo tàn”, mỹ danh là “Diệt họa tặc”.
Kết quả, tập được vài hôm ai đi đường nấy, vì không chịu được khổ, cũng không biết đến bao giờ mới tập được Kung phu. Cứ tập thế này rất có thể phải học đến bảy tám lớp mới quật ngã nổi một thư sinh tú tài trói gà không chặt. Còn để đánh nổi một tên ςướק cơ bắp rắn chắc, không biết phải tốn bao nhiêu học phí. Chủ yếu thầy dạy võ cũng thật thà, không K**h th**h lòng hăng say của các cô gái, luyện tập cũng uể oải, hiểu nhau, nửa chừng bỏ cuộc.
Mọi người quyết định tự mình tìm cách đề phòng kẻ gian. Không đi đêm một mình, không nói chuyện với đàn ông không quen biết, đi đâu ăn gì phải cẩn thận, lúc tham gia liên hoan không được rời cái cốc của mình, vân vân, tóm lại không để cho kẻ bất lương một cơ hội nào.
Lúc bấy giờ Carol vẫn là “cán bộ sơ cấp” nên rất sợ gặp kẻ gian. Những lời Linh nói giống như ma lực tà la, biết rõ là không đúng, nhưng một khi đã vào đầu óc, liền tiếp nhận toàn bộ. Linh bảo mình không phải là cán bộ sơ cấp, cho nên không sợ ***, thêm một lần, bớt một lần không có gì khác nhau. Tại sao cán bộ sơ cấp lại cần phải phòng thân không để bị ***? Tất nhiên một khi bị *** không còn là cán bộ sơ cấp nữa, sẽ bị mất giá trong mắt bạn trai hoặc chồng.
Carol bực tức nghĩ, nếu bị ***, còn nói gì đến bạn trai hoặc chồng nữa? Đàn ông Trung Quốc đầu óc phong kiến, nếu bạn gái hoặc vợ mình bị ***, liệu anh ta có cần đến nữa không? Carol nghĩ, nếu bị ***, còn nói gì đến bạn trai hoặc chồng? Anh ta không đủ dũng cảm đi tìm kẻ bạo hành để trả thù, chỉ còn biết trút giận lên người bất hạnh. Ở Trung Quốc, người con gái gặp nỗi bất hạnh này coi như xong đời, không một người đàn ông nào yêu cô, hình như cô không phải là người bị hại, mà cô ta giống như một ả điếm lấy ác dâm làm đầu. Cho nên, từ cổ xưa đến nay, người con gái thà ૮ɦếƭ còn hơn bị làm nhục, không ૮ɦếƭ thì cuộc đời cũng coi như ૮ɦếƭ, chưa biết chừng còn tệ hơn ૮ɦếƭ.
Carol còn nhớ, mẹ có một người bạn tên là Bình, người rất đẹp, lúc về nông thôn cùng mẹ ở một đội sản xuất, về sau cô Bình bị ông đội trưởng đội sản xuất ***, cô tố cáo ông, cấp trên cử người về điều tra, ông đội trưởng sống ૮ɦếƭ gì cũng không nhận tội, bảo cô Bình giở trò dụ dỗ, mua chuộc ông ta để được về thành phố.
Vợ ông đội trưởng ra mặt bênh chồng, bảo đàn ông đàn bà có đôi có lứa làm gì có chuyện ***? Mà là hai bên tự nguyện, chỉ cần người đàn bà không để người đàn ông vật ra, người đàn ông liệu có thể làm được gì?
Vợ ông đội trưởng là người đàn bà to béo thô lỗ, đen đúa, chị ta đứng trên cái bàn đắp bằng đất của đội sản xuất để làm động tác mẫu, thách đám đàn ông có mặt tại đấy: “Tôi đứng đây, các anh thử xem nào, từng người một, xem các anh có quật ngã nổi tôi không? Cứ coi như các anh vật được tôi ra đất, tôi cũng quậy cho cái con chuột của các anh không thể nào chui vào được lỗ”.
Người đứng dưới xôn xao. Không biết cánh đàn ông có mặt tại đây sức hèn tài mọn hay là con chuột của họ ủ rủ không muốn chui vào cái hang hổ mẹ, hoặc không muốn làm khó cho ông đội trưởng, dù sao thì không một anh nào dám lên vật ngã cái con quỷ dạ xoa vợ ông đội trưởng. Vậy là vụ án coi như khép lại.
Kết quả cô Bình bị coi là người gây chuyện. Trong đôi ai cũng bảo cô Bình dụ dỗ ông đội trưởng, muốn làm hại cán bộ cách mạng. Cuối cùng ông đội trưởng xin tha mới cứu được cô Bình khỏi bị kỷ luật. Về sau, tất nhiên cô Bình cũng không được gọi về thành phố, bạn trai cũng bỏ. Sau ngày khôi phục thi tuyển đại học, cô Bình thi vào đại học, rời khỏi đội sản xuất, nhưng sự việc ấy đã ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Cô Bình không lấy chồng, sau khi tốt nghiệp, xin được về dạy học ở một vùng xa xôi, ít khi về thăm nhà. Có lần về, gặp mẹ, hai người ngồi ở ban công nói chuyện giấc mơ thời trẻ, nói đến người đàn ông trong đời, thỉnh thoảng cũng nhắc lại chuyện về nông thôn năm xưa.
Caro nghe cô Bình bạn mẹ nói, nếu không vì cảm thấy hai cái sinh mạng của họ không đáng một sinh mạng của mình, cô đã giết cả hai vợ chồng nhà ấy rồi.
Mẹ chỉ lắc đầu thở dài:
- Ôi, thân phận đàn bà con gái, chịu đựng bao nhiêu khổ cực!
Lúc bấy giờ Carol rất sợ cô Bình, nó nói với mẹ:
- Cô Bình ác quá, có phải cô ấy là người xấu không, mẹ? Tại sao cô ấy cứ đòi ***?
Mẹ cười đau khổ:
- Cô ấy không phải là người xấu, có lúc người tốt cũng muốn ***, vì họ chịu oan khuất, không thể tố giác ở đâu cả.
Với khả năng hiểu của Carol lúc bấy giờ, tất nhiên cảm thấy cô Bình bị oan. *** không nhất thiết phải dùng sức mạnh để khống chế người bị hại, kẻ gây ra *** có thể dùng VK trong tay, quyền lực trong tay, giữ kín chuyện để khuất phục người bị hại. *** là gì? Chỉ cần làm ngược lại hành vi tính dục của đối phương tức là ***. Nhưng cái thời ấy luật pháp chưa đầy đủ, trong tình huống đó, cô Bình bị oán nhưng không nơi tố giác, xét xử.
Carol biết tuy luật pháp nước Mỹ rất nghiêm, phụ nữ cũng bị oan khuất như vậy. Cô đọc trên báo, thấy có nhiều phụ nữ bị ***, bị quấy rối T*nh d*c, tố giác với tòa án, tòa lại bảo vì phụ nữ mặc quá lộ liễu, cố tình làm cho nam giới phạm tội. Ý nói, đàn ông trước sự cám dỗ không sao cưỡng lại nổi, đó là bản tính tự nhiên của động vật, cho nên, nếu chị em không muốn bị nam giới *** thì đừng mặc quá lộ liễu, hở hang, đừng lượn trước mặt đàn ông, nếu không, xảy ra chuyện thì chính nữ giới phải chịu trách nhiệm.
Lại có người nói, thật ra phụ nữ rất thích bị ***, rất nhiều chị em muốn bị ℓàм тìин đầy tính ***, bảo chị em muốn từ trong ảo giác đó để được thỏa mãn cực cao, cho nên trong lòng mỗi chị em đều muốn một lần bị ***. Người đàn ông trong quan hệ T*nh d*c quá nghiêm túc, quá cẩn thận nên người phụ nữ cũng không thích.
Carol nghĩ, toàn những lời nói vớ vẩn. Có thể người phụ nữ thường mong người đàn ông mình yêu nam tính hơn, hoang dã hơn, nhưng với một người không yêu vi phạm ý muốn, xâm phạm đến cơ thể, làm sao để được người phụ nữ hoan nghênh? Đó là sự sỉ nhục nhân cách phụ nữ. Có bị trói tay hay không, có hung dữ hay không, không quan hệ, mỗi một người có sự thích thú riêng, quan trọng là người phụ nữ ấy có mong muốn, có hợp với nguyện vọng hay không.
Nghĩ đến việc mình sắp bay đến một nơi đầy tội phạm, Carol cảm thấy sợ, tháy cô đơn, không biết chỉ một chốc nữa đến thành phố B, liệu có thể tìm được khách sạn qua đêm hay không? Tìm được thì đến đây bằng cách nào? Làm sao biết được người lái xe taxi liệu có đưa mình ra ngoại ô, ở đấy anh ta muốn làm gì mình thì làm? Coi như trông chờ vận may, gặp được người lái xe tử tế đưa đến khách sạn một cách an toàn, nhưng làm sao biết được khách sạn kia có như cái quán R*ợ*u của Tôn Nhị Nương? Có thể không bán bánh bao nhân thịt người, nhưng bánh sandwich nhân thịt người, sống bằng nghề làm thịt người hoặc có thể như thế? Hơn nữa, khách sạn có nhiều phòng, thiết bị cách âm tốt, cô xảy ra chuyện ma quái gì cũng không ai biết.
Thật là rầu lòng, đến một nơi không quen biết, có kêu cứu cũng phải dùng tiếng của người ta. Ở đây, nếu gặp kẻ ***, bạn phải kêu to với hắn “không, không, không” nếu hắn định giết bạn, bạn phải kêu lên “cứu tôi, cứu tôi” bằng tiếng Anh, đến lúc ấy liệu có nhớ được mấy câu tiếng Anh ấy không?
Carol còn biết, nước Mỹ cho phép người dân được sở hữu S***g, cho nên có cảm giác mọi người đi trên phố đều đeo một khẩu S***g săn hoặc bỏ khẩu S***g lục trong túi quần, vô duyên vô cớ rút S***g ra bắn vào ai đó. Cô đọc một số tiểu thuyết Mỹ và xem phim Mỹ có thể cảm giác phần tử phạm tội nước Mỹ là lũ điên không thể hiểu nổi, động cơ phạm tội của chúng vượt quá động cơ phạm tội truyền thống. Những chuyện như ςướק của, trộm cắp, trả thù hình như đã lỗi thời. Kẻ phạm tội nước Mỹ phần đông có bệnh tâm thần, *** không lý do, muốn giết là giết, hơn nữa *** không ghê tay, không biết được một số nào đó chưa thôi. Chúng có bị bắt cũng không sao, luật sư sẽ chứng minh chúng bị bệnh tâm thần vì vậy không chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Từ ngàn dặm xa đến nước Mỹ, bị ૮ɦếƭ trong tay kẻ điên, như vậy có lợi ích gì không?
Kẻ *** của nước Mỹ không còn là tội phạm *** mang ý nghĩa truyền thống, động cơ không giống nhau, thủ đoạn không giống nhau. Động cơ của chúng không phải để thỏa mãn thú tính, mà để thỏa mãn hành động T*nh d*c ***, thỏa mãn rồi bỏ đi, chúng điên cuồng ngược đãi người bị hại, không tàn nhẫn không thấy đã cơn nghiện. Lại không thông hiểu ngôn ngữ, muốn khuyên chúng đừng phạm tội cũng không khuyên nổi. Nếu nói với chúng “tôi bị AIDS”, có thể chúng sẽ sợ, không ***ng đến chăng? Nhưng nếu chúng muốn *** bị AIDS để trừ hại cho dân lành thì sao? Bị *** và bị ***, cuối cùng thì đâu nặng đâu nhẹ? Có thể cả hai cùng không thoát chăng?
Carol đang suy nghĩ vẩn vơ bỗng nghe trong loa tuyền thanh phát ra mấy tiếng “from china” – đến từ Trung Quốc – cô nhìn quanh, hình như ngoài cô ra không còn ai là người Trung Quốc hoặc người châu Á, vậy là cô chú ý nghe. Nghe một lúc, cô cảm thấy tiếng loa đang nói “vào thành phố” hoặc “sửa nhân sâm” hoặc “bà mang thai” người Trung Quốc đến bàn phục vụ. Carol bất giác bật cười, ai nhỉ, ai lại đặt cái tên kì quái như vậy?
Một lúc sau, tiếng loa nhắc lại, vẫn nghe thấy from china, bỗng như có ai đó nhắc đến tên Carol, cô ý thức được người ta đang gọi mình, không biết người Mỹ kia tại sao gọi “Ly” thành ra “lai”, “Cạnh Thành Lý” thành ra “vào thành lai”, tức là Lý Cánh Thành.
Carol đi tới, chỉ vào tên mình trên thẻ lên máy bay, hỏi:
- Có phải cô đang gọi tên người này?
Nhân viên phục vụ của hãng hàng không nhìn tên, gật gật đầu, sau đấy lẩm bẩm một tràng tiếng Anh. Carol chú ý nghe, nhưng chỉ hiểu được vài tiếng, trong đó có tên Jason. Cô đành “Tôi xin lỗi…” mấy lần, cô nhân viên phục vụ kiên nhẫn nhắc lại, cuối cùng thì Carol cũng hiểu ra, Jason bảo anh ta biết chuyến bay của Carol sẽ đến chậm giờ, nhắc cô đừng sốt ruột, dù có muộn mấy tiếng thì anh vẫn chờ ở sân bay. Anh biết Carol bay chuyến 7674 nên anh chờ ở nơi lấy hành lý của chuyến bay này.
Chợt Carol cảm thấy ấm lòng, nước mắt trào lên bờ mi.
KHI CAROL BƯỚC LÊN CHUYẾN BAY 7674, cô không còn cảm thấy mình đang tới một nơi xa lạ, đen tối, đầy tội ác và nguy hiểm; ngược lại, cô cảm thấy mình đang bay đến một phòng chờ lớn ở sân bay, đèn điện sáng trưng và Jason đang đứng ở nơi lấy hành lý mỉm cười với cô. Thành phố B bỗng trở nên an toàn, ấm lòng vì đã có người chờ, xe của anh sẽ chở theo hành lý của cô về thành phố C, đã liên hệ chỗ ở cùng với đồ dùng trong nhà. Đến nơi, cô có thể trải khăn trải giường, làm một giấc ngon lành.
Tâm trạng cô đang từ trong mây đen bao phủ bỗng trời chuyển trong sáng. Tất cả chỉ vì đã có Jason, anh không những chờ ở sân bay từ năm giờ sáng, hơn nữa lại tìm được chuyến bay, còn nghĩ cách thông báo cho cô biết. Như thế không ấm lòng hay sao? Thật là ân cần. Chỉ cần suy nghĩ đến hai tiếng ân cần cũng có thể nhận ra sự ân cần dịu dàng, hoặc dịu dàng thân mật.
Nếu nói, Jason không thấy ảnh của cô trên trang mạng thông tin nội bộ, hoặc thấy nhưng không bị cô làm rung động, mà làm những việc này chỉ là vui vẻ giúp đỡ người khác, thì cô sẽ đảo ngược cái tên của anh. Liệu bây giờ có còn Lôi Phong sống nữa không? Lại ở nước ngoài, nữ cung không đủ cầu? Hơn nữa, anh là người chưa có gia đình? (Lôi Phong, một tấm gương điển hình sẵn sàng hy sinh, giúp đỡ người khác)
Tâm trạng Carol rất mâu thuẫn, một mặt, cô mong Jason nhiệt tình, chủ động như vậy là việc ℓàм тìин cảm, sẽ cho cô cảm giác kiêu hãnh và tự hào; Carol mong tấm ảnh của mình đã làm anh rung động, để anh vui lòng chờ ở sân bay mấy tiếng đồng hồ, điều ấy chứng tỏ mình có sức hút. Nhưng cô thoáng sợ anh cũng có ý nghĩ đó, nếu anh nghĩ như thế mà mình từ chối, lương tâm có gì đó không ổn. Tục ngữ có câu “ăn cây nào rào cây ấy”, cô đã được người ta giúp đỡ, đã ăn quả của cây ấy rồi.
Carol luôn tự hỏi, nếu anh ấy có ý nghĩ như vậy, mình có từ chối không?
Có thể nói, sự quan tâm giúp đỡ của Jason khiến Carol phải rung động. Chưa bao giờ cô gặp một người con trai nào quan tâm chăm sóc mình như vậy. Có thể vì những bạn trai mà cô đã từng tiếp xúc tuổi đời chưa đủ lớn, nên không hiểu phải quan tâm, chăm sóc con gái thế nào. Suốt một thời gian dài, Carol phải nói với các bạn trai mình cần gì. Nhưng đến khi phải nói ra, cô cảm thấy không còn ý nghĩa gì nữa. Nếu các bạn trai không biết cô đang nghĩ gì, nhất định phải để cô nói ra, vậy còn ý nghĩa gì nữa? Yêu tức là hai trái tim hòa chung nhịp đập, có chung một linh cảm, đối phương nghĩ gì mà mình không biết thì còn gì là yêu?
Jason cho cô cảm giác thân thuộc, nói năng làm việc rất thành thật, khiến người khác yên tâm. Chỉ một việc nghĩ cách thông báo cho cô biết khiến cô rất cảm động, vì đã có một Lôi Phong sống đang chờ sẵn ở sân bay. Chỉ có hiểu tâm tư mới nghĩ cách làm cho cô biết có người chờ, để cô khỏi phải suy nghĩ, lo lắng. Đừng nói gì một sinh viên nam, ngay cả một nữ sinh vừa lo bị ***, đến lúc này mới không hiểu tại sao mình lo, mình sợ như vậy.
Nhưng Jason đã nghĩ, đã hiểu, anh thật chu đáo. Có thể trong cuộc đời một nữ sinh viên được một người chân thành, tỉ mỉ chăm sóc như vậy quả là hạnh phúc to lớn.
Carol biết, lúc này tình cảm mình đang được đón nhận có thể gọi là “tình yêu hoàn cảnh”, không thể tính toán, vì lúc này đang một mình nơi đất khách quê người, không quen biết ai, được một chút quan tâm cũng có thể bị phóng đại.
“Tình yêu hoàn cảnh” cách nói mà Carol đọc được trên tạp chí văn tuyển bằng tiếng Anh, vì có được tiếng nói chung nên cô có ấn tượng sâu sắc. Bài văn đó viết, tình cảm được gọi là “tình yêu hoàn cảnh” tiếng Anh gọi là situational love, tình yêu này không có nghĩa là yêu tuyệt đối, mà là yêu tương đối. Tình yêu này sản sinh trong một hoàn cảnh đặc biệt, nếu ở một hoàn cảnh khác sẽ không sinh ra tình yêu đó. Một khi hoàn cảnh trở thành quá khứ, “tình yêu hoàn cảnh” cũng sẽ theo đó mất đi.
Một con người vào lúc cô đơn, bất cứ một chút quan tâm nào cũng đều có thể phóng to lên thành tình yêu, bạn sẽ cảm thấy quyến luyến đối với người quan tâm đến bạn. Nhưng một khi bạn thoát khỏi cảnh ngộ cô đơn, bạn sẽ cảm thấy thật kì lạ và không hiểu tại sao lúc bấy giờ mình có thể yêu con người đó?
Khi con người sống trong hoàn cảnh hẹp, thường thường thông qua sự so sánh để yêu một đối tượng nào đó. Có thể có đến năm cá thể khác giới, khi bạn vừa trông thấy nọ, bạn sẽ cảm thấy không thể yêu một ai. Nhưng trong hoàn cảnh hẹp, bạn chỉ tiếp xúc với năm cá thể khác giới, vậy là bất giác bạn sẽ làm một sự so sánh, cuối cùng chọn ra một người đáng yêu nhất, bạn có thể yêu con người đó, vì đó là con người nổi trội nhất trong số năm người. Nhưng dến khi bước vào một hoàn cảnh rộng lớn hơn, bạn sẽ thấy con người nổi trội nhất mà bạn chọn sẽ không còn nổi trội nữa.
Bài văn đó viết, tình yêu không mất đi theo hoàn cảnh là tình yêu vượt qua thời gian và không gian. Hai người yêu nhau không vì thời gian và không gian ngăn cách mà thay đổi hoặc chấm dứt, vì hai linh hồn đã thu hút lẫn nhau, thừa nhận về bản chất có sự đồng cảm và yêu thích.
Có thể, một người trong cuộc đời sẽ không bao giờ gặp được một tình yêu vượt qua thời gian và không gian, nhưng một người có thể trải qua nhiều “tình yêu hoàn cảnh”. Có nhiều người rơi vào cảnh ngộ éo le: họ đã kết mối quan hệ cố định, lâu dài qua một tình yêu hoàn cảnh, rồi khi hoàn cảnh thay đổi, cả hai cùng đổi dạ thay lòng, nhưng bị mối quan hệ xã hội ràng buộc không thể cho họ cơ hội chia tay trong chốc lát.
Carol nhớ lại bước đường tình cảm của mình, hình như mỗi một khoảng thời gian, hoặc nói mỗi một hoàn cảnh, cô đã từng yêu một ai đó. Có thể những tình cảm ấy không nên gọi là yêu, nhiều lắm cũng chỉ là yêu trong ảo giác, là giấc mơ ban ngày thường thấy ở người con gái.
Carol không biết tình cảm sơ khai của người con gái bắt đầu từ bao giờ, có thể phải có một định nghĩa tình cảm sơ khai thì mới trả lời nổi.
Nếu nói tình cảm sơ khai là biết nghĩ đến yêu, biết có cảm tình với một người con trai nào đó, biết muốn cùng với cậu ta, vậy thì ngay từ bậc tiểu học Carol đã có những tình cảm sơ khai rồi. Lúc bấy giờ, Carol thường nghĩ đến chuyện yêu đương, nhưng không biết yêu là gì, chỉ thầm có tình cảm với ai đó. Hồi nhỏ, Carol thích nằm trên giường mơ giấc mơ ban ngày, tưởng tượng những chuyện lãng mạn với bạn trai nào đó. Tất nhiên lúc ấy hiểu biết có hạn, cái gọi là chuyện lãng mạn chỉ là mặc áo cưới, tổ chức hôn lễ, chuyện rất đẹp, rất lãng mạn. Carol cảm thấy tình yêu là lễ cưới, yêu ai sẽ cưới người đó. Cưới xong làm gì nữa, không liên quan đến mình, không còn trong giấc mơ ban ngày của mình nữa. Đối tượng để tổ chức hôn lễ là một bạn trai có tình cảm học cùng lớp, tầm mắt chưa vượt qua lớp học của mình. Có lúc có cảm tình với mấy đứa bạn, nó mời từng bạn đến với giấc mơ ban ngày, cưới từng bạn một, thích nhất bạn nào thì mời bạn đó ở lại, còn nữa cứ quên dần.
Trong thực tế, Carol không nói chuyện lâu với một bạn trai nào cả, mà chỉ chú ý quan sát, rồi đưa từng cử chỉ động tác của các bạn trai vào giấc mơ. Kỳ lạ là, chàng công tử bạch mã trong giấc mơ của Carol không đến quấy rầy bao giờ. Carol không biết chàng có mơ thế không. Carol không biết trong giấc mơ ban ngày của chàng, co dâu có phải là mình không.
Nhưng hoặc sớm hoặc muộn, chàng công tử bạch mã sẽ đến bày tỏ tình cảm, nói hồi học tiểu học hoặc trung học, mình đã thích bạn rồi. Nhưng thời gian mà những anh chàng kia nói hình như trùng với thời gian cô kết hôn với họ trong giấc mơ ban ngày, tức là, thật ra hai người lúc bấy giờ đã thích nhau. Carol luôn có ý nghĩ kỳ lạ, tại sao những anh kia không ai đến bày tỏ tình cảm với mình ngay từ đầu nhỉ? Nếu lúc ấy có bạn đến bày tỏ tình cảm thì thế nào? Thời gian bạn đến bày tỏ tình cảm đều đúng lúc Carol bước vào một hoàn cảnh khác, đó là thời gian cô tổ chức hôn lễ với một bạn khác trong giấc mơ ban ngày. Đối với người tình trong giấc mơ ban ngày của thời đã qua, Carol chỉ biết nói xin lỗi. Với Carol đã là quá khứ, chuyện xưa không còn cảm khái. Với những bạn trai lại là nỗi đau giày vò tình cảm.
Vụ nghỉ hè năm nọ, Carol về nông thôn thăm cậu. Ở đấy cô gặp đứa em họ nhỏ hơn gần một tuổi. Ở nông thôn không có bạn, cậu em trở thành nhân vật nam chính trong giấc mơ ban ngày của cô. Cô cảm thấy cậu em đẹp trai tao nhã, rất tốt với cô, lúc nào cũng đưa cô đi chơi. Sắp hết kỳ nghỉ hè, cô phải về thành phố, cô lưu luyến không muốn rời cậu em, rất tha thiết mời cậu em lên phố chơi vài hôm. Về đến nhà, cô có rất nhiều bạn, nhất là về đến khuôn viên quen thuộc, cậu em bỗng trở nên quê mùa, giọng nói thật khó nghe, nói chuyện cũng rất khó chịu, tóm lại Carol rất hối hận đã đưa cậu em họ này lên phố chơi, Carol gần như bỏ mặc cậu em. Cậu em ở chơi vài hôm rồi về quê.
Carol không biết Jason đã gây xúc động phải chăng là tình yêu hoàn cảnh, cô chỉ cảm thấy đấy là sự xúc động “nhưng mà…” Jason rất tốt, hình thức không xấu nhưng cách xa đẹp trai mười vạn tám ngàn dặm, gây nên sự xao động trong tim người con gái cũng rất khác nhau. Với một nam sinh viên có bề ngoài bình thường, Carol tưởng tượng tình cảnh sống với nhau sau này, phần lớn thời gian hai người mặt đối mặt bên bàn ăn, nhưng với một người đẹp trai, tưởng tượng sau này sống bên nhau lúc nào anh ta cũng dang rộng hai tay, còn cô thì sà vào vòng ôm của anh. Đối với người thứ nhất, đó là tình cảm kiểu vợ chồng tôn trọng nhau; với người thứ hai, là kiểu tình cảm thiêu thân lao vào ngọn lửa.
Lẽ nào ở đời không thể cả hai cùng tôn trọng nhau? Không thể có một nam sinh viên vừa đẹp trai lại tốt bụng hay sao? Nếu anh chàng Jason này cao hơn bốn năm phân nữa, có mái tóc đen dày, đẹp trai ngời ngời thì hay biết mấy. Đáng tiếc! Carol nghĩ, có thể là số phận an bày chăng? Để Carol đi con đường khác với mẹ chăng? Mẹ chọn người đẹp trai, kết quả bị bỏ rơi. Mình phải rút ra bài học, từ nay về sau không nên chọn người có ngoại hình đẹp.
Nhưng nghĩ mình sau này cả đời sống với người ngoại hình bình thường, trong lòng sẽ tràn ngập cảm giác bi tráng “xả thân vì nghĩa”.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc