Dám Thất Bại - Chương 07

Tác giả: Billi P.S.Lim

NỖI SỢ HÃI THẤT BẠI
Suốt buổi lễ trao giải thưởng kinh doanh vào năm 1993, ông Lý Quang Diệu, nguyên Thủ tướng Singapore, đã dẫn lời của nhiều doanh nhân rằng người Singapore ít khi cố gắng và luôn có thái độ “Kia-Su” (khiếp sợ), tạm dịch là “sợ thua”, “sợ tổn thất”, “sợ thất bại”.
Là người thường xuyên viếng thăm đảo quốc này, đồng thời có một số bạn bè ở đó, tôi thật sự thấu hiểu những điều ông Lý đề cập đến. Thực tế ở Singapore đã có câu nói đùa rằng người ở đó phải chịu đựng 3”K”- Kiasu (khiếp sợ), Kia See (sợ ૮ɦếƭ) và Kia Bo (sợ vợ). Nó có vẻ giống như một câu nói đùa, nhưng lời nói đùa luôn ẩn chứa một vài sự thật bên trong.
Thậm chí còn có cả một quyển sách nhan đề “Ông Kia-Su” (Ông Khiếp sợ) đã nổi tiếng nhanh chóng trên đảo quốc này. Mới đây, tôi được nghe nói là nó đã trở nên phổ biến đến nỗi người ta sẽ “xuất khẩu” nhân vật Ông Kia-Su sang nhiều nước trên thế giới.
Tôi đã từng chứng kiến người Singapore cố gắng ra sao để thay đổi đất nước của họ từ chỗ kém phát triển thành một trong những quốc gia hiện đại và thịnh vượng nhất trên thế giới.
Ngày nay, người dân Singapore đang có một cuộc sống tuyệt vời – một cuộc sống tốt đẹp, sung túc và dễ chịu. Một khuynh hướng tự nhiên thuộc về bản tính con người là khi ta đạt đến tình trạng nhàn hạ hoặc mãn nguyện, ta bắt đầu e sợ tình trạng đó bị lung lay. Khi ta không có nó, ta không có cảm giác sợ hãi như thế vì ta chẳng có gì để mất cả. Khi có nó, ta bắt đầu e sợ vì lúc này ta đã có cái để mà mất.
Điều này nhắc tôi nhớ đến một lần đối thoại với một doanh nhân lớn tuổi thành đạt lúc tôi vừa bắt đầu tham gia thương trường. Khi được hỏi tại sao luôn dè dặt, ông đã trả lời: “Ta luôn dè dặt vì ta có cái để mà dè dặt.” Câu trả lời đúng làm sao!
Mỉa mai thay, trong tất cả các bài học về sự thành công, điều duy nhất lôi người ta ra khỏi thành công chính là sự e sợ thất bại. Chính sự lo sợ thất bại đã ngăn cản người ta thành công.
“Mọi người đều có tài. Cái hiếm có ở đây chính là sự can đảm theo đuổi tài năng đến cùng, dù nó dẫn ta đến nơi u tối nhất.”
ERICA GIONG
“Rất nhiều tài năng bị bỏ qua vì thiếu một chút can đảm. Và mỗi ngày, những con người bệ rạc ấy bị sự nhút nhát ngăn cản thực hiện nỗ lực đầu tiên, và bản thân họ bị chôn vùi.”
SYDNEY SMITH
“Dường như mọi người đều có khả năng tiềm ẩn rất lớn. Hầu hết mọi người đều có thể làm những điều hết sức phi thường nếu họ có đủ tự tin để đương đầu với các thử thách. Nhưng họ không làm được như thế. Họ chỉ biết ngồi trước màn hình cuộc đời mà quan sát như thể không còn cách nào khác hơn chấp nhận nó cứ tiếp diễn như thế mãi mãi.”
PHILIP ADAMS
“Cuộc sống vừa là một cuộc mạo hiểm táo bạo, vừa chẳng là gì cả.”
HELEN KELLER
Cô bị khiếm thị, khiếm thính và mất cả khả năng nói lúc chưa đến 2 tuổi. Nhưng sau đó, không những cô học được cách đọc, viết và nói mà còn trở thành tác giả của nhiều cuốn sách, bài báo và tự truyện.
Nỗi sợ hãi thất bại không chỉ ghi dấu lên “sự thất bại” của bản thân người đó mà còn ghi dấu lên cả việc xã hội sẽ phản ứng ra sao đói với những người bị thất bại. Mọi người sẽ nói gì nếu tôi thất bại? Làm sao tôi có thể gặp mặt mọi người khác đây?
“Con người không chỉ lo lắng về những điều đang xảy ra, mà còn lo lắng cho quan điểm của họ về những điều đang xảy ra.”
EPITETUS
Nhưng dù thế nào đi nữa, điều đó cũng dẫn đến kết cục là sự sỉ nhục mà xã hội “dành cho” sự thất bại, điều này dẫn dắt ta trở lại với những gì tôi đã nhắc đến trong chương trước – xã hội đã áp đặt một giá trị hết sức thấp kém và tiêu cực lên kinh nghiệm thất bại. Tôi mong rằng quyển sách này sẽ khởi xướng một quan điểm khác về sự thất bại và trả lại giá trị thật sự cho nó để xóa sạch sự khiếp sợ thất bại còn đang lởn vởn trong tâm trí chúng ta.
Hảy thử tưởng tượng một xã hội mà ở đó mọi người đều sẵn sàng thử sức và sẵn sàng đón nhận thất bại. Ở đấy, mọi người không còn sợ thất bại nữa. Hãy thử tưởng tượng xem sẽ có bao nhiêu phát minh, sáng kiến được đưa ra. Hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ tiến xa như thế nào. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả những việc phi thường của thế giới đều được thực hiện bằng lòng can đảm, và các chiến thắng vĩ đại nhât của thế giới đều phát sinh từ chính những lần bại trận.
“Để có nhiều người trở thành chủ doanh nghiệp hơn, chúng ta phải thay đổi thái độ của mình đối với những người bị thất bại.”
LÝ QUANG DIỆU
Cựu thủ tướng Singapore, người đã vực Singapore từ chỗ kém phát triển thành một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Lúc 4 tuổi, trong một lần tức giận vì ông làm vỡ một cái lọ, cha ông đã phạt ông bằng cách cột tai ông lại rồi treo lên trên một cái giếng. Khi còn là một đứa trẻ, ông đã chơi những trò khuyến khích “tinh thần đấu tranh và ý chí để chiến thắng”. Thời thanh niên của Lý được đánh dấu bằng sự thử thách, tính kiên cường và tài tháo vát, những phẩm chất giải thích vì sao ông đã đưa đất nước Singapore thành công nổi trội. Để nuôi sống gia đình suốt thời gian Singapore bị Nhật Bản xâm chiếm, ông đã gắng sức làm mọi thứ - từ làm việc cho Cục tuyên truyền Nhật Bản, mua bán hàng chợ đen, bán bánh ngọt, thậm chí làm cả kẹo cao su để bán. Ông thừa nhận cách cai trị hà khắc của Nhật Bản trong 3 năm rưỡi đó đã giúp ông có được “bằng cấp đầu tiên trong cuộc sống thực tế”.
Để tiếp tục tiến xa hơn, điều ta phải làm là nhận thức nhiều hơn hoặc thâm nhập một lĩnh vực mới. Và để làm được điều đó, ta luôn phải chấp nhận mạo hiểm, và mạo hiểm lại luôn đi cùng may rủi, nghĩa là ta sẽ có thể không đạt được mục đích. Ta không thể khám phá ra những đại dương mới trừ khi ta có đủ can đảm đi xa đến nỗi không còn nhìn thấy bờ biển nữa.
Thật thú vị khi nhận ra rằng chữ “cơ hội” trong tiếng Trung Quốc được hợp thành bởi chữ “khủng hoảng hay rắc rối” và “tích lũy hay gặp gỡ”.
Tất cả khủng hoảng hay rắc rối hội tụ để đem “CƠ HỘI” đến cho bạn. Và như Einstein đã nói: “Bên dưới rắc rối là chìa khóa mở ra thời cơ thuận lợi nhất”.
Nói cách khác, ta không có được cơ hội nếu không trải qua những rủi ro, điều mà ta sẽ trải qua trong cơn khủng hoảng hay rắc rối.
“Nếu một việc gì đó bị thất bại dù đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng, được trù tính cẩn thận và được thực hiện chu đáo, thì thất bại đó thường giúp ta thấy được sự thay đổi cơ bản và thời cơ.”
PETER DRUCKER
Các chủ doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới hiểu điều này hơn ai hết. Nếu bạn muốn trở thành một chủ doanh nghiệp, có hàng tá lý do giải thích vì sao bạn phải biết điều này. Chỉ có một cách duy nhất. Bạn không thể chơi trong điều kiện an toàn và mong đợi thời cơ sẽ đến với mình. Cơ hội dù tốt cách mấy không bao giờ đem lại sự an toàn. Luôn có một vài rủi ro đi kèm, rủi ro đó có thể tính trước hay không thì còn tùy. Rủi ro càng cao thì thời cơ càng thuận lợi vì rất ít người dám trải qua thử thách ấy.
Người chủ doanh nghiệp biết rằng một chiếc tàu đậu ở bến cảng luôn an toàn nhưng nó được đóng không phải để neo đậu ở bến cảng. Tóm lại, tôi muốn nói những người chỉ muốn thành công mà không được chuẩn bị trước để chịu thất bại trên thực tế chỉ đạt đến những thành công nhất định.
Cùng với sự tan rã của Đảng Cộng sản và sự sụp đổ của Liên Xô cũ, một mặt, đã thúc đẩy xuất hiện những mô hình mới. Việc mở cửa Indonesia, Trung Hoa đại lục, Ấn Độ đã mở ra những thị trường, những lối đi đầy mạo hiểm chưa có nhiều người đặt chân đến. Chính phủ các nước đang cố thuyết phục người dân của họ đầu tư vào đó. Các doanh nhân đã vào cuộc. Không phải tất cả họ đều sẽ thành công. Nhiều người sẽ thất bại nhưng đó lại chính là cái mà loài người đang tiến tới. “Không bỏ công, không được lãi”.
“Các thương gia câu cá dưới dòng nước ***c. Khi biển quá yên ả, bạn không thể bắt được cá. Nhưng khi thấy nước bị vẩn ***c, bạn nên câu ở đấy vì khi ấy cá lớn đang dồn cá nhỏ lên trên mặt nước… Mỗi cuộc khủng hoảng lại tạo nên các vận may to lớn”.
ROBERT KUOK HOCK NIEN,
THƯƠNG GIA THÀNH CÔNG NHẤT CỦA MALAYSIA
“Một chương trình hành động luôn có nhiều rủi ro và chi phí nhưng chúng còn kém xa các rủi ro và chi phí của sự khước từ hành động quá dễ chịu.”
JOHN F.KENNEDY
Nếu ta không chuẩn bị trước khả năng gặp phải thất bại, thì đừng ghen tị với người có những cái hơn ta trong cuộc sống. Họ đã trả giá cho những cái đó.
Có một câu ngạn ngữ nói rằng:
“ Nếu cuộc đời bạn không gặp phải thất bại, có lẽ bạn sẽ không có đủ bản lĩnh.”
Rất đúng! Điều này đúng với mỗi người ở mỗi giai đoạn của cuộc đời.
“Trong suốt giai đoạn đầu tiên của đời người, nguy cơ là ở chỗ không dám liều lĩnh.”
KIERKEGAARD, NHÀ HIỀN TRIẾT NGƯỜI ĐAN MẠCH
“Những nỗi lo ngại của chúng ta chính là những kẻ phản bội và chúng khiến ta đánh mất điều tốt đẹp mà ta có thể đạt được khi làm ta e sợ những thử thách.”
WILLIAM SHAKESPEARE
“Người thiếu can đảm để bắt đầu đã kết thúc rồi.”
VÔ DANH
“Các cơ hội sẽ rơi trên lối đi của mọi người nhưng không phải ai cũng biết tận dụng chúng.”
LEE CONG CHIAN
Chào đời ở Trung Quốc năm 1893, ông di cư sang Singapore lúc 10 tuổi. Ông bắt đầu làm phiên dịch cho một tờ báo tiếng Trung Quốc và một công ty thương mại Trung Quốc. Năm 1927, ông bắt đầu kinh doanh cao su. Vài năm sau, tức vào thập niên 1930, việc kinh doanh cao su ở Singapore bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tết đã khởi đầu ở Hoa Kỳ. Nhưng trong thời gian đó, Lee, còn gọi là Lee Cao Su, lại phát triển công ty bằng cách thu mua các nhà máy và đồn điền có nguy cơ bị phá sản. Sau đó, khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ , ông thu được lợi nhuận to lớn. Lee qua đời năm 1967. Hiện nay, công ty của ông, một công ty được sự bảo trợ của Liên hiệp Ngân hàng Trung Quốc ở hải ngoại, là một trong những công ty lớn nhất trong số các công ty kinh doanh cùng loại ở Đông Nam Á.
TÔN DẬT TIÊN (TÔN TRUNG SƠN)
Bị thất bại 10 lần và chỉ thành công ở lần thứ 11, ông đã trở thành cha đẻ của nước Trung Quốc hiện đại.
Dưới đây là những nơi ông đã gặp thất bại:
Lần thất bại đầu tiên vào tháng 10 năm 1895 ở Guang Zhou.
Lần thất bại thứ hai vào tháng 10 năm 1900 ở Hui Zhou.
Lần thất bại thứ ba vào tháng 5 năm 1907 ở Chao Zhou.
Lần thứ tư vào tháng 6 năm 1907 ở Hui Zhou.
Lần thứ năm vào tháng 9 năm 1907 ở Qing Zhou.
Lần thứ sáu vào tháng 12 năm 1907 ở Zhen Nan Guan.
Lần thứ bảy vào tháng 3 năm 1908 ở Guang Zhou, Lian Zhou và Shang Si.
Lần thứ tám vào tháng 4 năm 1908 ở Yunan He Hau.
Lần thứ chín vào tháng 2 năm 1909 ở Guang Zhou.
Lần thứ mười vào tháng 4 năm 1911 ở Guang Zhou.
Chẳng bao lâu sau lần cố gắng thứ 11 ở Wu Chang, ở tuổi 46, ông đã trở thành Tổng thống của Trung Hoa dân quốc.
“… những cuộc khủng hoảng tạo nên các cơ hội…
… nếu bạn thất bại, đừng nản lòng. Hãy thử một lần nữa.”
Ông HENRY SY –“VUA” BÁN LẺ CỦA PHILIPPINES
HENRY SY sinh ở Amoy, Trung Quốc, vào năm 1924. Ông đã khởi nghiệp bằng việc giúp điều hành cửa hàng nhỏ của gia đình. Lúc 12 tuổi, được sự cho phép của cha mẹ, ông quyết định di cư đến Cehu và sau đó đến Manila, Philipipines. Ông bắt đầu công việc kinh doanh bằng cách bán dép trong nhà, rồi bán giày trên các con đường của Carriedo, Quiapo, Manila. Ông cứ chạy tới chạy lui từ nhà máy giày để lấy thêm giày khi đã bán hết hàng. Vừa làm việc, ông vừa học để hoàn tất chương trình trung học còn dang dở. Sau khi đã tích cóp được một số tiền, ông hùn cạp với vài người Trung Quốc để lập ra SHOE WORLD với vai trò một cổ đông nhỏ đồng thời là người quản lý.
Sau đó, vì không nhất trí với họ, ông đã thuê chỗ để mở cửa hiệu nhỏ trên Đại lộ Rizal và một cửa hiệu khác cũng được mở sau đó ở Carriedo, cửa hiệu này thuộc sở hữu của chính ông và vẫn kinh doanh giày. Sau đó, nhiều khách hàng đã gợi ý ông bán thêm các loại hàng hóa khác, và lúc nhập giày từ nước ngoài, ông bị buộc phải nhập các loại hàng hóa khác. Vì thế, ông bắt đầu kinh doanh quần áo tại một cửa hàng tổng hợp ở Makati vào năm 1975. Một vài năm sau, ông thành lập các trung tâm buôn bán mang tên Shoemart ở Cubao, Harrison và Hoilo. Khu phố mua sắm Shoemart đầu tiên tên là Shoemart North Edsa, đuợc thành lập năm1985. Trong nửa đầu thập niên 1990, Henry đã khai trương Shoemart Centrepoint, Shoemart Megamall, Shoemart Cebu city và South Mall.
Lúc đầu khi ông xây dựng trung tâm buôn bán Shoemart North Edsa ở thành phố Quezon, nhiều người cho rằng đó là một sai lầm lớn. Họ bảo ông rằng tiền hoa hồng quá cao, thời cuộc quá bất ổn và vị trí không thuận lợi. Ngày nay, người đã từng không mua nổi cho mình một đôi giày (ông khởi nghiệp chỉ với một đôi dép lê) có số tài sản cá nhân lên đến 2,3 tỉ đô la Mỹ (theo tạp chí Forbes, tháng bảy năm 1999) và hiện đang xây dựng một trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới – Trung tâm thương mại Châu Á (Mall of Asia) trên khu đại lộ Roxas ở Manila, hơn hẳn trung tâm thương mại West Edmonton ở Canada.
Henry ví việc phát triển khu trung tâm buôn bán với việc nấu ăn, một cách tiêu khiển mà ông rất thích sau giờ làm việc. Ông nói: “Cũng như việc nấu ăn, dùng đúng nguyên liệu, đúng tỉ lệ sẽ mang lại cho món ăn một hương vị đặc trưng. Vì vậy, một trung tâm mua sắm không phát triển tốt tức là có một nguyên liệu đã bị bỏ sót. Ta phải tìm xem nguyên liệu bỏ sót ấy là gì và thêm nó vào”.
Nhiều người có thể thắc mắc tại sao Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thuộc vào loại mạnh nhất thế giới. Nhưng nếu bạn nhớ lại và tự hỏi làm thế nào họ có thể huấn luyện các phi đội cảm tử gọi là “Kamikaze” ( Thần phong) trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bạn có thể phát hiện ra việc đào tạo các samurai chân chính theo truyền thống “võ sĩ đạo” đã được áp dụng cho các chiến binh.
“Khi một samurai đúng nghĩa xung trận, anh ta luôn chuẩn bị trước việc phải hy sinh, nhưng kẻ luôn phải ૮ɦếƭ trước tiên chính là kẻ thù của anh ta”.
Các samurai thắng trận vì họ đã đạt đến đỉnh cao của lòng can đảm. Để chứng minh quan điểm của mình rõ hơn, tôi xin kể một câu chuyện.
Một lần nọ, có một người lính Ai Cập mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo. Biết mình có thể ૮ɦếƭ bất cứ lúc nào, anh xung phong đi chiến đấu mà không sợ hy sinh. Anh đã chiến đấu, CHIẾN ĐÂU và CHIẾN ĐẤU, và đến khi cuộc chiến thắng lợi, anh vẫn CÒN SỐNG! Sự dũng cảm của anh đã góp phần mang lại chiến thắng, vị tướng chỉ huy đã thán phục anh và quyết định thăng cấp và thưởng cho anh các huy chương về lòng trung thành và dũng cảm. Nhưng trong buổi lễ trao tặng, anh có vẻ rất buồn bã và kiệt sức. Khi được hỏi lí do vì sao buồn phiền, anh đã nói: “Tôi đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo và tôi sẽ phải ૮ɦếƭ sớm.” Sao Chúa lại có thể để một người lính dũng cảm như thế ૮ɦếƭ đi? Vì thế, vị tướng đã tìm các y sĩ giỏi nhất để chữa khỏi bệnh anh ta. Nhưng từ ngày đó trở đi, người lính một thời anh dũng kia không còn ở tuyến đầu nữa! Anh ta né tránh nguy hiểm và cố gắng tối đa bảo vệ mạng sống của mình!
Vâng, anh ta đã trở thành “Kia-See”, kẻ sợ ૮ɦếƭ. Phải chăng đó là cách mà ta thực hiện để sống hết cuộc đời mình? Có lẽ ta nên xem lại những gì Helen Keller đã phát biểu: “Cuộc sống vừa là một cuộc mạo hiểm táo bạo, vừa chẳng là gì cả”.
Tuy nhiên, vào lúc này đây, tôi muốn chỉ ra rằng luôn có các cấp độ mạo hiểm khác nhau dành cho những người khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn có nhiều tiền, bạn sẽ mạo hiểm nhiều hơn. Nhưng nếu một người khác có ít tiền hơn mà lại mạo hiểm như bạn, thì người đó sẽ gặp nhiều hiểm nguy hơn gấp bội.
Xin hãy lưu ý rằng chấp nhận mạo hiểm không có nghĩa là ta phải liều lĩnh một cách dại dột. Thật ra, hầu hết những người chấp nhận những việc làm mạo hiểm nhất không chỉ lao vào nơi nguy hiểm mà điều họ làm trước tiên là thực hiện ý tưởng trên quy mô nhỏ. Sau đó, họ học bài họ kinh nghiệm từ đó, góp nhặt thêm thông tin và ý kiến phản hồi, thực hiện các điều chỉnh và thử lại lần nữa để đảm bảo rằng công việc đã được thực hiện một cách hoàn hảo. Một khi đã tin tưởng ở biện pháp mới, họ bắt đầu mở rộng phạm vi thực hiện hoặc thực hiện trên quy mô lớn hơn. Một đặc điểm mà ai trong số này cũng có, dù làm gì đi nữa. là họ dám làm thử.
Tôi xin được kết thúc chương này bằng lời phát biểu sau đây:
“Đừng chỉ trích những người đã cố thử và thất bại
Hãy chỉ trích những người đã không dám làm thử.”
“Bậc thang không bao giờ dành để nghỉ ngơi mà là để giữ cho bước chân của một người đủ dài để anh ta có thể đạt đến nới khác cao hơn.”
THOMAS HENRY HUXLEY
“Người duy nhất không mắc sai lầm chính là người không hề làm gì cả. Đừng sợ sai lầm, miễn là bạn đừng mắc cùng một sai lầm 2 lần.
F.D.ROOSEVELT
“Tầm hoạt động của một người phải vượt quá tầm với của người ấy, nếu không thì thiên đàng dùng để làm gì?”
ROBERT BROWNING
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc