Chờ Đợi Giọng Nói Của Em - Chương 09

Tác giả: Ngũ Mỹ Trân

Sự Tĩnh Lặng Sau Cơn Bão Tố
Tiểu Vũ, mười sáu tuổi tuổi, học sinh cấp ba
Năm nay tôi mười sáu tuổi, là học sinh cấp ba. Tôi ở trong ký túc xá của trường nên cứ cách một tuần lại về thăm bố mẹ một lần. Tôi rất thích cuộc sống như thế này. Có thể ai đó sẽ cho rằng tôi là một đứa con bất hiếu bởi tôi không thích thường xuyên nhìn thấy bố mẹ mình, tôi không thích bị quản lí quá chặt, không thích hằng ngày phải nghe mấy lời dặn dò của bố mẹ… Nhưng dù có hai tuần về nhà một lần thì cũng không giúp cho tôi tránh được những trận tranh cãi với bố mẹ.
Đầu tiên là do vấn đề quần áo của tôi. Một ngày chủ nhật nọ, mẹ nói muốn mua cho tôi một chiếc áo khoác mỏng giống như chiếc áo cũ. Thế nên hai mẹ con cùng nhau đi mua. Mẹ thích một chiếc áo màu xanh có nơ hoa ở ngoài, nhưng tôi lại không thích và cho rằng nó hơi quê mùa nên không muốn thử. Mẹ có vẻ hơi bực mình nên mắng tôi vài câu. Tuy nhiên, cuối cùng hai mẹ con vẫn đi vào một hàng khác xem tiếp. Mẹ lại chọn một chiếc váy yếm màu đỏ và bảo tôi mặc thử. Tôi mặc lên người rồi nhìn mình trong gương, trông tôi chẳng khác gì một đứa trẻ ngốc nghếch và buồn cười, thế nhưng mẹ cứ ở bên cạnh và khen đẹp. Tôi nói, con không thích, tức thì mẹ nổi giận, mắng tôi là cái này không thích, cái kia cũng không thích rồi quyết định mua chiếc váy đó. Tôi cãi, dù mẹ có mua con cũng sẽ không mặc đâu. Mẹ giận đó liền bỏ đi, để mặc tôi đứng đó.
Hôm đó, hai mẹ con tay không trở về, không mua gì cả. Đợi bố về đến nhà, mẹ liền mắng cho tôi một trận nữa, lại còn nói rằng ngày xưa tôi rất ngoan ngoãn và nghe lời, mẹ mua gì thì mặc nấy… Tôi thừa nhận, khi tôi còn nhỏ, mẹ chon rất nhiều quần áo đẹp cho tôi. Nhưng bây giờ, mẹ tôi không chịu hiểu rằng tôi đã lớn rồi, trong khi đó mẹ lại không còn trẻ nữa,làm sao mẹ hiểu được xu hướng thời trang hiện nay. Mặc dù không phải là một người thích chạy theo mốt, nhưng tôi không muốn mình mặc những bộ quần áo quá khác người, quá quê mùa so với các bạn trong lớp. Những điều này tôi đã phải nói với bố mẹ bao nhiêu lần rồi, nhưng họ không hề hiểu cho tôi, thậm chí còn nói tôi chỉ giỏi nghĩ ngợi linh tinh, không tập trung học hành.
Về sau, mẹ đồng ý cho tôi cầm tiền tự đi mua quần áo. Tôi liền mua một chiếc áo khoác “cái bang”, trông rất bụi. Thế nhưng bố mẹ tôi lại ra sức chê bai cái áo tôi mua. Bố thậm chí còn bảo tôi trông chẳng khác gì một con bé đầu đường xó chợ. Tôi rất tức giận, liên nói với bố rằng phải đến một nửa lớp mặc những cái áo kiểu này, vậy chẳng lẽ họ đều là đầu đường xó chợ hết hay sao? Thế là bố tôi nổi trận lôi đình, còn định đánh cho tôi một trận nữa. Thật là ấm ức!
Một lần khác, tôi lại mua một chiếc áo bông có thắt eo, mẹ liền nói trông tôi mặc cứ như bà cô ba mươi tuổi vậy. Có thể là mẹ giận vì tôi đã không hỏi ý kiến của mẹ trước khi mua cái áo này. Nhưng bây giờ tôi đã lớn rồi, ăn mặc như thế nào là quyền của tôi chứ! Tôi nói với mẹ, cho dù tôi mặc chiếc áo này không đẹp, thậm chí có mất mặt đi chẳng nữa thì đó cũng là chuyện của tôi, hơn nữa, tôi mặc thế nào hợp thì bản thân tôi là người biết rõ hơn ai hết. Thế nhưng mẹ tôi không nghe, còn nói quần áo của tôi từ nay về sau sẽ do mẹ quyết định. Thật đáng sợ! Mẹ không biết rằng tôi không muốn mẹ quyết định tất cả những gì liên quan đến tôi. Bởi vì tâm sự của tôi, mẹ mãi mãi không bao giờ hiểu được.
Tuần trước, tôi bị cảm cúm. Vì không muốn ảnh hưởng đến việc học tập nên tôi đã về nhờ mẹ mua thuốc cho. Thế nhưng vì chuyện này mà mẹ lại có dịp nói tôi một thôi một hồi. Mẹ mắng tôi nào là không chịu nghe lời, cho đến chuyện quần áo của tôi. Nói xong mẹ lôi ngay một chiếc quần bông ở trong tủ quần áo ra bảo tôi mặc vào. Trời đất ơi, lớp tôi làm gì có ai mặc chiếc quần bông dày cộp như vậy! Chỉ có mấy ông bà già mới mặc mấy loại quần này. Thế mà mẹ lại đi may cho tôi ngay một chiếc quần bông, đương nhiên là tôi sẽ chẳng bao giờ chịu mắc nó rồi! Thế nhưng lần này mẹ vẫn tìm được lí do ép tôi phải mặc. Tôi không muốn mặc, lấy lí do không mặc vừa. Nhưng mẹ không tin, nhất định bắt tôi phải mặc thử. Tôi đành phải mặc vào cho mẹ vừa lòng, và quả thật là tôi không mặc vừa chiếc quần đó. Nhưng mẹ vẫn không bỏ cuộc. Mẹ lấy ra một chiếc quần bông khác của mẹ trong tủ ra và bắt tôi mặc, tôi nhất quyết không nghe và khóc tấm tức. Nhưng tôi càng khóc thì mẹ càng nổi giận, mẹ ấn người tôi xuống, bắt tôi mặc chiếc quần bông đó vào, tôi đứng im, nhất quyết không mặc. Mẹ tôi tức quá liền gọi điện cho bố tôi. Thế là bố về, mắng cho tôi một trận, còn bắt tôi quỳ xuống xin lỗi mẹ nữa. Bố còn mắng tôi vì cái tội sử dụng máy nhắn tin, bố nói chỉ có G.i g.i mới sử dụng máy nhắn tin như vậy. Thực ra, đến một nửa lớp tôi đều sử dụng máy nhắn tin, vì ở trong kí túc xá không có điện thoại, bạn bè phải liên lạc với nhau bằng máy nhắn tin. Lúc tôi xin phép bố mẹ dùng máy nhắn tin, bố mẹ đều đồng ý cả, vậy mà bây giờ vì chuyện này bố lại mắng tôi, còn hỏi tôi lấy tiền đâu ra mà mua, có phải đi ăn cắp hay không?... Lúc đó, tôi vô cùng tức giận, chưa bao giờ tôi tức giận đến vậy. Tôi to tiếng cãi lại bố mẹ, liệt kê một loạt những “lỗi lầm” của họ đối với mình. Tôi còn nói bố mẹ quá độc tài rồi thề sau này trưởng thành sẽ không bao giờ quay về cái nhà này và không nhận bố mẹ nữa.
Bố tôi lôi tôi từ trên sofa xuống, tát tôi mấy cái nổ đom đóm mắt. Chắc nếu mẹ không can ngăn thì bố đã đánh ૮ɦếƭ tôi rồi. Hai tai tôi ù đi vì tiếng mắng chửi, bố còn nói hôm này không đánh ૮ɦếƭ tôi thì không mang họ Hàn nữa. Nhân lúc mẹ không chú ý tôi đã đập đầu vào tủ quần áo, chẳng phải bố nói muốn đánh ૮ɦếƭ tôi còn gì, đã vậy tôi ૮ɦếƭ cho bố xem. Trận cãi vã đó cuối cùng cũng kết thúc dưới sự khuyên can của hàng xóm. Mặt tôi sưng phù lên, vết thương trong trái tim tôi có lẽ sẽ không bao giờ liền được nữa.
Sau khi vết thương trên mặt đã lành, tôi liền quay trở về trường. Tôi cảm thấy ở trường thật thoải mái, cái gì cũng thật tuyệt vời, có lẽ là do ở đây tôi được tự do.
Kể từ sau khi chuyện đó xảy ra, bố mẹ không còn mắng tôi nữa. Tôi cũng gần như chẳng nói với bố mẹ câu nào, hình tượng của bố trong tôi như đã sụp đổ hoàn toàn. Mẹ đến thăm tôi, trong mắt mẹ ánh lên ý muốn cứu vãn sự việc. Tôi rất đau lòng! Trước đây, tôi cố gắng để cả nhà có thể hiểu nhau hơn, nhưng bố mẹ quá thờ ơ với việc đó. Còn bây giờ, mẹ tôi đang nghĩ gì nhỉ? Đáng tiếng là tôi không còn quan tâm đến điều đó nữa…
Chat room
Những cô bé, cậu bé ở độ tuổi như Tiểu Vũ hiện nay đang ở trong giai đoạn muốn tự làm chủ bản thân. Có thể nói đây là một giai đoạn mà bất cứ ai cũng phải trải qua cuộc đời của mình. Một số bậc cha mẹ khó thích nghi được với giai đoạn này của con, vẫn giữ thói quen quan tâm và quyết định tất ả mọi chuyện của con cái như trước đây. Mặc dù có vẻ như bố mẹ toàn lo lắng những việc không đâu, nhưng thực chất những hành động này đều xuất phát từ lòng yêu thương con cái. Trong giai đoạn này, tính tình của Tiểu Vũ trở nên tương đối bướng bỉnh và thích tự lập. Cho nên rất có thể cô bé có cái nhìn phiến diện về những hành động thể hiện sự quan tâm đối với con cái của bố mẹ mình, cho rằng bố mẹ lạc hậu, không chịu hiểu con cái… Trong rất nhiều gia đình, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái khó mà tránh được những xung đột xả ra.
Còn một điểm nữa cần phải nhắc đến đó là, bố mẹ Tiệu Vũ chắc khoảng bốn mươi tuổi, có thể nói cũng đang ở trong giai đoạn phát triển đặc biệt của con người, giai đoạn trung niên. Những bậc cha mẹ ở độ tuổi trung niên tính cách thường có chút nóng nảy, cố chấp. Điều này có liên quan đến tình trạng sức khỏe của họ. Chính vì thế, con cái cần phải hiểu, thông cảm và có thái độ khoan dung với bố mẹ mình.
Tôi tin rằng, chỉ cần trong lòng không mất đi tình cảm ruột thịt thì mối quan hệ của Tiểu Vũ với bố mẹ sẽ dần dần tốt hơn. Rất nhiều gia đình đã từng trải qua giai đoạn như vậy.
QUÀ TẶNG KHÔNG DÁM GỬI
Nghiêm Khắc, nam,mười bảy tuổi, sinh viên trung cấp
Năm ngoái, tôi đã thi đỗ vào một trường trung cấp. Khi nhập trường,thầy giáo nói với chúng tôi rằng, sau khi tốt nghiệp, mỗi lớp sẽ có một sinh viên được tuyển thẳng lên cao đẳng, vì thế, thầy yêu cầu cả lớp phải chăm chỉ, nỗ lực học tập để dành được cơ hội này. Lúc đó, trong thâm tâm, tôi thầm mong sẽ là người được tuyển thẳng đó, bởi tôi biết, khi đi làm, tấm bằng cao đẳng có giá trị hơn nhiều so với tấm bằng trung cấp. Nếu như tôi được tuyển thẳng lên cao đẳng thì đó đúng là một niềm vui lớn cho bố mẹ tôi, những người không chức không quyền, lao động khó nhọc cả đời vì con cái.
Nhưng dần dần tôi phát hiện ra rằng, đây là một cuộc cạnh tranh không công bằng. Giáo viên chủ nhiệm của chúng tôi thường cho điểm dựa vào ý thích cá nhân. Nghe các bạn trong lớp kể rằng, có bạn mua cho thầy mấy bao TL, thế là thầy liền cho bài thi đạt năm mươi chín điểm lên sáu mươi lăm điểm.
Còn nếu có bậc phụ huynh nào giúp thầy làm gì đó thì ngay lập tức con cái họ sẽ được thầy tặng luôn thêm ba mươi điểm điểm gọi là quà cám ơn... Do những điểm đánh giá thường ngày này sẽ tính vào tổng điểm để xét tuyển thẳng lên cao đẳng nên chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng,vì thế mà sinh viên nào cũng để ý, ai cũng cho rằng biếu xen giáo viên để mua điểm là một hành động đáng khinh bỉ. Tôi cũng không phải là ngoại lệ. Cứ khi nào mọi người nhắc đến vấn đề này là tôi chỉ muốn chửi thẳng vào mặt những kẻ hối lộ giáo viên và mắng chửi những giáo viên xấu xa ham của đút lót. Giáo viên chủ nhiệm lớp tôi là một thầy giáo trung niên, nhìn bộ dạng có vẻ khá bủn xỉn. Tin đồn về thầy lưu nhiều vô kể, phần lớn đều là do các anh chị sinh viên khóa trên kể lại. Một trong những tin đồn đó là: Một hôm, thầy Lưu đang nấu cơm thì có một học sinh từ nông thôn đến tìm. Cậu sinh viên này cầm bài thi không đạt của mình đến xin thầy giúp đỡ. Thế nhưng, thầy Lưu không nói gì, chỉ nhìn cái chảo rau xào mà nói: “Ôi, rau này mà có một chút xì dầu thì thơm phải biết!”. Cậu sinh viên như hiểu ý, liền gọi điện cho bố mẹ lập tức gửi lên mười chai xì dầu ngon để biếu thầy. Hóa ra, quê cậu sinh viên này sản xuất xì dầu ngon nổi tiếng. Về sau, cậu sinh viên này thường mang xì dầu đến biếu thầy để đổi điểm cao. Tin đồn về thầy Lưu làm cho tôi mất hết cảm tình với thầy, thậm chí còn rất ghét thầy nữa! Nhưng không lâu sau, có một chuyện xảy ra làm cho tôi thay đổi hoàn toàn cách nhìn của mình về thầy Lưu.
Tôi và M là bạn cùng phòng. Mối quan hệ giữa chúng tôi không được tốt cho lắm. M là một đứa rất đào hoa lại thường thích bắt nạt người khác, nhất là những đứa từ nông thôn ra như chúng tôi. Cậu ta không cười nhạo thì cũng tìm cách chọc ghẹo chúng tôi. Bố M giữ một chức vụ nhỏ trong thành phố, vì thế các thầy cô giáo thường dung túng thậm chí còn nịnh nọt cậu ta nữa. Chúng tôi không ai dám chọc giận cậu ta, dù chỉ là vô tình. Nhưng hôm đó, tôi cùng vài người bạn đồng hương họp mặt nhau nên đã uống R*ợ*u. Về đến phòng, thấy M không chịu làm trực nhật, vì là trưởng phòng nên tôi đã mắng cậu ta vài câu. M không những không nghe còn quát lại tôi, thậm chí còn xúc phạm tôi rất khó nghe. Thế là tôi nổi điên lên, cãi nhau với cậu ta một trận. Chúng tôi còn đánh nhau nữa. Tôi đấm cho cậu ta tím cả mắt, cậu ta đấm vỡ sống mũi tôi. Chuyện vỡ lở, mọi người trong phòng đều đồng ý làm chứng cho tôi là M ra tay đánh tôi trước, hơn nữa, tôi vì công việc chung của cả phòng mới làm như vậy. Thực ra tôi rất lo bị nhà trường phạt, rất có thể vì chuyện này mà tôi sẽ bị trừ điểm. Tôi không nghĩ người bị phạt sẽ là M và cảm thấy có đôi chút hối hận vì đã đánh nhau với cậu ta.
Nhưng không ngờ thầy Lưu lại đứng về phía tôi. Thầy không những không phê bình mà còn khen ngợi tôi làm việc có trách nhiệm, còn M thì đáng bị trừ điểm. Mặc dù trong lớp có người nói rằng do M quá kiêu ngạo, không bao giờ coi thầy Lưu ra gì nên đã đắc tội với thầy, cũng có người nói là do M quên tặng quà cho thầy Lưu,nhưng tôi vẫn cảm thấy rất biết ơn thầy, biết ơn thầy đã bảo vệ một đứa không có bè cánh, ô dù nâng đỡ như tôi.
Một lần về nhà nghỉ, lúc ngồi nói chuyện phiếm với mẹ, tôi đã kể cho mẹ nghe chuyện này. Mẹ bàn với tôi phải đem chút quà đến biếu thầy để thể hiện chút lòng thành của mình. Tôi không biết phải nói thế nào với mẹ. Tôi nghĩ, những gì gia đình tôi có thể tặng thầy chắc chắn phải hiếm có, hơn nữa, tôi không muốn các bạn cùng lớp nghĩ rằng tôi hối lộ thầy. Nhưng rốt cuộc tôi vẫn không nói những suy nghĩ này với mẹ, bởi vì tôi thấy mẹ đã rất cẩn thận chuẩn bị quà biếu thầy nên không nỡ ngăn mẹ lại.
Ngày trở lại trường học, tôi xách gần chục cân lạc ngon mà mẹ đã nhặt kỹ từng hạt và cẩn thận rang chín về trường. Nhìn túi lạc to và nặng này, tôi có đôi chút do dự vì không biết nhà thầy ở đâu, nếu hỏi bạn bè thì lại sợ bị nói là nịnh nọt thầy, không biết thầy Lưu có thích món quà này không? Cứ như vậy, túi lạc bị tôi “lãng quên” dưới gầm giường. Một hôm, có một người bạn cùng phòng phát hiện ra “kho tàng đồ ăn” này. Thế là tất cả mọi người trong phòng đều chạy đến xin tôi. Tôi không dám nói rằng đó là quà biếu nên đành phải để mọi người chia nhau. Nhìn đống vỏ lạc trên sàn, nghĩ đến hình ảnh mẹ lụi cụi nhặt lạc trong bếp mà lòng tôi cảm thấy xót xa. Tuy nhiên, chia cho mọi người ăn hết cũng tốt, vì dù sao tôi cũng đâu có dám mang đến biếu thầy.
Khi về nghỉ tết, mẹ nhìn thấy tôi liền vui vẻ hỏi han xem thầy giáo có thích lạc không? Tôi nói dối mẹ là thầy thích lắm. Mẹ nghe xong vô cùng vui mừng. Lúc tôi đi, mẹ lại chuẩn bị cho tôi một ít đậu tằm và đậu Hà Lan rồi bảo tôi mang biếu thầy. Tôi nói thôi không cần, lần trước thầy giúp đỡ nên mới tặng quà tỏ chút lòng biết ơn, lần này thì không cần thiết. Nhưng mẹ mắng tôi và bảo: “Sao lại quên ơn người khác nhanh thế? Hơn nữa, những thứ này bố mẹ mới thu hoạch, của nhà trồng được nên vừa rẻ lại vừa tươi ngon, dù sao cũng là một chút lòng thành!”. Mẹ còn nhắc tôi đến trường là phải mang biếu thầy ngay vì để lâu sẽ mất ngon. Hôm đó trở lại trường, tôi lại đem túi đậu giấu dưới gầm giường. Tôi nghĩ rất lâu mà không biết phải đem túi đậu này đến biếu thầy như thế nào. Cứ như vậy, ngày qua ngày, hạt đậu bắt đầu chuyển sang màu đen, vàng. Cuối cùng, tôi mang số đậu đó đi đổ hết. Lúc đó, tôi cảm thấy rất tiếc!
Nghỉ hè về nhà, mẹ tôi lại không quên chuẩn bị quà cáp cho tôi mang biếu thầy. Tôi rất muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ đừng nên bận tâm mấy chuyện này nữa, những thứ mẹ đã chuẩn bị hai lần trước con đều không mang đến biếu thầy đâu!”. Thế nhưng tôi không sao mở miệng được. Tôi cảm thấy khó xử. Mặc dù tôi biết tất cả những gì mẹ làm đều xuất phát từ lòng biết ơn chứ không có ý định nịnh nọt thầy giáo tôi (thực ra nếu muốn nịnh nọt thầy thì những thứ này thật chẳng đáng là gì), nhưng tại sao tôi vẫn không thể tiếp nhận cách làm của mẹ nhỉ?
Chat room
Con người trong những hoàn cảnh đặc biệt thường rất coi trọng danh tiếng của mình. Về lý mà nói thì những việc làm của mẹ bạn không có gì là khó chấp nhận cả, bởi mẹ bạn là người tốt bụng, lại biết cách đối nhân xử thế. Tôi tin rằng, nếu như thầy giáo mà hiểu được tấm lòng của mẹ bạn thì chắc chắn sẽ rất cảm động. Đây vốn có thể trở thành con đường hữu nghị giữa người với người, nhưng do một số lí do nào đó mà con đường này đã bị chặn mất.
Làm việc cẩn thận không phải là một chuyện xấu. Nhưng bên cạnh sự cẩn thận, cũng cần có sự thẳng thắn và vô tư. Những môi trường khắc nghiệt sở dĩ có nhiều tin đồn và sự cạnh tranh chẳng qua là do lòng dạ của mỗi người nơi đó đều quá hẹp hòi, không được thẳng thắn,vô tư. Đối mặt với vấn đề lợi ích, thần kinh của chúng ta đều trở nên nhạy cảm quá mức. Thực ra, so với việc lãng phí thời gian và tâm tư để giành lấy quyền được tuyển thẳng lên cao đẳng (tỉ lệ trúng tuyển rất thấp), chi bằng chúng ta hãy sống vô tư và thoải mái. Nhân cách con người còn quan trọng hơn nhiều so với cái tấm bằng mà các bạn cầm trên tay, hơn nữa, các bạn còn rất nhiều cơ hội để có được tấm bằng tốt. Thế nhưng, nếu thay đổi cả tâm tính chỉ để mưu đồ một việc gì đó thì sau này dù có muốn quay trở lại như lúc đầu cũng không phải là một việc dễ dàng!.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc