Châu Chấu Đỏ - Chương 11

Tác giả: Mạc Ngôn

Có mấy chục người thợ ở những nơi khác đang tụ tập làm việc trên công trường xây miếu. Ông Tứ thuê thợ từ các nơi đến chứ không dùng người trong gia tộc chắc chắn có những dụng ý riêng. Tôi không dám suy đoán chuyện này là do là ông Tứ cố ý sắp đặt để dễ dàng biển lận công quỹ mà chỉ nghĩ là do ông muốn có những người thợ có tay nghề cao hơn để góp công vào việc xây miếu mà thôi. Cho dù có phải chửi Phật mắng tổ, cho dù thiên lôi có đánh vào tôi năm bảy lần tôi cũng phải nói là do ông Tứ biểu hiện sự tôn kính đối với thần châu chấu nên đã quyết tâm xây dựng ngôi miếu cho tinh xảo hoàn mỹ; cũng có thể là do một quan niệm rất thịnh hành thời bấy giờ là “bụt chùa nhà không thiêng”, “chỉ có sãi từ xa đến mới biết niệm kinh” đại loại như thế chi phối chăng? Nếu ông Tứ cả gan làm những điều nghịch tặc không như những suy đoán ấy, ắt sẽ gánh lấy hậu quả một mình.
Tường và cổng miếu được sơn màu son, dưới ánh mặt trời rực rỡ đến lóa mắt, mái lợp bằng loại ngói vảy cá đỏ rực. Những người thợ đang bắt đầu tháo giỡ giàn giáo. Trông thấy ông Tứ đến, người chủ thầu ngẩng đầu, bước đến gần mời ông một điếu thuốc lá mà ông chưa hề thấy qua bao giờ có hiệu là ” Lục pháo đài”. Ông Tứ hút điếu thuốc một cách vụng về khói thuốc tuôn vào cổ họng quá đậm đặc, khiến ông ho lên sù sụ, tim ông hình như nhói lên thì phải. Ông vứt điếu thuốc, nhón một nhúm rễ cỏ tranh cho vào miệng. Rễ cỏ tranh ngòn ngọt thấm vào chân răng, vào cuống họng ông. Ông Tứ nhón một nhúm nữa, rất trang trọng mời người chủ thầu, ông ta rất hiếu kỳ đưa nhúm cỏ tranh lên quan sát nhưng không hề có ý định cho vào miệng. Mặt ông Tứ thoáng một vẻ không bằng lòng khiến người chủ thầu vội vàng cho vào miệng, nhai một cách miễn cưỡng, có vẻ đau khổ vô cùng, hai chiếc quai hàm rất vuông và to chuyển động một cách chậm chạp. Bỗng nhiên ông Tứ phát hiện người chủ thầu này rất giống một con châu chấu to tướng.
- Tộc trưởng! Tôi đã hiểu vì sao ông phải xây dựng ngôi miếu này! – Người chủ thầu nói một cách quỷ quyệt.
- Ông nói đi, vì sao? – Ông Tứ ngừng nhai cỏ, hỏi dồn. Người chủ thầu nói, ông ta phát hiện khi nhai cỏ tranh, ông Tứ rất giống một con châu chấu, không những thế, tất cả những người trong gia tộc ăn cỏ này trên mặt đều phảng phất hình dáng của loài châu chấu.
Không biết ông Tứ biểu thị sự phản đối hay tán đồng câu nhận xét của người chủ thầu. Ông ta mời ông Tứ vào bên trong miếu để xem bức tượng thần Ba Lạp bằng gốm. Ông Tứ theo chân người chủ thầu bước qua chiếc cửa sơn màu son.Một con châu chấu cực to đang nằm ngang chễm chệ trên một chiếc bệ cao. Bất giác ông Tứ lùi lại mấy bước. Trong lòng ông lại nổi lên một cảm giác sợ hãi và tôn kính với loài châu chấu bé nhỏ này.
Hai người thợ gốm đang trang điểm cho tượng thần châu chấu. Có lẽ họ đã nghiên cứu rất kỹ màu sắc cũng như cơ thể của loài châu chấu nên bức tượng vị thần châu chấu đang nằm trên bệ kia trông chẳng khác với hàng triệu con châu chấu đang gặm nhấm ngoài đồng là bao, có điều sắc thái thì không hoàn toàn như nhau. Phía trước mặt của tượng thần, trên một tấm ván có mấy chục xác châu chấu. Đồng bọn của chúng đang có mặt trên khắp những cánh đồng hoa màu, trên đồng cỏ hoang, trên đầm lầy của vùng Đông Bắc Cao Mật, trong khi chúng đang gặm nhấm tất cả những gì có thể gặm nhấm được thì mấy chục con lại nằm đây, con bị đứt đầu, con bị mổ bụng, con bị chặt chân… trên tấm ván. Trong lòng ông Tứ âm thầm hình thành một mối thù địch với hai người thợ gốm. Ông nhìn cả hai, thầm đánh giá: một người khoảng trên sáu mươi, gầy như que củi, nước da vàng ệch trông giống hệt một con gà trống già bị vặt trụi lông. Người con lại là một thằng bé con khoảng mười ba mười bốn tuổi, cũng gầy không kém, nước da cũng vàng, trông nó lại giống một con gà trống chưa mọc đủ lông cánh. Mặt của cả hai đều bị màu sơn làm cho lốm đốm, đôi mắt cả hai đều có vẻ hung tợn, giảo quyệt, miệng của cả hai đều nhọn khiến ông Tứ nghĩ họ không phải là người. Nhìn tổng thể, ông Tứ thoáng nghĩ, cả hai đều có thể là những con gà trống thành tinh, họ đến đây không phải là để xây miếu mà là để ăn châu chấu! Những con châu chấu nằm trên tấm ván kia chính là đồ thừa của họ bỏ lại. Ông Tứ trông thấy trong đống châu chấu ấy vẫn còn có một con đang sống, nó đang gắng gượng những chiếc chân trông còn khỏe lắm mặc dù không thể nhúc nhích được thân mình. Thì ra có một chiếc kim đã đâm xuyên qua bụng nó và ghim chặt nó xuống tấm ván.
Đôi mắt ông Tứ đầy phẫn nộ nhìn hai người một già một trẻ đang quét sơn cho tượng châu chấu. Cả hai hình như không biết gì, điềm nhiên với công việc. Thằng nhỏ đang dùng một chiếc cọ tô vẽ trên đôi cánh còn lão già thì đang loay hoay với cây 乃út nhỏ để vẽ đôi mắt cho tượng châu chấu.
Ông Tứ bước đến bên cạnh tấm ván, do dự giây lát rồi đưa tay rút cây kim đang găm vào tấm ván ra, con châu chấu bị cây kim xuyên qua giãy giụa.
Con châu chấu này khá lớn, dài khoảng hai phân. Lúc này trên đồng đã có hàng triệu con như thế này, toàn thân màu đỏ sậm, chiếc đầu cực to, phần bụng thon nhỏ, thể hiện một tiềm lực sinh trưởng rất mạnh mẽ có thể tính thành từng giây từng phút. Trên cổ chúng có hai chiếc cánh dày trông chẳng khác gì những cô gái Nhật Bản mang địu ở trên lưng.
Con châu chấu bị cực hình vẫn đang giãy giụa trên chiếc kim, bụng nó co thắt, miệng nó nôn ra một thứ nước màu xanh. Ông Tứ bỗng cảm thấy chán ghét con châu chấu khi nhìn thấy cái bụng đầy nhục cảm của nó đang động đậy. Nó đang đạp mạnh những chiếc chân sau để giải phóng mình ra khỏi chiếc kim đầy sỉ nhục của loài người. Miệng nó đang rỉ ra những giọt nước màu xanh cuối cùng. Đó chính là máu và nước mắt, là kết tinh của sự phẫn nộ và đau đớn. Ông Tứ có vẻ khi*p hãi khi đưa hai ngón tay nắm vào chiếc đầu của nó, hình như đôi mắt của nó vẫn đang chuyển động dưới đầu ngón tay ông, cổ nó bị kéo ra để lộ niêm mạc màu trắng sữa. Nó đạp mạnh hai chân sau, rướn người về phía trước để thoát khỏi sự đau đớn ở trên đầu, hai chân sau nó đạp vào ngón tay ông Tứ. Giống như một người đang lặn dưới nước, khi tiếp xúc với đáy sông thì dùng chân đạp mạnh để ngoi lên, nó đạp thật mạnh và cổ nó đứt lìa, đầu vẫn còn bị kẹp giữa hai ngón tay ông Tứ, thân nó đã rơi xuống đất. Con châu chấu đã hy sinh đầy vinh quang! Sức sống trong cơ thể nó vẫn chưa hoàn toàn ૮ɦếƭ hẳn, con mắt bị kẹp giữa hai ngón tay ông Tứ vẫn đảo thêm mấy cái nữa, thân hình dưới đất của nó còn giãy thêm mấy cái nữa, những cú giãy đầy tuyệt vọng.
Ông Tứ vứt chiếc đầu con châu chấu ra xa, nhặt chiếc kim còn dính với thân sau của nó lên, đứng lặng trong giây lát ông cảm thấy ngón tay ngứa ngáy, đó chính là dư âm của những chiếc chân châu chấu đạp vào để lấy sức rướn người về phía trước.
Hai người thợ đã vẽ xong màu vào bức tượng thần châu chấu, người chủ thầu lên tiếng gọi ông Tứ. Như người chợt tỉnh khỏi cơn mộng, ông Tứ nghe thấy câu nói đầy âm ám, lạ lùng của người chủ thầu:
- Tộc trưởng, ông xem, có giống không?
Hai người thợ sơn tránh ra phía sau. Thần châu chấu rực rỡ lóa mắt. Ông Tứ muốn quỳ sụp xuống mà lạy.
Tượng thần châu chấu dài 170 phân, cao 40 phân đang nằm trên một chiếc bệ thờ xây gạch, quả nhiên rất uy nghiêm hùng vĩ, sinh động như thật, dường như nó có thể bay vù lên bầu trời bất cứ lúc nào. Hai người thợ gốm trông như hai nghệ thuật gia không hoàn toàn trung thành với nguyên mẫu nên khi tô màu, họ đã dùng màu xanh lục hơi nhiều trong khi hàng triệu con châu chấu đang hoành hành trên đồng đều có màu đỏ sậm. Ông Tứ nhớ rằng, con châu chấu chúa có khả năng biến hóa thành người trong giấc mộng của ông cũng có màu đó sậm, không phái màu xanh lục. Đây chính là chỗ ông Tứ không bằng lòng lắm với tượng châu chấu thần này.
- Màu sắc không đúng! – ông Tứ nói.
Người chủ thầu liếc nhìn hai người thợ gốm.
Đây là vua châu chấu – Người thợ già nói – không phải là một con châu chấu bình thường. Cũng giống như hoàng đế thì mặc áo bào vàng, văn võ quần thần không thể mặc áo bào vàng; châu chấu có màu đỏ sậm, nếu vua châu chấu cũng màu đỏ sậm thì lấy tiêu chí nào để phân định quý tiện, cao thấp?
Ông Tứ cảm thấy lời lão thợ gốm rất có lý nên không bàn thêm gì về vấn đề màu sắc nữa mà quan sát thật kỹ vẻ uy nghi thể hiện rất rõ trên toàn bức tượng.
Bức tượng lấy màu xanh lục làm chủ đạo, giữa trán có một nếp nhăn màu vàng nhạt lốm đốm những chấm nhỏ màu đen. Đầu nó trông giống một chiếc thớt bằng sắt dựng đứng, hai con mắt to như trứng ngỗng. Lão thợ gốm đã tô màu cà phê cho đôi mắt vua châu chấu, không biết lão ta đã dùng kỹ thuật gì mà khi nhìn vào mắt nó, người ta dễ dàng cảm nhận được có một luồng ánh sáng vàng phát ra. Hai chiếc xúc tu của nó giống như đuôi chim trĩ, màu trắng sữa, đầu ʍúŧ màu đỏ vểnh cao trên đầu. Ông Tứ thích nhất là hai chiếc chân sau to khỏe như hai bắp tay đứng sừng sững với hai hàng gai cứng và trắng nhỡn như răng chó của nó…
Ngày khánh thành miếu cũng là ngày tế vua châu chấu, nhiệm vụ vinh quang – đưa bà Tứ trở về nhà cha mẹ đẻ vì đã phạm tội thông dâm rơi vào tay con người gan dạ nổi tiếng là ông Cửu. Sau khi ăn cơm sáng, ông Cửu lôi con lừa gầy của ông Tứ ra, cầm một chiếc thổi cùn cọ phủi những phân và bùn đất dính trên mình nó rồi phủ một tấm vải bố dày lên trên lưng.
Ông Cửu dắt lừa bước vào sân, đến bên cửa sổ, ông cười nhăn nhở gọi:
- Chị Tứ ơi, đi thôi! Tranh thủ đi sớm cho mát!
- Chỉ nghe bà Tứ ới một tiếng trả lời, nhưng chờ mãi vẫn không thấy xuất hiện.
Đi thôi đi thôi! Có phải là cô dâu mới lên kiệu đâu!- Ông Cửu nói lớn.
Bà Tứ thướt tha rời khỏi nhà. Vừa trông thấy bóng dáng bà, đôi mắt ông Cửu như ngây ra, đứng sững như trời trồng. Sau này ông Cửu bảo ông Tứ là kẻ có mắt không tròng, chỉ ưa làm chuyện càn quấy; ông Tứ căn bản không biết bà Tứ mỗi khi trang điểm vào thì đẹp như thế nào, người trắng nõn như một tảng mỡ dê, khuôn mặt hồng hào và xinh đẹp như một đóa phù dung, lúc bị bỏ, bà vẫn chưa đến ba mươi tuổi, tuy không nhai cỏ tranh nhưng hàm răng vẫn trắng đều tăm tắp. Lúc này bà Tứ ưỡn иgự¢ thật cao bước đến trước mặt ông Cửu, đôi bầu ✓ú như sắp ᴆụng vào mặt ông. Ông Cửu bị hoa mắt, lùi về sau mấy bước liền.
- Chú Cửu, anh Tứ của chú đâu? – Giọng hỏi của bà Tứ thật bình tĩnh.
Lưỡi ông Cứu như líu lại, lắp bắp:
- Anh Tứ… anh ấy… à, anh ấy đi khánh thành miếu rồi!
- Chú đi gọi ông ấy về đây cho tôi!
- Nhưng anh ấy đi khánh thành miếu và tế thần châu chấu rồi…
- Chú đi gặp ông ấy, bảo tôi có lời cần nói với ông ấy. Nếu ông ấy không về, tôi sẽ đốt ngôi nhà này!
Ông Cửu hấp tấp nói:
- Chị Tứ, chị đừng làm thế, tôi đi tìm anh ấy về ngay!
Ông Tứ đang chỉ huy mọi người sắp đặt và chuẩn bị những đồ tế lễ tế thần nhưng trong lòng vẫn đang nghĩ về những chuyện ở nhà. Ông Cửu lạch bạch chạy tới, ghé vào tai ông, thầm thì mấy câu, nghe xong ông Tứ bảo ông Cửu hãy quay về trước.
Vừa bước vào sân, ông Tứ đã trông thấy bà Tứ ngồi trên một chiếc ghế vuông ở giữa sân, đôi mắt nhắm nghiền, gương mặt trang điểm son phấn được ánh nắng chiếu vào trông thật rực rỡ. Ông Tứ ho nhẹ một tiếng, bà Tứ mở mắt nhưng không nói gì, trên mặt chỉ điểm một nụ cười nhẹ, đôi hàm răng lấp lóa, đôi môi đỏ hồng, xinh đẹp bội phần, trông chẳng khác nào những cô gái trong tranh vẽ.
Trái tim ông Tứ nhói lên như có mũi đao chích vào, ông lảo đảo như chực ngã.
- Bà… sao bà vẫn chưa đi…?
Ông Tứ! – Bà Tứ nói – Người ta thường nói một ngày nên vợ chồng nghĩa nặng tựa như non, trăm ngày nên vợ chồng nghĩa sâu như biển. Mười tám tuổi tôi về làm vợ ông, đến nay đã được mười một năm, tôi ra đi là không bao giờ quay lại, lẽ nào ông không nói được với tôi lấy một câu cuối cùng sao?
- Bà muốn tôi nói điều gì? – ông Tứ cố tạo cho giọng mình thật đanh thép hỏi.
- Ông Tứ, lần này là ông đã Gi*t ૮ɦếƭ tôi một cách vô cùng tàn bạo rồi – Bà Tứ vẫn nói bằng cái giọng chẳng có có sắc thái gì – Con gái đã lấy chồng mà bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ thì thân phận không bằng một con chó. Ông Tứ, ông độc ác còn hơn cả lang sói, đã đến nước này thì tôi cũng nói để ông biết, chuyện ông chim chuột với người đàn bà ở Lưu Sa Khẩu tôi đã biết từ lâu, cho nên chuyện tôi làm với thằng thợ hàn kia cũng là do ông mà ra cả thôi, đây đúng là “chỉ cho phép phóng hỏa nhà quan, không được đốt đèn nhà bách tính”. Ông Tứ, ông tuyệt tình đoạn nghĩa, cho dù tôi có van nài ông cũng chẳng ích gì, nhưng trước khi đi tôi cũng muốn nói rõ mọi điều. Ông Tứ, ông chưa hề nghe qua câu “bỏ vợ là tuyệt tiền đồ”, sau này, ông không còn có những ngày vui vẻ nào đâu. Ông đã hại một người đàn bà, tất nhiên trước sau gì ông sẽ bị hại bởi một người đàn bà khác. Sau khi tôi ૮ɦếƭ đi, hồn ma của tôi không cho ông lấy một ngày yên tĩnh đâu!
Ông Tứ giỏng tai lên nghe những lời ấy một cách chân thành và nghiêm túc đến lạ thường, trông ông như một đứa học sinh đang nghe cô giáo giảng bài.
- Đơn của ông đâu? – Bà Tứ hỏi – Đơn bỏ vợ của ông viết ấy mà?
- Chú Cửu cầm rồi, tôi nhờ chú ấy đưa đến tận tay bố bà! – Ông Tứ đáp.
- Chú Cửu, đưa đơn ấy cho tôi! – Bà Tứ nói.
Ông Cửu liếc nhìn ông Tứ, gương mặt biểu lộ vẻ khó xử.
Bà Tứ rời khỏi chiếc ghế, từng bước rất chậm rãi đi về phía ông Cửu, trên miệng là một nụ cười lạnh lẽo, nói: Lá gan của chú đâu rồi? Mùa hè năm ngoái, khi chú đến nhà và xông vào Ϧóþ ✓ú tôi, gan của chú lớn lắm kia mà? Chú còn muốn Ϧóþ ✓ú tôi nữa không? – Vừa nói bà Tứ vừa ưỡn иgự¢ lên, đưa sát vào mặt ông Cửu – Muốn Ϧóþ muốn sờ thì cứ làm đi, đừng ngần ngại và cũng đừng sợ hãi gì cả. Anh Tứ của chú đã bỏ tôi rồi, ông ấy không có quyền quản lý tôi nữa đâu!
Gương mặt ông Cứu như đổ chàm, miệng lưỡi há ra cứng đơ, không nói được câu nào.
Bà Tứ nhóp nhép miệng, một bãi nước bọt từ miệng bà thật chuẩn xác bay vào cái miệng đang há ra của ông Cửu, rồi bà đưa tay giật lấy cái túi đang treo toòng teng dưới nách ông Cửu, mở miệng túi, hai chiếc giày to tướng của gã thợ hàn rơi xuống đất, một tờ giấy Tuyên màu vàng nằm trong tay bà Tứ. 
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc