Bên nhau trọn đời – Ngoại Truyện

Tác giả: Cố Mạn

Hoàng Sơn ký
Sáng hôm sau ăn sáng xong, đoàn người lên xe bus đến chùa Vân Cốc, muốn lên núi có hai cách, đi cáp treo hoặc tự mình leo lên. Mặc Sênh nhìn cáp treo người ra người vào tấp nập, không biết bao giờ mới tới lượt bọn họ. Cô kéo kéo tay áo Dĩ Thâm nói, “Chúng ta leo lên trên đó đi.”
Dĩ Thâm không phản đối, chỉ là có chút hoài nghi. “Đến lúc đó em không được kêu oai oái đâu đấy.”
“Không đâu.” Mặc Sênh rất đắc ý, “Suốt ngày em chạy đôn chạy đáo ở bên ngoài, dĩ nhiên là dai sức hơn những người cả ngày ngồi trong văn phòng rồi.”
Dĩ Thâm mỉm cười, không tranh luận với cô, Tiểu Hồng lại kêu lên: “Triệu A Sênh, có phải chị bị ngứa người không?”
Đối tượng mà Mặc Sênh ám chỉ vốn chỉ có Dĩ Thâm, không ngờ lại đắc tội với đồng nghiệp làm cùng tờ tạp chí bên cạnh, khiến cho ai nấy đều trừng trừng nhìn cô.
Ha ha cười khan vài tiếng, Mặc Sênh kéo Dĩ Thâm chạy đi.
Từ chùa Vân Cốc trèo lên Bạch Nga Lĩnh, ước chừng khoảng hai tiếng, cảnh sắc hai bên đường thật tươi vui trong sáng, lúc bắt đầu leo núi Mặc Sênh vui vẻ cười nói líu lo, lúc thì lại cúi xuống nhặt hai viên đá có hình thù kỳ quái bỏ vào trong ba lô trên lưng Dĩ Thâm, lúc thì dừng lại ngắm những loài hoa ngọn cỏ mà mình chưa từng nhìn thấy, đi một lúc tốc độ của cô chậm dần, chậm dần. Hơn một tiếng sau Mặc Sênh không còn hăng hái ngắm cảnh nữa, chỉ cảm thấy đôi chân mình như không muốn nhấc nổi.
Thỉnh thoảng Dĩ Thâm còn đi chậm lại để chờ cô, Mặc Sênh tụt lại phía sau không phục, vừa thở phì phò vừa kêu lên: “Hư… thật vô lý, mỗi ngày em đều chạy đi chạy lại ở bên ngoài… hư… còn anh ngày ngày làm việc trong văn phòng, làm sao thể lực lại tốt hơn em chứ.”
Hư…
Mệt ૮ɦếƭ đi.
Nói xong Mặc Sênh chẳng còn sức lực gì nữa, ngồi phịch xuống một tảng đá, không leo nữa.
Dĩ Thâm đứng cạnh cô, nghe được những nghi vấn của cô không khỏi buồn cười nhướn mày, “Mặc Sênh, có lẽ bình thường anh rất không chăm chỉ cần mẫn, thế nên em mới nghi ngờ rằng thể lực của anh không tốt, phải không?”
“Hả?”
Câu này nghe thì không có gì nhưng khuôn mặt Mặc Sênh càng ngày càng đỏ, ánh mắt Dĩ Thâm tinh quái lại bỡn cợt rõ ràng như vậy, muốn giả vờ ngốc để không hiểu cũng không thể. Mặc Sênh nhảy dựng lên, bước vội về phía trước hai bước, định bỏ lại anh ở phía sau, do vội quá nên không chsu ý đường, không cẩn thận vấp phải một hòn đá, bất giác cả người đổ nhào về phía trước.
Khoảng cách giữa Dĩ Thâm và cô hơi xa nên anh không kịp kéo cô lại, chỉ có thể chạy tới nâng cô dậy. Ống quần chỗ đầu gối bị thủng một lỗ, rơm rớm máu, chắc là bị trầy da rồi. Dĩ Thâm có chút xót xa, đinh nói với cô ấy vài câu, nhưng nhìn thấy dáng vẻ cô nhăn trán nhíu mày, thì những lời trách cứ đã ra đến miệng lại biến thành một câu.
“Đau không?”
“… hình như là bị trẹo chân rồi.”
Cũng may từ đây đến Bạch Nga Lĩnh cũng không xa lắm. Dĩ Thâm chìa lưng ra cho cô, Mặc Sênh vui vẻ leo lên lưng anh, có chút hả hê: “Hừ, ai bảo anh bắt nạt em.”
Cạp vào mặt anh, bắt nạt lại.
Dĩ Thâm nói: “Em cứ nghịch ngợm vậy, thì đến tối chúng ta vẫn còn ở chỗ này đấy.”
“Ở lại thì ở, cũng chẳng có cọp.”
Một lúc sau Mặc Sênh lại hát khe khẽ bên tai anh: “… có con rùa đen, mai lưng cứng cứng, từng bước từng bước, bò lên phía trước…”
Bài hát thiếu nhi này Dĩ Thâm cũng đã nghe rồi, nghe Mặc Sênh hát hai lần đều cảm thấy có chỗ nào đó không thích hợp, nghĩ một lúc rồi nhắc nhở cô: “Là ốc sên”.
“Cái gì?” Mặc Sênh ngừng hát.
“Không phải là rùa mà là ốc sên.”
“Hả.” Mặc Sênh ngừng lại suy nghĩ một chút, có chỗ nhớ không rõ, bài hát này cũng khá lâu rồi.
“Cũng giống nhau, vả lại hai còn đều có lớp vỏ bên ngoài.”
Mặc Sênh lấy sô cô la từ trong túi ra, giơ trước mặt anh một viên hỏi: “Anh muốn ăn không?”
Không đợi anh trả lời cô đã nhét viên sô cô la vào miệng anh, Dĩ Thâm ngậm lấy cẩn thận để không cắn vào ngón tay cô, Mặc Sênh rụt tay lại rất nhanh. Sô cô la tan chảy trong miệng, lúc đầu đắng sau đó là cảm giác ngọt ngào dâng lên.
Con đường núi vốn thưa thớt người, đằng trước đằng sau cũng chỉ có hai người bọn họ, Mặc Sênh vòng tay quanh cổ anh, đầu tựa đầu, khe khẽ hát lên, lần này chắc chắn không hát sai rồi.
“… Ốc sên mang trên lưng cái vỏ cưng cứng, từng bước từng bước, bò lên phía trước…”
Dĩ Thâm đang mang một cái vỏ trên lưng, từng bước từng bước, bò lên đến đích.
NGOẠI TRUYỆN 3: NHỮNG THÁNG NĂM HẠNH PHÚC
Đó là một buổi chiều ánh nắng chan hòa như năm ấy, trên con đường râm mát thoang thoảng mùi hoa cỏ, trên vỉa hè soi rõ bóng dáng của gia đình ba người ấy…
Thời tiết đẹp như vậy, thích hợp ra ngoài, thích hợp chụp trộm, thích hợp nắm tay nhau đi đến cuối con đường.
I.
Một cặp tình nhân trẻ trong văn phòng gần đây xảy ra mâu thuẫn, mà luật sư Viên còn tỏ ra quan tâm hơn cả công việc, lúc nào cũng để ý xem có tiến triển gì mới, thỉnh thoảng lại tìm Dĩ Thâm để tường thuật trực tiếp.
Dĩ Thâm thực sự không phải là đối tượng lý tưởng để buôn chuyện, nhưng vì Hướng Hằng đi công tác, Dĩ Thâm cũng miễn cưỡng tham gia cho qua. Lão Viên hí hửng tường thuật lại những tin tức anh ta vừa nghe, hỏi Dĩ Thâm với vẻ ý nhị: “Cậu bảo xem Tiểu Vương có bỏ đi không?”
Thấy Dĩ Thâm im lặg, lão Viên lập tức tỏ dáng vẻ đàn anh, “Dĩ Thâm à, Tiểu Vương dù sao cũng làm việc dưới quyền cậu hơn một năm rồi, cậu phải quan tâm đến cấp dưới nhiều hơn.”
“Ừm.” Dĩ Thâm rất nghiêm túc, “Vợ tôi không mong tôi lo chuyện riêng tư của đồng nghiệp nữ.”
Bạn Dĩ Thâm từ khi có vợ rồi, thường xuyên thích đổ tội cho vợ. Chẳng hạn như vợ tôi quản rất nghiêm, không cho uống R*ợ*u; vợ tôi nói không được về trễ v.v…
Tóm lại, sau khi luật sư Hà kết hôn, muốn viện cớ gì cũng không cần phải nghĩ, cứ trực tiếp nói hai từ “vợ tôi” ra là xong. Ừ, nói ra thì, chiêu này mới ngày thứ ba sau khi kết hôn, mà anh đã sử dụng thành thạo lắm rồi.
Mà chiêu này lại vô địch, đám đàn ông lập tức tỏ ra đồng cảm, nảy sinh suy nghĩ kiểu “Đẹp trai có ích gì, kiếm tiền nhiều có ích gì, vẫn bị vợ quản nghiêm ngặt đấy thôi, vợ tôi không quản được tôi, điểm này tôi mạnh hơn cậu” v.v… cũng giảm bớt sự hâm mộ và ghen tỵ của họ.
Còn đám phụ nữ lại tăng điểm ấn tượng cho anh, người đàn ông yêu gia đình yêu vợ mình thật đáng nương tựa, có thể thấy nhân phẩm anh đã quá tuyệt, giao vụ án nào cho luật sư Hà cũng yên tâm.
Thế là Mặc Sênh trong tình trạng không biết mảy may gì, bước đầu đã có chút danh tiếng “vợ dữ vợ ghen” trong giới tư pháp của thành phố A.
Chiêu này còn có hiệu quả *** trong tích tắc cực kỳ đặc biệt với lão Viên, quả nhiên Dĩ Thâm vừa nói ra, “người già cô đơn” lão Viên đã như bị điểm trúng tử huyệt, “Cưới vợ thì ghê gớm lắm à!”
Lão Viên cảm thấy mình rất thê lương, ôi, đàn ông, cưới vợ rồi khác hẳn, tăng ca gì đấy cũng đều ở nhà, tiếp khách hàng gì đấy cũng có lý do, còn học cách đến muộn về sớm…
Đến muộn…
Anh cũng nghĩ đến những tháng ngày ôm vợ ngủ dẫn đến dậy muộn và đến muộn! (lão Viên ngây thơ trong sáng không chịu trách nhiệm về những suy đoán của các bạn)
Nhưng đến khi nào anh mới có vợ?
Lão Viên đau buồn.
Lão Viên hào hứng đến, buồn bã đi. Lúc ra cửa còn ***ng ngay Tiểu Vương mang văn kiện đến cho Dĩ Thâm, lão Viên vỗ vỗ vai cô, ý nhị bảo: “Nghĩ cho kỹ, đến khi cô ở tuổi tôi sẽ biết, có được một tình yêu thật không dễ dàng gì.”
Tiểu Vương chưa kịp phản ứng thì lão Viên đã bỏ đi. Cô ngẩn người, tiến về phía Dĩ Thâm. Dĩ Thâm đón lấy văn kiện, vừa lật xem vừa hỏi: “Tiểu Vương, có phải cô định ra nước ngoài?”
Dĩ Thâm không có ý định khuyên nhủ, chỉ hỏi về việc công. Dù gì cũng là cấp dưới của anh, muốn đi hay ở thì anh cũng phải biết. Thế nhưng cô trợ lý này mấy hôm nay đã bị vô số người khuyên răn, nghe câu mở đầu này thì nghĩ luật sư Hà cũng muốn khuyên cô, thế nên rất xúc động nói: “Luật sư Hà, anh cũng thấy tôi không nên ra nước ngoài ạ?”
Mắt Tiểu Vương lộ vẻ uất ức: “Tại sao mọi người đều nghĩ tôi nên ở lại? Tôi vất vả lắm mới xin được học bổng trường đó, không đi thì tiếc quá, hơn nữa cũng chỉ có hai năm. Luật sư Hà năm ấy cũng đã đợi vợ anh đến bảy năm đó thôi? Tại sao chỉ hai năm mà anh ấy không đợi được. Nếu hai năm mà cũng không đợi được thì chứng tỏ anh ấy căn bản chẳng yêu tôi thật lòng!”
Dĩ Thâm không ngờ cô nàng lại nhắc đến anh và Mặc Sênh, ánh mắt hơi lóe sáng nhưng không nói gì. Anh cúi đầu lật nhanh văn kiện, ký tên rồi đưa lại.
“Luật sư Hà, không có gì nữa thì tôi ra ngoài trước.”
Tiểu Vương biết mình lỡ lời, sau phút bồng bột là nỗi hối hận, đón lấy văn kiện rồi định kiếm cớ chuồn ngay.
“Khoan đã.” Dĩ Thâm gọi.
Tiểu Vương quay lại.
“Tôi không có ý ngăn cản cô, theo đuổi ước mơ là quyền của mỗi người. Nhưng nó chẳng liên quan gì đến việc có yêu thật lòng hay không.”
Dĩ Thâm nhìn cô, nói gọn: “Nếu phải dùng thời gian chứng minh tình yêu thì phải lãng phí nhiều lắm.”
Vì khi tan sở có một đương sự bất ngờ đến viếng thăm, nên Dĩ Thâm về nhà khá muộn. Phòng khách vẫn sáng đèn nhưng chẳng có ai, Dĩ Thâm vào phòng ngủ, nhìn thấy Mặc Sênh tóc ướt đẫm đang bò trên giường đọc sách.
Tóc Mặc Sênh đã dài lắm rồi, ẩm ướt xõa trên vai, khiến áo ngủ cũng bị thấm ướt. Dĩ Thâm cau mày, ném túi sang một bên, đến cạnh rồi cúi xuống, đặt tay lên hai bên người cô: “Sao không sấy khô tóc rồi đọc?”
“Anh cũng sắp về rồi mà.” Mặc Sênh đọc rất say sưa, không ngẩng lên.
Dĩ Thâm vò vò tóc cô, bất lực đi vào phòng tắm lấy máy sấy, cắm vào ổ điện đầu giường rồi ngồi xuống.
“Lại đây.”
Thế là Mặc Sênh cầm sách lật người lại, bò lên người anh, tìm một tư thế thoải mái để phơi mái tóc ra, tiếp tục đọc sách. Dĩ Thâm vừa thưởng thức vừa trách: “Em mấy tuổi rồi! Trẻ con thế!”
“Ừm, tóc là anh bảo em nuôi, đương nhiên anh phải chịu trách nhiệm rồi.” Mặc Sênh lý luận, “Vả lại từ góc độ pháp luật, mái tóc này là mọc dài ra sau khi chúng ta kết hôn, nên xem như là tài sản chung của vợ chồng, nên anh có nghĩa vụ tiến hành bảo vệ và nuôi dưỡng.”
Dĩ Thâm vừa tức vừa buồn cười: “Lý sự cùn ở đâu lắm thế?”
Mặc Sênh tỏ vẻ vô tội: “Luật sư Hà ngôn truyền thân giáo mà.”
Bẩm sinh thì có, anh không dạy được kiểu lý sự cùn đấy. Dĩ Thâm bất lực sấy cho “tài sản chung”. Trong tiếng chạy rì rì của máy, Mặc Sênh kể anh nghe nội dung sách cô đọc.
“Quyển này hay lắm, Tiểu Hồng cho em mượn. Nói về một cô gái ba mươi tuổi hôn nhân thất bại bị bỏ rơi, lại gặp tai nạn xe và ૮ɦếƭ, kết quả vừa mở mắt ra đã phát hiện mình được tái sinh, quay về năm mười bốn tuổi, sau đó lại bắt đầu một cuộc sống mới, rất ly kỳ.”
Nói đến đây, cuối cùng cô cũng không nhìn vào sách nữa, ngẩng lên, ánh mắt sáng rỡ nhìn Dĩ Thâm, “Dĩ Thâm, nếu anh quay về mười bốn tuổi, sẽ thế nào nhỉ?”
Dĩ Thâm phớt lờ cô, từ chối trả lời câu hỏi giả định vô nghĩa này.
Mặc Sênh vẫn truy vấn: “Anh có đi tìm em trước không?”
“… Lúc ấy em mới mười ba tuổi, vị thành niên, vừa tốt nghiệp tiểu học.”
“Cũng đúng. Có điều nếu em quay về mười bốn tuổi, nhất định sẽ thi vào trường của anh, sau đó à…” Mặc Sênh cười híp mắt, “Cưa đổ anh trước.”
Dĩ Thâm nhướn mày, “Bà Hà, rất tiếc phải báo em biết, anh sẽ không yêu sớm đâu.”
“Hứ, anh còn nói đại học không yêu đương gì, kết quả vẫn bị em cưa đổ đấy.” Mặc Sênh đung đưa chân, dương dương đắc ý: “Thủ hạ bại tướng, còn dám hùng hồn.”
Một số người sống khá thoải mái nên càng ngày càng kiêu căng. Dĩ Thâm lặng lẽ sấy khô tóc cô, đặt máy xuống rồi bất ngờ bế bổng người nào đó đang đắc ý lên.
Mặc Sênh “á” lên một tiếng, sách rơi xuống đất, đang định cự nự thì bị người ta chiếm cứ cả đôi môi, mùi vị đàn ông mạnh mẽ trong tích tắc tràn ngập mọi cảm quan.
“Mặc Sênh, tóc em làm ướt áo anh.” Dĩ Thâm bế cô đặt lên đù*, vừa hôn vừa nói: “*** ra giúp anh.”
“… Anh định làm gì?” Trong lúc hôn, Mặc Sênh yếu ớt hỏi.
Dĩ Thâm tỏ ra rất bó tay khi vợ mình hỏi một câu như vậy, “Em đoán xem!”
Mặc Sênh ấp úng: “Buổi sáng mới… mà ngày mai em phải chụp ngoại cảnh…”
“Em tưởng anh làm gì?” Dĩ Thâm nhướn mày, “Về là phục vụ em đến giờ, anh chưa tắm.”
Hử?
“Nên giúp anh *** áo, anh đi tắm.”
Dĩ Thâm dựa vào đầu giường, nhìn Mặc Sênh ngồi trên đù* anh, chăm chỉ cởi từng nút, anh đưa tay ấn điều khiển rèm cửa.
Hạt nút cuối cùng của chiếc sơ mi đã được cởi, nhưng Dĩ Thâm không có ý định đứng dậy vào phòng tắm. Mặc Sênh ngước lên nhìn anh, thấy anh áo xống xộc xệch dựa ngồi đó, chăm chú nhìn cô, trong ánh mắt anh cháy lên một ngọn lửa.
“Làm sao đây?”
Anh túm lấy tay cô, giọng khàn khàn.
“Ưm?” Mặc Sênh cũng bất giác hạ giọng.
“Anh bỗng muốn “ngôn truyền thân giáo”.”
Lúc bị đè xuống giường thực hành “thân giáo”, Mặc Sênh rất ảo não, sao lại bị lừa rồi, chẳng phải cô nên biết sớm hay sao, nếu Hà đại luật sư chịu để cô thắng về lý luận thì chắc chắn phải dùng cách khác để đòi lại gấp đôi.
Rèm cửa từ từ khép lại, che phủ một cảnh xuân quang.
GIÁNG SINH LÀM GÌ CHO VUI?
Giáng Sinh, Thành phố A rất náo nhiệt, Dĩ Thâm lại buồn bực.
Mấy hôm trước Dĩ Thâm phải đi công tác, hôm nay vừa về nhà đã bị Mặc Sênh kéo đi siêu thị. Tối thứ bảy, mai là chủ nhật, rõ ràng là thời điểm tốt để mài mòn một thứ thể lực nào đó, tại sao lại cứ phải đi siêu thị?
Ừ, tuy dạo phố cũng là mài mòn thể lực…
Dĩ Thâm đẩy xe, Mặc Sênh ném đồ đạc vào đó. Lúc đi ngang khu vật dụng trang trí phòng ngủ, Mặc Sênh nhớ ra cần phải thay tấm ra trải giường nhà mình rồi.
Thế là cúi người xuống chọn.
Dĩ Thâm trước giờ không tham dự vào những chuyện nhỏ nhặt này, nên Mặc Sênh hoàn toàn chọn lựa dựa theo sở thích của mình.
Màu xanh da trời hoa văn màu ngà.
Chọn cái này vậy.
Đang chuẩn bị ném vào xe hàng, Dĩ Thâm thốt ra: “Màu này không đẹp.”
Hiếm khi anh chịu có ý kiến, Mặc Kênh kinh ngạc nhìn, lập tức đổi màu khác. “Còn cái này?”
Tiếp tục lắc đầu.
Sau khi chọn liền ba bốn màu, Mặc Sênh thấy buồn bực quá. “Không đẹp chỗ nào nào, màu sắc hoa văn đều rất nền nã mà!”
“Ừ, không nổi bật được màu da em!”
Bên cạnh vừa hay có hai cô nữ sinh đi ngang, nghe thấy thế liền cười hí hí quay lại nhìn họ, trong đôi mắt đầy nét mờ ám.
Mặc Sênh ngờ nghệch vẫn chưa phát hiện ra câu nói mà ông chồng nhà mình vừa công khai phát biểu này là có ý gì, cứ lầm bầm: “Chỉ cần thoải mái là được rồi mà.”
Khụ khụ, Hà Dĩ Thâm tiên sinh, lúc anh dạo siêu thị, trong đầu anh nghĩ đến cảnh tượng gì thế hả?
TÂM SỰ CỦA DĨ VĂN
LOÀI HOA KHÔNG TÊN.
Lúc tôi chín tuổi, anh DĨ THÂM hàng xóm trở thành anh trai tôi.
Tôi vui lắm, sán đến bên mẹ hỏi: “Mẹ, từ này anh DĨ THÂM sẽ ở nhà mình không về nhà anh ấy nữa phải không?”
Mẹ ôm tao vào lòng , nói: “Đúng đấy, DĨ VĂN có thích không?”
“Thích” Tôi gật đầu lia lịa để chứng tở tôi rất vui, nhưng không hiểu sao trông mặt mẹ rất buồn.
có một anh trai như DĨ THÂM thật đáng tự hòa, làm cho mấy đứa bạn gái
phát ghen. Lịa còn được cả thầy giáo chú í đến. Vừa vào năm học mới,
thầy giáo nhìn vào danh sách hỏi tôi: “Em quen HÀ DĨ THÂM phải không?”
tôi gật đầu: “Vâng, anh ấy là anh trai em.”
“Ra vậy,” Thầy gioa cười: “Thầy cũng dạy tanh ấy lớp bảy, xem ra thầy râ có duyên với hai anh em.
Thầy giáo cười nói vui: “Vậy học kì này em làm lớp trưởng nhé. Anh giỏi chắc em cũng giỏi.”
Dần dần bọ con gái trong lớp tôi đều biết tôi là em gái của “HÀ DĨ
THÂM”, có đứa con lân la hỏi dò: “DĨ VĂN, anh ấy có nói với cậu anh ấy
thích ai không?”
“Không” Dĩ Văn thẳng thừng trả lời.
“Này, DĨ VĂN, cậu biết không, Doãn Lệ Mai ở lớp trên thích anh cậu đấy.”
Hình như bọn họ rất thích chủ đề ai thích ai. Thận chí có mấy đứa trong
lớp với mấy chị lớp trên tiết lộ bí mật với tôi: “Cô nọ cô kia thích
anh cậu…”, mà đối tượng thích DĨ THÂM liên tục thay đổi.
Trong trường đúng là có rất nhiều cô thích DĨ THÂM nhưng hình như anh ấy không quan tâm đến chuyện đó.
Có lúc sau khi DĨ THÂM giảng bài cho tôi, tôi cố í dò hỏi: “DĨ THÂM, anh
có thích ai không? Lớp em có nhiều đứa thích anh lắm.”
“Không.” DĨ THÂM trả lời dứt khoát, rồi lại cắm cúi làm bài, không hề tỏ ra tò mò muốn biết ai thích mình.
Buổi chiều hôm đó, nhing khuôn mặt nghiêng rất đẹp của DĨ THÂM cúi xuống
trang vở, trong lòng tôi có một cảm giác rất lạ, cảm thấy một niềm vui
xốn xang.
Khi tôi vào lớp mười một thì DĨ THÂM đỗ vào trường đại học C và chuyển đến học ở thành phố A, là nơi đối với tôi lúc đó rất xa xôi.
Tôi không quen trong nhà không có DĨ THÂM, hình như cảm thấy rất trống
vắng, lúc ăn cơm mẹ tôi vẫn quen xới bốn bát cơm, ròi nghĩ ra DĨ THÂM đã
xa nhà , mới đổ cơm vào nồi.
Tôi vẫn cảm thấ rất vuồn, ngay bên bàn ăn tôi dã thề: “Con cũng thi trường C.”
Bố tôi cười khen: “DĨ VĂN giỏi lắm, rất có chí.”
Nhưng chỉ có í chí thì không đủ, mặc dù tôi học cũng khá, nhưng không đủ trình độ thi vào trường C, cố gắng một năm nữa e cũng không được. sau
khisuy nghĩ, tôi quyết định thi trường đại hoc N
Khi tôi gọi điện thông báo tôi sẽ thi vào trường N, DĨ THÂM ngạc nhiên: “DĨ VĂN, em có thể một trường khá hơn.”.
Nhưng không có trường nào khá hơn mà gần trường anh nhất- tôi nghĩ.
Khi nhận được giấy báo nhập học của trường N, tôi mới biết thê nào là “người tính không bằng trời tính”. Trường đại học cảu tôi đang xây dựng lại nên phải phân chia học ở nhiều địa điểm. khoa tôi học ở một địa điểm cách trường DĨ THÂM hơn hai giờ đi xe bus. Vậy là chỉ đến hè mới được gặp nhau. Vào dịp hè năm thứ nhất tôi quen MạC SÊNH.
Tôi bỗng nhớ hôm đó, tôi cùng DĨ THÂM ra phố mua đồ. Sắp đến tết đường phố rất đông người qua lại, nhưng tôi nghe rất rõ có người gọi tên DĨ THÂM, quay đầu lại tôi thấy một cô gai băng qua đường. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy MạC SÊNH. Người mà sau này cả đời quấn quit bên DĨ THÂM. Lúc đó ấn tượng đầu tiên về cô ấy là sự xù xì. Một cô gái xù xì. Chiếc mũ nhung màu trắng, cổ quàng khăn quàng bằng len thô cũng màu trắng, chỉ để khôngoj đôi mắt đén rất to, đồng tử lấp lánh, vừa linh hoạt , vừa đáng yêu. Trông cô ta như một quả cầu bằng bông xù xù khoác tay DĨ THÂM, líu lo
như chim: “DĨ THÂM, em biết nhất định sẽ gặp anh. Em biết mà.” Cô ta bám chặt cánh tay DĨ THÂM, ríu rít một hồi, mới phát hiện có tôi bên cạnh, đột nhiên im bặt nghị hoặc nhìn tôi rồi lại nhìn DĨ THÂM. DĨ THÂM vôi giải thích: “Đây là em gái tôi, HDĨ VĂN.” Tôi nhớ trước đây lúc ra phố, chúng tôi cũng nhiều lần gặp mặt bạn gái cùng lớp với ST, họ đều nhiệt tình giữ chúng tôi lại, nheo mắt nhìn tôi:
“DĨ THÂM, bạn gái phải không?”
Thấy DĨ THÂM có vẻ phật í, họ không dám đùa nữa. Chưa bao giờ thấy DĨ THÂM vội thanh minh như thế. Cô ấy nghe vậy cười tít mắt nhìn tôi, có vẻ hơi nịnh bợ:
“Chào em chị là MạC SÊNH, là bạn gái anh trai em.”
Tôi choáng váng không biết làm gì, đứng ngây nhìn cô ấy. Hình như thái độ của tôi làm cô ấy sợ, nhưng không biết làm thế nào, lại quay sang nhìn DĨ THÂM. DĨ THÂM vội kéo tay cô ấy nói gay gắt: “Vừa rồi em lại không nhìn đường, tại sao sắp đèn đỏ mà vẫn sang đường?”
Bi mắng cô ấy có vẻ mất hứng, cúi đầu đá viên sỏi ở trên đường: “Em vui quá nên quên mất, không ngời lại gặp được anh. Anh không cho em số điện
thoại gia đình, em đành lang thang trên phố, hy vọng gặp may. Em đã đi mấy ngày rồi”
Giọng cô ấy mỗi lúc một nhỏ, bỗng đá vào chân DĨ THÂM một cái , đoạn quay người bỏ chạy: “Em đi đây.”
DĨ THÂM có lẽ bị bất ngờ, đứng ngây ra, đến khi tôi đến kéo tay anh ấy: “Đi thôi DĨ THÂM.”
Vừa đi được mấy bước bỗng DĨ THÂM quay đầu lại, tôi cũng quay đầu nhìn theo, thấy cô ấy đứng đằng xa nhìn chúng tôi chằm chằm. thấy chúng tôi
nhìn, cô ta luống cuống quay người bỏ chạy. Tôi thấy DĨ THÂM ngẩn người trong giây lát, ánh mắt có vẻ gì đó mà tôi chưa từng thấy.
Anh ấy trao cái túi trong tay cho tôi nói: “DĨ VĂN, chờ anh một lát nhé.”
Không chờ tôi trả lời DĨ THÂM chạy về phía cô gái. Hình như DĨ THÂM chỉ đi khoảng mười phút nhưng tôi thấy rất lâu. Khi anh ấy quay lại tôi làm như vô tình hỏi:
“DĨ THÂM, trước đây anh đã nói không yêu khi còn đi học kia mà.”
“À.”
“Nhưng…”
thái độ vừa rồi của DĨ THÂM rõ ràng anh ấy đã công nhận.
“Đấy là do anh…” DĨ THÂM thở dài: “Cô ấy bám anh dưc quá.”
Trước đay không ít cô gái bám theo DĨ THÂM, có lẽ cô này bám dữ nhất. nghĩ như vậy giống như đã tìm được cái cớ, ấn tượng của tôi về cô ây
cũng xấu đi. Nhiều năm sau nhớ lại cảnh tượng hôm đó, tôi nghĩ mình bỏ qua rất nhiều chi tiết, như cử chỉ, ánh mắt lời nói của DĨ THÂM lúc đó. hoàn toàn không bình thường.
Nhưngx ngày tháng đó thật là vui. Khai giảng năm thứ hai, nhà trường thông báo cho chúng tôi một tin vui, chỉ có điều sai khi toio biết tin DĨ THÂM đã có người yêu, không biết đó còn là tin vui với tôi hay không.
Trường tôi cuối cùng đã trở về địa điểm cũ, trường lớp mới tinh, chỉ cách trường DĨ THÂM một con đường. Còn tôi và MạC SÊNH cũng trỏe thành “bạn tốt” của nhau theo cách nói của cô ấy. Khi ba tháng chúng tôi đi cùng nhau. MS bao giờ cũng một tay nắm tay tôi, tay kia kéo tay DĨ THÂM:
“DĨ THÂM, anh đi chậm thôi, DĨ VĂN không theo kịp.”
DĨ THÂM cau có: “Nếu em không kéo tay, có khi DĨ VĂN sẽ đi nhanh hơn.”
Sau đó cô ấy quay đầu nhìn tôi vẻ tội nghiệp: “Dĩ Văn sao em dịu dàng như vậy, mad anh trai em dữ thế. Hai an hem tính tình chẳng giống nhau tí nào, mặt mũi cũng không , có phải một người giống bố một người giống mẹ không?’
Tôi nhìn DĨ THÂM có vẻ dò hỏi. nét mặt anh ấy hơi thiếu tự nhiên, nhưng lập tức trở lại bình thường. DĨ THÂM chưa bao giờ kể cho cô ấy chuyện gia đình! Tôi lập tức đoán ra, một niềm vui vô cớ trào lên trong tôi. Đây là bí mật chỉ mình tôi biết. Dần dần không biết tại sao, càng ngày tôi càng thân thiết với cô ấy. MạcSênh cũng bắt đầu thích rủ tôi đi phố, khi gọi điện cho tôi, câu phàn nàn về DĨ THÂM thường là: “DĨ THÂM ngốc lắm, không biết đâu.”
Hôm sinh nhật tôi, MạC SÊNH muốn tặng tôi một cái bánh gato, nên đã kéo tôi đến hiệu bánh sinh nhật hỏi toi thích bánh gato loại nào, tôi nói
thích bánh ga tô có mùi sô cô la. MạC SÊNH cuwoif giòn tan: “Mình cũng thích socola. DĨ VĂN chúng mình rất hợp nhau?” Hợp cái gì, chẳng qua tôi thấy cô ấy luôn đưa mắt về phía bánh gato socola mà thôi. MạC SÊNH đối xủ với tôi quả là rất tốt. Nhiều lúc tôi là cứu tinh của cô ấy. Ví dụ nhưu bây giờ.
“DĨ VĂN, thảm quá, tiếng Anh của chị chỉ được 4,5 điểm.” Trong điện thoại một giọng nói thiểu não.
Tôi an ủi cô ấy, nhưng trong lòng cảm thấy rất đắc í. Bao nhiêu cô gái
giỏi tiếng Anh theo đuổi DĨ THÂM tại sao anh ấy lại chọn Mạc Sênh?
“Hết đời rồi! nhất định DĨ THÂM sẽ mắng chị.”
MạC SÊNH có vẻ hoảng sợ thật sự. Bỏ cô mới phải! Trong đầu tôi hiện lên í nghĩ đó, sau đó tôi thấy sợ chính mình,sao tôi lại có í nghĩ độc ác như vậy?
“Em thi được mấy điểm?” Cô ấy hỏi.
“Tám điểm rưỡi.”
“Tám điểm rưỡi.” Cô ấy nhắc lại vẻ thán phục.
“Giỏi quá, vậy là em đạt tiêu chuẩn học sinh giỏi rồi. Dĩ Văn giỏi quá!”
Đột nhiên cô ấy chuyển giọng vui vẻ: “À, DĨ THÂM cũng vừa đoạt giải nhất môn tiếng Anh, tối nay chúng mình đi ăn, chúc mừng chiến thắng của hai
an hem, tỉ số hai một, chúng ta sẽ thắng.” VẺ chán nản thi trượt vừa rồi đã bay biến. Buổi tối ăn cơm, DĨ THÂM mặt nhăn nhó, không hề có vẻ vui mừng của người đạt giait nhất. tôi hiểu tâm tư của anh ấy, tiếng Anh của MạC SÊNH là do anh ấy kèm, bây giờ cô ây thi không đỗ, DĨ THÂM vốn theo chủ nghĩa hoàn mĩ, cho nên anh ấy còn buồn hơn cả MạC SÊNH. Đương nhiên, tôi cũng bênh vực cho MạC SÊNH, nào là môn này khó, nào là
khối lượng người cũng bị thi lại, mặc dù bản thân tôi cũng không cho là vậy.
Đợi DĨ THÂM dịu đi ít nhiều, MạC SÊNH mới dám nhỏ nhẹ phàn nàn: “Tiếng Anh thật đáng ghét, trật tự chẳng ra gì, đằng nào sau này mình cũng
không ra nước ngoài, việc gì phải học nó cho mệt…”
Mấy năm sau, nghĩ tới câu nói này của MạC SÊNH, tôi ảm thấy cuộc đời quả là bất trắc, chẳng có điều gì có thể nói trước được.
Ăn cơm xong, đi dạo một lát tôi về trước, lúc sắp ra khỏi trường DĨ
THÂM, tôi mới sực nhớ ra cuốn sách DĨ THÂM mượn giúp, tôi để trong túi
xách của MạC SÊNH. Ngày mai lên lớp tôi cần cuốn sách đó, vậy là tôi
đành quay trở lại lấy.
Vườn trường là nơi hẹn hò của các cặp tình nhân, mặc dù tôi đã biết
nhưng khi nhìn thấy trên ghế đá, dưới tán cây từng cặp từng cặp quán
chặt nhau, ôm hôn rất tự nhiên, tôi vẫn không khỏi giật mình.
Rất ngại đi ngang qua chỗ họ, tôi rẽ vào con đường nhỏ.
Con đường này yên tĩnh hơn nhiều, đi một đoạn tôi bắt đầu thây hối hận
tại sao minh flaij đi vào con đường vắng thế này, đành cúi đầu cắm cúi
đi, mong qua vườn cho nhanh. Tuy nhiên khi đi ngang qua mấy phiến đá ven
cái hồ nhỏ, tôi ngoảnh đầu nhìn lại lần nữa.
Dưới ánh trăng mờ, DĨ THÂM đang ôm cô ta, cô ta ngồi trên đù* anh ấy, anh ấy hôn cô ta.
Đêm hôm đó tôi nằm mơ thấy DĨ THÂM
Những chi tiết vụn văt không liên kết với nhau, cái cầu lúc nhỏ chúng
tôi thường đi học qua, tôi và DĨ THÂM trốn dưới gầm cầu, sau đó là cảnh ở
nhà, buổi chiều yên tĩnh, nàh vắng vẻ, DĨ THÂM mắt nhắm nghe băng
tiếng Anh, tôi định hỏi bài, thấy vậy không dam quấy rầy, đành đứng
ngoài cửa nhìn anh rất lâu…
Cuối cùng tôi thấy mình đứng trong vườn trường, thấy MạC SÊNH ngồi trong
lòng DĨ THÂM, gục đầu vào *** anh, hai tay mân mê nghịch tay anh ấy,
DĨ THÂM cứ để yên, hai người im lặng bên nhau. DĨ THÂM ôm cô ấy vào
lòng cúi đầu hôn cô ấy.

Vậy là lần đàu tiên tôi biết, thid ra trong mơ cũng có thể đau lòng, có thể đau đến mức tỉnh giấc.
Thực ra tôi không cảm thấy DĨ THÂM thích MạC SÊNH lắm, mặc dù anh ấy thừa nhận Mạc Sênh là bạn gái của mình.
Tôi từng giả bộ vô tình hỏi dò MạC SÊNH, hai người quen nhau thế nào, yêu nhau thế nào?
Cô ấy thường lắc đầu, nhún vai, chỉ nói những chi tiết vụn vặt: “Mìn chỉ
có bám riết anh ấy” rồi kéo tay áo DĨ THÂM bên cạnh, hỏi: “Đúng không
DĨ THÂM?”
DĨ THÂM chỉ “hừ” một tiếng không trả lời.
DĨ THÂM đối với cô ấy dường như không có gì đặc biết so với người khác,
luôn lạnh lùng, ít nói, cũng thấy có cử chi thân mật nào. Lúc đi đường
nếu MạC SÊNH không khoác tay thì DĨ THÂM thường đi một mình vượt lên
trước. Có lần MạC SÊNH phàn nàn với tôi: “DĨ VĂN, em có thấy DĨ THÂM
thích chị không?nếu mấy ngày chị không đến thăm anh ấy chắc DĨ THÂM
chẳng còn nhớ đến chị…”
MạC SÊNH ngước mắt nhìn tôi đầy tủi hờn.
Tôi nói: “Chị thử giận anh ấy xem sao, xem DĨ THÂM có đến dỗ chị không?”
DĨ THÂM trước nay rất ghét giận dỗi vô cớ, tôi nói với MạC SÊNH như
vậy thực ra có dụng í xấu.
“Chắc chắn là không.” MạC SÊNH lắc đầu, chán nản: “Hơn nữa, chị cũng không dám.”
Tiếp xúc với họ càng lâu, càng cảm thấy DĨ THÂM chấp nhận MạC SÊNH , có lẽ là do cô đơn nhất thời.
MạC SÊNH chỉ là một thời điểm trong cuộc đời anh ấy, sẽ nhanh chóng qua đi.
Bởi vì họ khác nhau như vậy, một người điềm tĩnh, ít nói, một người xốc
nổi, ồn ào, một người sớm chín chắn, một người quá ngây thơ. Điều tôi
cần làm chỉ là nhẫn nại chờ đợi DĨ THÂM nhận ra họ hoàn toàn không hợp
nhau.
Nhưng cảnh tượng tôi tận mắt mục kích ở vườn trường đã phá vỡ niềm tin của tôi.
Thì ra ở nơi tôi không nhìn thấy, ở nơi không có tôi, họ như vậy.
Thân thiết như vậy…
…như vậy.
trong đầu tôi lại hiện lên cảnh tượng trong vườn trường, tôi trở mình
vùi đầu vào gối. đã mấy ngay trôi qua, cứ nghĩ đến cảnh tượng đó long
tôi đau nhói.
Kí túc xá đã tắc đèn, nhưng mấy đứa con gái hay chuyện vẫn chưa chịu đi
ngủ, đang tán gẫu chuyện yêu đương. Tôi vốn ghét những trò nhăng nhít
dó của họ, nhưng lần này tôi chủ động tham gia “Nếu đàn ông không thích
phụ nữ thì có hôn cô ta không?”
Lập tức có câu trả lời.
“Chỉ cần không ghét, kiss chẳng là gì hết, thậm chí có thể lên giường
với nhau. DĨ VĂN có anh chàng nào kiss cậu phải không?’ Họ nhao nhao
trêu tôi.
Tôi nhìn lên trần nhà không trả lời.
Không thích cũng có thể hôn, cho nên có phải Dĩ Thâm thực ra cũng không thích MạC SÊNH lắm?
Mấy đứa con gái vẫn truy hỏi tôi: “DĨ VĂN, nói đi có phải anh chàng nào
kiss cậu, đúng không? Yên tâm đi nếu là DĨ VĂN thì có thể, nhất định
anh ta thích cậu, cậu rât toàn diện, mọi tiêu chuẩn đều tốt, xinh đẹp,
thông minh…”
Tôi lặng thinh nghe họ nói.
Điều kiện tốt ích gì cơ chứ? DĨ THÂM đâu có thích tôi.
Có điều, nếu MạC SÊNH ưu tú hơn tôi, có lẽ tôi cũng cam lòng, nhưng nhiều mặt cô ấy không bằng tôi.
Tại sao lại là cô ta?
Đêm đó tôi ngủ thiếp đi trong lòng ngổn ngang.
Ngày hôm sau, tôi vẫn đến trường DĨ THÂM, vẫn ăn cơm cùng họ, nhưng không còn bình thản như trước nữa.
Dần dần tôi đi đến quyết định, coi như DĨ THÂM không thích tôi, thì tôi cũng không muốn đóng vai em gái anh ấy nữa.
Vậy là vào một ngày hơn một tháng sau đó, tôi hẹn gặp MạC SÊNH
Tôi ngồi trong nhà hàng Mcdonald với tư tưởng đã chuẩn bị tốt, chờ cô ấy.
MạC SÊNH lưng đeo xắc, lướt qua cửa sổ. nhìn thấy tôi , cô ấy vẫy tôi qua cửa kính, nhanh nhẹn đẩy cửa bước vào.
Hôm ấy tâm trạng Mạc Sênh rất tốt. khi cô ấy vui rất dễ nhận ra vì bước đi luôn nhảy chân sáo.
Khi trường tôi mới chuyển về gần trường của DĨ THÂM, MạC SÊNH là người
đầu tiên đến đón tôi. Lúc đó tôi đứng ở cổng trường đợi DĨ THÂM, từ xa
vừa thấy cô ấy đi vào vừa nhảy tung tăng trên con đường rợp bóng cây dẫn
đến cổng trường, ánh nắng xuyên qua kẽ lá chiếu trên người cô ấy, cả
người Mạc Sênh như tắm trong nắng.
“DĨ VĂN, chào bạn. DĨ THÂM đang bận họp, cử tôi đến đón bạn.” Lúc đó cô
ấy bước đến trước mặt tôi cười nói như vậy. bây giờ cô ấy đi đến trước
mặt tôi cũng với nhưng bước chân sáo như vậy: “DĨ VĂN đến sớm thế?”
MạC SÊNH ngồi đối diện với tôi: “Chúng ta ăn gì, mình có phiếu ưu tiên.” Cô ấy lấy trong xắc tập phiếu ưu tiên để trên bàn.
“Gì cũng được.”
“Vậy thì mình chọn đồ ăn trẻ em, đồ chơi thì dành cho DĨ VĂN.” MạC SÊNH vui vẻ nói giọng tỏe ra nghiêm túc.
Tôi biết co ấy đang đùa, nhưng không thể nào cười được, tôi bỗng thấy
ghét sự vui vẻ của cô ấy, trái ngược với tâm trạng căn thẳng của tôi lúc
đó.
MạC SÊNH đi xếp hàng, bảo tôi ngồi giữ chỗ.
Người xếp hàng rất đông, MạC SÊNH đứng ở cuối hàng, nhưng không yên,
thỉnh thoảng lại nhô người ra ngó nhìn vào cửa quầy hàng. Một người đàn
ông bê cái khay đi quá, cô ta vô tình chạm vòa cái khay làm đổ cốc
Coca. MạC SÊNH rối rít xin lỗi , rồi luống cuống thu dọn.
Tôi nghĩ giá bây giờ DĨ THÂM có mặt ở đậy chắc chắn anh ấy sẽ cau mày, rồi sẽ lại giúp cô ấy thu dọn.
Một người hậu đậu như vậy có thể giúp gì cho DĨ THÂM? MạC SÊNH là DĨ
THÂM là hai thế giới hoàn toàn khác nahu, cô ta cứ vô tư vậy làm sao đi
vào thế giới nội tâm của DĨ THÂM, DĨ THÂM cần một người có thể giúp đỡ
anh ấy, có thể chăm sóc anh ấy, chứ không phải một người luôn cần được
chăm sóc.
MạC SÊNH bê cái khay trở lại, vạt áo bị giây nước coca, nhưng cô ta
không để í, quay sang tôi nói:”DĨ VĂN, đừng nói với DĨ THÂM chuyện này
nhé, chuyện mình vừa gây ra ấy.”
Tôi gật đầu ăn mấy lát khoai rán.
“MạC SÊNH.” Tôi bắt đầu.
MạC SÊNH vừa dùng ống hút uống coca nghe gọi, ngẩng đầu , đôi mắt đen nhìn tôi.
Tôi vội tránh ánh mắt của cô ấy, nói nhanh: “Tôi và DĨ THÂM không phải
là an hem, trước đây hai gia đình chúng tôi là hàng xóm của nhau, cùng
họ nên bố mẹ đặt tên giống nhau. Sau đó bố mẹ DĨ THÂM qua đời, bố mẹ tôi
nhận nuôi DĨ THÂM.”
Tôi nói một mạch, MạC SÊNH vừa hút coca vừa ngẩng người, nghe tôi nói, không có phản ứng gì.
Bỗng tôi trở nên nóng nảy, ngữ khí trở nên nghiêm trọng: “Cô không hiêu
sao? Chúng tôi hoàn toàn không phải là an hem, chúng tôi hoàn toàn
chẳng có gì gần gũi vè huyết thống.”
“DĨ VĂN đang đùa đấy à?” Cuối cùng cô ấy nói, lại là câu tôi bực mình nhất.
“DĨ THÂM chưa bao giờ nói…” Cô ta phân vân.
“Chuyện nhà chúng tôi tại sao DĨ THÂM phải nói với cô? DĨ THÂM có bao
giờ nói với cô chuyện gì quan trọng không?” Thấy MạC SÊNH lúc ấy tái
mặt, tôi biết tôi đánh trúng điểm yếu của đối phương. Tuy nhiên, đúng
khi hai người ở bên nahu, chẳng có gì giống đôi tình nhân mà giống như
một người lớn nom một đứa trẻ, người lớn có nói với đứa trẻ con chuyện
lớn không?
Về sau, khi tôi hoạt động trong thương trường có người nhận xét: “DĨ VĂN
có thể coi là ví dụ điển hình không nên đánh giá con người qua ngoại
hinh. Thoạt nhìn rất dịu dàng , yếu đuối,có vẻ dễ bắt nạt, thực ra rất
cao tay, biết đánh trúng điểm yếu của đối phương, dồn người ta vào chân
tường.”
Tôi nghe vậy, chỉ cười nhạt, chỉ thỉnh thoảng nghĩ lại lần đầu tôi phát
huy bản lĩnh đó, chính là vào buổi chiều hôm đó, đối vào người bạn tốt
của mình, đối với một người thực sự không hề có lòng tinvaof tình yêu
của mình.
Tuy nhiên, hồi đó có ai tin vào tình yêu của hai người ấy? tôi, bạn vè
DĨ THÂM , bạn bè của MạC SÊNH , mọi người đều cảm thấy họ không hợp
nhau, cho rằng sớm muộn gì họ cũng chia tay.
Lúc đó có lẽ chỉ có một mình DĨ THÂM cảm thấy hai người sẽ mãi mãi là của nhau.
Tuy nhiên DĨ THÂM sai ở chỗ quá tự tin,
Tôi nhìn MạC SÊNH lúc đó rõ ràng bắt đầu hoảng hốt, ném quá bom thứ hai:
“Hôm nay tôi chính thức tuyên bố với cô, tôi yêu DĨ THÂM, nhưng tôi
không muốn yêu thầm yêu vụng, tôi với cô sẽ công khai cạnh tranh.”
Nhân đà tôi nói câu cuối cùng: “Triệu Mạc Sênh, chị tưởng chị mạnh hơn tình cảm hơn hai mươi năm giữa tôi và DĨ THÂM dao?”
Nói xong tôi đứng dậy đi thẳng. trong mấy giây lúc mở của ra ngoài, tôi
thầm nghĩ chỗ thức ăn MạC SÊNH vừa mua chưa hề động đến, không biết cô
ấy co còn taamt rạng để ăn hay không
Mấy ngày tiếp theo tôi ở lì trong trường không sang chỗ DĨ THÂM cũng
chẳng đi đâu. Cuộc sống của tôi theo trật tự cố định – phòng ở- lớp học –
nhà ăn và ngược lại
Nghĩ đến cùng thực ra tôi là người hèn nhatsm có lẽ cón bỉ ổi nữa. tôi
không dám nói thẳng tình cảm của mình với DĨ THÂM, cho nên phải đi tìm
MạC SÊNH, để cô ấy nói với DĨ THÂM.
Xưa nay, tôi chưa bao giờ coi anh la anh trai, anh biết không?
DĨ THÂM sẽ trả lời thế nào?
Tôi luôn nghĩ đến câu trả lời của DĨ THÂM, tâm trạng tôi lúc chứa chan
hi vọng,lúc hoàn toàn tuyệt vọng, su đó một tuần liền không hề có tin
tức của họ, tâm trạng lúc đó biến thành nỗi hoang mang.
Mấy lần nhấc điện thoại, lại không biết gọi cho ai. Triệu MạC SÊNH ư? Su
cuộc nó chuyện lần trước sao? Hay là DĨ THÂM? Thời gian dài đến mức
toi cảm thấy mình bị họ bỏ quên. Lại qua hai ngày nữa, cuối cùng tôi
không chịu được, tôi sang trường của DĨ THÂM, lúc đó mới biết chỉ có
mấy ngày ngắn ngủi đã xảy ra chuyện kinh thiên động địa.
MạC SÊNH ra đi.
Nghe nói cô ây đi mỹ.
ảnh hưởng sự ra đi của MạC SÊNH đối với DĨ THÂM mấy năm sau toi mới dần
dần nhận ra. Lúc đó tôi thậm chí cho rằng ảnh hưởng là rất nhỏ, bởi
biểu hiện của DĨ THÂM, hoàn toàn có thể xem là bình tĩnh.
Hôm đó với tâm trạng thấp thỏm tôi đến tìm DĨ THÂM.
Trường C có một wui định bất thành văn: Nam không được tùy tiện vào kí
túc xá nữ, còn nữ có thể thoái mái vào khu kí túc xá nam, cho nên tôi đi
thẳng đến phòng DĨ THÂM.
DĨ THÂM không có ở đó.
Bạn bè DĨ THÂM đều biết tôi, vừa thấy tôi đã hỏi ngay có biết MạC SÊNH đã ra đi.
Tôi sững người.
Trươc khi DĨ THÂM về, mấy người trong phòng đã nói qua tình hình cho tôi
biết, có người còn khuyên tôi an ủi DĨ THÂM, không nên luyến tiếc con
người vô trách nhiệm ấy….
Những gì họ nói sau đó tôi hoàn toàn không nghe được, tôi đã nghĩ đến
rất nhiều tình huống nhưng không nghĩ đến tinh huống MạC SÊNH ra đi.
Trong đầu tôi chỉ có một í nghĩ, tại sao cô ấy dứt khoát ra đi như vậy?
là do giống như tôi thường nói đùa với nhau “ra đi không lời từ biệt”
hay là do những câu nói của tôi?
Đúng lúc tôi đang băn khoăn thì DĨ THÂM từ văn phòng khoa trở về. trông
anh ấy có vẻ vẫn bình thuowngfm hình như có hơi gầy đi, khoảng trán ở
giữa hai hàng lông mày u uất, cái nhìn u ám.
Tôi đứng lên
“DĨ VĂN.” Anh ấy nói vậy khi nhìn thấy tôi.
“Em..em đến.” Tôi không biết nói như thế nào, những í nghĩ rối rắm khiến
tôi bất giác hoảng sợ. nếu biết MạC SÊNH ra đi vì câu nói của tôi, DĨ
THÂM sẽ như thế nào đây?
DĨ THÂM dường như không để í đến vẻ bất thường của tôi, vẫn như mọi khi hỏi tôi có việc gì. Tôi lắc đầu.
DĨ THÂM không nói gì, bảo tôi cùng đi ăn trưa. Chúng tôi đến căng tin.
Nếu không ra ngoài ăn tiệm, căng tin nhà trường là nơi chúng tôi thường
đến, bởi vì MạC SÊNH rất thích món sườn xào chua ngọt ở đây, lần nào
đến cũng xếp hàng chờ chỉ sợ không mua được. nhân viên ở đấy đều quen
thuộc MạC SÊNH, thậm chí còn cho cô ấy nhiều hơn chút đỉnh, MạC SÊNH ăn
không hết thường gắp từng miếng vào bát của DĨ THÂM. DĨ THÂM thực ra
không thích đồ ngọt nhưng cũng không từ chối.
Trong bữa ăn Dĩ Thâm chỉ im lặn, không hề mở miệng, tôi cũng không dám
nói gì. Xong bữa, ra nhà ăn, bỗng DĨ THÂM bảo tôi: “Anh đi cùng emv ề
trường.”
Thoạt nghe vậy tôi đã sung sướng phát điên, nhưng niềm vui ngay lập tức tiêu tan.
“Thẻ thư viện của MạC SÊNH ở chỗ em.”
“Cái gì?” tôi không hiểu.
Cuốn “Ngân hàng học tiền tệ” lần trước anh mượn cho em dùng thẻ của cô
ấy, mượn xong anh kẹo luôn vào sách.” Anh ấy nói tên MạC SÊNH với thái
độ bình thường, như nói tên một người bạn bình thường nào đó. không hiểu
sao khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm.
“Thế ư?” Tôi ngẩn ngơ đáp.
Trên đường đi chúng tôi chẳng ai nó gì. Con đường hôm đó rất yên tĩnh,
DĨ THÂM vốn it nói, trước đay khi ba chúng tôi đi bên nhau, chỉ có MạC
SÊNH ríu rít đủ thứ chuyên.
Đến trường của tôi, DĨ THÂM đưng dưới dợi toi chạy lên phòng.
Thời gian trước tôi cần viết chuyên đề về “Ngân hàng học tiền tệ.” ,
cuốn ở thư viện trường tôi đã cũ, tôi nhờ DĨ THÂM mượn ở thư viện trường
bên ấy. Phần của DĨ THÂM trong sỏ thư viện đã kín, nên anh ấy dùng thẻ
của Mạc Sênh để mượn cho tôi.
Tôi trèo lên giường lấy ra cuốn “Ngân hàng học tiền tệ” lật vội xem, bên
trong quả có tấm thẻ của MạC SÊNH, kpej ở gần cuối cuốn sách, trước đó
tôi không để í.
Trên thẻ là bức ảnh nhỏ của Mạc Sênh. Trong ảnh MạC SÊNH kết tóc đuôi
sam, đôi mắt to cười tít trông như nửa vầng trăng, khuôn mặt rạng rỡ.
Nụ cười rất quen thuộc, trước đó không lâu tôi còn thường xuyên nhìn thấy.
Có lẽ là do thực sự vui sướng nên MạC SÊNH cưới rất thoải mái, rất tự
nhiên,cuốn hút, thấp thoáng lún đồng tiền trên má, vừa tinh nghịch vừa
ngây thơ , khiến người ta bất giác cũng thấy vui lây.
Có lẽ DĨ THÂM thích cô ấy cười như vậy.
Thực ra tôi cũng cười rất đẹp, nhưng không giống cô ấy.
Trong một thoáng, tôi muốn vứt cái thẻ đi, bảo với DĨ THÂM là không tìm
thấy. nhưng cuối cùng tôi cầm ra ngoài đưa cho DĨ THÂM, nhìn anh ấy bỏ
nó vào túi áo ***.
“Cô ấy đã đi rồi.” Nhìn theo bóng dáng lỉu thủi của DĨ THÂM, tôi thầm nói với mình.
Cười rạng rỡ như thế cũng chẳng có ích gì, người đã đi rồi, đã rút lui,
dù DĨ THÂM nhất thời lưu luyến, có buồn tí chút nhưng rồi cũng sẽ quên.
Ít nhất bấy giờ anh ấy cũng rất bình tĩnh.
Lúc đó tôi còn chưa hiểu một ddieuf, có một kiểu bình thường có thể gọi là “sóng ở đáy sông”>
Không có Mạc Sênh, tôi và DĨ THÂM trái lại còn ít gặp nhau hơn.
Không có người liên tục gọi điện bảo tôi sang bên trường, tôi chẳng tìm được lí do gì để sang bên đó.
Co nên khi tôi phát hiện DĨ THÂM *** rất dữ thì việc đó xảy ra khá lâu rồi.
Con trai *** là chuyện quá bình thường, tôi không muôn gắn nó với
chuyện khác. Lúc mới biết chuyện tôi tự dối mình là do hoàn cảnh, bạn
bè hút thì DĨ THÂM cũng hút, chẳng có gì đặc biệt dù đây rõ ràng không
phù hợp với tính cách của DĨ THÂM.
Nhưng biết là một chuyện, tận mắt nhìn thây lại là chuyện khác. Một lần,
tôi đến kí túc xá của anh ấy, tận mắt nhìn thấy DĨ THÂM cùng đám bạn
uống R*ợ*u say khướt. thự ra hôm đó là sinh nhật của một người bạn trong
lớp, ai cũng uống R*ợ*u, không chỉ mình DĨ THÂM,nhưng tôi không sao chịu
đựng được chuyện đó.
Dĩ Thâm không phải là người tùy tiện, anh ấy vốn rất biết kìm chế, làm
gì cũng có chừng mực. tôi rất muốn tự an ủi, chẳng qua anh ấy một phút
vui cùng bạn vè thôi, k phải là mượn R*ợ*u quên sầu, nhưng sự u uất không
thể che giấu trong đáy mắt DĨ THÂM khiến tôi không thể tự lừa dối mình
hơn nữa.
Nhiều điều trước đây tôi không nhìn thấy, hình như chính vào lúc đó bắt
đầu hiện lên rõ ràng. Dần dần tôi mới nghĩ ra. Mỗi khi DĨ THÂM nói đến
chuyện MạC SÊNH đeo bám anh ấy, trong mắt DĨ THÂM luôn thấp thoáng nu
cười.
Có những lúc cô ấy đến muộn DĨ THÂM cũng tỏ ra sốt ruột không yên.
Dù Mạc Sênh làm bao chuyện ngốc nghếch đến đâu, DĨ THÂM cũng chỉ cau mày giúp cô ấy thu xếp.
Còn rất nhiều, rất nhiều chi tiết khác nữa, tại sao trước đây tôi không nhìn thấy.
Tôi trào nước mắt, không biết vì sao.
Thì ra DĨ THÂM chỉ cố gắng tỏ ra bình tĩnh bên ngoài, bây giờ khi uống
say, anh ấy không gắng gượng được nữa, tất cả đều lộ ra.
Khi DĨ THÂM tỉnh R*ợ*u tôi đã bĩnh tĩnh trở lại, tôi chỉ nói với anh ấy
bằng giọng buồn rầu: “Anh như thế này không chỉ bố mẹ em buồn mà cô chú
dưới suối vàng nếu biết cũng rất đau lòng”
Em cũng rất buồn, Dĩ Thâm anh biết không?
DĨ THÂM im lặng, mắt cụp xuống, cố lấy lại bình tĩnh. Một lúc sau mới
nói giọng hoàn toàn tỉnh táo: “EM nói đúng, anh không có tư cách buông
thả bản thân.”
Vạy là anh ấy trở lại là một DĨ THÂM mực thước, nhưng tôi cảm thayas có chỗ nào đó không giống DĨ THÂM trước đây.
Nhưng đó là cái gì thì tôi không nói ra được
Quạn hệ giữa tôi và DĨ THÂM đại loại là như thế.
Có lẽ MạC SÊNH chưa kịp nói với DĨ THÂM điều tôi đã nói với cô ấy, bởi vì DĨ THÂM không hề nhắc đến chuyện đó.
Mà tôi không có can đảm hỏi anh ấy.
Tôi bằng lòng với thực tại. giữa tôi và DĨ THÂM bây giờ hình như lại trở
lại tình trạng trước đây, trước khi Mạc Sênh xuát hiện. Giữa chúng tôi
không có tiến triển nhưng cũng không có người thứ ba.
Thực ra tôi rất yếu đuối, không dám chủ động theo dduoir, chỉ hi vọng có ngày anh ấy nhận ra và quay trở lại.
Nhưng nỗi cô đơn mỗi ngày thêm nặng nề.
Tôi đối với cũng tốt, nhưng như vậy lại khiến tôi không có bạn thân. Sau
khi MạC SÊNH đi, không có ai rủ tôi đi phố, không có ai nhiệt tình
khen bộ đồ mới của tôi,m cũng không có ai gọi điện báo trước cả tháng
sắp đến ngày sinh nhật tôi… Toi cũng lờ mò cảm thấy thực ra tôi cũng
rất thích cô ấy.
Chỉ có điều giữa chúng tôi có DĨ THÂM.
Mấy năm đại học của tôi trôi qua đơn điệu như vậy, ngày nọ tiếp ngày kia
chẳng có gì mới mẻ. cho đến khi tốt nghiệp tôi vẫn một mình. Bọn con
gái lớp toi đều ngạc nhiên. Nhiều đứa bạn cùng lớp vừa ra trường là tổ
chức đám cưới, chúng tôi thường nói đùa: “Một tay cầm bằng tốt nghiệp,
một tay cầm giấy đăng kí kết hôn. Vừa liên oan chia tay đã lại đi ăn
tiệc cưới.” Chuyện này trở thành giai thoại một thời.
Khi lĩnh tháng lương đầu tiên, tôi mời DĨ THÂM đi ăn hiêu. Trong lúc toi
kể cho anh nghe câu chyện trên như một câu chuyện cười. DĨ THÂM nghe
xong có vẻ thảng thốt, buột miện gnois: “Thực ra , anh cũng định sau khi
tốt nghiệp sẽ làm lễ cưới.”
Tôi kinh ngạc nhìn anh.
Hình như lúc đó DĨ THÂM mới í thức được điều anh ấy vừa nói, mắt anh thoáng buồn.
Từ lúc đó cả hai chúng tôi đều không nói gì thêm.
Tôi dần bình tĩnh lại, nói: “DĨ THÂM, vừa rôi em về thăm mẹ, mẹ hỏi anh
đã có người yêu chua. Anh cũng nên có bạn gái đi thôi.”
Khi nói câu đó tôi hoàn toàn thực lòng. Bốn năm đại học hoàn toàn cô dơn
làm cho tôi hiêu ra. Sau khi MạC SÊNH ra đi, có thể rồi đây Dĩ Thâm sẽ
yêu người khác, nhưng tuyệt nhiên không phải là tôi.
Toi cũng không còn là Hà DĨ VĂN ngày xưa, bây giờ tôi thực sự mong anh
ấy có thể yêu một cô gái nào đó. lần sau tôi sẽ thực lòng chúc phúc cho
hai người.
Dù rất đau lòng.
DĨ THÂM chỉ ậm ừ, k muốn nói chuyện đó.
Bữa ăn trôi quá trong những câu chuyện vụn vặt không đâu vào đau. Lúc
thanh toán tiền,dù tôi mời nhưng DĨ THÂM vẫn một mực đòi trả tiền.
Trong khi chờ đợi nhà hàng trả tiền lại, DĨ THÂM đi vào nhà vệ sinh, khi
họ thanh toán xong anh ấy vẫn chưa trở ra. Thấy áo khoác của DĨ THÂM
vắt trên tay ghế, tôi lây ví anh trong túi áo khoác bỏ tiền thừa vào đó.
Mở ví, tôi nhìn thấy bức ảnh đó.
Hình như nó được lấy ra từ hồ sơ nào đó, ở một góc vẫn còn dấu nổi.
Cô gái trong ảnh tết tóc đuôi sam, đôi mắt to cười tít trông như nửa vần trăng, khuôn mặt rạng rỡ.
Nụ cười quen thuộc, nhưng đã lâu tôi không nhìn thấy…
Khi DĨ THÂM quay lại, tôi vẫn tần ngần cầm cái ví trên tay. Không kịp để vào chỗ cũ, tôi bỏ tiền thừa vào ví rồi đưa cho anh.
“tiền thừa.” Tôi nói.
“Ừ.” DĨ THÂM gật đầu, vẫn thái độ bình thản như mấy năm trước, khi MạC SÊNH mới đi.
Vào lúc đó tôi chợt hiểu ra í nghĩ của thái độ bình thản đó.
Bình thản bởi vì đã quyết đinh.
Quyết định là sẽ chờ.
Đối với một số người, vết thương sẽ lành dần theo thời gian, ví dụ như trương fhopwj cảu tôi.
Đối với một số người thời gian chỉ càng làm cho vết thương thêm rỉ máu, như với DĨ THÂM.
Thì ra những năm đó, sự bình thản của DĨ THÂM chỉ là bề ngoài, có một
loại vết thương nó xâm nhập vào xương tủy và hoành hành ở nơi không ai
nhìn thấy.
Ra khỏi nhà hàng , chúng tôi đi bộ đến bến xe bus. Lúc đo DĨ THÂM vừa
công tác được vài năm, tôi cũng vừa đi làm nên chưa có điều kiện về kinh
tế, phương tiện đi lại chủ yếu vẫn là xe bus.
Dứng đợ một lát thì xe cảu tôi đến, khi xe vừa dừng lại, DĨ THÂM đột nhiên gọi tôi:’
“DĨ VĂN.”
Tôi quay lại nhìn nanh.
Trong hoàng hôn lãng đãng, ánh sáng cuối cùng của ngày bao trùm lên anh, tôi bỗng thấy DĨ THÂM cô đơn hơn bao giờ hết.
“SAu này em sẽ hiểu, ở nơi nào đó trên thế giới này có cô ấy xuất hiện,
những người khác chỉ là tạm bợ.” Anh ấy nói: “Anh không muốn tạm bợ.”
xe chuyển bánh, hình ảnh DĨ THÂM mờ dần trước mắt tôi.
Trong đầu tôi văng vẳng lên câu nói của DĨ THÂM – sau này em sẽ hiểu, ở
nơi nào đó trên thế giới này nơi có cô ấy xuất hiện, những người khác
đều chỉ là tạm bợ.
Việc gì phải đợi đến sau này, tôi vẫn luôn biết điều đó,
Chỉ có điều tôi cũng không muốn tạm bợ.
Vì vậy trong cái thành phố đầy ắp người này, trái tim của chúng tôi vẫn cô đơn một cách bướng bỉnh.
Mỗi người đều bận rộn công việc của mình, chúng tôi ngày càng ít liên hệ với nhau hơn cả lúc còn học đại học.
Trước đay tôi luôn sợ cái ngày này, nhưng cuối cùng nó vẫn đến.
Thực ra hình như cũng chẳng có gì.
Tôi không đau buồn nữa.
Bởi vì đã que.
DĨ THÂM cho tôi rất nhiều thời gian để quen.
Về sau có một lần DĨ THÂM đến công ty để cùng về thăm cha tôi bị ốm, một
cô bạn ở côn ty nhìn thấy DĨ THÂM khi anh ấy đứng chờ tôi ngoài cổng.
Hôm sau co ta hỏi tôi anh ấy là ai, cô ấy còn hỏi anh ấy có người yêu chưa.
Tôi nói anh ấy đã có người yêu rồi nhừn đang ở Mỹ.
Cô ấy tỏ vẻ thất vọng nhwung có vẻ không cam tâm nói: “Khoảng cách là kẻ thù của tình yêu, chẳng có gì đảm bảo.”
“Không đâu, họ nhất định sẽ cùng nhau…” Không hiểu tại sao tôi lại tin chắc như vây: “Cô ấy sẽ trở về.”
cô ta không tin: “DĨ VĂN, cậu không phải là cô ấy, sao cậu biết.”
tôi không trả lời.
nhưng tôi đã nhiều lần tự nói với mình, làm sao có thể cô ấy có thể không trở lại?
DĨ THÂM vẫn đang chờ kia mà!
Chỉ có điều chúng tôi không ngờ lại lâu như vậy, chờ đợ không đáng sợ, cái đáng sợ nhất là không biết phải chờ đến bao giờ.
Một năm, hai năm…năm thứ năm… năm thứ sáu.
Năm thứ bảy.
Hôm đó tôi mang đến cho DĨ THÂM chai tương quả do mẹ tôi làm , khi bỏ
vào tủ lạnh thấy tủ trống không, chẳng có gì ăn được, vậy là tôi kéo DĨ
THÂM đi siêu thi.
Ngày cuối cùng siêu thị đông nghẹt.
Chúng tôi vừa đi vừa chuyện phiếm, lần gặp mặt cách đây đã hơn hai tháng.
Sau đó tôi nghe thấy có tiếng đồ đạc gì đó bị đổ.
Bất giác quay đầu lại.
Trong tiếng hàng đổ tôi nhìn thấy cô ấy.
Từ lần cuối gặp nhau ở nhà hàng Mcdonald, đã bảy năm trôi qua, tôi dột
nhiên thấy quãng thời gian dằng đẳng như vậy chỉ như khoảnh khắc của một
cái quay đầu.
Cuộc đời là dâu bể.
Cái thay đổi chỉ là trai tim ngày càng chai sạn của tôi, cái thay đổi chỉ là cái vỏ bề ngoài càng như hóa đá của DĨ THÂM.
Con cô ấy hầu như không thay đỏi.
Vẫn nụ cười vô tư.
Hôm đó về đến nhà, ngồi trên ghế sofa, nhìn trời sáng dần qua cửa sổ.
Do bận công việc, căn nhà thuê đã lâu không sử, chậy hoa trên ban công
mua về để đấy, không biết đã ra hoa tự lúc nào, vài cánh đã tàn phất phơ
trước gió, chỉ còn một cánh màu dỏ trên đài hoa nhỏ xíu màu tím nhạt.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy mình giống như loài hoa không biết tên này.
Lặng lẽ ra hoa, lặng lẽ tàn, ngày tháng trôi qua không ai hỏi thăm

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc