Ai Nói Tuổi Trẻ Không Thể Lầm Lỡ - Chương 03

Tác giả: Hà Tiểu Thiên

Vừa lúc đó chương trình thời sự bắt đầu, bố tôi vội vàng đi xem tivi. Đây là chương trình ông chưa bỏ sót buổi nào
Tôi trở về phòng mình. Hơn 20 năm nay, có một việc mà tôi khôn lí giải được, đó là cứ 6 giờ tối, dù chưa đến chương trình thời sự và ông cũng không thích hoạt hình nhưng ông nhất quyết không cho tôi xem hoạt hình, tôi có khóc lóc vòi vĩnh cũng vô ích
Nói ra chắc chẳng ai tin, hồi học tiểu học, hôm nào không xem hoạt hình thì như có án mạng xảy ra vậy. Trong khi bạn bè sôi nổi bàn tán về Kim Cương biến hình và Tu La Vương PK (*) ai siêu hơn ai thì tôi chỉ ngồi im như thóc, cảm thấy mình thật lạc hậu so với thời cụôc. Lúc đó tôi rất tự ti chỉ còn cách ra sức học để gỡ gạc lại cho mình chút tự tin
(*) PK: Tiếng lóng mà các game thủ Trung Quốc hay dùng
Tôi trở về phòng mình, sau khi đóng cửa thì nơi đây hoàn toàn là không gian riêng của tôi
Lúc nhỏ tôi thường chui vào đống gỗ chơi một mình. Nhưng không giống các đứa trả khác lấy gỗ xây phòng, tôi lại xem thanh gỗ như những tên lính, còn tôi là đại nguyên soái điều binh khiển tướng
Lớn hơn một chút, tôi bắt đầu học chơi cờ tướng. Lúc đầu tôi chơi với mẹ, sau vài ván mẹ đã không thắng nổi tôi. Thế là tôi đi tìm bố nhưng rốt cuộc bố cũng không thắng nổi tôi. Tôi vui sướng được mấy ngày, nhưng rồi nhận ra thắng cũng không hẳn là hay, việc không tìm được đối thủ khiến một đứa nhỏ như tôi lúc đó đã thấu hiểu được nổi lòng của ông lão Độc cô cầu bại
Rồi một hôm nhàn rỗi, tôi chợt nhớ ra chiêu song thủ hợp bác của lão quỷ Chu Bá Thông và tôi nhận ra mình cũng có thể chơi cờ với chính mình. Có lần tôi đang tập trung cao độ để đánh cờ với chính mình thì giác quan thứ sáu mách bảo có ngừời đứng sau lưng. Quả đúng là có người, ngoảnh mặt lại tôi giật mình vì mẹ đã đứng sau từ lúc nào. Nhưng sau này mới biết bà còn giật mình hơn tôi. Lúc đó mẹ cho rằng tôi mất hồn rồi nếu không sao tôi lại lẫm bẩm một mình suốt
Sau này khi biết tôi phải chơi cờ một mình, hai cụ cũng thương cậu con trai không có người chơi cùng. Bố về phòng lấy cho tôi môt quyển sách, đó là quyển sách về tuyệt chiêu chơi cờ
Từ hôm đó, tôi say sưa với quyển sách bố cho. Đọc xong quyển đó tôi bắt đầu nướng hết thời gian nhàn rỗi bên giá sách. Nhưng cũng chỉ đến một mức độ nhất định, tôi bắt đầu thấy thất vọng về những quyển sách đó, không có quyển nào tôi thấy sinh động và đủ hấp dẫn cả
Rồi một hôm tôi phát hiện ghi nhật kí cũng là điều kì diệu. Đôi khi đọc những dòng nhật kí, cảm giác như nó cũng có sinh mạng. Tôi mở ngăn kéo lấy ra quyển nhật kí, đó là những ghi chép của tôi từ hồi mới lớn. Ngày nào tôi cũng viết giống như bố không thể bỏ qua các thông tin tiêu điểm mỗi ngày. Đến giờ nội dung trong quyển nhật kí đó cũng đủ để tôi viết vài quyển sách
Tôi mở trang đầu tiên trên đó viết
Hôm nay cả nhà đưa mình đi đăng kí nhập học. Điều khiến mình ngạc nhiên không phải Đại học Vũ Hán đẹp hơn trong ảnh mà là trong lúc đăng kí nhìn thấy một cậu tóc dài, lưng đeo ghita cũng đến đăng kí. Đeo cây đàn ghita từ ngàn dặm xa xôi đến đây trong anh ta rất giống dân tị nạn
Nhưng nhìn lại đống đồ mình mang theo, chợt thấy mình còn giống dân tị nạn ơn ấy chứ
Ngày 12 tháng 9 năm 1997 – Trời nắng
Hôm nay bố mẹ về nhà rồi. Mẹ đã khóc, thực ra mình cũng hơi buồn, nhưng nghĩ đến việc có thể sống bốn năm thỏai mái, mình lại thấy vui trở lại. Sau đó buổi tập quân sự bắt đầu, mình đã nhìn thấy một cô bạn thật xinh. Giờ văn nghệ tối nay cô ấy ngồi cạnh mình. Mình hỏi tên cô ấy mà đỏ cả mặt (cũng may là trời tối), cô ấy bảo mình đoán. Cô ấy còn gợi ý “ Con trai Tây Thành có một bài hát viết về tớ” nói rồi ngâm nga mấy câu hát, nhưng mà mình lại không biết bài hát đó
Cô ấy nói” Ngốc ạ, Fly without wings” nói rồi quay đầu cùng mọi người hát “Tôi là người lính”. Hát xong cô ấy giới thiệu “Tớ là Ngô Vũ Phi đến từ Trương Gia Giới”
Đọc đến đây tôi chợt nghĩ mình phải gọi điện ngay cho Ngô Vũ Phi, không khéo lại “ Thuê bao quý khách vừa gọi không có thực”. Đợi một lát đầu dây bên kia vọng lại “Xin chào”
“Xin chào” – Tôi không quen cách chào hỏi lịch sự như vậy. Hồi học đại học mỗi lúc gặp nhau bọn tôi thường chào nhau bằng những từ rất gần gũi như “ Ngốc” hay là “ Nhóc con”
“Hóa ra là mặt trắng à” – Ngô Vũ Phi thật đáng ghét, cô ấy thường cố gắng thay từ “cổ” thành từ “mặt”
Tôi không để tâm đến lời trêu chọc của cô ấy: “Sao, hôm nay cậu phiêu bạt đến vùng nào rồi?”
“Quế Lâm đó bạn, cảnh vật ở đây tuyệt thật. Cậu sao rồi, vẫn còn làm cho công ty đó hả?”
“Ừ”
“Tiền đồ rộng mở quá nhỉ”
Tôi biết cô ấy đang chế nhạo tôi nhưng vẫn nhã nhẵn hỏi: “Còn cậu thì sao ?”
“Sao mà sướng được như cậu chú, bây giờ đương lúc khó khăn, đạo diễn nói không có vai diễn nào thích hợp với mình cả. Giờ tớ như cầu thủ ngồi riết ở hàng ghế dự bị trong một trận đấu bóng đá vậy”
Điều này thì tôi đã đoán được trước. Để trở thành minh tinh trong xã hôi này không phải là điều dễ dàng, thế giới bên ngoài không giống trong môi trường đại học của chúng tôi, muốn hô phong hoán vũ là được
Ngô Vũ Phi hỏi tiếp: “Cậu có đến Bắc Kinh được không ?”
Mỗi lần gọi điện cô ấy đều hỏi tôi câu này, còn tôi thì luôn tìm cách đổi chủ đề. Lần này thì tôi đi thẳng vào vấn đề, ngắt lời cô ấy: “Tuần sau có lẽ mình không đi được rồi”.
“Sao vậy? Này, cậu bận quá à. Cậu lại nóng lòng đi hẹn hò chứ gì?”- Ngô Vũ Phi trêu tôi.
“Ôi trời , sao cậu biết vậy?>”
Ngô Vũ Phi lặng đi một lát, có vẽ cô ấy đang dồn lực chuẩn bị công phá: “Không được, tuần sau dù bất cứ giá nào cậu cũng phải đi, cấp 5 sao đấy”
Cấp 5 sao là cấp cao nhất trong phân loại mức độ nhiệm vụ hành động thời đại học của chúng tôi, cấp 5 sao có nghĩa là không thể từ chối. Thời đại học chúng tôi có rất nhiều hoạt động nhưng chỉ có 2 lần mang cấp 5 sao, lần thứ nhất là chuyến lịch cuối khóa, một vụ khác là lần ba đứa chúng tôi tổ chức chương trình dạ hội tốt nghiệp
……
“Không được, nhất quyết không được! Cậu quên rằng cậu đã từng nói chỉ cần hoạt động nào do tớ tổ chức, mà không, đúng hơn là bất kì hoạt động nào do bọn mình tổ chức là cậu sẽ tham gia mà?”
“Đó là thời còn đi học thôi..”
“Cậu quên lúc tốt nghiệp đã nói đó là cam kết của cả đời này, chúng mình là bạn suốt đời mà, cậu không nhớ sao? Dù thế nào thì Lễ nhất định phải đến đó”- không để tôi kịp phân bua, Vũ Phi đã vội cúp máy
Lẽ ra tôi còn định hỏi Quý Ngân Xuyên có tham gia không, nhưng đầu bên kia đã tắt máy, chỉ còn nghe thấy tiếng tút tút kéo dài
Gác máy điện thoại, tôi lại lật mấy trang nhật kí, rồi bật dậy mở cửa bước ra phòng khách. Vừa đúng lúc mẹ dọn dẹp xong, bày hoa quả goi tôi lại ăn
Bố xem xong chương trình thời sự lìên vào phòng đọc sách. Đây cũng là thói quen không gì thay đổi được của ông. Đã bao nhiêu năm nay, hai bố con ăn xong là lại chui vào phòng đọc sách, chỉ có mẹ là sướng nhất, không ai tranh ti vi với bà thế nên mẹ tôi ngày nào cũng xem hết phim tình cảm dài tập đến phim hành đông. Đương nhiên hôm nào có bóng đá thì cũng có ngoại lệ. Mặc dù tôi không chơi bóng nhưng không bao giờ để lỡ một trận bóng kinh điển nào
Đang ăn, tôi bỗng nhiên buột miệng nói: “Mẹ ơi, ngày mai con muốn đi gặp cô gái ấy” . Mẹ đang vừa xem ti vi vừa ăn dưa, nghe tôi nói mà bà suýt nghẹn
Phải mất mấy phút mẹ mới dứt được cơn cười, rồi luôn miệng nói: “Thằng bé này kì thật, vừa rồi còn nói cái gì mà…” – mẹ nhại lại giọng tôi – “Mẹ, con mới 24 tuổi thôi mà. Vừa nãy vẫn còn kêu bé, bây giờ sao lại sốt sắng thế con?”
Phải mất hồi lâu mẹ mới phanh được mạch: “hay là để ngày kia, ngày mai mẹ dãn con đi mua sắm quần áo. “Dù gì cũng phải để cho cậu công tử nhà ta ra dáng một chút chứ”
Sáng sớm hôm sau mẹ dắt tôi lên phố Nam Kinh rồi vòng qua Chuẩn Hải, đến các chợ lớn mua quần áo, cà vạt, trang bị cho tôi đến tận chân tơ kẻ tóc
Nhìn lướt qua giá của mấy bộ quần áo này, cuối cùng tôi cũng hiểu được từ “giá cắt cổ”. Một bộ comple 2 vạn tệ, tôi mặc lên không có chút thoải mái nào, chỉ cảm thấy như đang bị bó da bó thịt vậy
Từ lúc tôi còn nhỏ, mẹ đã chăm lo cho tôi từng li từng tí. Bố tôi học vấn cao nhưng tiền lương lại thấp, chỉ tạm đủ trang trải cho sinh hoạt thường nhật của gia đình. Phần lớn số tiền bố mẹ kiếm được đều dành cho tôi, họ tích lũy tiền cho tôi học đại học từ lúc tôi mới vào học cấp 1. Có lần tôi thấy mẹ đi đôi giày tôi không còn dùng nữa bỗng nhiên thấy cay cay mũi, nhưng tôi không khóc, lúc đó tôi nhủ thầm, nhất định đến một ngày nào đó mình sẽ để mẹ sống thật thỏai mái, không phải lo bất cứ việc gì. Tất cả những việc tôi muốn làm lại trùng với suy nghĩ của bố tôi, học hành nghiêm chỉnh rồi kiếm một công việc lương thật hậu hĩnh
Đối với tôi câu nói: “Trí thức là sức mạnh” đã trở thành “Tri thức là tiền bạc”. Vào đại học mỗi năm đều nhận mấy vạn tệ tiền học bổng, về cơ bản thì không cần tiền gia đình chu cấp. Ra trường xin vào làm ở công ty này, mỗi tháng ngoài tiên chi tiêu của bản thân, thỉnh thoảng đi tụ tập cùng bạn bè, tôi vẫn gửi về nhà 3000 tệ, vẫn còn dư ra chút đỉnh gửi ngân hàng. Thói quen để dành tiền của tôi cũng giống như thói quen viết nhật kí vậy
Mua sắm xong xuôi, hai mẹ con trở về nhà. Mẹ giúp tôi liên lạc, gọi điện cho cô ấy, định rõ lịch hẹn ngày hôm sau. Mẹ còn nhờ người mua hộ một đôi vé xem phim. Đó là buổi công chiếu đầu tiên của một bộ phim đang rất hot thời gian gần đây. Ông đạo diễn nổi tiếng có cái tên rất kêu gì gì đó cũng đến tham dự buổi công chiếu. Bên ngoài nhiều người xếp hàng cũng không mua được vé đó
Hơn thế, nghe nói đây là một bộ phim rất cảm động nói về cuộc tình tay ba. Đạo diễn của bộ phim còn tuyên bố: “Ai xem xong phim không khóc thì đến tìm tôi !” Chính vì câu nói đó mà tôi mới thực sự muốn đi xem bộ phim này
Trước khi ngủ, mẹ giới thiệu qua về cô gái đó cho tôi. Từ tên, diện mạo, tính tình, đồng thời cũng chỉ cho tôi một vài bí quyết lúc hẹn hò, ví dụ như nguyên tắc “chỗ nào tối thì đến” hay phương châm “phim kinh dị quá thì xem cái gì”…
Mẹ vừa nói vừa khoa chân múa tay và kết thúc bằng câu: “Nhìn chung nếu hồi đó bố con làm như vậy thì đã cưa đổ mẹ từ sớm rồi”. Nghe giống Vương Ngũ Yên trong Thiên Long Bát Bộ từng nói: “Biểu ca, lẽ ra huynh chỉ cần xuất vài chiêu là có thể thắng người đó rồi”.
Điều tôi thấy bất ngờ nhất là mẹ vô cùng lãng mạn. Để tạo sự lãng mạn và thú vị cho buổi gặp gỡ mẹ nhất quyết không cho tôi xem ảnh, hơn thế còn cho mỗi người cầm một vé xem phim, dùng nó làm dấu hiệu nhận biết cho buổi gặp gỡ. Trước khi ra khỏi phòng, mẹ còn nhìn tôi rất khó hiểu, cứ như ngày mai người hẹn hò là chính bà vậy
Tôi nhìn tấm vé xem phim trên tay, số 22 hàng 7, tấm kia là số 24 hàng 7. Nó đang nằm trong tay một cô nghiên cưú sinh tên là Lý Lê
Trong bóng tối tôi cũng cười thầm, tôi phải nghỉ cách từ chối khéo bố mẹ lần này, giống như hồi thi đại học vậy, hành sự không để lại dấu vết
Khoảng 7 giờ tối tôi tới rạp nhân dân. Lúc đèn đường vừa bật sáng, nhìn dòng người qua lại thật tấp nập. Có hàng băng đĩa đang bật một bài hát cổ:
Không biết ở nơi nào
Hương hoa thoang thoảng
Lại xoáy vào ảo ảnh trong lòng.
Mỗi người có một giấc mơ
Hai người hoang mang trước chuyện tình cảm
Ba người có ba cách yêu, họ tự đi tìm lý tưởng cho riêng mình
Đây là bài hát chủ đề cho một bộ phim tôi xem lúc nhỏ. Trí nhớ của tôi rất tốt, đây là thành quả của quá trình phổ cập giáo dục bắt buộc trong 9 năm. Tôi vừa nghe giai điệu quen thuộc ngay lập tức có thể ngược dòng thời gian hồi tưởng lại thời điểm mình từng nghe bài hát đó. Tôi nghĩ, có lẽ giai điệu và tâm trạng lúc đó được khắc sâu cùng một chỗ trong kí ức của mình
Một giọng nói cắt ngang dòng hồi tưởng của tôi: “Xin chào, anh là Trương Văn Lễ phải không?”
Quay đầu lại, tôi bắt gặp một cô gái nho nhã,không xinh cũng không xấu, theo con mắt đánh giá của Quý Ngân Xuyên chắc cũng được 65 điểm.
Tôi nhìn tấm vé trên tay rồi nói: “Xin chào, Anh là Trương Văn Lễ, em là cô gái ở ghế số 24 hàng 7 phải không?”
Cô gái đó tỏ vẻ giận dỗi, khẽ hếch mũi “ừm” rồi đi vào trong rạp. Tôi còn chưa kịp cho điểm, cô ấy đã áp dụng nguyên tắc của mẹ tôi “nơi nào tối thì đến” rồi.
Tôi bước theo sau vào rạp, ngồi vào ghế, lặng im một lát, bộ phim bắt đầu với âm thành ồn ã
Xem ra cô ấy cũng là người yêu điện ảnh, nhưng xem thể loại phim như thế này mà cũng nhập tâm thì khiến tôi hơi có chút phản cảm
Bộ phim mở đầu với cuộc chơi kĩ viện của một anh chàng, rồi có mát – xa người mù (thú thực là tôi rất khâm phục ông đạo diễn này, chơi kĩ viện mà cũng tạo ra được những cảnh quay đẹp vậy), sau đó vô duyên vô cớ lại xảy ra xung đột. Tôi uể oải ngồi xem thấy thật vô vị, nhưng cô gái ở ghế 24 hàng 7 vẫn xem rất chăm chú
Trên màn hình xuất hiện cảnh hai người bắt đầu ẩu chiến, tôi lạnh lùng nói một câu “lát nữa nhất định họ sẽ ôm hôn nhau!”
5 phút sau, quả nhiên hai người này ôm hôn nhau thắm thiết.
Trong bóng tối tôi đưa mắt sang phát hiện hai đốm trắng, chính xác hơn là ánh mắt của cô gái ghế số 24 hàng 7 nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên
Nhưng tôi không để tâm, vẫn tiếp tục nhủ thầm phần tiếp theo sẽ như thế này, như thế này…
Tiếp đó bộ phim như đang được chính tôi đạo diễn, mọi việc diễn ra đúng như dự đoán của tôi
Điều ngạc nhiên nhất là trong cảnh quyết chiến trên tuyết cuối phim, tôi theo đà nói trước được lời tựa của bộ phim
Cô gái ở ghế số 24 hàng 7 mở to mắt nhìn tôi, đúng là ngốc, chẳng cần nghĩ tôi cũng biết là cô ấy đang nghi ngờ tôi đã từng xem bộ phim này. Thế là tôi lại tự nhủ: “Hôm nay mới là buổi công chiếu đầu tiên, sao lại thấy quen thế nhỉ?”
Kì thực tôi cũng không biết mình có khả năng đạo diễn đó từ bao giờ.Thời còn học đại học, cứ đến cuối tuần, tôi cùng Ngô Vũ Phi, Quý Ngân Xuyên lại đi xem phim. Kì thực tôi và Quý Ngân Xuyên không khóai phim ảnh, nhưng vì Ngân Xuyên cũng biết dự đoán tình tiết và lời thoại của bộ phim mà quan trọng là Ngô Vũ Phi thích xem, mỗi lần đi đều thích kéo hai đứa tôi đi theo, mong ước của cô ấy là trở thành một diễn viên điện ảnh.
Nói là đi theo vì khi nào tôi thấy nhàm chán thì lại ngủ, nhưng Ngân Xuyên thì rất nghịch ngợm, lần nào cũng quấy nhiễu, có lúc cô ấy còn nói hết ra phần sau của câu chuyện, kiểu như: “Vũ Phi, cậu xem, thế nào rồi cũng…” cố ý chọc tức Ngô Vũ Phi.
Bộ phim khép lại với đoạn kết giống như tôi tiên đóan. Lúc đó, ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi là phải đi tìm ông đạo diễn đó, ông ấy nói xem phim không khó thì đến tìm tôi”, nhưng tôi đâu có khóc. Thế nhưng khi đoàn làm phim lên sân khấu cảm ơn khán giả thì không thấy ông đạo diễn đó. Có lẽ ông ta cũng biết trong rạp có rất nhiều người có suy nghĩ giống tôi nên đã trốn mất rồi
Ra khỏi rạp, chúng tôi đi lang thang dạo phố, sau đó tôi tiễn cô ấy về nhà. Vừa về đến nhà, mẹ liền chất vấn tôi như con nhặng vo ve bên tai, giống như Châu Kiệt Luân đang hát Rap vậy. Bà liên tiếp hỏi tôi có lẽ phải đến hơn mười câu hỏi
“Cô gái đó thế nào hả con?”
“Cũng được phải không?”
“Con gái của Trưởng phòng Mã đó”
“Thế hôm nay nói chuyện có hợp không? Hai đứa đều là người có học, chắc có rất nhiều chuyện để nói nhỉ?”
“Bộ phim đó hay không con? Có gặp ông đạo diễn gì đó không, có khóc không?”
Rồi thì “Anh chàng…gì đó có đẹp trai không?”
Tôi bị mẹ tra đi hỏi lại, thật là dở khóc dở cười. Từ bé đến lớn, tôi không sợ các cuộc thi Olympic Tóan, không bó tay trước các phép tính vi phân hóc Pu'a, thậm chí cũng không phục thuyết tương đối, tôi chỉ phục mẹ mà thôi. Tôi ậm ừ trả lời các câu hỏi của mẹ, trong bụng nghỉ thầm: “Mẹ, đừng có cứ nhắc đến anh chàng Đức Hoa kia là lại rối lên như vậy được không?”
Mẹ càng phấn khích hơn: “Mẹ biết con trai mẹ là thông minh nhất mà, con cứ giữ vững tinh thần như hồi nhỏ đi học thì việc gì mà chẳng làm được”. Nói xong, mẹ vui vẻ rời phòng. Nhưng ngay sau đó mẹ quay vào gọi: “Con có điện thoại này, mau lên!”
Tôi băn khoăn không hiểu là ai gọi tôi, sao lại không gọi vào số di động của tôi?
“Alo, xin hỏi ai đó ạ?” Tôi nhấc ống nghe hỏi
Tiếng nói vọng ra từ đầy dây bên kia làm tôi mất hứng
“Chào anh, mới đó mà đã quên em rồi à. Em là số 24 hàng 7 đây. Hôm nay anh siêu thật đấy. Tuần sau mình lại đi xem phim có được không?”
Tôi thật sự rất ngạc nhiên, ngạc nhiên không phải tôi ngốc mà vì cô nghiên cứu sinh kia thật ngốc. Gọi cô ấy là số 24 hàng 7 thật chẳng hay ho gì, sao cô ấy có vẻ thích vậy nhỉ?
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc